Trẻ con Nhật chăm chỉ học tập, khả năng quyết đoán cao và rất gắn bó với gia đình với sự lễ phép, quy củ trong khuôn phép. Chúng ta cùng tham khảo và khám phá những nét đặc trưng trong cách suy nghĩ của người Nhật.
Cuộc sống và suy nghĩ của các gia đình người Nhật
Ở Nhật Bản, đa phần các hộ gia đình có từ 1-2 con. Cũng như người Việt Nam, người Nhật hiện không muốn có nhiều con. 58,2% sợ không kham nổi chi phí giáo dục; 50,1% nêu lý do thiếu khả năng kinh tế để nuôi dạy, chăm sóc con cái; và 44,7% trả lời khó có thể vừa đi làm vừa nuôi con.
Ở Nhật Bản, số hộ gia đình hai vợ chồng cùng đi làm chiếm đến 57,2%. Có con nhỏ thì vợ phải nghỉ việc để chăm sóc con và không dễ quay lại cơ quan cũ.
Theo thống kê, thu nhập bình quân mỗi tháng của một hộ gia đình khoảng trên dưới 4.400 USD. Nhưng mỗi tháng tổng cộng thuế thu nhập, thuế cư trú và các loại cước phí bảo hiểm (bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm hưu trí) chiếm đến 16,5% thu nhập.
Luật buộc mọi công dân phải tham gia bảo hiểm y tế, trên 20 tuổi phải tham gia thêm bảo hiểm hưu trí và những nhân viên biên chế của công ty phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Một khoản chi phí lớn khác trong gia đình là chi phí ăn uống. Thống kê cho thấy mức chi này chiếm bình quân 13,4% tổng thu nhập. Món ăn chính của người Nhật là cơm với giá gạo cao gấp mười lần giá ở Việt Nam. Ngoài cá, rau, đậu, người Nhật thích ăn 3 loại thịt là thịt bò, thịt lợn, thịt gà; thích ăn cá biển hơn cá nước ngọt; thường ăn trứng gà, không ăn trứng vịt. Nói chung, thực phẩm ở Nhật rất đắt, so với Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới. Nhưng giá nhà đất là đắt nhất.
Vì vậy, ở Tokyo có đến trên 50% hộ sống ở nhà tập thể. Khi mua nhà, người ta thường mua nhà trả góp từ 20-30 năm, có công ty cho trả góp đến 100 năm. Khi nền kinh tế Nhật trì trệ, thị trường nhà đất cũng ì ạch theo.
Tình hình kinh tế hiện nay khiến người dân Nhật Bản rất lo lắng về cuộc sống. Theo thăm dò của Văn phòng Thủ tướng Nhật, người dân lo lắng nhất là sức khỏe bản thân, thứ 2 là cuộc sống sau khi về hưu, thứ 3 là sức khỏe của gia đình, thứ 4 là thu nhập; sau đó mới đến học hành, tìm việc và hôn nhân của con cái.
Việc học tập
Ở Nhật, cấp 1 và cấp 2 là giáo dục bắt buộc nên đi học các trường công, trẻ không phải đóng học phí. Nhưng ở cấp mẫu giáo, cấp 3, đại học và các trường chuyên môn thì phải đóng học phí. Theo Bộ giáo dục, tổng chi phí học tập (gồm học phí, tiền mua văn phòng phẩm, tiền ăn trưa ở trường…) từ mẫu giáo đến tốt nghiệp cấp 3 khoảng 38.000 đôla nếu là trường công, còn học trường tư tốn đến 69.000 đôla. 91% người Nhật cho rằng họ thuộc tầng lớp trung lưu nhưng nếu lấy tổng thu nhập của mỗi hộ gia đình trừ đi các khoản thuế, bảo hiểm, chi phí ăn uống, đi lại và giáo dục thì chẳng còn lại bao nhiêu. Vì vậy chỉ nên dùng từ “đủ” chứ không thể dùng từ “dư thừa” để nói đến cuộc sống của đa số người Nhật.
Cạnh tranh gay gắt về giáo dục không chỉ là gánh nặng của các bậc phụ huynh mà còn là gánh nặng cho bản thân con cái. Học sinh Nhật học rất nhiều. Đối với những trẻ 10 tuổi, thời giờ dành cho học tập trung bình trong 1 ngày khoảng 6 tiếng. Giờ học của các trường cấp 1, 2, 3 bắt đầu từ 8 giờ 30 phút. Một tiết kéo dài 45-50 phút, học hết 4 tiết thì nghỉ trưa khoảng 1 tiếng rồi lại học thêm 2 tiết nữa.
