Nguyên nhân của bệnh rối loạn tiền đình và liệu pháp chữa bệnh từ thiên nhiên. Là căn bệnh khá phổ biến cần được phát hiện và điều trị kịp thời, các triệu chứng ban đầu thường ít xuất hiện. Chúng ta cũng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh rối loạn tiền đình.
Triệu chứng:
Các triệu chứng ban đầu của bệnh rối loạn tiền đình là mất ngủ, người mệt mỏi. Thường vào buổi đêm về sáng, người bệnh thức giấc mở mắt ra nhìn mọi vật xung quanh thì có cảm giác không bình thường, trở mình thấy lao đao, ngồi dậy khó khăn. Nếu cơn nhẹ, bệnh nhân có thể cố gắng đứng dậy được nhưng mất thăng bằng, dễ ngã. Nếu cơn nặng, họ chỉ nằm được ở một tư thế, không ngồi dậy nổi, buồn nôn và có thể nôn dữ dội gây mất nước, điện giải, mở mắt ra sẽ thấy mọi vật quay cuồng, đảo lộn. Người bệnh tỉnh táo, đầu không đau nhức nhưng nặng trĩu như bị nén, ép lại; sợ ánh sáng, tiếng động và sự thay đổi tư thế, muốn tìm sự yên tĩnh. Mạch thường nhanh, huyết áp hạ, người mệt lả.
Bệnh có thể diễn biến trong vài ba ngày, rồi hồi phục dần nhưng cũng có thể kéo dài và để lại những di chứng mất thăng bằng, lao đao, mắt mờ nhòe, chân tay tê bì, run rẩy, suy yếu mệt mỏi một thời gian, ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe.
Nguyên nhân:
Có khá nhiều nguyên nhân gây rối loạn tiền đình: môi trường, thời tiết (chuyển mùa), nhiễm độc (hóa chất, thuốc, ăn uống...), tuần hoàn kém và các vấn đề thần kinh, tâm lý, tạo máu.
Vì sao rối loạn tiền đình?
Tiền đình là một bộ phận cơ thể nằm sâu trong tai, có nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng cho cơ thể. Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay... hệ thống tiền đình cũng sẽ nghiêng lắc theo các động tác này của cơ thể và giúp cơ thể có tư thế thăng bằng. Hệ thống tiền đình được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp hơn nằm trong não bộ.
Ốc tai - vị trí xảy ra rối loạn tiền đình.
Rất nhiều bệnh lý của hệ tiền đình ốc tai có thể gây rối loạn tiền đình. Y khoa thường chia làm hai nhóm nguyên nhân chính là rối loạn tiền đình trung ương hay rối loạn tiền đình ngoại biên. Sự phân loại này nhằm giúp thầy thuốc dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán và điều trị. Ngoài những trường hợp có nguyên nhân rõ ràng như viêm tai, chấn thương tai, xuất huyết tai trong... có một tỷ lệ khá lớn rối loạn tiền đình không có nguyên nhân rõ rệt. Có những người do đặc tính giải phẫu khác biệt sẽ rất nhạy cảm khi môi trường thay đổi và dễbị hội chứng rối loạn tiền đình hơn người khác.
Biểu hiện của hội chứng tiền đình
Hội chứng tiền đình thường xuất hiện với cơn cấp tính. Cơn có thể tự xuất hiện hay khi người bệnh bị một yếu tố thuận lợi nào đó kích thích, như nghe tiếng động mạnh, âm thanh lớn khó chịu, cãi vã, xung đột, đi xa trên các phương tiện giao thông... Triệu chứng thường gặp là chóng mặt chao đảo, thấy mọi vật như xoay vần, buồn nôn, nôn. Nặng hơn có thể có các triệu chứng mất thăng bằng không giữ được tư thế, bước đi khó khăn, dễ ngã... Cơn chóng mặt sẽ tăng nếu cử động hay xoay đầu nhanh. Cơn rối loạn tiền đình thường xảy ra từng đợt, rất dễ tái phát khi nguyên nhân gây rối loạn tiền đình chưa được giải quyết.
Những cơn chóng mặt của hội chứng tiền đình làm người bệnh rất khó chịu, đôi khi họ không dám đi xa, không dám ngồi trên các phương tiện giao thông vì luôn lo sợ xuất hiện cơn rối loạn tiền đình. Hơn nữa người bệnh thường hay bị mệt mỏi, có xu hướng ngại di chuyển, hạn chế tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Điều này càng làm nặng thêm bệnh và lâu ngày có thể dẫn tới hội chứng trầm cảm rất khó chữa trị.
Điều trị
Điều trị hội chứng tiền đình được chú ý vào việc hướng dẫn người bệnh biết cách xử lý cơn cấp tính, thầy thuốc giúp phát hiện và điều trị nguyên nhân cùng với hướng dẫn người bệnh tập luyện để phòng cơn tái phát.
Một số nguyên tắc trong điều trị
Phòng ngừa khi tiếp xúc với nguy cơ hay thay đổi tư thế: Người dễ bị hội chứng tiền đình thường phải dùng thuốc phòng ngừa trước khi đi tàu xe. Nên tránh tập trung vào các dấu hiệu của bệnh bằng cách chú ý vào một việc khác như nghe nhạc, kể chuyện vui, thậm chí nếu ngủ được thì càng tốt. Ngoài ra, có những biện pháp tự kỷ ám thị cũng giúp tránh xuất hiện cơn như dán cao, bôi dầu... Trước khi đi chỉ ăn nhẹ, không ăn nhiều chất nặng mùi hay quá no.
Khi không tự kiềm chế được, phải biết xử lý tốt cơn chóng mặt cấp tránh tai nạn cho bệnh nhân. Phải ngưng điều khiển các phương tiện có động cơ hay những công việc nguy hiểm. Có thể dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn. Loại bỏ ngay các dụng cụ để chứa chất nôn vì có thể là yếu tố gây kích thích nôn tiếp. Nên cho bệnh nhân ngồi ở vị trí thoáng gió, chắc chắn, tránh di chuyển vì rất dễ ngã gây chấn thương. Sau cơn có thể cho dùng thêm ít nước đường hay khoáng chất. Khi cơn nặng kéo dài, nhất là những trường hợp có nguyên nhân bệnh của tai mũi họng hay não cần nhập viện để được điều trị tích cực hơn.
Điều trị tích cực để loại bỏ nguyên nhân gây hội chứng tiền đình... như những bệnh của tai mũi họng (viêm, thoái hóa, bệnh về mạch máu...), bệnh của não bộ (thoái hóa, tai biến mạch máu não...), các nguyên nhân được cho là yếu tố nguy cơ làm tăng cơ hội bị chóng mặt và rối loạn tiền đình (tăng huyết áp, hạ đường huyết, hay khi dùng một số thuốc gây tổn hại cho cơ quan tiền đình ốc tai...).
Luyện tập tránh tái phát: Có nhiều biện pháp luyện tập cho hệ thống tiền đình thích nghi dần với sự thay đổi tư thế nhanh, như những người mới đi biển trong những lần đầu thường bị chóng mặt, nôn dữ dội nhưng lâu dần sẽ quen. Tập tư thế đầu xoay nhẹ nhàng giúp tăng cung cấp máu và quen với sự thay đổi tư thế.
Người bệnh bị hội chứng rối loạn tiền đình nhiều lần nên đi khám để được hướng dẫn tập những bài vật lý trị liệu giúp bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình. Bài tập sẽ giúp gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế, tăng khả năng duy trì thăng bằng khi đứng, đi, lắc lư hay xoay chuyển. Những bài tập sẽ thường bắt đầu với tốc độ chậm, xoay chuyển ít, sau đó nhanh dần và độ xoay chuyển ngày càng rộng hơn. Những bài tập này đã được chứng minh là rất có lợi cho sự thích nghi của hệ thống tiền đình với thay đổi tư thế theo thời gian. Nhiều người bệnh thậm chí có thể bỏ hẳn thuốc sau một thời gian tập luyện kiên trì.
Nhìn chung, mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng bệnh nhân, nhưng rối loạn tiền đình ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng cuộc sống cả về thể chất lẫn tinh thần của người bệnh. Việc điều trị thường rất cần đến sự kiên trì của bệnh nhân, vì không thể đạt kết quả trong một thời gian ngắn. Để phòng ngừa nguy hiểm, người bị hội chứng rối loạn tiền đình tránh chọn các công việc liên quan đến độ cao, máy móc... Khi cơn xuất hiện nhẹ, có thể tập cách tự xử lý, nhưng nếu cơn nặng và kéo dài hay lặp lại nhiều lần, cần thiết phải thăm khám ở chuyên khoa Nội thần kinh để được tư vấn và điều trị đúng cách. Ngoài việc điều trị bằng thuốc và tập luyện như đã nêu ở trên, yếu tố trị liệu bằng tâm lý cũng đóng vai trò quan trọng trong hiệu quả điều trị. Tinh thần sảng khoái vui tươi, tâm lý nhẹ nhàng thư giãn, không có những căng thẳng lo âu sợ hãi... sẽ giúp cơn rối loạn tiền đình ít xuất hiện hơn.
Cách điều trị:
Việc khống chế những cơn chóng mặt “khủng khiếp” là rất cần thiết và phải kịp thời. Để người bệnh nằm nơi yên tĩnh, tránh ánh sáng mạnh. Chọn tư thế nằm thích hợp như: nghiêng trái hoặc phải, hoặc nằm ngửa. Nếu buồn nôn thì cho nôn hết ra, nhưng sau đó phải cho uống bù nước và điện giải; orezol là dung dịch được lựa chọn. Xen kẽ cho người bệnh uống một cốc sữa nhỏ có đường đặc thật nóng. Việc dùng thuốc nhất thiết phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, thuốc chỉ giúp giải quyết tức thời những cơn chóng mặt cấp. Về lâu dài, bệnh nhân cần chủ động phòng ngừa bằng cách luyện tập thường xuyên các động tác sau:
Tập đầu và cổ: Ngửa đầu ra sau, cúi đầu xuống, nghiêng đầu sang phải và sang trái hết cỡ. Quay đầu tròn chữ O bên phải rồi bên trái (khoảng 10-15 lần). Nằm ngửa trên giường, để một tay ở đỉnh đầu, một tay dưới cằm, thật mềm cổ, nhẹ nhàng vặn mạnh cằm về bên trái, rồi về bên phải, có tiếng kêu răng rắc là tốt. Sau đó, lồng các ngón tay với nhau để vào sau gáy, kéo mạnh gập cằm về phía ngực (khoảng 10 lần).
Xoa mặt, mắt, tay: Hai bàn tay xiết mạnh vào nhau cho nóng, xoa đều vào mặt, hốc mắt và tai để tác động vào các nút thần kinh tai, mắt, mặt (khoảng 10 lần).
Tập thể dục như bình thường nhưng phải làm được 3 động tác cơ bản sau đây: Chạy đi chạy lại nhẹ nhàng 8-10 phút. Đứng hơi dạng hai chân, cúi người xuống, đầu ngón tay chạm vào ngón chân cái, vung hai tay và quay mặt về bên trái rồi về bên phải hết cỡ (nhớ là quay cả mặt). Làm 10 lần.
Rối loạn tiền đình là một hội chứng mà nguyên nhân do khá nhiều bệnh gây ra. Thông thường với người lớn tuổi thì khả năng rối loạn tiền đình do rối loạn tuần hoàn não như hẹp động mạch cảnh, xơ vữa động mạch, cao huyết áp gây ra. Một nguyên nhân nữa cũng hay gặp ở tuổi này là sự xuất hiện của các khối u trong hộp sọ như u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8...
Muốn được chẩn đoán xác định, bệnh nhân cần phải được đo huyết áp, siêu âm động mạch cảnh xem có hẹp động mạch cảnh hay không. Nhiều trường hợp phải chụp X quang cắt lớp điện toán có dựng hình (CT scan) hay chụp cộng hưởng từ (MRI) để xác định có khối u trong sọ hay mức độ hẹp động mạch cảnh để xem khả năng xử lý bằng phẫu thuật.
Ngoài các loại thuốc làm tăng cường tuần hoàn đến não, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình.
Khi gặp các triệu trứng của bệnh rối loạn tiền đình bạn cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa!
Ai dễ bị chứng rối loạn tiền đình?
Rối loạn tiền đình dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống, dẫn đến rối loạn tiền đình ngoại biên. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát nếu không lưu ý kỹ.
Người mắc chứng rối loạn tiền đình cần lưu ý
Tập thể dục thường xuyên.
Ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ nhìn sự vật chung quanh.
Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính.
Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá.
Tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích,
Tránh ngoảnh cổ quá nhanh hoặc đứng ngồi quá nhanh.
Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường hay bị choáng váng.
Giảm thiểu căng thẳng, lo âu, hoảng hốt.
Tránh leo trèo cao.
Tránh đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi.
Ngồi hoặc nằm ngay khi cảm thấy chóng mặt.
Hợp tác chặt chẽ với thầy thuốc để chữa bệnh.
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Dù chóng mặt ít khi là dấu hiệu của căn bệnh trầm kha, nhưng nếu thấy một trong những triệu chứng như sau là ta phải đi bác sĩ để được khám nghiệm, tìm hiểu nguyên nhân:
Cơn nhức đầu bất thình lình;
Mờ mắt nhìn sự vật không rõ;
Giảm thính giác;
Mất định hướng với không gian và thời gian;
Nói khó khăn;
Taychân run rẩy, yếu;
Bất tỉnh nhân sự;
Cảm thất lảo đảo muốn té ngã;.
Thấy tê dại các đầu ngón chân tay;
Đau ngực hoặc nhịp tim nhanh chậm bất thường.
Các dấu hiệu đó có thể báo hiệu bệnh nặng như tai biến động mạch não, u bướu não, bệnh Parkinson, bệnh tim mạch, bệnh đa xơ cứng..,
Bệnh RLTĐ có phòng được không?
Các cụ có câu, phòng bệnh hơn chữa bệnh, nên ngay từ lúc còn khỏe mạnh, bạn nên có chế độ tập luyện đúng cách để phòng tránh các bệnh khác chứ không chỉ là RLTĐ. Bạn nên tập luyện thường xuyên, nhẹ nhàng nhưng đúng động tác, ví dụ tập đốt sống cổ cần quay trái, quay phải, ngả đầu về sau, cúi đầu xuống phải từ từ không vội vàng, mỗi lần tập như vậy cũng chỉ kéo dài từ 5 – 10 phút, không nên tập kéo dài thời gian… Khi đã bị viên mũi họng, xoang cần vệ sinh răng miệng, họng hàng ngày; nhỏ nước muối sinh lý hằng ngày vào mũi để làm sạch mũi do hít thởi không khí có kèm theo vi sinh vật độc hại.
Các món ăn chữa rối loạn tiền đình
ệnh rối loạn tiền đình là một bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường gặp ở những người lao động trí óc, người dùng quá nhiều chất kích thích như: cà phê, thuốc lá…
Triệu chứng của bệnh là: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, huyết áp thấp. Bệnh nặng gây khó ngủ, hay quên, hay cáu giận vu vơ, xa lánh mọi người. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều di chứng tai hại cho sức khỏe.
Sau đây là một số món ăn bài thuốc chữa bệnh:
1. Não heo hấp với lá ngải cứu.
- Não heo 1 bộ, gỡ bỏ những mạch máu lớn, trần qua nước sôi.
- Rau ngải cứu (còn gọi là ngải diệp) 1 nắm lớn rửa sạch thái đoạn dài 2cm
- Một ít rau diếp cá (rấp cá) rửa sạch bằng nước muối.
Xếp não heo và rau ngải cứu vào tô rồi hầm cách thủy (nước hầm sôi chừng 40 phút) là được. Khi sắp bắc xuống rắc thêm rau diếp cá vào. Ăn nóng!
Mỗi ngày ăn 1 bộ não heo như vậy. Ăn liên tục trong vòng 1 tuần.
2. Não heo trộn trứng gà tráng.
- Não heo 1 bộ làm sạch, gỡ bỏ các mạch huyết.
- Trứng gà : 2 quả
- Lá húng lũi rửa sạch, thái nhỏ.
Đập trứng gà đánh nhuyễn lẫn với não heo và rau húng rồi tráng (chiên, rán). Ăn ngày một bữa trong vòng 10 ngày.
Để có thể giúp điều trị hiệu quả, bệnh nhân có thể tập thêm yoga và một số môn thể dục nhẹ khác để có thể cải thiện tình trạng rối loạn tiền đình. Đồng thời cần đi khám để xác định đúng bệnh và có chỉ định điều trị từ bác sĩ chuyên khoa!
Phòng ngừa bằng sinh hoạt hợp lý
Thầy thuốc sẽ căn cứ vào từng nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp trị bệnh thích hợp. Nguyên tắc chữa bệnh sẽ phải tuân thủ khí hư thì phải bổ khí; huyết hư thì phải bổ huyết; khí huyết đều hư thì phải bổ cả khí lẫn huyết; do tính chí tổn thương thì người bệnh phải chú ý giữ tinh thần thanh thản, tránh quá buồn phiền, tức giận, lo nghĩ, sợ hãi...
Để phòng ngừa RLTĐ, chúng ta nên có chế độ sinh hoạt phù hợp với thể chất và điều kiện cuộc sống của mỗi người. Phải làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không gắng quá sức hay quá căng thẳng vì công việc. Chế độ ăn uốngnên nhiều rau quả, các loại đậu hạt, hạn chế tối đa các thức ăn cay nóng, chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, các thức uống có cồn, nếu nghiện thuốc thì phải bỏ hút.
Bất kỳ ai cũng có thể bị những cơn chóng mặt, xây xẩm nhưng nếu có thêm các triệu chứng của RLTĐ như đã nêu ở trên thì nên tích cực điều trị để phòng các hệ lụy khác có thể xảy ra.
Theo kinh nghiệm điều trị của Đông y, các bài thuốc sau có tác dụng cho việc điều trị RLTĐ:
- Nấm mộc nhĩ trắng (15-20 g) nấu canh với thịt heo nạc (50 g) và 1 quả táo đỏ, ăn lúc đói.
- Trà xanh hoặc đen (5 g) nấu với vỏ quýt (10 g) cùng với 1/2 lít nước, đun sôi 5-10 phút. Dùng uống sau bữa ăn.
- Gừng khô nướng sơ (6-8 g), cam thảo tẩm mật nướng (4 g), sắc với 750 ml nước cho đến lúc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
- Xác ve sầu (30 g) tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần sau khi ăn cơm, mỗi lần uống 2-3 g với nước pha ít rượu.
- Hoa cúc trắng (6-8 g) tán bột ngâm với nước sôi 5-10 phút, uống sau bữa ăn.
Hỏi đáp liên quan
Tôi năm nay 39 tuổi ,hay nhức đầu và chống măt , khám Bac Si thì chuẩn đoán là rối loạn tiền đình , Rối loạn tiền đình là gì ? Cách điềi trị ra sao ? .Rất mong hồi âm của Bác Sĩ! Tôi xin cảm ơn!
(Phan Thi Viet Tuyet)
Trả lời:
Tiền đình là một bộ phận nằm ở phía sau ốc tai hai bên, nó là một hệ thống giữ vai trò quan trọng trong sự điều chỉnh thăng bằng tư thế, dáng bộ và các phối hợp khác của cơ thể như cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là bệnh lý gây ra một trạng thái mất cân bằng về tư thế làm cho người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, quay cuồng, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo......gây khó chịu. Bệnh rất hay tái phát, từ đó làm ảnh hưởng đến công việc, nhất là ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Có hai loại rối loạn tiền đình là rối loạn tiền đình ngoại biên và trung ương.
- Rối loạn tiền đình ngoại biên thường gặp với biểu hiện như chóng mặt khi thay đổi tư thế, đây là dạng bệnh lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn đi đứng được, cơn chóng mặt thường thoáng qua chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, chúng xuất hiện khi thay đổi tư thế như lắc đầu, từ tư thế nằm chuyển sang ngồi. Bệnh thường xảy ra sau chấn thương vùng đầu, ngoài ra bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ cũng là nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên. Bên cạnh đó rối loạn tiền đình ngoại biên còn có thể có biểu hiện tình trạng chóng mặt thật nặng và kéo dài, người bệnh không thể đi đứng được, không thể thay đổi tư thể từ nằm sang ngồi được. Đặc biệt cơn chóng mặt thường kèm theo nôn ói rất nhiều và nôn kéo dài, ù tai, giảm thính lực một hoặc cả hai bên tai. Người bệnh còn có thể kèm theo tình trạng nặng đầu, khó tập trung, choáng váng, hồi hộp, sợ ánh sáng......
Rối loạn tiền đình ngoại biên xảy ra thường là do tổn thương tai trong, hoặc dây thần kinh tiền đình xuất phát từ các nguyên nhân như: viêm tai xương chũm mạn tính, do dùng các thuốc có độc tính gây tổn thương tiền đình như thuốc kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosis, thuốc lợi tiểu, thuốc giảm đau, rượu......
- Rối loạn tiền đình trung ương là bệnh lý thường gặp nhất với những biểu hiện của tình trạng thiểu năng tuần hoàn não, người bệnh đi đứng khó khăn, khi thay đổi tư thế người bệnh bị chóang váng, chóng mặt, đôi khi khó tập trung, mau quên, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Rối loạn tiền đình trung ương là do có sự tổn thương nhân tiền đình, tổn thương đường liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não, tiểu não mà nguyên nhân có thể là do động mạch mang máu đến nuôi não bộ bị thiểu năng bởi tình trạng xơ mỡ động mạch, hạ huyết áp tư thế, thoái hoá cột sống cổ làm chèn ép mạch máu cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình trung ương.
Khi có những triệu chứng như chóng mặt, ù tai, đi đứng không vững, nghi ngờ bệnh lý rối loạn tiền đình, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám và xác định chính xác nguyên nhân để từ đó có hướng chữa trị thích hợp, và càng sớm càng tốt.
Điều trị rối loạn tiền đình ngày nay chủ yếu là điều trị nội khoa và hoàn toàn phải do bác sĩ chỉ định về chế độ thuốc men và thời gian, tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị hoặc điều trị không tuân thủ chế độ y lệnh của bác sĩ, có như thế mới có thể đạt được hiệu quả và đề phòng tái phát, nhất là với rối loạn tiền đình ngoại biên.
Rối loạn tiền đình rất dễ xảy ra ở những người làm việc văn phòng, những người ngồi nhiều trong phòng lạnh và tiếp xúc thường xuyên với máy vi tính. Vì ngồi nhiều trong phòng lạnh, vùng cột sống cổ dễ bị nhiễm lạnh, lâu ngày làm co thắt động mạch cột sống thân nền, dẫn đến tình trạng thiếu máu nuôi vùng nảo bộ gây ra bệnh rối loạn tiền đình. Đây cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ tái phát. Do đó để phòng ngừa bệnh rối loạn tiền đình, tránh tái phát bệnh chúng ta cần tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, tránh ngồi lâu trước náy vi tính, không nên ngồi lâu khi làm việc văn phòng.
Bạn nên đi khám ở cơ sở chuyên khoa nội thần kinh để được định bệnh đúng và chữa trị kịp thời.
Chúc bạn sức khỏe!
Bệnh rối lo���n tiền đình
Rối loạn tiền đình
Ăn gì chữa bệnh rối loạn tiền đình hiệu quả
Tắc nghẽn mạch máu não
Chữa bệnh ù tai bằng Đông y rất công hiệu -
Rối loạn tiêu hóa khi mang thai và những điều cầ
(st)