Cách ứng xử nơi công sở khôn ngoan nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách ứng xử nơi công sở khôn ngoan nhất

19/04/2015 10:56 AM
3,355

Cách ứng xử nơi công sở khôn ngoan nhất. Một ngày bạn làm việc 8h tại công sở, bạn thường xuyên tiếp xúc với nhà lãnh đạo, đồng nghiệp và các khách hàng…Giao tiếp, ứng xử với họ nơi công sở như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất và thể hiện nét văn hóa trong ứng xử đang là boăn khoăn của không ít “dân công sở”.






CÁCH ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ KHÔN NGOAN NHẤT

Nguyên tắc vàng trong ứng xử công sở



Học cách ứng xử với cấp trên

Trong mọi tình huống giao tiếp, ứng xử với cấp trên bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, tự tin khi trình bày những quan điểm của mình. Khi gặp bất đồng với sếp về quan điểm hay công việc bạn hãy cư xử thật khéo léo và góp ý sếp một cách tế nhị nhất. Tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp khi ý kiến của bạn không được chấp nhận điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt sếp và đồng nghiệp.

Để trở thành một nhân viên được sếp tin cẩn và đánh giá cao bạn cũng nên trình bày thẳng thắn, rõ ràng các chính kiến của mình trong công việc. Hãy tiến hành thực hiện công việc với sếp của bạn trên tinh thần cùng hợp tác và phát triển.

Tôn trọng đồng nghiệp

Đồng nghiệp là những người mà bạn sẽ thường xuyên tiếp xúc với họ và cùng nhau hợp tác xây dựng các dự án của công ty. Vậy nên, bạn cần thiết lập những mối quan hệ ấy trên cơ sở xây dựng và tôn trọng lẫn nhau. Tránh tình trạng xem mình “giỏi hơn đồng nghiệp” bạn sẽ khó tìm được tiếng nói chung với họ trong công việc. Ngược lại, bạn cũng không nên quá tự ti bản thân mình về trình độ và chuyên môn so với đồng nghiệp điều này sẽ khiến bạn dễ chán nản và làm sa sút chất lượng công việc. Hãy xem những người đồng nghiệp của mình như những người bạn đồng hành cùng nhau chia sẻ công việc và tận hưởng thành công.

Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Đây chính là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc được cấp trên giao phó. Cần tạo cho họ niềm tin và giúp họ có một nguồn năng lượng tràn đầy để có thể bắt đầu công việc. Truyền cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi, tránh thái độ ra lệnh, quát tháo cấp dưới. Tuy nhiên, cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên có thể hoàn thành công việc đúng hạn.

Đừng biến mình thành “thiên lôi công sở”

Trong công việc bạn nên có chính kiến riêng, không nên quá thụ động. Bạn nên hiểu rõ vị trí và những công việc mình đang làm, tránh tình trạng “ai bảo gì làm làm nấy”. Cần có một tiến trình làm việc rõ ràng và cụ thể, tốt nhất vào mỗi đầu tuần bạn nên lên kế hoạch làm việc và đánh giá hiệu quả vào ngày cuối tuần.

Tránh những đề nghị không phù hợp với chuyên môn

Một ngày bạn cũng chỉ có 8 giờ để làm việc tại công sở, vì thế bạn phải tận dụng tối ưu thời gian đó. Không nên quá “ôm đồm” công việc vào mình hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả giúp đỡ từ đồng nghiệp mà bạn cảm thấy điều đó không phù hợp với bạn. Nên biết nói từ chối một cách khéo léo và tế nhị nhất có thể.

Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở

Bạn chỉ nên đưa ra những tình huống trò chuyện khi cần thiết hoặc những lúc rảnh rỗi. Không quá lạm dụng chúng, đặc biệt việc tán gẫu quá nhiều sẽ làm bạn mất điểm trong mắt sếp và khiến cho đồng nghiệp ngán ngẩm. Đừng biến mình thành “bà tám” công sở trong khi bạn còn một núi công việc cần giải quyết.

Khoe khoang tiền thưởng

Hiện nay, để đảm bảo tính khách quan và công bằng với năng lực làm việc của mỗi nhân viên các công ty thường ít tiết lộ lương thực nhận và các khoản lợi nhuận khác. Việc bạn khoe khoang về lương hay tiền thưởng với đồng nghiệp sẽ khiến bạn trở nên thiếu tế nhị và tự bạn có thể cô lập bạn với mọi người.

“Nói xấu” đồng nghiệp

Đây là một trong những điều tối kỵ ở bất cứ công ty hay tổ chức nào. Nếu không hài lòng với cấp trên hay đồng nghiệp bạn nên thẳng thắn và tế nhị góp ý cùng họ. Không nên, nói xấu họ hay cố tình “chia bè kết phái” sẽ chẳng có gì hay khi bạn là người hết nói xấu người này lại chê bai người khác.

