Kinh nghiệm phượt Thác Bản Giốc hùng vĩ, mê đắm lòng người. Thác Bản Giốc là một trong số những con thác đẹp nhất tại Việt Nam. Bạn sẽ rất thiếu sót khi đã đi du lịch nhiều nơi mà vẫn chưa đến với Thác Bản Giốc. Thác nằm ngay trên đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc thuộc tỉnh Cao Bằng. Đứng dưới chân thác bạn sẽ cảm thấy một không khí sảng khoái và dễ chịu, được tạo bởi màn sương nước đang bay lên. Nhín Thác từ xa chúng ta sẽ thấy sự hùng vĩ và tráng lệ của Thác Bản Giốc.
Một số điểm dừng chân trong chuyến đi Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc là đích đến, tuy nhiên trên đường đi bạn có thể ghé thăm một số điểm thăm quan khác như : Hồ Thang Hen, Động Ngườm Ngao, hang Pắc Bó, những Cọn Nước bên đường. Nếu bạn có thời gian bạn có thể kết hợp thêm Hồ Ba Bể và Thác Bản Giốc, một vòng đi hết các điểm du lịch chính tại Cao Bằng.
Du lịch Thác Bản Giốc
Bạn nên thuê xe ô tô riêng đi từ Hà Nội, để có thể chủ động về thời gian. Với khoảng cách 370km từ Hà Nội, nếu xuất phát sớm bạn sẽ đến Thác Bản Giốc vào buổi chiều. Trên đường đi bạn sẽ qua thị trấn Trùng Khánh trước, sau đó mới đến Thác, bạn nên đặt phòng khách sạn ở đây, gửi lại hành lý và đi thăm Thác Bác Giốc luôn, chiều muộn quay lại nhận phòng, nếu còn thời gian bạn có thể đi thăm động Ngườm Ngao luôn. Ngày thứ 2 bạn đi thăm Hồ Thang Hen và Hang Pắc Bó, tối ngủ lại Cao Bằng. Ngày thứ 3 trở lại Hà Nội.
Phượt Thác Bản Giốc
Thời gian Phượt nhanh cho cung này là 2,5 ngày cuối tuần (với 3 điểm chính : Thác Bản Giốc, Động Ngườm Ngao, Hồ Thang Hen)
Có 2 cách để đi xe máy đến Thác Bản Giốc. Đi xe giường nằm hoặc xe khách, khoảng cách 272km từ Hà Nội. Xe khách giường nằm thường xuất phát lúc 20h tùy nhà xe, tham khảo Xe giường nằm đi các tỉnh phía Bắc và chiều ngược lại khoảng 20h30 từ Cao Bằng, đến HN lúc 4h sáng. Bạn nên gửi xe máy theo ô tô để tiết kiệm thời gian, việc thuê xe máy ở Cao Bằng hơi khó vì việc đặc cọc tiền và giấy tờ lằng nhằng. Nếu cho xe lên ô tô được bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và sức, tuy nhiên đi xe giường nằm ở miền Bắc chất lượng kém hơn trong nam. Ngày thứ 2 bạn sẽ đi xe từ Cao Bằng thăm Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao, tối ngủ tại Trùng Khánh. Ngày 3 trên đường về ghé thăm Hồ Thang Hen, một số Cọn Nước ven đường, chạy xe về Hà Nội.
Nếu chạy xe máy từ Hà Nội, bạn nên ngủ đêm thứ nhất ở Bắc Kạn. Ngày 2 và 3 lịch trình như trên. Tại Bắc Kạn có rất nhiều nhà nghỉ và khách sạn cho bạn lựa chọn. Ngày thứ 3 bạn có thể về theo đường cũ hoặc đi đường Đông Khê Thất Khê qua Lạng Sơn về Hà Nội, ghé thăm chợ Đồng Đăng mua sắm.
Một số lịch trình xe máy kết hợp các điểm du lịch khác
Ba Bể, Thác Bản Giốc 4 ngày : Ngày 1 Hà Nội – Ba bể (chiều du thuyền trên Ba Bể, ngủ tại Ba Bể), Ngày 2 : Ba Bể – Hang Pắc Bó – Hồ Thang Hen, ngủ Trùng Khánh, Ngày 3 : Thác bản giốc, động Ngườm Ngao, ngủ Cao Bằng. Ngày 4 : Cao Bằng Lạng Sơn, Hà Nội. (xem thêm Kinh Nghiệm Du Lịch Ba Bể)
Nhà nghỉ khách sạn tại Trùng Khánh
-
Nhà Nghỉ Hoàn Lê, Trùng Khánh : 026.826221 / 0915425531
-
Gần đến chợ Trùng Khánh, nhìn tay phải nhà nghỉ Thiên Tài: 026.3826537
-
Ngay bên hông chợ Trùng Khánh, rẽ phải có KS Đình Văn: 026.3602789
Nhà nghỉ bình dân tại Bắc Kạn : Cẩm Thạch 0281.872697
Một số nhà nghỉ tại Cao Bằng
Khách sạn Ánh Dương
78 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng
Tel: (84-26) 385 8467
Fax: (84-26) 385 8467
Số phòng: 9
Khách sạn Bằng Giang
Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng
Tel: (84-26) 385 3431
Fax: (84-26) 385 5984
Số phòng: 70
Khách sạn Đức Trung
85 Bế Văn Đàn, phường Hơp Giang, Tx. Cao Bằng
Tel: (84-26) 385 3424
Số phòng: 7
Khách sạn Hoàng Anh
131 Kim Đồng, phường Hợp Giang, Tx. Cao Bằng
Tel: (84-26) 385 8969
Số phòng: 9
Khách sạn Hoàng Gia
26B Lê Lợi, phường Sông Bằng, Tx. Cao Bằng
Tel: (84-26) 385 8168
Fax: (84-26) 385 8167
Số phòng: 11
Tổng quan:
Thác Bản Giốc: thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Thác bao gồm 2 phần: thác chính và thác phụ; Theo hiệp ước 1999, phần thác phụ hoàn toàn thuộc về Việt Nam, phần thác chính chia đôi.
Thác Bản Giốc là thác nước đẹp nhất quốc gia, nằm giữa biên giới Việt Trung được ngăn cách bởi cột mốc 53 (công ước Pháp-Thanh 1887).
1. Phương tiện, tuyến đường đi
Từ Hà Nội lên Bản Giốc thì có 2 tuyến đường:
Một là HN - Thái Nguyên - Bắc Kạn - Cao Bằng - Trùng Khánh - Bản Giốc.
Hai là HN - Lạng Sơn - Đông Khê-Thất Khê(Cao Bằng)- xuyên qua đèo Phục Hòa - Trùng Khánh - Bản Giốc.
Tuyến 1 dài hơn tuyến 2 khoảng 60km nhưng dễ đi hơn, đoạn Đông Khê -Thất Khê đang làm đường (khoảng 20km), xe ô tô khó mà di chuyển được.
Do giao thông ở đây còn gặp khó khăn nên chỉ có 2 lựa chọn là đi xe máy hoặc thuê xe du lịch là thuận tiện hơn cả.
Đi xe máy thì nên đi theo tuyến 1 và về tuyến 2, còn ô tô du lịch thì đi và về cùng tuyến 1.
Ngoài ra cũng có thể đi xe khách chất lượng cao (từ bến xe Mỹ Đình, ngày 3 chuyến xuất phát buổi tối, giá vé khoảng 190k) lên tới Cao Bằng rồi bắt xe lên Trùng Khánh(65km), sau đó đi xe ôm vào Bản Giốc(20km) hoặc thuê xe máy từ Cao Bằng xuống. Nhưng phương án này tốn kém và bị động.
2. Thời điểm du lịch
Vẻ đẹp thác Bản Giốc chia làm 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, mỗi mùa đều có nét đẹp đặc trưng.
Mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 tới hết tháng 9: nước đổi màu đỏ rực, mang theo phù sa, nhưng nước đổ ào ạt, bọt tung trắng xóa, khung cảnh hung vĩ.
Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 5: thác lại mang sắc trong xanh thanh bình
3. Khách sạn nhà nghỉ
Nghỉ tại Trùng Khánh:
Gần chợ Trùng Khánh nhà nghỉ Thiên Tài
Bên hông chợ Trùng Khánh, rẽ phải có KS Đình Văn
Nghỉ tại Tx. Cao Bằng: rất nhiếu sự lựa chọn
Nhà nghỉ Hòa Bình: 47 Lê Lợi tx. Cao Bằng
Nhà nghỉ Sơn Bằng: Pác Bó tx. Cao Bằng
Ngoài ra ở ngay tại Thác Bản Giốc cũng có nhà nghỉ Đình Văn chi nhánh 2. Đây cũng là một sự lựa chọn hợp lí cho các bạn nếu đi du lịch nơi đây.
Các Thị trấn như Bảo Lạc, Phục Hòa, Tĩnh túc đều có nhà nghỉ. Giá tham khảo cho nhà nghỉ tốt, phòng 2 giường có điều hòa, điện nước đầy đủ là từ 200-300 tùy vị trí. Còn gần Bản Giốc thì giá từ 250-300.
4. Ăn uống, ẩm thực
Nên ăn ở các thị trấn trước khi vào Bản Giốc, ăn uống được đầy đủ, nhiều sự lựa chọn hơn
Nếu ở gần Bản Giốc thì nên đặt ăn trước từ sớm vì ở đây không có chợ, mọi thứ đều từ thị trấn Trùng Khánh cung cấp.
Tháng 11 có hạt dẻ Trùng Khánh, đặc sản địa phương.
5. Các điểm du lịch lân cận
Suối Lenin Hang Pắc Bó& núi Các Mác: là khu di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “miệng nguồn”.
Hồ Thang Hen: đây là một hồ đẹp trong số 36 hồ nằm ở trên núi của nước ta, độ cao so với mặt biển hàng nghìn mét, nước hồ xanh ngắt một màu.
Khu di tích anh hùng liệt sỹ Kim Đồng: Mộ anh Kim Đồng và tượng đai Anh khang trang tại chân Rặng núi đá cao đồ sộ, bên cạnh rừng cây nghíên xanh biếc, luôn toả bóng mát với những làn gió vi vu.
Động Ngườm Ngao có nhiều nhũ đá và măng đá với các hình dạng phong phú đa dạng là một trong những địa điểm du lịch chính của tỉnh Cao Bằng
6. Mang gì khi du lịch Bản Giốc
- Mang theo quần áo ấm: thời tiết về đêm ở đây khá lạnh
- Bò Húc, Café, Salonpas, đường Glu, Chanh(ngậm miệng): cần tỉnh táo khi đi đường trường vì đây là một cung đường khó đi và khủng, đèo nhỏ hẹp nguy hiểm.
- Các loại thuốc y tế, đau bụng, nhức đầu, cảm cúm, dầu gió, thuốc chống côn trùng, kem thoa chống năng …: chưa thích ứng ngay được với khí hậu nơi đây.
- 2 đôi giày đế mềm và đôi dép tổ ong: leo trèo nhiều. Mang theo kem thoa chân.
- Bếp cồn, lều bạt, đồ ăn khô: nếu muốn thưởng thức đêm vùng cao
- Bánh kẹo: mang làm quà cho các em bé trên đường đi.
- Đèn pin, quần áo mưa, dao đa năng,
- Giấy tờ xe, mũ bảo hiểm loại tốt, có kính chắn
- Pin, máy sạc, máy ảnh,
- Sổ tay cá nhân: ghi chép những câu nói cần thiết với người địa phương, địa chỉ các quán ăn, danh lam thắng cảnh cần thăm, ghi chép lịch trình chuyến đi và những điều thú vị đáng nhớ trong chuyến đi (Bút chì và bút bi)
- Các vật dụng cá nhân khác
7. Các lưu ý cần biết
- Nếu các bạn lựa chọn phương tiện xe máy thì nên lên cho mình một lịch trình cụ thể để chủ động. Cần chuẩn bị đầy đủ đồ sửa xe, áo mưa để có thể ứng phó với mọi trường hợp. Cung đường này chạy xe máy khá đẹp, tuy nhiên cần tránh chạy đêm để đảm bảo an toàn.
- Nếu thuê xe du lịch, do đường vào Bản Giốc khá xấu, vì thế chỉ nên thuê xe dưới 29 chỗ để di chuyển đến nơi đây. Nên tìm hiểu các thông tin trước khi đi để chủ động trong việc ăn nghỉ và vui chơi.
Lên Cao Bằng thăm thác Bản Giốc
Những con đường cứ cứ dốc ngược lên mãi, xoáy tròn hình trôn ốc tạo cho Cao Bằng một vẻ đẹp vừa yên bình của vùng trung du, vừa hùng vĩ bởi những ngọn núi xanh biếc một màu. Không bởi vậy mà xưa kia nơi đây được chọn làm căn cứ cách mạng với những di tích còn lại đến tận ngày nay như núi Các Mác, suối Lê Nin do Bác Hồ đặt tên; thác Bản Giốc được xem như là ngọn thác lớn thứ 4 thế giới.
Cận cảnh thác chính của thác Bản Giốc. Ảnh: internet
1. Giới thiệu về Cao Bằng
Cách Hà Nội hơn 300km về phía đông bắc, Cao Bằng có đường biên giới với Trung Quốc dài hơn 300km, là một trong những điểm khám phá du lịch “bụi” ưa thích của dân “phượt”. Không quá xa nhưng cũng không hề gần, không dễ cũng không khó. Bạn có thể có một chuyến trải nghiệm, khám phá non nước Cao Bằng 2-3 ngày cuối tuần.
2. Hành trình đến Cao Bằng
Từ Hà Nội đến thị xã Cao Bằng khoảng 272km. Từ Cao Bằng có thể đi Lạng Sơn theo quốc lộ 4B; đi Bắc Kạn, Trung Quốc theo quốc lộ 3 và đi Hà Giang theo quốc lộ 34.
Bằng xe công cộng
Bạn có thể mua vé tại các bến xe của các tỉnh nêu trên hay các tỉnh khác của miền Bắc. Lưu ý tham khảo giá vé, giờ xuất bến, điểm đến và lên hành trình tham quan trước khi xuất phát.
Bằng phương tiện cá nhân (xe máy hay xe ô tô)
Từ Hà Nội theo quốc lộ 3 đến thị xã Cao Bằng, sau đó, theo lịch trình định sẵn, đi đến các địa danh du lịch. Từ Lạng Sơn, Hà Giang, Bắc Kạn hay các tỉnh khác của miền Bắc theo hướng các quốc lộ nêu trên.
Lưu ý khi di chuyển nên mang đầy đủ các giấy tờ, tuân thủ luật an toàn giao thông đường bộ, chạy đúng tốc độ quy định. Mang theo những dụng cụ sửa xe thông dụng nhất.
3. Đến vào mùa nào?
Mùa hoa tam giác mạch. Ảnh: internet
Các món đặc sản của Cao Bằng thu hoạch theo các tháng khác nhau. Nên nếu xác định muốn thưởng thức món nào thì bạn nên đi vào tháng đó. Ngoài ra, vào các tháng mùa hè, nhiệt độ ở đây khá cao, không thích hợp cho việc di chuyển nhiều. Từ mùa thu đến mùa xuân, nhiệt độ mát mẻ (thậm chí hơi lạnh), thích hợp cho việc tham quan, thưởng thức đặc sản và những cánh đồng hoa tam giác mạch rất đẹp.
4. Địa điểm tham quan
Thác Bản Giốc – Ngườm Ngao – Hồ Thang Hen
Vẻ đẹp của hồ Thang Hen. Ảnh: internet
Là một trong 4 ngọn thác lớn nhất thế giới. Thác Bản Giốc nổi bật với vẻ đẹp vừa hùng vĩ của dòng nước từ độ cao 30m, cuồn cuộn đổ xuống qua nhiều bậc thang, vừa yên ả, thanh bình qua bức tranh những chú trâu gặm cỏ trên đồng cỏ bạt ngàn, không khí mát rượi dù đang giữa trưa. Gần thác Bản Giốc, có Ngườm Ngao với thế giới nhũ đá nhiều hình dáng, được mệnh danh là hang động đẹp nhất nước.
Bên cạnh thác Bản Giốc, hồ Thang Hen cũng là một địa danh kỳ vĩ. Nằm ở độ cao 1.000m, hồ luôn luôn in bóng màu xanh của cây vươn mình trên các vách đá, uốn lượn theo lòng lũng mấp mô những mỏ đá ngầm. Đặc biệt mỗi ngày hồ lại có hai đợt “thủy triều” lên và xuống. Gần hồ Thang Hen còn có hồ Thăng Luông, giữa hồ nhô lên một quả núi phong cảnh rất ngoạn mục. Đến Thang Hen, bạn có thể lênh đênh trên thuyền, dạo chơi từ hồ này sang hồ khác, lên thượng nguồn, khám phá hang Thang Hen hay ngắm những ngôi nhà sàn lợp ngói máng của người dân địa phương. Hai thắng cảnh tiếp theo không nên bỏ qua khi đến Cao Bằng là Phja Đén, nơi được mệnh danh là Tam Đảo, Sa Pa tại Cao Bằng và làng rèn Phúc Sơn, làng nghề truyền thống có tuổi thọ hơn 1000 năm.
Thác Bản Gi ốc nhìn từ bè du lịch. Ảnh: internet
Hang Pắc Pó – Suối Lê Nin – Núi Các Mác
Đây là nơi Bác Hồ đã đặt chân về nước, sống và làm việc, lãnh đạo cách mạng Việt Nam giành độc lập cho dân tộc từ năm 1941 đến 1945. Tại đây, ngoài việc tìm hiểu đời sống, sinh hoạt “cuộc đời cách mạng thật là sang”, bạn còn có dịp ngâm chân ở suối Lê Nin, chinh phục núi Các Mac hay tìm hiểu về hang Bo Bam, bãi Cò Rạc, Hang Cốc Bó, suối Nậm.
Nếu có thời gian, bạn đừng quên ghé thăm Nghiêu Sơn Lĩnh, Thành Bạch Mã, hai di tích gắn với lịch sử của nhà Hồ, nhà Mạc thời phong kiến. Hay tạt vào chùa Đà, ngắm hai quả chuông cho tiếng ngân kỳ lạ, hay viếng miếu Bách Linh, nơi hàng năm tổ chức lễ hội pháo hoa lớn nhất Cao Bằng.
Khu di tích Pác Pó - nơi hoạt động cách mạng của bác Hồ từ năm 1941 đến 1945. Ảnh: internet
5. Đặc sản Cao Bằng
Các món không nên bỏ qua khi đến đây gồm xôi trám, khẩu Sli (bánh gạo nếp nổ), bánh trứng kiến (tháng 4, tháng 5), vịt quay 7 vị Cao bằng, chè Đắng, bánh cuốn, bánh Coóng Phù (bánh trôi), bánh áp chao, cơm lam, phở chua, khẩu phảng, cháo nhộng ong, chè dây một, hạt dẻ Trùng Khánh (tháng 9, tháng 10), phở xào dạ hiến (rau dạ hiến)...
Kinh nghiệm phượt Apa chải cực hữu ích
Kinh nghiệm phượt Cần Thơ cho ngày cuối tuần
Kinh nghiệm phượt bằng xe máy hữu ích cho dân
Kinh nghiệm phượt đêm Hà Nội -
Kinh nghiệm phượt Đà Nẵng để trải nghiệm thành
Kinh nghiệm phượt Mẫu Sơn cho bạn trải nghiệm .
(st)