Kinh nghiệm nuôi bé sinh non hữu ích cho mẹ

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Kinh nghiệm nuôi bé sinh non hữu ích cho mẹ

19/04/2015 10:53 AM
291

Kinh nghiệm nuôi bé sinh non hữu ích cho mẹ. Các bà mẹ hãy “bỏ túi” cho mình vài kinh nghiệm nuôi trẻ sinh non dưới đây để yên tâm chăm sóc con mình.


Những em bé bị sinh non thường có chiều dài cơ thể ngắn hơn và trọng lượng cân cũng nhẹ hơn so với những em bé sinh đủ tháng. Bình thường, bé sinh đủ tháng là khoảng 37 tuần tuổi. Những em bé sinh non thường nặng không quá 2,5 kg và có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 33 cm. Em bé bị sinh non nếu thường có hệ hô hấp kém, nếu không có kỹ năng chăm sóc, bé sẽ dễ bị ngạt thở, nôn mửa, tiêu chảy và bị đầy bụng.

Với sự phát triển nhanh chóng của y học hiện đại, tỷ lệ cứu sống những em bé bị sinh non ngày càng được nâng cao. Trong đó, sự đóng góp của vấn đề dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng. Thông thường, trẻ bị sinh non có sức đề kháng rất yếu nên các bác sĩ khuyên rằng tốt nhất là nên để cho trẻ bú sữa mẹ. Trong trường hợp sữa mẹ không đủ thì cũng có thể xem xét việc bổ sung thêm nguồn sữa non bên ngoài cho trẻ. Trẻ sơ sinh có thể hấp thụ đường và protein tương đối tốt, tuy nhiên việc hấp thụ chất béo thì lại khó khăn hơn nhiều. Vì thế, người lớn tốt nhất là nên chọn loại sữa có tách kem.

Thời gian cho ăn

Đối với trẻ bị sinh non thì việc cho ăn là quan trọng và cần chú ý nhiều hơn so với trẻ sinh đủ tháng. Sau 2 - 4 giờ trẻ ra đời, người lớn đã có thể cho trẻ ăn. Nếu trẻ ăn và bị nôn hoặc trớ thì sau 6 đến 8 giờ, người lớn nên thay đổi cách cho bé ăn.

Trẻ sinh ra, nếu khi cho ăn có dấu hiệu bị trớ nhiều, da bầm tím và thở khó khăn thì người lớn cần bổ sung cho trẻ truyền dung dịch glucose.

Khoảng thời gian cho ăn

Lượng thức ăn cần phải được căn cứ trên trọng lượng cơ thể của trẻ. Trẻ nặng dưới 1 kg thì 1 giờ cho ăn 1 lần. Trẻ nặng từ 1 - 1,5 kg thì cách 1,5 tiếng cho ăn 1 lần. Trẻ nặng từ 1,5 - 2 kg thì cách khoảng 2h cho ăn 1 lần. Đối với trẻ nặng từ 2 kg - 2,5 kg thì cách 3 tiếng cho ăn 1 lần. Thời gian cho ăn này tính cả ban đêm.

Phương pháp cho ăn

Trẻ sinh non nên được bú sữa mẹ là tốt nhất. Nếu sữa của người mẹ chưa về thì có thể cho trẻ bú bình. Đối với bình sữa, các tia cần phải được thông để trẻ bú được dễ dàng. Nếu kích cỡ tia sữa to quá, trẻ không bú kịp sẽ dễ bị sặc, còn nếu tia quá nhỏ lại khiến trẻ bú rất khó khăn. Vì vậy, người lớn nên chú ý chọn loại bình có tia sữa phù hợp với trẻ.

Với một số trường hợp trẻ bị nhẹ cân do sinh quá sớm, không thể ăn bằng cách bú mẹ thì có thể dùng ống để cho ăn. Tuy nhiên, cách làm này phải được sự hướng dẫn của các bác sĩ, tuyệt đối không tự ý cho trẻ ăn vì như vậy có thể khiến trẻ bị tổn thương thực quản gây nguy hiểm đến tính mạng.

Đối với trẻ sinh non ở 32 tuần tuổi và có trọng lượng là 1,5 kg, nguồn sữa mẹ có chứa nhiều loại axit amin và chất béo, trong đó có 10% đường, viatamin và các chất điện giải, hàng ngày chỉ nên cho trẻ bí từ 65 - 100 ml/ngày mà thôi. Những trẻ có đường tiêu hóa không tốt hoặc trẻ bị bệnh đường hô hấp, nhẹ cân có thể dùng cách truyền dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch.

Mặc dù trẻ sinh non cần đầy đủ chất dinh dưỡng nhưng người lớn cũng cần chú ý là không nên cho bé ăn quá nhiều, cần nhờ đến sự tư vấn khoa học của các bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.