Học xong vẫn chưa được về mà còn phải tự dọn dẹp phòng học sạch sẽ. Từ lớp 4 trở lên còn phải tham gia vào các hoạt động thể thao, văn hóa tại các “kurabu” (câu lạc bộ) do mình chọn như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, bóng bàn, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, họa, nhạc. Sau đó mới được về ăn cơm. Cũng như tại nhiều nước châu Á, “kinh doanh giáo dục” được triển khai tích cực ở Nhật Bản và có rất nhiều Juku (trường dạy thêm, luyện thi). Nhiều học sinh sau khi ăn cơm xong lại đến Juku. Theo thống kê, có đến 40% học sinh cấp 1 và 70% học sinh cấp 2 học Juku.
Học quá nhiều nên trẻ em Nhật ít có thời gian vui chơi. Mỗi ngày, thời gian dành cho các hoạt động giải trí của học sinh cấp 2 không qúa 54 phút. Giải trí với đa số học sinh nam cấp 1-2 là trò chơi điện tử; ở học sinh nam cấp 3 là nghe nhạc rồi mời đến game và karaoke. Học sinh nữ cấp 3 thích nghe nhạc nhất, sau đó là karaoke và trò chơi điện tử . Tính bình quân, học sinh cấp 2 chơi thể thao chỉ 51 phút và học sinh cấp 3 chơi 34 phút/tuần.
Đối với học sinh 10 tuổi, thứ tự các môn thể thao được ưa thích là bowling, bơi, bóng chày, bóng đá, bóng rổ. Thanh niên trên 20 tuổi thích chơi bowling, trượt tuyết, bóng chày, câu cá, bơi hơn. Trên 30 tuổi thì chơi golf nhiều nhất, và thường golf là món chiêu đãi đối tác kinh doanh.
Có thể nói du học tại Nhật đang là cánh cửa mở hấp dẫn đối với nhiều bạn trẻ. Cùng với phong trào học tiếng Nhật ngày càng phát triển, những năm qua số lượng sinh viên Việt Nam du học Nhật Bản
và là nước có số lượng du học sinh đông thứ 9. Năm 2004 có 1570 sinh viên (đứng thứ 6). Đến tháng 12 năm 2007 thì chúng ta có 2582 sinh viên và đứng vị trí thứ 4 chỉ sau Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. đi du học tại Nhật Bản ngày càng tăng. Năm 2000 có 558 người Việt
Và công ăn việc làm
Nhật trưởng thành như thế nào? Đa số người lớn phải đi làm để kiếm sống. Khác xa với Việt Nam, tại Nhật Bản, số công chức các cơ quan nhà nước và chính quyền ở cả trung ương lẫn địa phương khoảng 4,43 triệu người, tức 7% tổng số lao động 64,14 triệu. 93% còn lại đi làm tại các doanh nghiệp tư nhân. Xét về loại việc làm, 30% lao động sản xuất mặt hàng công nghiệp, xây dựng. Kế tiếp là làm việc văn phòng (chiếm 18,8%); buôn bán (chiếm 14,8%); nghiên cứu – phát triển (R&D) chiếm 12%.
Nông nghiệp, ngư nghiệp chỉ chiếm 5,9% lực lượng lao động. Trong suốt 35 năm, số kỹ sư và công nhân ngành xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao nhất: hơn 30%, trong khi số người làm nghề nông, ngư nghiệp giảm từ 25% xuống còn 5,9% (đa số là người già). Số người nghiên cứu-phát triển, nhân viên văn phòng, dịch vụ cũng tiếp tục tăng.
Khác với Việt Nam, người Nhật bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức đề đi đến sở lảm và từ sở làm về nhà. Họ sử dụng các phương tiện công cộng mà giờ giấ chính xác từng phút. Tính bình quân mỗi người phải bỏ ra 50 phút cho việc đi đến cơ quan; và nhiều gấp 2,3 lần tại các thành phố lớn như Tokyo. Tình trạng này khiến người lao động không còn bao nhiêu thời gian dành cho gia đình và giải trí.
Cách nay 15 năm, Nhật Bản đã qua thời kỳ thắt lưng buộc bụng và đạt mục tiêu “trở thành cường quốc kinh tế” nên cách suy nghĩ của người dân cũng thay đổi. 56% người được hỏi tuyên bố sẽ coi trọng cuộc sống tinh thần và dành ưu tiên cho một cuộc sống dễ chịu, thoải mái.
Tuy nhiên, khi thay đổi tư duy này đến thì Nhật Bản lại rơi vào suy thoái kinh tế. Các công ty hoặc cải tổ hoặc phá sản. Chế độ thâm niên và tuyển dụng suốt đời bị đe dọa. Nhiều lao động đã hoặc sẽ thất nghiệp. Trong khi đó, nước Nhật phải nuôi số người già ngày càng đông. Tình hình khiến nhiều người khuyến cáo là Nhật Bản nên xét lại cơ cấu giáo dục, lao động, tài chính, hành chính và chính trị mạnh mẽ theo kiều “Big Bang”.
Đặc tính của người Nhật
Tại sao lại hay nói người Nhật hành động mang tính chất tập đoàn?
Người Nhật gọi đơn vị cơ bản của xã hội là “Ie” (Ie là chữ “gia”). “Ie” không chỉ có nghĩa là “ngôi nhà” mà còn mang ý nghĩa là “tập đoàn” trong xã hội, trường học, tôn giáo … Mặc dù chế độ gia tộc và chế độ đồ đệ thời phong kiến không còn nữa nhưng khác với châu Âu, trong xã hội Nhật Bản “tập đoàn” vẫn được ưu tiên hơn là cá nhân. Chế độ tuyển dụng suốt đời vẫn phổ biến ở Nhật, nghệ thuật pha trà (shado, trà đạo) và nghệ thuật cắm hoa “Ikebana” vẫn mang tính gia truyền.
Trong một xã hội như thế này, các thành viên luôn tự coi mình là một phần gắn liền với tập đoàn. Đối với nhiều người nước ngoài thì việc này được xem như là thiếu những hành động mang tính độc lập và thiếu trách nhiệm cá nhân. Tuy nhiên nếu tập đoàn không còn hoạt động thì sự tồn tại của các thành viên cũng biến mất. Có thể nói người Nhật rất khéo léo trong việc giữ thăng bằng giữa “cá nhân” và “tập đoàn”.
Có phải người Nhật phân chia ý nghĩ thật (Honne) và lời nói bên ngoài (Tatemae) hay không?
Nhiều người nước ngoài chỉ trích rằng người Nhật không nói rõ ý kiến của mình. Tuy nhiên trong một xã hội mà trật tự được duy trì bằng sự ưu tiên tập thể hơn là cá nhân thì việc không biểu hiện rõ ý kiến của mình là một điều cần thiết. Việc không nói thật ý nghĩ của mình là một phương pháp để giải quyết công việc một cách hiệu quả và tránh làm tổn hại đối phương. Đồng thời đó cũng là cách để tránh việc nói dùng từ quá cứng rắn.
Tư tưởng nào làm ảnh hưởng đến tinh thần của người Nhật?
Phật giáo và Nho giáo có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tư tưởng của người Nhật. Phật giáo đưa ra quan niệm về sinh và tử, ngoài ra nó dạy con người rằng việc niệm phật sẽ giúp cho người ta đạt đến một trạng thái không có lo âu và phiền muộn. Nho giáo được hình thành bởi Khổng Tử (552-479 TCN), đây là một hệ thống tư tưởng chứ không phải là một tôn giáo. Trung tâm của hệ thống tư tưởng này là chữ “nhân”. “Nhân” có nghĩa là yêu người nhưng không phải là tinh thần bác ái như đạo Phật và đạo Thiên Chúa mà là yêu người thân và anh em.
Đầu tiên là lấy chữ “nhân” để trị gia và sau rộng ra là trị nước. Trong xã hội phong kiến Nhật Bản, việc tôn trọng cha mẹ, người bề trên, và các quan lại là điều rất có lợi cho giai cấp thống trị. Tư tưởng này đã góp phần tạo nên sự thống trị của các võ sĩ đạo (samurai) và cho đến thời Minh Trị thì sự kết hợp của tư tưởng Nho giáo và đạo đức hiện đại của châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đạo đức của người Nhật cận đại.
Những điểm đặc sắc trong tính cách của người Nhật là gì?
Trong cuốn sách Người Nhật trong cái hộp của nhà kinh tế học Robert March có viết: “Ở Nhật tất cả các nhóm, công ty, quốc gia đều nằm trong những cái hộp, và có thể lý giải dễ dàng hành động của người Nhật”. Điều này có nghĩa là do tất cả đều nằm trong những cái hộp nên có thể dễ dàng hiểu được cách suy nghĩ của người khác và do vậy không ai muốn có một cuộc thảo luận một cách triệt để như ở phương Tây. Nếu nghĩ như thế này thì có thể hiểu được là lý do tại sao người nước ngoài lại nói người Nhật là “Không trả lời có hoặc không một cách rõ ràng” hay “luôn hỏi ý kiến của cấp trên”. Nhưng qua đó ta cũng có thể hiểu được tại sao nước Nhật lại trở thành một cường quốc về kinh tế và là một nước an toàn, ít có tội phạm.
13 đặc điểm của người Nhật
Chúng tôi xin lược dịch và giới thiệu ý kiến của một học giả người nước ngoài nói về các đặc điểm của người Nhật. Bài được đăng trong sự so sánh với văn hóa Trung Quốc nhưng để tránh làm phức tạp vấn đề chúng tôi chỉ lược dịch và giới thiệu phần bàn về người Nhật. Trong số 13 đặc điểm mà tác giả nêu ra dưới đây cũng có phần chính xác, và phần không chính xác. Chúng tôi xin dành sự đánh giá cho người đọc. Hy vọng những nhận xét này sẽ giúp bạn phần nào đó trong việc tìm hiểu tính cách người Nhật.
1. Ý thức “bầy đàn” của người Nhật quá mạnh dẫn đến việc họ có tập quán tuân thủ mệnh lệnh. Hành động của họ đều dựa trên các chuẩn mực về thứ bậc trong xã hội và mang tính thứ bậc rõ nét. Điểm tốt là mọi người hòa hợp với nhau và dễ thống nhất. Tuy thế,một khi quyền lãnh đạo rơi vào tay của kẻ xấu với nhiều tham vọng thì toàn dân chúng cũng dễ dàng tuân theo, dẫn đến hậu quả không lường trước được. Ví dụ điển hình là sự xâm lược các nước khác của phát xít Nhật trong thế chiến thứ II.
2. Trong các quan hệ cá nhân thì người Nhật thành thực đến mức đến độ người khác phải ngạc nhiên. Bản thân tôi cũng có kinh nghiệm khó quên về chuyện này. Cạnh một ga nhỏ ở Osaka có cửa hàng bán rau không có người trông coi.Bên cạnh những túi đựng rau tươi là một mảnh gỗ nhỏ ghi giá 100 yên/bao. Không có ai trong coi do đó có trả tiền hay không hoàn tòan phụ thuộc vào người mua. Hay ở Nhật nếu bạn có đánh rơi mất đồ thì cũng không cần phải lo lắng. Bởi lẽ, tập quán của người Nhật là người nhặt được của rơi sẽ đem đến nộp cho đồn cảnh sát gần nhất.
3. Người Nhật theo chủ nghĩa tuyệt đối, họ quá để ý đến kỷ luật, thức bậc. Có lẽ trên thế giới ai cũng biết người Nhật rất tôn trọng kỷ luật. Tại các điểm du lịch trên thế giới hễ thấy một đòan người xếp hàng theo sau 1 hướng dẫn viên du lịch thì chắc chắn họ là người Nhật. Mặt khác, sự sạch sẽ của nhà vệ sinh là biểu hiện rõ nét của chủ nghĩa tuyệt đối của người Nhât. Nó thể hiện mức độ hướng đến sự tuyệt đối của họ. Hầu hết khách sạn ở Nhật phòng không rộng lắm nhưng sự sạch sẽ của nhà vệ sinh thì phải nói trên cả tuyệt vời. Nhà vệ sinh ở những khách sạn lớn được trang bị các thiết bị khá hiện đại. Nếu ai đã một lần ở khách sạn Nhật sẽ dễ nhận ra điều này.
4. Thích làm thủ công và thích những hàng thủ công.
5. Tính cộng đồng khá mạnh. Công ty là một gia đình thu nhỏ.
6. Rất cởi mở với hàng hóa nước ngòai nhưng lại dè dặt với người nước ngòai.
7. Không có tư tưởng chính trị nổi bật hay không dựa vào tư tưởng chính trị cụ thể nào cả.
8. Hiếu chiến và dễ bị kích động.
9. Thiếu tính chiến lược trong các chính sách kinh tế, ngọai giao. Không có quan điểm, đường lối rõ ràng cho các chính sách ngọai giao.Tất cả chỉ dựa vào “chủ nghĩa hòa hợp” của người Nhật.
10. Thiếu tính độc lập. Hầu như không có người Nhật nổi tiếng nào có suy nghĩ, phát minh hoàn tòan độc lập và không chịu ảnh hưởng của xung quanh.
11. Sức ảnh hưởng của chính phủ không mạnh. Phe phái trong chính phủ quá nhiều. Nhà nước có thể tồn tại với các cơ quan hành chính địa phương có mà không cần chính phủ trung ương.
12. Khái niệm về đạo đức của người Nhật chú trọng nhiều đến danh dự mà không để ý nhiều đến ý thức về tội lỗi. Người Nhật một mặt chú trọng đến lễ nghĩa, hay cười, thành thật với người khác. Mặc khác lại không dám nhìn thẳng vào các tội ác đã gây ra trong quá khứ. Lý do sâu xa nằm ở quan niệm về đạo đức của người Nhật.
13. Người Nhật ghét luật pháp. Có lẽ nhiều người cảm thấy mâu thuẫn nhưng bằng chứng cho việc này chính là Nhật Bản được xếp vào nhóm nhà nước pháp trị tại châu Á. So với người Âu, Mỹ thì thì người Nhật có xu hướng giải quyết nội bộ tất cả các vấn đề. Chỉ khi không giải quyết được mới mang ra tòa án.
(ST)