Văn hóa sử dụng điện thoại

Hãy cho đồng nghiệp thấy rằng bạn là người sử dụng công nghệ thông minh. Trước khi bước vào một cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng bạn nên tắt bớt hoặc chuyển về chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với đồng nghiệp và khách hàng mà chuông điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.

Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc.

Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả:

Cách ứng xử khéo léo

1.    Thân thiện với mọi người

Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.

Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng vậy!

2.    Giúp đỡ nhiệt tình
Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và thư giản một chút. Nhưng nếu bạn tận dụng khoảng thời gian này để giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.  

3.    Chủ động nhận việc khó
Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải quyết những công việc phức tạp.  Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc trên, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại khó. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Sếp và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần này của bạn.

4.    Cư xử lịch thiệp
Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, điện thoại gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.

Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu riêng tại bàn làm việc…

5.    Chào đón đồng nghiệp mới
Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới, đặc biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới, hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!

6.    Lắng nghe
Trong cuộc họp, bạn nghĩ rằng giải pháp của mình là tối ưu cho những khó khăn hiện tại, nhưng cũng không mất gì nếu bạn lắng nghe ý kiến của những đồng nghiệp khác trước. Hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ và những đóng góp của họ. Khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau, có thể bạn sẽ đưa ra được giải pháp sáng tạo hơn cả những gì trước đó.

7.    Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
Trong những tình huống bạn hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ; cũng như cho sếp bạn biết vai trò của họ trong dự án này. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì giúp được bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và hai bên sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Rồi ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn. Con đường đến thành công sẽ rộng mở!

Làm việc hết sức, chơi hết mình


Cách gây ấn tượng tốt noi công sở

Khi bạn đã xây dựng cho mình một thái độ làm việc nghiêm túc và mang lại những kết quả khá khả quan thì tại sao lại không cùng các đồng nghiệp mình “xả tress” nhỉ ? Bạn nên tham gia hết mình vào những hoạt động do công đoàn công ty tổ chức, chính lúc này bạn sẽ khám phá được những điều thú vị từ đồng nghiệp của mình.

Nếu bạn tạo được ấn tượng tốt với Sếp có thể bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều trọng trách hơn từ đó nâng cao lương thưởng.


1. Sử dụng đúng quy định công ty

Biết cách cư xử đúng mực nơi công sở sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với Sếp và những đồng nghiệp xung quanh. Các nội quy nơi công sở bao gồm tất cả mọi thứ từ việc sử dụng email đúng cách cho đến cần phải biết sử dụng điện thoại riêng tại văn phòng lúc nào, ở đâu, và như thế nào cho phù hợp.

2. Hãy đối mặt với những sai lầm của bản thân


3. Cần biết khi nào thì xin nghỉ ốm

Bạn có nghĩ rằng đến công sở khi bạn bị ốm thay vì phải ở nhà sẽ gây ấn tượng với Sếp? Những người sếp nhận ra rằng một nhân viên bị ốm không chỉ không làm việc hiệu quả mà anh ta/cô ta còn có thể truyền mầm bệnh sang những nhân viên khỏe mạnh khác trong văn phòng. Do đó, hãy xin nghỉ ốm khi bạn thấy cần thiết.

4. Xử lý khủng hoảng


Khi những vấn đề hay tình huống không mong muốn xảy ra nơi công sở. Ai sẽ gây ấn tượng tốt hơn với sếp? Là nhân viên nắm chặt lấy tay sếp mà không làm gì cả hay là người xắn tay lên hành động? Tất nhiên là người đưa ra ý tưởng để giải quyết khủng hoảng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

5. Biết những chủ đề nào nên tránh thảo luận

Tránh những chủ đề không thích hợp có thể sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt nơi công sở nhưng nó sẽ khiếp cho bạn tiếp tục dấn thân vào những sai lầm. Những chủ đề như chính trị, tôn giáo, các vấn đề sức khỏe hay vấn đề cá nhân có thể là những cuộc đối thoại không hay nơi công sở.

6. Quản lý thời gian hiệu quả

Khả năng hoàn thành dự án đúng thời gian quy định sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với Sếp. Bạn cần chứng tỏ khả năng quản lý quỹ thời gian hiệu quả bằng cách hoàn thành dự án đúng thời hạn, thậm chí là trước khi thời hạn kết thúc.

7. Trang phục phù hợp


Hãy tạo ấn tượng tốt nơi công sở bằng cách mặc những trang phục đứng đắn. Bạn có thể mặc những bộ trang phục trù hợp với vị trí của bạn. Nếu bạn có tham vọng trở thành một người quản lý thì trang phục cũng phải như thế.

