Nguyên nhân của bệnh rối loạn kinh nguyệt và bài thuốc dân gian hiệu quả. Rối loạn kinh nguyệt không phải là bệnh mà chỉ là biểu hiện của một hay nhiều bệnh khác nhau, gây ra các dấu hiện bất ổn về kinh nguyệt của phụ nữ.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt:
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra ở độ tuổi bắt đầu hành kinh và cả độ tuổi mãn kinh. Các dấu hiệu bất thường bao gồm: chu kỳ kinh không đều, lượng máu kinh nhiều ít bất thường, thường đau bụng trong hoặc sau kỳ hành kinh.
Phụ nữ bình thường sẽ có kỳ kinh chuẩn dao động từ 23-35 ngày, tính từ ngày kết thúc kỳ kinh trước cho đến ngày đầu của kỳ kinh sau. Để xác định kỳ kinh của mình có bình thường không cần phải theo dõi trong 3 tháng liền, ví dụ nếu kỳ kinh của bạn trong 3 tháng đó là 23-35-30, điều đó chứng tỏ bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt rồi. Nếu lượng máu ra nhiều ít bất thường, hoặc không có kinh cũng là biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt.
Nguyên nhân chính của rối loạn kinh nguyệt là do nội tiết tố của phụ nữ mất cân bằng do sự rối loạn của hormon estrogen trong cơ thể.
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:
Nguyên nhân chính của việc rối loạn kinh nguyệt là do mất cân bằngnội tiết tố trong cơ thể bạn. Những tác động từ bên ngoài có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề này:
- Stress: Công việc căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, làm cho bạn bị stress,….rối loạn ăn uống, ăn uống không điều độ, dùng chất kích thích,.…. Tất cả những lý do đó làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormone cortisol, loại hormone này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh sản các hormone estrogen, progesterone và DHA – những loại hormone đặc biệt ở phụ nữ. Sự ảnh hưởng của các loại hormone này sẽ là nguy cơ gây ra rối loạn nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ và ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn.
- Hội chứng buồng trứng đa nang: Hội chứng này diễn ra ở 10% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Trong độ tuổi này, buồng trứng có thể sản sinh ra các nang làm tăng lượng estrogen trong cơ thể, làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên và bong ra. Nếu bị tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.
- Chế độ dinh dưỡng: Những phụ nữ hoạt động nặng mà ăn uống không đủ chất dinh dưỡng sẽ cản trở sự kích thích của não tiết ra estrogen, làm cho hàm lượng estrogen thấp và không rụng trứng. Những phụ nữ này kinh nguyệt không những giảm đi và tệ hơn là mất kinh. Nếu tình trạng này diễn ra dài, họ có nguy cơ bị loãng xương cao và các tình trạng thoái hóa khác, quá trình lão hóa diễn ra nhanh.
- Tuổi tác: những phụ nữ có hiện tượng kinh nguyệt không đều phổ biến nhất trong giai đoạn mang thai và cho con bú, giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Vì ở giai đoạn này, lượng hormone estrogen biến động nhiều, làm mất cân bằng dẫn đến nội tiết tố cũng bị mất cân bằng theo. Ở phụ nữ độ tuổi này cần bổ sung thêm lượng estrogen cho cơ thể.
- Những nguyên nhân khác: ngoài những nguyên nhân chính ở trên ra, một số bệnh khác cũng có thể gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt như rối loạn tuyến giáp, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, u xơ hay lạc nội mạc tử cung,….và một số bệnh khác nhưng hiếm gặp.
1.Nếu bạn đang ở tuổi dậy thì và mới có kinh được vài tháng thì bạn đừng quá lo lắng. Vì đây thường là giai đoạn cơ thể đang có sự thay đổi về tâm sinh lý, nên kinh nguyệt có thể chưa ổn định.
2. Lối sống sinh hoạt hàng ngày không ổn định thức quá khuya, thiếu ngủ, yếu tố gây stress gây căng thẳng, lo âu, đau khổ… hay có sự thay đổi môi trường sống cũng có thể khiến kỳ kinh nguyệt của bạn gái không đều hoặc có những tháng bị chậm kinh.
3. Rối loạn tiêu hóa: ăn quá nhiều, thức ăn nhiễm khuẩn gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, mất nước, mạch nhanh, huyết áp tụt làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
4. Viêm sinh dục: mắc các bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, cổ tử cung, vòi trứng, buồng trứng… làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí vô kinh.
5. Hoạt động thể lực quá sức: lao động nặng, luyện tập thể thao chuyên nghiệp (vận động viên), đòi hỏi làm việc với cường độ cao, tiêu hao năng lượng quá nhiều, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
6. Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh lý ( huyết áp, tiểu đường, tim mạch…) một số loại thuốc hormone nếu dùng không đúng sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt .
7. Sử dụng chất kích thích: uống quá nhiều rượu cũng có thể làm thay đổi quá trình trao đổi chất và rối loạn nội tiết, làm chu kì kinh nguyệt không đều, hoặc là biến mất.
8. Một số bệnh: như nhiễm khuẩn sau sinh, sau nạo thai, đa nang buồng trứng, polyp tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung …cũng dẫn đến kinh nguyệt không đều.
Để có tránh hiện tượng rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân chủ quan, các bạn nữ nên luôn giữ tâm trạng luôn thoải mái, vui vẻ, tránh những cảm xúc tiêu cực. Ăn uống đủ chất, luyện tập thể thao thường xuyên.
Triệu chứng Nhận biết rối loạn kinh nguyệt
Thông thường, chúng ta nghĩ kinh nguyệt thất thường do ảnh hưởng từ chế độ ăn uống không điều độ, tinh thần căng thẳng, tác dụng phụ của thuốc tránh thai…
Tuy nhiên, có thể bạn chưa biết,
rối loạn kinh nguyệt
còn là dấu hiệu của các căn bệnh nguy hiểm có khả năng gây vô sinh, thậm chí đe dọa đến tính mạng. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận biết các rối loạn kinh nguyệt thường gặp và nguyên nhân của chúng.
1. Vô kinh
Vô kinh có hai loại, nguyên phát và thứ phát. Khi một cô gái đến 16 tuổi vẫn chưa có kinh, người ta gọi đó là vô kinh nguyên phát.
Nguyên nhân có thể do hệ thống nội tiết tố trong cơ thể hoạt động không tốt. Nếu bỗng dưng bạn mất kinh từ ba tháng trở lên và không mang thai, đây gọi là vô kinh thứ phát.
Vô kinh thứ phát thường xảy ra khi bạn bị stress, tập thể dục quá sức, hụt cân đột ngột làm ảnh hưởng đến nồng độ estrogen trong cơ thể.
Ngoài ra, các vấn đề khác như hoóc môn prolactin tăng cao cũng sẽ tác động đến tuyến yên hoặc cường giáp, suy giáp cũng có khả năng gây vô kinh thứ phát. Không những thế, đây còn là dấu hiệu của u nang buồng trứng.
Vì vậy, nếu kinh nguyệt thất thường, bạn nên đi khám phụ khoa ngay lập tức để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời.
2. Rong kinh
Một kỳ nguyệt san thông thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Khi máu kinh ra nhiều và kéo dài hơn 7 ngày, người ta gọi tình trạng này là rong kinh.
Theo số liệu điều tra, cứ 5 phụ nữ sẽ có một người bị rong kinh trong suốt kỳ kinh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hàng ngày. Bình thường, lượng máu mất đi trong một kỳ kinh khoảng 35 ml.
Tình trạng ra nhiều máu là khi lượng máu mất đi nhiều gấp 10 cho đến 20 lần so với lượng máu nói trên. Khi đó, bạn cần phải thay băng vệ sinh liên tục mỗi giờ, thay vì ba hoặc bốn lần trong một ngày như bình thường.
Bạn nên uống trà gừng để giảm đau bụng kinh (ảnh minh họa)
Nguyên nhân của chứng rong kinh có thể do trứng không rụng thường xuyên, cơ thể sản xuất quá nhiều hoặc không đủ lượng hoóc môn estrogen, progesterone. Ngoài ra, những Eva ra máu kinh nhiều có thể mắc một trong các chứng bệnh sau:
- Tuyến giáp hoạt động không tốt
- Rối loạn đông máu Von Willebrand
- Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, một bệnh rối loạn chảy máu do có quá ít tiểu cầu trong máu.
- Bệnh gan hoặc thận
- Bệnh bạch cầu
- Biến chứng từ việc sử dụng vòng tránh thai
- U xơ tử cung
- Mang thai ngoài tử cung
- Tế bào nội mạc tử cung đang ở giai đoạn tiền ung thư.