Kinh nghiệm hay:Chăm sóc trẻ sinh non

Chức năng và khả năng đề kháng bệnh của trẻ sinh non rất kém. Sự mút sữa và nuốt cũng yếu hơn trẻ bình thường, có trẻ thở không đều đặn, có trẻ chân tay đờ đẫn và có trẻ thân nhiệt rất thấp… vì vậy khi nuôi dưỡng trẻ sinh thiếu tháng cần phải rất thận trọng và tỷ mỉ, đòi hỏi có sự hợp tác của các bác sỹ sản khoa, bác sỹ sơ sinh cùng các phương tiện đặc biệt khác.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, Trẻ sơ sinh có tuổi thai không đủ 37 tuần, sinh ra có trọng lượng nhẹ hơn 2,5 kg, chiều dài cơ thể dưới 45 cm thì gọi là trẻ sinh non.
Chức năng và khả năng đề kháng bệnh của trẻ sinh non rất kém. Sự mút sữa và nuốt cũng yếu hơn trẻ bình thường, có trẻ thở không đều đặn, có trẻ chân tay đờ đẫn và có trẻ thân nhiệt rất thấp…
Ngoài ra, dung lượng dạ dày của chúng rất nhỏ, chỉ ăn vài hớp sữa nhưng cũng dễ bị sặc vào phổi, vì vậy khi nuôi dưỡng trẻ sinh thiếu tháng cần phải rất thận trọng và tỷ mỉ, đòi hỏi có sự hợp tác của các bác sỹ sản khoa, bác sỹ sơ sinh cùng các phương tiện đặc biệt khác. Trẻ non tháng có thể xuất viện khi đã ăn tốt bằng đường miệng, tăng cân, không có cơn ngừng thở.
Giữ ấm
Nhiệt độ trong phòng phải đảm bảo từ 28oC đến 30oC, tránh gió lùa. Nhưng, hiện nay, người ta thường áp dụng phương pháp Kangaroo để nuôi dưỡng trẻ sinh thiếu tháng, đặc biệt là vào mùa đông. Đây là phương pháp rất ưu việt và được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Phương pháp này được thực hiện như sau: trẻ non tháng được cởi bỏ quần áo, đặt vào giữa hai bầu vú mẹ, bụng áp ngực mẹ. Người mẹ có thể dùng địu hoặc quấn chăn bên ngoài.
Người ta thấy rằng, với phương pháp này đứa trẻ được nằm trong lồng ấp tự nhiên, với nhiệt độ ổn định nhất. Người mẹ sẽ ủ ấm con mình trong suốt 24 giờ trong ngày, giúp bé duy trì được thân nhiệt, nhịp thở và nhịp tim. Sự gần gũi giữa mẹ và bé cũng như nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ sẽ giúp những bé bị sinh non tăng cân nhanh hơn so với việc được nuôi trong lồng kính. Người mẹ thường xuyên sờ chân trẻ, nếu thấy lạnh thì phải ủ ấm ngay (phương pháp da kề da).


Nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất với trẻ non tháng, vì nó dễ tiêu hoá và hấp thụ. Sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn, giúp trẻ có sức đề kháng và miễn dịch với một số bệnh, trẻ bú sữa mẹ ít bị mắc các bệnh dị ứng (chàm, ecgema).
Ngoài ra, nuôi con bằng sữa mẹ tạo sự gắn bó .., tiết kiệm thời gian, kinh tế, thuận tiện... Với một số bà mẹ không đủ sữa hoặc mất sữa có thể dùng sữa công thức loại dành cho trẻ non tháng, nhưng thường cũng chỉ cho ăn sữa loại này khi trẻ chưa đạt trọng lượng 3kg, rồi lại cho ăn sang các loại sữa công thức thông thường. Dấu hiệu cho thấy trẻ ăn đủ chính là trẻ tiểu tiện nhiều và lên cân đều đặn.
Nếu không có sữa mẹ, có thể thay bằng sữa hộp. Chất đạm và chất dinh dưỡng trong sữa này dễ tiêu hoá hơn sữa tươi, thành phần của nó cũng đặc hơn sữa tươi.
Lượng cho bú, cho ăn của trẻ sinh thiếu tháng nên căn cứ vào thể trọng làm chuẩn mực. Hàng ngày, cứ mỗi kg thể trọng, cho ăn 60cc (60ml) sữa, về sau, tăng dần theo mức độ tăng thể trọng của trẻ nói chung, mỗi ngày cho ăn 8 lần, tức là cứ 3 giờ cho ăn một lần; xen kẽ giữa hai lần cho ăn, cho trẻ uống nước.
Bố mẹ cần lưu ý, đối với trẻ sinh thiếu tháng, sau mỗi lần cho bú, cho ăn, hãy đặt trẻ nằm nghiêng, đề phòng trường hợp trẻ bị sặc sữa gây nguy hiểm.
Giữ vệ sinh
Phòng trẻ phải sạch sẽ, quần áo mẹ và trẻ phải thay hàng ngày. Những người chăm sóc trẻ phải rửa tay trước khi cho trẻ ăn, hoặc bú.
Những người đang ốm đau, đang viêm đường hô hấp không được chăm sóc trẻ.
Các dụng cụ cho trẻ ăn: bình, cốc, thìa... cần được vệ sinh, tiệt trùng cẩn thận. Sử dụng nước chín (đã đun sôi và để nguội) tắm cho trẻ. Nhiệt độ nước tắm 380C – 400C.
Chăm sóc trẻ sơ sinh khá vất vả và chiếm rất nhiều thời gian của bà mẹ, vì vậy người chồng và gia đình nên chia sẻ và giúp đỡ để người mẹ cảm thấy đỡ căng thẳng và mệt mỏi, nhất là đối với người sinh con lần đầu.



Kinh nghiệm chăm và nuôi trẻ sinh non cho các bà mẹ

1. Cho trẻ bú mẹ
Sữa mẹ vô cùng quan trọng đối với trẻ, đặc biệt là trẻ non tháng, vì sữa mẹ dễ tiêu hóa và hấp thu. Ngoài ra, sữa mẹ giúp nâng cao khả năng miễn dịch giúp trẻ chống chọi với bệnh nhiễm khuẩn.

Tuy nhiên, bé sinh non khả năng ngậm bắt núm ti kém, phản xạ bú yếu và chậm nên mẹ phải theo dõi kỹ lượng sữa bú hoặc uống được mỗi lần, tùy theo tuổi thai và cân nặng. Trung bình trẻ sinh non bú 8 - 12 lần/ngày, thường ít nhất 150ml sữa/kg cân nặng/ngày. Trẻ bú mẹ bú đủ no khi bụng căng tròn sau mỗi cữ bú, tiểu ít nhất 6 – 10 lần mỗi ngày, nước tiểu trong, trẻ lên cân đều…



Do sinh non nên trẻ có thể trạng yếu và khả năng chịu các sang chấn rất kém. (Ảnh minh họa).



2. Luôn giữ ấm cho trẻ
Trẻ sinh non thiếu lớp mỡ dưới da cần thiết để duy trì thân nhiệt. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng cơ thể bé luôn được giữ ấm. Hạn chế cho bé nằm máy lạnh, nếu có thì nhiệt độ trong phòng tốt nhất nên giữ ở mức 28 độ C – 30 độ C. Đặc biệt, khi phát hiện tay chân trẻ lạnh, cha mẹ cần đeo tất chân, tay vào ngay cho trẻ.

3. Chia nhỏ thời gian cho ăn

Mỗi lần bé thực hiện động tác hút, mút sữa từ ti mẹ chỉ nên diễn ra trong khoảng 1 phút, trong đó thời gian thực sự để sữa chảy ra từ đầu ti mẹ vào khoang miệng bé kéo dài khoảng 10 giây, sau đó nên ngừng lại rồi mới cho bé mút sữa tiếp.

Làm như vậy sẽ giúp bé giảm thiểu nguy cơ nôn, trớ sữa và giảm áp lực lên cơ quan hô hấp.

4. Vệ sinh khi chăm sóc trẻ


Cần giữ môi trường trong lành, thoáng đãng cho trẻ và rửa tay sạch trước khi động đến trẻ. Những người bị bệnh đường hô hấp hoặc bệnh cúm, không được tiếp xúc và chăm sóc trẻ, không hút thuốc lá gần trẻ. Quần, áo thay mỗi ngày, khi quần áo hay khăn tã ướt phải thay ngay. Tắm trẻ mỗi ngày với nước đun sôi để đủ ấm khoảng 37 độ, tránh gió lùa nơi tắm trẻ…
5. Một số điều cần chú ý khác

- Khi chơi đùa với bé nên sử dụng các động tác chậm rãi và nhẹ nhàng, không nên thường xuyên thay đổi đồ chơi và khung cảnh mới vì sẽ dễ gây ra các kích thích tâm lý không tốt cho bé.

- Cần đặc biệt lưu tâm đến phản ứng của bé, ví như: bé quay đầu đi chỗ khác hoặc không chú ý khi bạn nói thì đó là tín hiệu “đủ”, bạn nên dừng chơi đùa với bé.

- Bé thường rất thích có tã lót quấn quanh người nên chất liệu may tã lót phải mềm mại và không gây kích ứng da bé.

- Đồ dùng trong phòng, trên giường bé không nên có màu sắc quá tươi hoặc phát sáng quá chói để tránh gây kích thích không tốt cho mắt bé.


Giấc ngủ của trẻ sơ sinh những điều mẹ cần biết
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè -
Cho bé tập ăn bột -
Nuôi dưỡng bé sơ sinh 2 tháng tuổi
Bí quyết dạy trẻ thông minh của người Nhật



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý