Cách chế biến thịt gà cho bé thơm ngon nhiều chất bổ dưỡng. Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt - nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé. Phần ức và phần thịt nạc (lườn) của gà giàu protein, ít chất béo; phần thịt đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao.
CÁCH CHẾ BIẾN THỊT GÀ CHO BÉ
Học cách nấu cháo gà ngon cho bé
Nấu cháo gà sao cho thật dậy mùi, hấp dẫn bé yêu là nghệ thuật khó.
1. Cháo gà bí đỏ
Bé mới tập ăn dặm nên vẫn còn rất quen vị ngọt của sữa. Mẹ có thể nấu món này cho bé trong giai đoạn đầu tập ăn dặm bởi nó có vị ngọt dịu của gạo và bí đỏ. Thêm nữa, thịt gà trong món cháo cũng cung cấp một nguồn đạm tốt cho cơ thể bé.
Nguyên liệu
- Thịt gà; gạo tẻ; gạo nếp
- Bí đỏ; dầu đậu nành; nước
Chế biến
- Rửa sạch thịt gà rồi đem luộc chín.
- Dùng nước luộc gà ninh nhừ gạo thành cháo. Tỷ lệ gạo tẻ/gạo nếp là 1/1.
- Xé thịt gà đã luộc rồi xay nhỏ hoặc băm nhuyễn.
- Bí đỏ nạo vỏ và rửa sạch, sau đó luộc chín. Mẹ nhớ luộc ít nước để giữ vị ngọt của bí đỏ nhé. Khi bí đỏ chín, lấy ra và dùng thìa mài nhuyễn.
- Cho thịt gà cùng bí đỏ đã chuẩn bị vào cháo, đánh đều, đun sôi. Thêm 1 thìa dầu ăn, đảo đều trên bếp là hoàn thành xong món cháo thịt gà nấu bí đỏ cho bé rồi.
Mẹ nhớ để nấu 1 bát con cháo cho bé, nên thêm 2 thìa thịt gà và 2 thìa bí đỏ là vừa nhé.
Cháo bí đỏ màu sắc hấp dẫn bé yêu (Ảnh minh họa).
2. Súp gà nấm (dành cho bé 7-12 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương với một thìa canh)
- Nấm hương xay nhuyễn (1-2 cái)
- Mộc nhĩ xay nhuyễn (1 cánh bé)
- Nước dùng (200ml)
- Trứng cút (1 quả)
- Bột sắn (1 thìa cafe)
Chế biến
- Trước tiên, các mẹ cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút… Cuối cùng, mẹ cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi.
- Khi thấy súp sôi trở lại, mẹ bắc nồi xuống. Múc súp ra bát và cho bé ăn khi còn ấm.
3. Cháo gà + nấm rơm (dành cho bé 9-12 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh)
- Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh)
- Nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái)
- Dầu ăn (2 thìa cafe); Nước (250ml)
- Gia vị (nước mắm hoặc muối).
Chế biến
- Trước tiên, mẹ đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.
- Hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Tiếp theo, đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.
- Sau khi đổ cháo ra bát, các mẹ mới thêm dầu ăn vào. Mẹ có thể nêm vào bát cháo của bé một chút muối (hoặc một chút mắm, tránh để cháo bị mặn). Sau đó, bạn có thể cho bé thưởng thức.
Lưu ý: Khi sơ chế, các mẹ nên ngâm nấm với nước muối pha loãng trong vòng 5-10 phút. Rồi rửa nấm thật sạch trước khi tiến hành xay nhuyễn.
- Nhiều người mẹ lo ngại nấm có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nấm không nằm trong nhóm những loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý khi chọn mua nấm để tránh những loại nấm độc (không rõ nguồn gốc) có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Các món trên hoàn toàn phù hợp cho bé lớn hơn (trên 1 tuổi). Với bé trên 2 tuổi, bạn có thể cho bé ăn canh nấm, nấm xào như người lớn hoặc bạn chế biến súp nấm, cháo nấm thành những món phụ cho bé.
2. Súp gà nấm (dành cho bé 7-12 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương với một thìa canh)
- Nấm hương xay nhuyễn (1-2 cái)
- Mộc nhĩ xay nhuyễn (1 cánh bé)
- Nước dùng (200ml)
- Trứng cút (1 quả)
- Bột sắn (1 thìa cafe)
Chế biến
- Trước tiên, các mẹ cho thịt gà vào nồi nước dùng, đun sôi lên. Sau đó, cho tiếp nấm hương, mộc nhĩ, một bát nước đã được hòa với bột sắn vào nồi, chờ sôi lại trong ít phút… Cuối cùng, mẹ cho lòng đỏ trứng cút đã được hòa với một chút nước vào nồi.
- Khi thấy súp sôi trở lại, mẹ bắc nồi xuống. Múc súp ra bát và cho bé ăn khi còn ấm.
3. Cháo gà + nấm rơm (dành cho bé 9-12 tháng tuổi)
Nguyên liệu
- Gạo tẻ xay nhuyễn (20g, tương đương 2 thìa canh)
- Thịt gà nạc xay nhuyễn (15g, tương đương 1 thìa canh)
- Nấm rơm xay nhuyễn (1-2 cái)
- Dầu ăn (2 thìa cafe); Nước (250ml)
- Gia vị (nước mắm hoặc muối).
Chế biến
- Trước tiên, mẹ đổ cháo và nước vào nồi, đun cho sôi.
- Hòa (trộn) nấm và thịt gà đã được xay nhuyễn vào một bát nước. Tiếp theo, đổ bát nấm, thịt gà này vào nồi và chờ cho cháo sôi lại trong vài phút.
Lưu ý: Khi sơ chế, các mẹ nên ngâm nấm với nước muối pha loãng trong vòng 5-10 phút. Rồi rửa nấm thật sạch trước khi tiến hành xay nhuyễn.
- Nhiều người mẹ lo ngại nấm có thể gây ngộ độc hoặc dị ứng cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, nấm không nằm trong nhóm những loại thực phẩm cần tránh trong giai đoạn bé ăn dặm. Tuy nhiên, chị em cũng nên lưu ý khi chọn mua nấm để tránh những loại nấm độc (không rõ nguồn gốc) có thể nguy hiểm cho sức khỏe của bé.
- Các món trên hoàn toàn phù hợp cho bé lớn hơn (trên 1 tuổi). Với bé trên 2 tuổi, bạn có thể cho bé ăn canh nấm, nấm xào như người lớn hoặc bạn chế biến súp nấm, cháo nấm thành những món phụ cho bé.
- 4. Thịt gà và táo tây
Nguyên liệu: 1 quả táo tây; ½ bát thịt gà nhỏ đã được nấu chín.
Thực hiện: Táo rửa sạch, gọt vỏ và cắt thành khoanh nhỏ. Để táo vào nồi, đổ nước cho xâm xấp mặt táo. Nấu trong khoảng 20 phút cho đến khi táo chín mềm.
Cho táo vào bát thịt gà đã được nấu chín, xay mịn, dùng thìa trộn cho đến khi hỗn hợp sền sệt là được. Nếu hỗn hợp khô, có thể thêm vào đó chút nước trong nồi vừa luộc táo.
- 5. Thịt gà và quả đào
Thực hiện: Bổ miếng đào làm đôi, loại bỏ hạt và vùng da bao quanh hạt. Xay nhuyễn đào với một chút nước.
Thịt gà thái dạng hạt lựu hoặc được xay nhuyễn, bỏ chung vào bát với quả đào. Tiếp đến, bạn thêm cháo trắng đã được xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố vào bát đào và thịt gà. Có thể thêm chút nước lọc để hỗn hợp mềm hơn.
Nếu không, có thể thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào hỗn hợp, từng thìa một, trộn cho hỗn hợp mịn đều. Nếu hỗn hợp còn thô, có thể cho tất cả vào máy xay sinh tố, xay cho thật nhuyễn một lần nữa.
Chia sẻ với các mẹ kinh nghiệm cho bé ăn thịt gà
Dinh dưỡng trong thịt gà
Thịt gà chứa nhiều protein và chất sắt - nguồn dinh dưỡng chất lượng dành cho bé. Phần ức và phần thịt nạc (lườn) của gà giàu protein, ít chất béo; phần thịt đùi gà chứa nhiều sắt và có hàm lượng chất béo cao.
Thịt gà chứa nhiều chất dinh dưỡng như kẽm, sắt và axit béo cần thiết. Vì bậy bé sẽ không có đủ chất này nếu chỉ uống sữa và ăn rau quả.
Khi nào có thể cho bé ăn thịt gà
Có hai quan điểm hơi khác nhau về chuyện này, như sau:
- Thịt gà giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, nên một số chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ có thể cho bé ăn thịt gà trong giai đoạn đầu ăn dặm.
- Hơi khác với quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, do hàm lượng protein có trong thịt gà cao nên nó chỉ phù hợp khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
Cách chế biến thịt gà
Để chế biến thịt gà cho bé, cha mẹ có thể tham khảo gợi ý sau: Thịt gà nạc (bỏ da, xương) được xắt miếng mỏng và băm nhuyễn. Sau đó, thịt gà được hòa với một bát nước cho tan ra rồi đổ vào nồi, nấu cho đến khi thịt gà chín.
Ngoài ra, có thể dùng cách hấp gà, vì hấp là phương pháp giảm thiểu nguy cơ hao hụt dinh dưỡng có trong thực phẩm. Sau đó, dùng phần thịt gà đã được hấp chín, hòa thêm chút nước, xay nhuyễn. Rây lại phần thịt gà đã được xay cho thật mịn và nấu bột cho bé theo cách thông thường.
Thực phẩm có thể trộn chung với thịt gà là: táo, nho, xoài, đu đủ, lê, đào; súp lơ xanh (bông cải xanh), carrot, cà tím, đậu đỗ; khoai tây, khoai lang, bí xanh; lúa gạo.