3. Đau bụng khi “cắm cờ”
Hầu hết các Eva đều đau bụng trước hoặc trong kỳ kinh một lần trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu cơn đau đặc biệt dữ dội và dai dẳng, bạn có thể đang mắc chứng thống kinh đấy.
Thông thường, đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt tử cung. Prostaglandin do các tế bào niêm mạc tử cung sản sinh và tuần hoàn trong máu là thủ phạm gây ra sự co thắt này. Đau bụng dữ dội lúc “đèn đỏ” cũng làm ruột tăng co thắt, giảm huyết áp và giãn mạch máu. Từ đó gây ra các chứng tiêu chảy, choáng váng, da tái, đổ mồ hôi…
Để giảm đau, bạn có thể uống thuốc đau bụng kinh và hạn chế uống nước đá trong những ngày này. Nước đá sẽ làm tình trạng đau bụng thêm tồi tệ. Ngoài ra, bạn nên tắm nước ấm, uống trà gừng hay tập yoga để giảm đau.
4. Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt (Premenstrual syndrome - PMS) là những thay đổi về sinh lý và cảm xúc xuất hiện khoảng 5 đến 7 ngày trước khi có kinh. Khoảng 30 đến 40% phụ nữ mắc triệu chứng PMS như đầy hơi, sưng ngực, mệt mỏi, táo bón, tay chân vụng về, dễ nổi giận, lo lắng, tâm trạng thất thường, mất tập trung…
Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng hoóc môn trong cơ thể nữ giới trước ngày “cắm cờ”. Bên cạnh đó, một số tác nhân như thiếu vitamin, ăn quá mặn hay uống rượu bia, cà phê cũng khiến chứng PMS trầm trọng hơn.
Nếu kinh nguyệt thất thường, bạn nên đi khám phụ khoa ngay lập tức để sớm phát hiện và chữa trị kịp thời (ảnh minh họa)
Ngoài ra, hội chứng rối loạn tâm thần tiền kinh nguyệt (Premenstrual dysphoric disorder - PMDD) là sự rối loạn nghiêm trọng hơn so với PMS. Sự mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt là sự thiếu hụt hoóc môn serotonin, được xem là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chứng bệnh này.
Các triệu chứng của PMDD nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của các nàng nhiều hơn PMS.
Khoảng 3 – 8% phụ nữ mắc hội chứng PMDD. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng PMS biến mất khi kỳ kinh bắt đầu thì triệu chứng PMDD chỉ giảm bớt trong vài ngày sau đó.
Ngoài các trường hợp kể trên, kinh thưa và kinh dày cũng được xem là một trong các biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ở độ tuổi sinh sản kéo dài khoảng 28 ngày.
Chu kỳ kinh nguyệt dài 35 ngày gọi là kinh thưa, chu kỳ ngắn hơn 21 ngày gọi là kinh dày. Tuy nhiên, ở một số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 35 ngày vẫn có thể được xem là bình thường.
Sự bất thường của Eva này có thể là bình thường đối với các cô gái khác. Do đó, nếu có bất cứ dấu hiệu đáng ngờ nào, bạn nên đến bác sĩ khám để có thể chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Nhận biết các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt càng sớm, việc điều trị càng nhanh chóng và hiệu quả. Ngoài ra, bạn có thể chủ động phòng tránh rối loạn kinh nguyệt bằng cách áp dụng lối sống lành mạnh, ăn ngủ đầy đủ, đúng giờ, chăm tập thể dục, thư giãn để làm giảm stress…
Bên cạnh đó, bạn còn có thể dùng thêm các loại thảo mộc như cao ích mẫu, hương thảo, gừng để giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
Các triệu chứng khác của rối loạn kinh nguyệt
Bạn có biết, ngoài những biểu hiện như vô kinh, ra máu nhiều, đau bụng khi hành kinh… rối loạn kinh nguyệt còn vô số các triệu chứng khác nữa.
Chẳng hạn như kinh nguyệt không đều do nhiễm trùng vùng chậu, có thể gây sốt và đau khi quan hệ. Dưới đây là một số triệu chứng khác của bệnh, bạn nên tham khảo thêm để có thể phát hiện sớm tình trạng của “cô bạn nhỏ”:
- Đau rát khi đi tiểu
- Quan hệ thường xuyên nhưng không mang thai
- Sốt cao
- Đau dưới lưng
- Buồn nôn
- Cử động bụng gây đau nhức
- Đau rát khi quan hệ
- Đau vùng xương chậu
- Âm đạo tiết chất nhầy bất thường.
Bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kinh nguyệt không theo chu kỳ bình thường hoặc rối loạn về lượng và chất. Có rất nhiều bài thuốc dân gian chữa căn bệnh này.
- Cây ích mẫu 100 gr (lấy phần non), hạt đậu đen 20 gr, một ít đường. Cách làm: ích mẫu rửa sạch, thái nhỏ, cùng đậu đen và 250 ml nước ninh thật nhừ, trước khi ăn cho đường đỏ vào khuấy tan đều, ngày ăn 1 lần cả nước lẫn cái, cần ăn liền 5 ngày
Cây ích mẫu
- Hoa tử uy 40g, nga truật 20g, đương quy 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, tán bột, rây mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 – 8g.
Hoặc hoa tử uy 9g, hoa hồng 9g, ích mẫu 15g, rễ đan sâm 15g, hồng hoa 6g. Tất cả sắc với 400ml nước, còn 100ml, uống làm 2 lần trong ngày.
- Dây dưa hấu 120 gr đem phơi (hoặc sấy) khô, tán thành bột mịn, rồi trộn với 150 gr đường đỏ, chia ra làm 3 phần. Mỗi ngày dùng 1 phần (chia ra làm 2 lần dùng) với nước chín để nguội. Dùng trước ngày có kinh từ 5-7 ngày.
- Củ ấu 100 gr, đậu đỏ (loại hạt nhỏ) 30 gr, lá sen 10 gr. Cách làm: lấy phần thịt của củ ấu đem sao nóng, rồi cùng đậu đỏ, lá sen cho vào nồi, thêm 300 ml nước, nấu cho sôi kỹ, chắt lấy khoảng 150 ml nước thuốc. Chia làm 2 lần dùng trong ngày, dùng trước kỳ kinh 2-3 ngày.
- Hoa mào gà đỏ 10g, hoa mào gà trắng 10g, rượu trắng 2 thìa canh. Hoa mào gà rửa sạch, cắt nhỏ cho vào nồi, thêm 200ml nước, đun nhỏ lửa cho sôi kỹ, chắt lấy 100ml nước đặc, cho 2 thìa rượu trắng vào cốc, thêm 4 thìa nước sôi, cho vào thuốc, chia 2 lần uống trong ngày, uống trước kỳ kinh 2 ngày.
Thảo dược dùng để chữa rối loạn kinh nguyệt với các bài thuốc sau tùy theo khẩu vị và tình trạng của mỗi người:
Thảo dược trần bì là vỏ quýt đã sấy khô
Biểu hiện: Hay lo buồn, dễ cáu giận, kinh kỳ không có quy luật, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, sắc huyết tối, lượng huyết lúc ít lúc nhiều.
Cách 2: trứng gà 2 quả, thảo dược đương quy 15 gam, thảo dược hoàng kỳ 20 gam, thảo dược kê huyết đằng 12 gam, thảo dược đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như cách 1.
Thảo dược đương qui
Biểu hiện: người mệt mỏi, kém ăn, da xanh nhợt, kinh kỳ thất thường, trong hoặc sau khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng đau nhấm nhói, xoa nắn thì đỡ, chất huyết loãng, lượng huyết ít, nhợt, mất ngủ, tim thỉnh thoảng đập dồn từng cơn.
Cách 3: thảo dược quế chi 10 gam, thảo dược gừng tươi 15 gam, trứng gà 2 quả, thảo dược ngải cứu 10 gam, thảo dược đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống như cách 1.
Thảo dược quế chi
Biểu hiện: Sợ lạnh, kinh đến muộn, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, lượng kinh ít, chườm nóng thì thấy dễ chịu, chất huyết loãng, sắc tối.
Cách 4: thảo dược sơn tra 15 gam, ích mẫu thảo 30 gam, trứng gà 2 quả, hồng hoa5 gam, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống giống như cách 1.
Thảo dược sơn tra
Biểu hiện: Trong hoặc trước khi hành kinh 1-2 ngày thấy bụng dưới trướng đau, kinh kỳ không có quy luật, sắc tối, lượng kinh ít, vón cục.
Lưu ý: Nếu bạn bị rối loạn kinh nguyệt ở cấp độ nhẹ thì có thể dùng các bài thuốcthảo dược chữa rối loạn kinh nguyệt trên sẽ cho kết quả rất tốt. Ngược lại nếu tình trạng bệnh của bạn nặng và kéo dài thì bạn cần phải đến bệnh viện để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chữa trị hữu hiệu.