8. Tránh xúc phạm đồng nghiệp


Hãy tạo ấn tượng tốt hoặc tránh những ấn tượng xấu bằng cách không nên làm gì khiến đồng nghiệp cảm thấy bị xúc phạm. Hãy luôn bày tỏ sự tôn trọng cá nhân đối với các đồng nghiệp. Điều cuối cuối cùng các sếp hay để ý là cách cư xử thô lỗ của những nhân viên của ông/bà ta.

9. Hiểu biết tốt về công ty tại các buổi gặp gỡ khách hàng


Bạn gây ấn tượng tốt với mọi người khi trình bày về công ty tại một buổi họp với khách hàng cũng sẽ giúp bạn tạo được ấn tượng tốt với Sếp.

Quy tắc làm việc và cách cử xử


Với người mới vào làm, tiền lương là toàn bộ những gì họ có, nếu mức lương cơ bản quá thấp thì mức lương được tăng sau này cũng sẽ hạn hẹp.

Trong quá trình làm việc có rất nhiều quy tắc và cung cách ứng xử giữa đồng nghiệp và cấp trên mà bạn phải tự mình nhận ra và có kinh nghiệm riêng cho bản thân.

1. Mới làm việc, lương bổng không quan trọng, sự nỗ lực làm việc sẽ được đáp lại bằng chế độ đãi ngộ thích đáng

Với nhân viên mới, công ty thường cho họ biết rằng tiền lương được trả hiệu suất và sự chăm chỉ làm việc của họ, tuy nhiên bạn tuyệt đối không nên tin tưởng vào điều này. Với người mới vào làm, tiền lương là toàn bộ những gì họ có, nếu mức lương cơ bản quá thấp thì mức lương được tăng sau này cũng sẽ hạn hẹp.

Ví dụ, mức lương cơ bản khi mới vào làm của bạn là 3 triệu đồng, năm thứ hai lương được tăng lên 20%( rất ít người được tăng ) tức là 3 triệu 6, đồng nghiệp vào cùng thời gian với bạn nhưng mức lương cơ bản là 3 triệu rưỡi thì năm thứ hai lương tăng lên 10%( mức tăng thông thường ) mức lượng của họ là 3 triệu 8 trăm năm mươi. Bạn đã thấy sự khác biệt chưa?

2. Người ở bộ phận nhân sự không phải là đối tượng tâm sự

Bạn cần biết rằng, bộ phận nhân sự không phải là đối tượng tâm sự của bạn, nhiệm vụ của họ là giúp đỡ nhân viên, bảo vệ lợi ích công ty. Thậm chí có người còn nói với họ suy nghĩ và thái độ của mình về sếp và đồng nghiệp. Nếu bạn thực sự không yêu thích nội dung công việc hay không biết cách cư xử với cấp trên cũng đừng nên tìm người ở bộ phận nhân sự để than phiền mà hãy trực tiếp tìm gặp và nói chuyện với sếp. Có thể họ sẽ tỏ ra động tình với bạn nhưng sau đó sẽ phản ánh lại với sếp và thông thường cấp trên không thể tha thứ cho trường hợp này của bạn.

3. Năng lực không phải là đai an toàn của bạn

Khi tuyển dụng nhân viên, công ty rất chú trọng đến năng lực của bạn và cổ vũ bạn phát huy bạn chủ động thể hiện năng lực của mình. Vì vậy, những nhân viên mới vào thường có tâm lí muốn thể hiện tài năng của mình với đồng nghiệp và cấp trên. Nhưng bạn cần chú ý là công ty và lãnh đạo muốn thấy được sự trung thành và chân thực của bạn chứ không phải chỉ là năng lực.

Khi mới vào làm hoặc được chuyển đến một vị trí mới, không nên tự cho mình là thông minh hơn người, điều thiết yếu là bạn cần làm quen với môi trường đồng nghiệp và cấp trên mới, cần biết khiêm tốn và thể hiện năng lực của mình khi quan trọng có như vậy đồng nghiệp sẽ tôn trọng bạn.

4. Phiếu thanh toán là công cụ khảo thí của công ty

Nói đến vấn đề này có thể bạn cho là thừa, nhưng thực tế đã cho thấy phiếu thanh toán sau mỗi chuyến công tác hay chi phí cho công việc chính là bản trắc nghiệm hiệu quả đánh giá sự trung thực và cho biết bạn làm việc có vì lợi ích công ty hay không.

5. Tiết lộ chuyện riêng tư khi làm việc là rất nguy hiểm

Nhịp độ làm việc căng thẳng hiện nay khiến thời gian chúng ta tiếp xúc với đồng nghiệp thậm chí còn nhiều hơn với gia đình và người thân, tình trạng này khiến bạn đôi khi không phân biệt rõ ràng tình cảm với đồng nghiệp bởi họ có thể là người chia sẻ các vấn đề khó khăn về kinh tế, con cái, gia đình với bạn, tuy nhiên bạn cần biết rằng, công việc là công việc, sự tin tưởng đồng nghiệp quá mức có thể sẽ ảnh hưởng đến vị trí công việc và sự thăng tiến của bạn.

