Cách nấu cháo xương heo ngon cho bé bổ sung nhiều dinh dưỡng. Cháo là món ăn dễ tiêu hóa mà lại thơm ngon. Vì thế, với thời tiết mùa đông lạnh giá như thế này, hãy nấu cháo cật heo hoặc cháo tôm để bồi dưỡng thêm cho cả nhà vào buổi đêm nhé!
CÁCH NẤU CHÁO XƯƠNG HEO BỔ SUNG DINH DƯỠNG
Món này mình thường nấu từ tối hôm trước, hôm sau chỉ cần đun sôi lại là dùng được; nhanh, ngon miệng, chi phí hợp lý và vẫn đảm bảo đủ chất cho cả gia đình.
Nguyên liệu bao gồm:
0.5 kg xương heo (phần cổ, cho nước ngọt, và ít bị mỡ hơn), gạo (tẻ + nếp).
Cách làm:
Xương heo rửa sạch, chần với nước sôi trước khi ninh. Khi ninh xương cho thêm 01 củ hành tím để nước xương được thơm.
Sau khi ninh xương xong, tách riêng phần xương và nước (lọc nước ninh xương thật kỹ để tránh xương dăm)
Gỡ phần thịt ra khỏi xương, nên làm lúc còn nóng và cẩn thận để tránh xương dăm lẫn vào thịt
Dầm thịt nhuyễn đến mức có thể.
Cho phần thịt nhuyễn này vào nước xương và dùng để ninh cháo đến khi nhuyễn và đạt được độ đặc như mong muốn.
Cháo dùng nóng với hạt tiêu xay, ruốc tự làm và quẩy
Quẩy nhà tự làm nên rất đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhìn những bát cháo bốc hơi nghi ngút khói tỏa mùi thơm chắc chắn chẳng ai có thể chối từ được.
THAM KHẢO THÊM:
Cháo cật heo
Đây là món cháo rất dễ chế biến mà đem lại hương vị vô cùng thơm ngon. Nấu cháo cật heo để ăn đêm thật hợp lý.
Ngoài ra, để cháo ngon hơn chị em cần lưu ý khi đi mua cật. Cật heo ngon sẽ đều màu và sậm, không lốm đốm vàng đỏ.
Ngoài ra, khâu sơ chế cật cũng rất quan trọng. Cật xẻ đôi, bỏ phần hoi, rửa sạch bằng nước muối loãng. Sau khi rửa xong, bạn thái cật rồi cho vào một ít giấm rồi tiếp tục ngâm phần cật này vào nước khoảng 10 phút, cật sẽ nở ra, không còn máu, hết mùi tanh, cật sẽ vừa trắng vừa giòn.
Cháo cật heo thơm ngon (Ảnh: Internet)
Món cháo cật này cho thêm cả gan heo vì thế chị em cũng cần sơ chế gan tương tự như cật.
Nguyên liệu:
- 500 g cháo nêm
- 25 g dao trụ ngâm nước xắt sợi
- 75 g cật heo xắt miếng
- 75 g gan heo xắt lát
- 50 g cá lóc
- 6 trái táo nhỏ màu đỏ
Gia vị
- 2 lát gừng
- 2g gừng xắt sợi
- 1g trần bì
- 1g ngò xắt nhỏ
- 5g dầu ăn
- 3g xì dầu
- 0,5g tiêu xay
- 0,5 giấm trắng
- 10g bột gạo
Cách làm:
- Cho cá lóc vào chảo dầu nóng chiên sơ, vớt ra cho vào nước nóng rửa sạch dầu, cho cá lóc, táo, trần bì, gừng xắt lát vào tô đem chưng cách thuỷ trong 1 giờ.
- Cho cá hấp vào nồi cháo, nấu sôi lên thì cho cật, gan, bột gạo vào, múc cháo vào tô lớn rồi nêm gia vị vào.
Cháo tôm
Ăn nhiều cháo các loại thịt có thể sẽ khiến các thành viên trong gia đình cảm thấy ngán, vì thế bạn hãy thử nấu món cháo tôm cho cả nhà xem sao nhé!
Nguyên liệu:
- 6 lạng tôm tươi
- 2,5 lạng gạo tẻ
- 800g mỡ nước
- Xương lợn
- Rau mùi, hành hoa, hạt tiêu, gia vị, mì chính
Cháo tôm tươi ngon (Ảnh: Internet)
Cách làm:
- Xương lợn rửa sạch, chặt miếng to, bỏ vào nồi nước lạnh đun sôi, hớt bọt, rút bớt lửa, ninh kỹ lấy nước ngọt.
- Gạo vo sạch, để ráo nước, cho ít mỡ vào chảo để nóng già đổ gạo vào rang cho phồng trắng, trút ra để nguội.
- Tôm bóc vỏ, bỏ đầu, rút chỉ, rửa nước vắt ráo, giã nhuyễn ướp hạt tiêu, muối, mì chính, viên thành từng quả bằng quả táo ta.
- Lọc nước dùng cho vào nồi, để nguội cho gạo vào bắt lên bếp đun sôi nhỏ lửa, khi gạo gần nhừ thì thả các viên tôm vào cho nước mắm, gia vị, mì chính, khuấy nhẹ.
- Khi thấy các viên tôm nổi lên, cho thêm hành hoa thái nhỏ vào nồi cháo, khuấy nhanh, bắc ra, múc ra bát, rắc hạt tiêu, rau mùi ăn nóng.
- Cháo trắng, viên tôm hồng. Vị ngọt, thơm, không tanh. Cháo loãng không sánh, hạt gạo hơi nở không vỡ to, viên tôm giòn.
Cách chế biến một số món cháo ngon, bổ dưỡng cho bà bầu?
Bổ sung dưỡng chất trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng với bà bầu nhưng bạn đã biết những món ăn nào tốt cho thai phụ chưa?
1. Cháo cá chép
Món ăn này rất phổ biến với bà bầu vì nó giúp an thai và làm da dẻ thai nhi hồng hào hơn.
Nguyên liệu:
- 1 con cá chép còn sống khoảng 0,5kg.
- Gạo tẻ 1/3 bát ăn cơm.
- 1 nắm gạo nếp.
- Gia vị, mì chính, hạt nêm.
- 4 củ hành khô.
- Lá ngải tươi.
- Rau mùi ta, thì là.
Chế biến:
- Cá chép rửa sơ qua (không được rửa hết nhớt của cá), không được mổ tránh làm mất máu cá (máu cá chép rất bổ cho bà bầu), rửa sạch khu vực mang cá.
- Luộc cá đến khi nước sôi, hớt bọt cho trong nước, hạ lửa cho liu riu khoảng 40’ cho cá chín đều thì vớt ra, gỡ lấy thịt cá, bóp nhuyễn.
- Nước luộc cá để lắng, gạn lấy nước trong, đun sôi cho ít gia vị rồi cho gạo nếp, gạo tẻ vào nấu thành cháo. Chú ý nước sôi cho gạo vào đợi nước sôi lại thì hạ lửa nấc bé nhất, không được ngoáy thì cháo sẽ tự chín mà không bị khê. Hầm gạo khoảng 1 giờ là chín.
Sau khi sơ chế các nguyên liệu trên, để có món cháo cá chép thành phẩm chúng ta có 2 cách như sau:
- Cách 1: Đối với những người ăn được đồ tanh (tức là không nghén): Cháo chín ta thả phần thịt cá đã gỡ sạch xương răm vào nồi cháo, đảo đều, nêm nếm gia vị rồi thả rau ngải vào cho lá ngải chín thì có thể ăn được.
- Cách 2: Đối với các bà mẹ đang nghén (mà nghén thì hay sợ mùi tanh): 4 củ hành khô ta bằm nhỏ, cho dầu ăn vào chảo đợi cho sôi phi thơm hành lên xào thịt cá cho săn, trong lúc xào nhớ nêm ít gia vị. Sau đó trút vào nồi cháo đảo đều, nêm gia vị vừa ăn. Rau mùi và thì là thái nhỏ, khi nào ăn rắc vào cháo cá.
2. Cháo lươn
Có tác dụng mát cho cơ thể, tránh chảy máu cam
Nguyên liệu:
- 300g lươn tươi sống.
- 1/3 bát gạo tẻ, 1 nắm gạo nếp.
- Nước dùng (nước hầm xương, nước luộc gà).
- Gia vị, hạt nêm.
- Hành khô 3 củ.
- Mùi ta, thì là, rau răm.
Chế biến:
- Lươn không được mổ mà chỉ rửa sạch nhớt, luộc chín, gỡ lấy thịt và cục máu trong bụng lươn (cục máu này là thứ bổ nhất của con lươn), phi thơm hành khô bằm nhỏ rồi xào thịt lươn, nêm ít gia vị.
- Xương lươn giã nát lọc lấy nước, hòa cùng nước luộc lươn, nước dùng, thêm gia vị để nấu cháo (cách nấu cháo gạo như nấu cháo cá chép).
- Cháo chín thả thịt lươn xào thơm vào trộn đều.
- Rau thơm thái nhỏ, lúc ăn rắc vào cháo.
3. Cháo thập cẩm
Loại cháo này là nguồn dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi.
Nguyên liệu:
- 200g hạt kê.
- 100g gạo.
- 50g đậu xanh.
- 50g đậu phộng.
- 50g táo tàu.
- 50g hạt đào.
- 50g nho khô.
- Một lượng đường đỏ thích hợp.
Cách chế biến:
- Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch.
- Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào.
- Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được.
(ST)