Một trong những cách các mẹ hay làm là trộn thịt gà với các loại rau củ như carrot, khoai lang, bí đao... khi nấu bột cho bé. Cách này giúp bát bột có chất liệu mềm, khiến bé dễ nuốt và hương vị ngọt của bát bột kích thích vị giác cho bé.
Hoặc bạn có thể đổi món cho bé với các loại củ, quả; chẳng hạn, kết hợp thịt gà với khoai lang hay táo tây cũng là lựa chọn thú vị.
Các mẹ hãy nhớ, thịt là nguồn sắt phong phú, nhất là đùi gà chứa sắt và kẽm cao gấp hai lần chỗ khác; vì thế, mẹ không nên lúc nào cũng chỉ cho con ăn phần ức gà mà hãy cho con ăn thêm cả phần đùi nhé!
Thời điểm và cách chế biến món thịt gà cho bé
Thời điểm cho bé ăn thịt gà
Có hai quan điểm hơi khác nhau về chuyện này, như sau:
- Thịt gà giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nhất trong số các loại thịt, nên một số chuyên gia khuyên rằng, cha mẹ có thể cho bé ăn thịt gà trong giai đoạn đầu ăn dặm.
- Hơi khác với quan điểm trên, các chuyên gia dinh dưỡng Hoa Kỳ khuyến cáo, do hàm lượng protein có trong thịt gà cao nên nó chỉ phù hợp khi bé được khoảng 8 tháng tuổi.
|
Cách chế biến thịt gà
Để chế biến thịt gà cho bé, cha mẹ có thể tham khảo gợi ý sau: Thịt gà nạc (bỏ da, xương) được xắt miếng mỏng và băm nhuyễn. Sau đó, thịt gà được hòa với một bát nước cho tan ra rồi đổ vào nồi, nấu cho đến khi thịt gà chín. Bước tiếp theo, dùng rây, lọc lại phần thịt gà đã được nấu chín cho thật mịn. Dùng phần nước vừa luộc thịt gà và phần thịt gà đã được rây mịn, thêm cà chua hoặc đậu côve đã được xay nhuyễn vào nồi, nấu cho chín cà chua. Cuối cùng, cho bột ăn dặm của bé vào nồi, đảo đều. Bắc nồi bột xuống bếp và thêm dầu ăn (dầu mè, dầu đậu nành hoặc dầu vừng…).
Ngoài ra, có thể dùng cách hấp gà, vì hấp là phương pháp giảm thiểu nguy cơ hao hụt dinh dưỡng có trong thực phẩm. Sau đó, dùng phần thịt gà đã được hấp chín, hòa thêm chút nước, xay nhuyễn. Rây lại phần thịt gà đã được xay cho thật mịn và nấu bột cho bé theo cách thông thường.
Thực phẩm có thể trộn chung với thịt gà là: Táo, nho, xoài, đu đủ, lê, đào; súp lơ xanh (bông cải xanh), carrot, cà tím, đậu đỗ; khoai tây, khoai lang, bí xanh; lúa gạo.
Lưu ý: Nếu bé đã bước vào tuổi ăn bốc, có thể xắt thịt gà thành những miếng mỏng, nhỏ cùng với carrot, khoai tây hoặc khoai lang được nấu chín, cắt dạng hạt lựu. Hoặc có thể chọn một trong số những thức ăn trên để cho bé ăn cùng thịt gà bằng cách dùng tay bốc.
THAM KHẢO THÊM:
Chế biến thức uống giàu chất xơ và vitamin cho trẻ
Sau đây là 2 cách chế biến thức uống hỗn hợp từ hoa quả, giúp bé ngon miệng, lại tăng cường chất xơ và vitamin cho cơ thể.
1. Hỗn hợp mận, lê
Nguyên liệu: Lê, mậm chín, một cốc nhỏ nước đun sôi để nguội.
Cách làm: Lê gọt vỏ, bỏ hạt, thái thành hình vuông nhỏ (số lượng vừa ăn); Mận gọt vỏ, bỏ hạt, cắt thành miếng nhỏ. Cho mận và lê vào nồi hấp cho đến khi cả hai thứ chín mềm. Sau đó, dùng thìa dầm nhuyễn hỗn hợp mận, lê với nửa cốc nước đun sôi để nguội (có thể điều chỉnh mực nước tùy thích).
|
2. Hỗn hợp chuối, xoài
Nguyên liệu: Xoài chín, chuối chín, nước đun sôi để nguội và nước táo ép.
Cách làm: Xoài gọt vỏ, cắt lát mỏng và cho vào nồi hấp trong vòng 3 phút. Dùng thìa dầm nhuyễn xoài (đã được hấp chín) với một phần chuối chín và nước táo ép, cho đến khi hỗn hợp trở nên sền sệt như sữa chua (có thể thêm nước nếu hỗn hợp đặc quá).
Cách chặt thịt gà đẹp -
Chế biến thịt gà, vịt
Thịt gà xào chua ngọt thêm vào thực đơn Tết ..
Thịt gà nấu đông miền Bắc
Nấu món thịt gà nấu đông
Tác dụng của việc ăn thịt gà và những lợi ích
Canh măng chua nấu thịt gà cho cả nhà thích mê
(ST)