6. Nếu bạn đối nghịch với sếp, hãy chuẩn bị tìm một công việc mới

Trong công ty, có đồng nghiệp thích bạn, nếu không có sự cổ vũ khích lệ của chàng bạn sẽ khó có cơ hội thăng tiến thậm chí mất đi công việc, và chàng chính là sếp của bạn.

Cho dù bạn không hài lòng về người sếp không thông minh và thiếu năng lực của mình, nhưng để có được vị trí như hiện tại chắc chắc anh ta có khả năng về phương diện nào dó, và nếu bạn có mâu thuẫn với công ty thì hãy nhớ rằng công ty sẽ đứng về phía sếp của bạn. Vì vậy cho dù sếp của bạn có ra sao nếu bạn muốn tiếp tục làm việc thì bạn cần phối hợp với sếp, đó cũng là cơ hội để bạn thăng tiến.

7. Dùng hòm thư công ty để làm việc riêng

Nếu bạn sử dụng hòm thư công ty để làm việc riêng và bị sếp biết được, điều này thật tệ hại. Nhiều người không hề biết rằng công ty hoặc sếp có thể đọc được thư của bạn và thường thì công ty sẽ không cho bạn bất cứ cảnh cáo, vì vậy bạn nên hết sức chú ý khi sử dụng email vào việc riêng hay dùng chúng để bàn tán về cấp trên hay chính sách của công ty.

- Khi dùng hòm thư của công ty hãy tưởng tượng đang có người xem bức thư này.

- Thư điện tử sẽ luôn được giữ trong bộ phận máy phục vụ của công ty cho dù bạn đã xóa nó hay chưa.

- Suy nghĩ thận trọng trước khi gửi thư bởi đôi khi những bức thư có nhắc đến các vấn đề nhạy cảm của công ty sẽ là bằng chứng bất lợi cho bạn sau này.

8. Công ty sẽ tăng lương nếu bạn làm việc chăm chỉ? Đương nhiên là không trừ phi bạn có ý kiến!

Đây là vấn đề mà công ty và nhân viên thường khó có tiếng nói chung, bởi rất nhiều người không thỏa mãn với mức lương hiện tại của mình. Vậy nên giải quyết vấn đề này như thế nào? Đợi công ty tăng lương cho bạn, rất có thể nhưng mức độ tăng thường kém xa con số bạn mong muốn.

Nếu muốn tăng lương, trước hết bạn cần nắm rõ giá trị của bản thân và đứng ở góc độ của công ty để nhận định về vấn đề này, nếu công ty cho rằng bạn chưa đáp ứng được yêu cầu thì tốt nhất bạn nên từ bỏ ý định này. Điều bạn cần làm:

- Chứng minh giá trị của mình

- Nêu yêu cầu tăng lương

- Không nên tăng áp lực cho cấp trên

- Không nên trách móc cho dù kết quả không như bạn mong đợi. Nếu bạn vẫn muốn tiếp tục công việc hiện tại, hãy cố gắng cho cơ hội lần sau.

9. Đã yêu cầu tăng lương, vậy thăng chức thì sao? Đương nhiên là không, hãy cẩn thận với phát ngôn của mình

Có thể yêu cầu tăng lương là điều không quá đáng nhưng với yêu cầu thăng cấp thì bạn hãy liệu chừng. Sự thăng chức không phải là điều bạn muốn là được mà cần trải qua quá trình suy xét cẩn trọng từ cấp trên.

Nếu sếp cảm thấy bạn chưa đủ khả năng để quản lí lãnh đạo người khác thì yêu cầu của bạn sẽ gây mất thiện cảm với sếp và bạn dễ bị cho là người coi lợi ích cá nhân quan trọng hơn lợi ích chung của công ty.

Yếu tố quyết định sự thăng tiến ngoài năng lực nghiệp vụ, thành tích còn bao gồm nhiều yếu tố khác như khả năng lãnh đạo, tổ chức, sự trung thành với công ty và khả năng thuyết phục người khác. Dĩ nhiên không phải là bạn ngồi đợi để được sếp đề bạt, mà hãy chủ động tiếp nhận những công việc quan trọng, nắm vững cơ hội thể hiện khả năng của mình.

10. Nếu thay đổi cấp trên, hãy phối hợp với họ

Sự biến động nhân sự giữa các cấp lãnh đạo là điều thường gặp trong mỗi công ty do đó bạn cần sẵn sàng để tiếp nhận người cấp trên mới của mình, đặc biệt là khi quan hệ của bạn với người sếp cũ khá tốt.

Thông thường nhân viên luôn mong muốn người sếp mới sẽ thích ứng với phương thức làm việc vốn có của bộ phận, nhưng điều này rất khó xảy ra, bởi họ thường tiến hành thay đổi cách làm việc trước kia phù hợp với yêu cầu của mình. Trong tình huống này bạn cần phối hợp tích cực với sếp, nếu có ý kiến hãy đưa ra trong thời điểm thích hợp, như vậy bạn đã tạo được ấn tượng tốt với sếp. Là người mới có những chỗ sếp chưa hoàn toàn nắm bắt được tình hình trong bộ phận, hãy trả lời trung thực khi được sếp hỏi, không nên đưa ra ý kiến riêng của hình hay mặt trái thông tin, bạn cần để sếp tự đưa ra quyết định thông qua thực tế. Rất có thể đây là cái bẫy kiểm tra sự trung thực và ý kiến thật của bạn về đồng nghiệp và tình hình công ty.

11. Nếu muốn trở thành nhân viên trụ lực của công ty, hãy tránh xa câu nói “Tôi không làm được ”, ngược lại hãy chủ động trong mọi việc

Khi giao việc cho bạn, sếp đã suy xét khả năng hoàn thành công việc của bạn, do vậy không nên dùng cách trả lời “không” với công việc đó, cho dù nhiệm vụ này tương đối khó và bạn có thể sẽ không hoàn thành nó. Hãy nói với sếp rằng dù công việc có chút khó khăn nhưng bạn sẽ cố gắng hoàn thành nó, và sau đó hãy dành toàn bộ thời gian để giải quyết công việc, nếu trong quá trình làm phát hiện mình thực sự không đủ khả năng để hoàn thành hãy báo cáo lại với sếp trong thời gian sớm nhất ( không nên đến trước ngày phải giao nộp mới trả lời, sếp rất ghét những người như vậy), và sếp sẽ có nhiều thời gian để sắp xếp hơn.

12. Muốn thể hiện mình nổi trội hơn đồng nghiệp khác, hãy để sếp hài lòng 150% về bạn

Một trong những bí quyết thành công chính là không bao giờ chỉ làm những việc mà sếp giao. Nếu bạn chỉ thụ động chờ đợi được giao và hoàn thành công việc thì cơ hội thăng tiến của bạn là bằng không. Khi được nhận được công việc, ngoài nhiệm vụ được giao bạn nên đưa ra ý kiến chủ động của riêng mình với thái độ vì công việc 150%.

13. Ngay cả khi công ty chấp nhận tự do ngôn luận, bạn hãy chú ý đến từng lời nói của mình

Ngay cả khi được mớm lời khi tự do ngôn luận bạn cũng cần chú ý đền ngôn từ của mình, đặc biệt là với chính sách, môi trường và chế độ của công ty. Không nên bày tỏ sự bất mãn của mình trước mặt đồng nghiệp khác, bởi đó có thể là cơ hội để họ mách lẻo với cấp trên về bạn.

14. Bàn làm việc của bạn có chuyên nghiệp hóa?

Bạn cần biết rằng cách bài trí bàn lầm việc thể hiện thẩm mỹ, giá trị của bạn vì vậy hãy để bàn làm việc trở nên chuyên nghiệp hơn.

- Tránh bừa bộn, đặt mọi thứ văn kiện giấy tờ lên bàn.

- Không nên quá ngăn nắp, nếu bàn làm việc của quá gọn gàng ngăn nắp và không có mấy giấu tờ, người khác sẽ cho rằng bạn là kẻ ăn không ngồi rồi.

- Không nên bày trí nhiều đồ trang trí.

- Không bày đặt sách hoặc truyện không liên quan đến nghiệp vụ và công việc.

15. Kết quả kiểm tra nghiệp vụ không tương ứng với khả năng nghiệp vụ của bạn? Hãy nhớ rằng, nghiệp vụ cũng cần được tuyên quảng cáo

Hằng năm công ty tiến hành kiểm tra nghiệp vụ 1-2 lần để quyết định tiền thưởng, tăng lương cho bạn, nhưng nhiều người cũng phát hiện kết quả của những cuộc kiểm tra không phản ảnh thực lực của họ. Bạn cần nhớ rằng, không ai chú ý đến chủ kiến của bạn, quan trọng là cấp trên phán đoán khả năng nghiệp vụ của bạn như thế nào?

Trong trường hợp này bạn nên:

- Thường xuyên nói chuyện với cấp trên: điều này đặc biết quan trọng, giúp bạn nắm được điều sếp nghĩ và mong muốn từ bạn. Nếu muốn được sự đánh giá tốt, bạn cần thỏa mãn được yêu cầu của sếp

- Quảng cáo cho thành tích nghiệp vụ của mình: lập bảng liệt kê công việc mình đã và đang làm, báo cáo với sếp, rất có thể sếp sẽ lấy đó là tài liệu tham khảo khi tiến hành đáng giá.