Hỏi đáp liên quan
Chào bác sĩ. Em năm nay 24 tuổi, đã có gia đình nhưng chưa có em bé. 2 tháng trước em bị ho nhiều dẫn đến viêm họng. Em đã uống thuốc kháng sinh liều cao trong thời gian khá dài. Nhưng sau đó thì em thấy kinh nguyệt của em có nhiều thay đổi, thậm chí khí hư cũng ra nhiều hơn.
Hai tháng nay, kinh nguyệt của em đều bị trễ 4-5 ngày và máu kinh cũng có màu sẫm hơn. Em đi khám thì bác sĩ bảo đó là rối loạn kinh nguyệt. Sau khi hết kinh được hơn 1 tuần, em thấy khí hư xuất hiện. Nếu mọi tháng khí hư có màu trong thì 2 tháng nay chuyển sang màu vàng, hơi dính và khiến em cảm thấy ngứa.
Mỗi lần như vậy em đều vệ sinh rất sạch sẽ bằng nước ấm, nhưng khí hư vẫn ra cả ngày và kéo dài 2-3 ngày mới hết.
Em rất lo lắng, không biết mình có bị sao không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (Huyền My)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Huyền My thân mến,
Nếu như trước đây, kinh nguyệt và khí hư của bạn hoàn toàn bình thường, không gây khó chịu mà nay lại thay đổi theo chiều hướng xấu như vậy thì chắc chắn đã có sự thay đổi trong cơ thể bạn, và sự thay đổi đó có thể gọi chung là rối loạn kinh nguyệt.
Để có chu kì kinh nguyệt đều đặn mỗi tháng, cần phải có sự điều hòa bởi hệ thống thần kinh - nội tiết phức tạp bao gồm: vùng hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng – tử cung. Bất kì một cơ quan nào trong số này gặp trục trặc cũng sẽ ảnh hưởng đến kinh nguyệt của người phụ nữ. Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể dẫn đến sự thay đổi của khí hư, dễ gây viêm nhiễm và ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.
Rối loạn kinh nguyệt cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Ảnh minh họa
Dùng thuốc kháng sinh với liều lượng vừa phải theo chỉ định của bác sĩ sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh, nhưng những căng thẳng trong khi điều trị bệnh lại có thể là nguyên nhân tác động đến vùng dưới đồi gây rối loạn kinh nguyệt. Ngoài ra, khi điều trị bệnh bằng thuốc kháng sinh, bạn cần nhớ một điều rằng phải dùng theo chỉ định của bác sĩ, không nên dùng lâu dài nếu không thực sự cần thiết để tránh tình trạng kháng thuốc về sau.
Khí hư là cách gọi dân gian để chỉ chất dịch tiết ra từ bộ phận sinh dục của người phụ nữ khi dậy thì, còn trong khoa học gọi là huyết trắng hay dịch tiết âm đạo. Khí hư là một dấu hiệu thể hiện sự phát triển và hoạt động của cơ quan sinh dục nữ và có liên quan đến bệnh lý đường sinh dục.
Khí hư cũng là một hiện tượng bình thường ở người phụ nữ, nó được hình thành do tác dụng của nội tiết tố sinh sản nữ estrogen. Số lượng và tính chất của khí hư thay đổi tùy theo từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt. Ở giai đoạn trước và sau khi trứng rụng, khí hư thường ít và không dai. Ở thời điểm rụng trứng, khí hư thường nhiều, loãng và dai. Vào giai đoạn này, để một ít khí hư vào hai ngón tay có thể kéo dài ra được.
Khí hư "khỏe mạnh" là khi nó có màu trắng trong, có thể hơi ngả vàng nhưng không có mùi, không gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nhưng khi có những biểu hiện như: khí hư ra bất thường, màu vàng sẫm, có mùi, ngứa ngáy ở âm đạo thì đó là dấu hiệu bị viêm nhiễm bởi một loại nấm.
Qua mô tả của bạn thì rất có thể bạn đang bị nhiễm nấm. Vì vậy, tốt nhất bạn nên đi xét nghiệm, soi tươi dịch tiết âm đạo để xác định là mình bị nhiễm loại nấm nào. Ngoài ra, bạn cũng nên duy trì thói quen vệ sinh bằng nước sạch và tránh dùng dung dịch vệ sinh hoặc xà phòng để vệ sinh.
Nếu để tình trạng rối loạn kinh nguyệt, viêm nhiễm âm đạo kéo dài có thể dẫn đến viêm cổ tử cung, viêm tử cung và nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung là rất cao.
Chúc bạn nhanh khỏi bệnh!
Hỏi:
không biết khoãng 2 tháng nay em có kinh đến 4 lần . tức là một tháng có 2 lần . em ko biết em bị bệnh gì nũa .co thuốc nào giúp em vói . nam nay em 19t chưa lập gia đình . thanh thât cam on
(le kim tien)
Trả lời:
Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh khoảng 13-16 tuổi, mãn kinh vào khoảng 45-50 tuổi. Chu kỳ kinh (hay vòng kinh) trung bình là 28 ngày. Mỗi kỳ kinh ra máu kéo dài 3-4 ngày. Lượng máu mất mỗi chu kỳ 50-100 ml.
Rối loạn kinh nguyệt là một từ chung để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian có kinh, lượng máu mất khi có kinh và các triệu chứng kèm theo hiện tượng kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt chiếm 1/3 các lý do đến khám tại các phòng khám phụ khoa.
Chúng ta đều biết rằng trong mỗi vòng kinh, chất nội tiết của buồng trứng làm nội mạc tử cung mọc dày lên, nhưng khi chất nội tiết này tụt xuống thì nội mạc tử cung bong và gây ra chảy máu kinh nguyệt. Khi chất nội tiết này tăng và giảm theo nhịp độ tương đương với một tháng thì kinh nguyệt sẽ đều. Nếu lâu lâu vài tháng mới tăng giảm được một lần thì kinh sẽ thưa, vài tháng mới có một lần. Hoạt động nội tiết của buồng trứng còn tùy thuộc vào sự chỉ huy và kích thích của hoạt động của các tuyến nội tiết ở phía trên. Trực tiếp với buồng trứng là tuyến yên. Trên tuyến yên lại có vùng dưới đồi là cấp chỉ huy. Vùng dưới đồi lại chịu ảnh hưởng của hoạt động vỏ não. Như vậy, có nhiều nguyên nhân làm kinh nguyệt không đều và không phải bao giờ cũng tìm được nguyên nhân.
Có mấy loại nguyên nhân thường gặp nhất là:
- Ăn uống kém, chủ yếu là thiếu chất đạm và thiếu vitamin. Không nên hoàn toàn nghĩ rằng đạm chỉ có ở trong thịt, cá, trứng. Các thức ăn thuộc loại ngũ cốc cũng có hàm lượng đạm cao, nhất là trong các loại đậu. Vitamin không phải chỉ ở dưới dạng thuốc tiêm, thuốc uống mà chủ yếu trong thức ăn, rau quả. Những vitamin liên quan trực tiếp đến hoạt động nội tiết sinh dục là các vitamin E, C và A, có trong các mầm hạt, rau tươi, quả tươi.
- Tình trạng thần kinh, tâm thần căng thẳng như lo lắng, sợ sệt, buồn phiền đều dễ dàng làm cho các hoạt động nội tiết liên quan đến sinh dục bị kém đi. Ở lứa tuổi của các em gái đang còn học phổ thông, nếu học hành, thi cử, rèn cặp căng thẳng quá cũng có thể dẫn đến kinh nguyệt rối loạn. Các bậc cha mẹ nên để tâm đến việc học hành, tập luyện của con em mình, sao cho việc học tập diễn ra điều độ, có học tập, có nghỉ ngơi, có bồi dưỡng và có giải trí thoải mái đúng mức...
Những người bị rối loạn kinh nguyệt cần phải đến bệnh viện để khám. Chứng này không chỉ làm tăng thêm gánh nặng về tinh thần, sự bất tiện trong sinh hoạt, gây thiếu máu, vô sinh cho người bệnh mà còn có thể là biểu hiện của một thứ bệnh tật nào đó tiềm ẩn trong cơ thể; nếu không kịp thời điều trị thì có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Bạn cần đi khám chuyên khoa phụ sản để xét nghiệm và siêu âm kiểm tra phần phụ, cho dù bạn chưa có quan hệ tình dục. Sau khi kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để cho thuốc điều trị hợp lý.
Chúc bạn sức khỏe.
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt không đều - một số nguyên nhân
Những việc nên làm khi kinh nguyệt thất thường
Rối loạn nội tiết có ảnh hưởng sinh con? -
Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng tới khả năng sinh
Bài thuốc dân gian chữa rong kinh
(st)