- Ngay cả khi nhận được đánh giá không tốt, bạn cũng không nên tỏ ra bất mãn. Bởi sếp làm như vậy là có lí do riêng của mình và có quyền đưa ra đánh giá. Điều bạn cần làm là khiến sếp nói ra ý kiến của mình về bạn từ đó tìm cách cải thiện.

16. Nếu sự quan tâm của bạn với đồng nghiệp không được xuất phát từ sự chân thành thì bạn đã mất đi sự tôn trọng của người khác

Có những người không bao giờ từ chối sự nhờ vả của người khác, đặc biệt là nhân viên mới, bởi họ muốn lấy lòng đồng nghiệp. Tuy nhiên bạn không nên nhầm lẫn điều này với sự khiêm tốn. Nếu bạn luôn sẵn sàng làm theo lời người khác mà không có chủ kiến của chính mình là lúc bạn mất đi sự tôn trọng từ đồng nghiệp.

Điều này tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại khá khó khăn khi thực hiện. Đôi khi bạn cần làm vui lòng người khác, khi là việc quan trọng hoặc liên quan đến nghiệp vụ bạn cần có chủ kiến của riêng mình.

17. Không nên che dấu lỗi sai của bản thân

Khi pham lỗi con người thường có tâm lí che giấu lỗi lầm của mình nếu không bị người khác phát hiện. Nếu bạn mắc lỗi trong công việc, cần chú ý rằng nếu lỗi của bạn liên quan đến đồng nghiệp và cấp trên thì nhất định không được che giấu, bởi có thể sự che giấu sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng, ngay cả khi lỗi này rất nhỏ bạn cũng nên báo cáo với người phụ trách hoặc người có liên quan.

18. Hãy chú ý khi cần nghỉ phép hay nghỉ dưỡng thai

Nghỉ phép và nghỉ đẻ là chế độ phúc lợi đảm bảo quyền lợi của người lao động, tuy nhiên bạn cũng cần chú ý bởi đôi khi tình huống này sẽ đưa bạn vào tình thế khó khăn.

Làm thế nào để đối phó với tình huống này?

- Thường xuyên liên lạc với cấp trên và đồng nghiệp, để họ biết được tình hình của bạn và thông qua nói chuyện bạn cũng nắm được tình hình công việc, nếu có thể bạn hãy đưa ra những ý kiến đóng góp, nhưng nhất định phải để sếp biết được sự nhiệt tình của bạn.

- Không nên bỏ quên nghiệp vụ và ngoại ngữ ( nếu cần ). Do thời gian ngừng làm việc kéo dài khiến cảm giác với công việc bị hạ thấp, vì vậy bạn đừng quên bồi dưỡng kiến thức về nghiệp vụ và công việc sẵn sàng khi trở lại làm việc.

19. Luật lao động chưa chắc đã bảo vệ được bạn

Nhiều người lao động cho rằng cùng với sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, sự sửa đổi của luật lao động sẽ đảm bảo được công việc của bạn, tuy nhiên bạn nên biết rằng nội bộ trong và ngoài công ty luôn biết lợi dụng cơ hội “lách” luật để bảo vệ lợi ích công ty.

Hơn nữa khi công ty không còn muốn tuyển dụng bạn sẽ thông qua những biên pháp khiến bạn chủ động xin nghỉ việc, ví dụ giao cho bạn công việc bạn không thể haonf thành thái độ lạnh nhạt từ cấp trên khiến bạn không thể chấp nhận. Nếu rơi vào tình trạng này, là lúc bạn nên lập kế hoạch mới cho sự nghiệp và tìm công việc khác cho mình.

20. Chủ động là điều quan trọng nhất

Sự chủ động trong công việc không những giúp bạn khẳng định được vị trí của mình, nâng cao sự tự tin và sự tín nhiệm với cấp trên.


Ứng xử với đồng nghiệp


Xung đột nơi công sở là vấn đề khá phổ biến hiện nay và việc giải quyết quả thực không hề đơn giản. Tuy nhiên, "phòng bệnh hơn chữa bệnh", việc sống hòa đồng, thân thiện với đồng nghiệp sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc hóa giải xung đột đã xảy ra. Những lời khuyên sau sẽ giúp bạn sáng suốt và khéo léo hơn trong cách ứng xử với đồng nghiệp trong công sở để hạn chế bất hòa.

- Giải quyết xung đột

Khi chẳng may có xung đột xảy ra, bạn hãy cố gắng giải quyết tình hình ổn thỏa một cách nhanh chóng. Mọi việc sẽ càng đi xa nếu bạn không giữ được bình tĩnh.

Bởi thế, tốt nhất là hãy ngồi lại cùng nhau trong một cuộc họp ngắn gọn, để cùng tìm ra hướng giải quyết. Cố gắng bỏ qua mọi chuyện và cùng bắt tay nhau hợp tác trong tương lai.

Đời sống công sở phức tạp và không thể tránh khỏi những xung đột. Vì thế, sẽ rất ngây thơ nếu cứ nghĩ rằng, bạn luôn gặp suôn sẻ trong tất cả các mối quan hệ, không gặp bất cứ trục trặc gì với đồng nghiệp. Công sở luôn tồn tại nhiều kiểu người, kể cả những thành phần khó tính, khiếm nhã, bảo thủ... và trong những tình huống không thể hòa giải, hãy nhờ đến quản lý để được tư vấn, giúp đỡ.

Khéo léo trong ứng xử với đồng nghiệp

- Đặt mình vào vị trí của người khác

Chú ý đến phong cách, tác phong làm việc của đồng nghiệp có thể giúp bạn cộng tác với họ hiệu quả hơn. Ngoài việc chú ý đến sở thích, cách chọn trang phục, đầu tóc, giày dép..., bạn nên cố gắng tìm hiểu xem họ có áp lực gì phải đối mặt. Sự tìm hiểu ấy giúp bạn cảm thông và khoan dung hơn với đồng nghiệp, và tránh được xung đột xảy ra.

- Đừng đưa ra những giả thiết tồi tệ

Nếu đồng nghiệp không đưa tài liệu cho bạn kịp giờ, có thể khiến công việc bị đình trệ, thậm chí là phá hỏng những hợp đồng đã có kế hoạch từ trước. Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra nhưng khi nói với đồng nghiệp, đừng nên chỉ đưa ra những giả thiết tồi tệ. Điều đó khiến họ bị ức chế bởi cảm giác bị áp đặt và dọa dẫm.

Với công việc, hãy dành thái độ khách quan và trung lập, đừng để những tình cảm riêng tư hay vấn đề cá nhân chi phối. Mọi lúc mọi nơi, bạn nên có cách nói dễ chịu để người kia thoải mái làm việc.

- Chấp nhận thiếu sót của mọi người

Nếu cứ chăm chăm vào khuyết điểm của mọi người để mà soi mói, chỉ trích thì xung đột chỉ càng thêm gay gắt. Những người cầu toàn vẫn thường để ý cả những điều nhỏ nhặt, không hoàn hảo ở người khác.

Không ai là không có khuyết điểm, điều quan trọng là đối diện với chúng như thế nào. Tốt nhất là nên tận dụng thế mạnh của người này hỗ trợ cho điểm yếu của người khác để tạo nên hiệu quả tốt nhất, thay vì cứ ngồi phê bình lỗi của nhau.

- Công bố thông tin rõ ràng

Sự hiểu nhầm thường là nguồn gốc của những xung đột căng thẳng. Người này nắm được thông tin này, người kia nghe thông tin khác, nhiều điểm không thống nhất khiến họ bất đồng quan điểm rồi dẫn đến xung đột.

Bởi vậy, mọi việc nên được nêu rõ trong một cuộc họp có đầy đủ mọi người. Từ việc phân công trách nhiệm, phần việc, vị trí... nên công khai một cách rõ ràng, tránh nhầm lẫn và hiểu sai vấn đề.

- Không chỉ trích gay gắt

Khi có vấn đề xảy ra, thay vì đổ lỗi quanh co, hãy góp ý với đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng, hòa bình và mang tính xây dựng. Bạn hãy chú ý đến lời nói và cách bạn nói với đồng nghiệp.

Khi phản đối quan điểm, ý kiến của đồng nghiệp, nếu chỉ có chỉ trích và bực bội thì sự góp ý đó sẽ không có tác dụng. Đơn giản, bạn nói rằng "Chúng tôi muốn xem thêm một cách tiếp cận khác vì những lý do sau..." sẽ dễ nghe hơn rất nhiều so với việc chê bai "ý kiến của bạn không hợp lý, không thực hiện được...". Đó chỉ là một ví dụ, và bạn sẽ thấy, đời sống công sở luôn có nhiều tình huống như thế. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa đã nói "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Muốn giữ hòa khí với đồng nghiệp, tránh những xung đột không đáng có, bạn cũng nên "giữ lời"



THAM KHẢO THÊM: Những cách ứng xử nơi công sở “kìm hãm” sự nghiệp của bạn


 Ngoài kinh nghiệm và kỹ năng làm việc cần phải trau dồi thường xuyên, bạn còn phải học cách ứng xử thật chuyên nghiệp nơi công sở. Tất cả những yếu tố này sẽ là chiếc chìa khóa giúp bạn mở được cánh cửa thành công trong sự nghiệp. Hãy tham khảo một số quy tắc công sở cần tránh dưới đây để giúp bạn tiến gần hơn đến mục tiêu “thăng tiến” của mình nhé.

1. Coi đồng nghiệp như “người vô hình”

Nói chuyện điện thoại cá nhân một cách vô tư trong giờ làm việc, không giữ ý khi nói chuyện hoặc cười quá to, thậm chí nhận xét về đồng nghiệp một cách thẳng thắn mà không quan tâm đến cảm xúc của họ là những cách cư xử không chuyên nghiệp trong công sở mà bạn nên tránh.

Bạn cần thật sự đặt địa vị mình vào vị trí của đồng nghiệp. Khi họ làm tốt công việc hãy dành tặng họ một lời khen, nếu họ gặp khó khăn trong công việc hãy giúp đỡ. Tránh trường hợp đem những điểm xấu, điểm yếu của họ ra bàn luận. Đồng thời nên có thái độ làm việc chuyên nghiệp để tránh ảnh hưởng đến các đồng nghiệp khác.

2. Luôn nói “Không” với tất cả mọi việc

Từ chối giúp đỡ đồng nghiệp, tìm mọi cách thoái thác các công việc mà sếp giao, không có bất cứ phản ứng nào trước những vấn đề bất ngờ xảy ra với công ty sẽ khiến bạn trở thành một con người thiếu nhiệt tình và đam mê với công việc. Và chắc chắn sẽ không có vị sếp nào muốn thăng chức cho một nhân viên chỉ  làm hết trách nhiệm và ra về đúng giờ.

Nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao là điều mà bất cứ vị sếp nào cũng hoan nghênh. Nhưng nếu chỉ như vậy thôi thì chưa đủ. Bạn cần phải quan tâm đến những dự án mới ở công ty, những công việc cần chuyên môn cao mà bạn hoàn toàn có thể đảm trách hoặc đưa ra những ý tưởng hữu ích. Khi làm được điều này, bạn không chỉ chứng tỏ cho sếp của mình thấy được sự nhiệt tình, hết lòng vì công việc mà còn chứng minh khả năng làm việc của bạn. Việc bạn được thăng chức chỉ còn phụ thuộc vào thời gian.

3.    Không chú ý đến ngoại hình

Là một nhân viên xuất sắc, bạn không chỉ có khả năng hoàn thành công việc một cách hoàn hảo mà còn có khả năng lãnh đạo tuyệt vời. Nhưng tất cả những yếu tố đó vẫn chưa thể giúp bạn thăng tiến nếu bạn không biết “ăn mặc”.

Trang phục không chỉ giúp bạn tôn lên vẻ đẹp mà còn thể hiện được vị trí của bạn so với đồng nghiệp. Đó có thể là những trang phục thể hiện cá tính riêng biệt của mình, trang trọng và lịch sự. Bạn cũng không nên thể hiện sự phá cách quá mức so với các đồng nghiệp. Nếu công ty yêu cầu nhân viên mặc trang phục công sở, bạn hãy chọn những bộ quần áo công sở hợp mốt, hợp thời trang. Còn trong trường hợp, công ty cho phép mặc tự do, bạn có thể mặc theo phong cách của mình. Nhưng tránh trường hợp đến công ty với một chiếc áo sơ mi nhăn nhúm hay một chiếc quần bò chắp vá như thể bạn là một ca sỹ hát nhạc Rock.
 
4. Luôn tỏ ra bận rộn và không ngừng than vãn

Công việc bạn được giao phải hoàn thành trong 8 tiếng mỗi ngày có thể đôi khi trở nên quá tải. Nhưng cho dù bạn có thể phải làm đêm, làm vào những ngày cuối tuần hay kì nghỉ thì cũng đừng cho ai biết. Hãy để đồng nghiệp thấy bạn là một người thảnh thơi, ung dung và sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mới trong công việc.

Tuy nhiên khi làm được điều này, bạn phải là người có khả năng hoàn thành tốt công việc của mình. Hãy thường xuyên tích lỹ kinh nghiệm, tìm tòi thêm những kỹ năng, kiến thức mới.

hông ai là không mắc sai lầm và khi bạn mắc sai lầm không thể trách nơi làm việc thì hãy đối mặt với nó. Đừng lờ đi những sai sót đó hay đổ lỗi cho người khác. Hãy nhận trách nhiệm và đưa ra các biện pháp để sửa sai. Sếp bạn có thể sẽ không hài lòng về điều đó nhưng ít nhất là họ cũng sẽ ấn tượng với cách xử lý của bạn.



Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Nghệ thuật ứng xử với cấp dưới
Ứng xử trong khi phỏng vấn thế nào là "chuẩn" nhất -
Xây dựng mối quan hệ trong công sở -
Xây dựng mối quan hệ trong công sở -
Giao tiếp với đồng nghiệp như thế nào
Cư xử với gia đình vợ như thế nào?
Cách ứng xử trong giao tiếp tạo sự thân thiện khéo léo




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý