Cách nói chuyện lưu loát hấp dẫn cho bạn luôn tự tin khi giao tiếp. Chúng ta thường cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp và biểu hiện trước đám đông khi lo lắng về chuyện thiếu hụt của mình rồi so sánh với người khác, dẫn đến mặc cảm, trở nên rụt rè, “ít nói” hơn. Lại cũng có người tự tin nhưng vì bản tính ít nói nên cũng ngại giao tiếp, vậy làm cách nào để việc nói trước đám đông, đi phỏng vấn xin việc, kết bạn, tỏ tình… trở nên dễ dàng hơn?
CÁCH NÓI CHUYỆN LƯU LOÁT CHO BẠN TỰ TIN TRONG GIAO TIẾP
Bày mình cách đọc tốt, lưu loát trước đông người?
75% nhân loại, như vậy đủ thấy trình độ và khả năng hùng biện kém là bình thường với mọi người.
Nhưng, nếu hùng biện và giao tiếp là cần câu cơm thì kiểu gì cũng phải tập cho thành công.
Có mấy điều cần lưu ý khi muốn nói lưu loát:
1-Về mặt tâm lý: Ngôn ngữ là cái vỏ của tư duy, tư duy rành mạch rõ ràng, khúc chiết thì ngôn ngữ cũng rành mạch, gọn gàng. Hồi đi học, mình thấy mắc cười nhất là gặp mấy thày cô với học vị Tiến sĩ, mà vào giảng bài thì mồm cứ dính cả lại như đang ngậm kẹo dừa Bến Tre. Rồi lại chống chế rằng, tư duy tốt nhưng khả năng sư phạm có hạn, thật là hài vãi một số thứ…. Sau điều tra ra mới biết, toàn Tiến sĩ Việt Nam (loại Tiến sĩ mà biếu tiền hội đồng để bỏ phiếu ấy mà). Muốn nói lưu loát và thuyết phục, trước hết phải có hiểu biết sâu rộng về vấn đề định nói. Hiểu sâu biết rộng thì sẽ tự tin. Mà tự tin thì nói với mọi người như nói với lũ đàn em, chả có gì mà phải sợ, phải lúng túng.
2-Về mặt cấu trúc vật lý của miệng: Có một sô người có cấu trúc miệng và cơ quan phát âm không hoàn hảo (ngắn lưỡi, dây thanh không cân đối hoặc bị teo, hở hàm ếch hoặc sứt răng…) sẽ làm khó khăn khi giao tiếp. Trong trường hợp này, có thể luyện tập để khác phục. Socrates khi xưa nổi tiếng Hy-Lạp là triết gia hùng biện, vốn cũng là tay ngắn lưỡi. Nhờ kiên trì ngậm mấy viên kẹo cứng trong mồm, đứng trước biển ầm ào tập nói, đến khi kẹo tan hết thì nghỉ…. Vậy mà sau trở thành người có giọng nói trầm vang hấp dẫn nhất thành Athène.
3-Với những người tư duy chậm, nên tập kiểu nói chậm nhưng rành mạch, dứt khoát từng tiếng một, kèm theo sắc thái biểu cảm của nét mặt và ngôn ngữ cơ thể, điều đó sẽ làm cử tọa rất ấn tượng… kiểu nói này giống các lãnh tụ Đảng và Nhà nước.
Rèn luyện để nói lưu loát hơn
Cách giao tiếp cho người rụt rè, ít nói
Có những trường hợp phải giao tiếp như: đi dự sinh nhật một người bạn hoặc đến dự một đám cưới chẳng hạn, ngẫu nhiên bạn bị chủ nhà xếp đặt ngồi cạnh một người lạ, chưa gặp lần nào. Sau vài câu chào hỏi xã giao, nếu bạn cứ ngồi ngây ra, họ hỏi câu gì trả lời câu ấy, không ai hỏi… thì thôi, bạn sẽ trở thành một người ít nói, khó gần, có thể bị xem là "cù lần" hoặc "khinh khỉnh". Nhưng muốn nói chuyện, lại không biết nói chuyện gì. Bạn đã rơi vào trường hợp như vậy chưa? (Hình: Man Alone at a Party/Troy Blum/-realstudio)
Theo các nhà tâm lý, tính rụt rè, có thể làm cho bạn được thương mến, nhưng không thể mang đến thành công cho bạn trong cuộc sống lẫn tình yêu. Những người rụt rè khó thích nghi với xã hội và trong bất kỳ mối quan hệ giao tiếp nào họ đều cảm thấy ngại ngần và vì thế họ không thể giải quyết tốt các cuộc xung đột đơn giản hàng ngày. Để không rụt rè, trở nên tự tin hơn trong giao tiếp, xin giúp bạn vài "mẹo” sau:
- Hình dung trước khi thực hiện: Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?
- Tập nói chuyện phiếm: Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.
- Thái độ chân thành: Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”
– Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen: Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…
Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.
Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.
- Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác: Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn,bạn sẽ khó mà thành công.
Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.
Tóm lại, hai trong những năng lực cần nhất để thành công là sáng tạo và giao tiếp. Là người hướng nội, dù có là rụt rè, ít nói, nhưng năng lực suy ngẫm, sáng tạo có thể đã có trong bạn. Vấn đề còn lại là trau dồi kỹ năng giao tiếp. Thực hành theo những nguyên tắc trên giúp bạn ươm mầm và phát triển kỹ năng giao tiếp. Đó là cách thức tuyệt vời để bạn thử nghiệm năng lực cũng như luôn sẵn sàng cho việc giao tiếp với mọi người, không chỉ người thân quen mà cả những người mới, cả những người bình thường và những người “quan trọng”. Chúc bạn thành công.
THAM KHẢO THÊM:
Cách nói chuyện để hấp dẫn phái đẹp
Những câu hỏi dồn dập khiến nàng thấy tẻ nhạt và ngán ngẩm. Hãy học cách nói chuyện để nàng hứng thú và bị hút về phía bạn.
|
Những câu hỏi ngắn và nhanh về cuộc đời cô ấy (“Em học trường nào?, Quê em ở đâu?”, “Em làm nghề gì?”) sẽ chẳng dẫn đến đâu cả, và thường khiến cho người phụ nữ chán nản và chuyển chủ đề.
Thay vì tự rơi vào cái bẫy của chính mình, hãy nhớ 6 chủ đề sau để làm giảm sự im lặng đến mức tối thiểu, trong khi tăng sự thú vị của cuộc nói chuyện lên tối đa.
1. Nói về đam mê của bạn
Đẩy câu chuyện theo chiều hướng về đam mê của bạn là cách tốt nhất để giữ nó tiếp tục. Thay vì nghĩ quá nhiều về việc giữ cho câu chuyện không bị đứt quãng, bạn có thể vui vẻ và thể hiện sự hứng thú của mình với về chủ đề đó. Nó sẽ không chỉ cho thấy sự thông minh của bạn - bạn đang nói về sở trường của mình mà còn cho cô ấy thấy một chút về tình cảm cùng niềm đam mê của bạn. Phụ nữ luôn tìm những điều này trong một người đàn ông.
Tương tự như vậy, nếu người phụ nữ bắt đầu nói về đam mê của cô ấy, hãy hỏi sâu hơn về chủ đề đó, kể cả khi nó không phải là điều bạn quan tâm. Nó sẽ khiến cô ấy cảm thấy hứng thú khi nói chuyện với bạn (điều này không bao giờ tệ) và cho cô ấy cơ hội nói về bản thân mình, cung cấp thông tin cho bạn khai thác về sau.
2. Xem xét xung quanh
Hãy nhìn mọi người xung quanh ở nơi mà bạn đang ngồi với cô ấy và... bịa ra những câu chuyện về họ. Nó sẽ thể hiện sự sáng tạo, dí dỏm của bạn, và giúp bạn đánh giá sự hài hước của cô ấy, và làm cho các câu chuyện về sau trở nên trôi chảy hơn.
3. Quá khứ của bạn
Thời trẻ con là một khoảng thời gian luôn gắn bó với tất cả mọi người, và chúng ta có thể dễ dàng liên tưởng với chính bản thân mình, vì vậy việc nói về các kinh nghiệm trong quá khứ sẽ không chỉ cho cô ấy một góc nhìn vào tâm hồn bạn, mà còn khiến cô ấy nhớ đến những kỷ niệm ấu thơ của mình. Hãy đi sâu vào chủ đề này để mở rộng cuộc trò chuyện.
4. Du lịch
Trong khi mọi người đều thích nói về du lịch, điều quan trọng cần nhớ ở đây là bạn phải làm cách nào để khiến cô ấy nói về điều đó chứ không chỉ mình bạn “độc thoại”. Bạn sẽ không muốn mình trông như đang thể hiện hoặc đang cố gắng quá mức. Thay vào đó, hãy sử dụng việc này như một cơ hội để biết thêm về những tình cảm, niềm tin và các khía cạnh khác của cô ấy.
5. Phân tích bản thân
Khi nói về bất cứ thứ gì, cho dù là về đam mê hay tuổi thơ, hãy cho thêm một câu chuyện mà bạn “có thể học hỏi một điều gì từ đó”. Đây lại là một cơ hội để bạn cho thấy sự sâu sắc trong suy nghĩ của mình, thêm một lớp nội dung cho những câu truyện hiện tại và là lời mở đầu cho vô số chủ để khác để bàn luận.
6. Văn hóa xã hội
Để tránh cuộc hội thoại rơi vào sự im lặng và thiếu thoải mái hay trở thành một cuộc hỏi cung, hãy nói về những sự kiện đang diễn ra vào thời điểm đó. Nhưng tránh nói về nó quá lâu, không thì cô ấy sẽ trở nên chán với câu chuyện và, tồi tệ hơn, chán cả với bạn nữa
Học cách hài hước để trở thành người phụ nữ hấp dẫn hơn
Hài hước có thể cho là một năng khiếu bẩm sinh, tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể học hỏi và dần trau dồi để bản thân mình trở nên vui tính hơn. Bạn biết đấy, những người hài hước, vui vẻ lúc nào cũng được mọi người yêu thích mà!
Người hài hước không có nghĩa là lúc nào cũng cười cợt, đùa giỡn trong tất cả mọi chuyện; và vui tính không phải là bạn lúc nào cũng cư xử như một chú hề để chọc cười những người xung quanh. Để có được sự hài hước đúng nghĩa, bạn cần phải thật sự cảm nhận được niềm vui trong tim, kết hợp dùng từ ngữ, ngữ điệu, điệu bộ… trong những hoàn cảnh thích hợp để tạo nên sự vui vẻ và tiếng cười một cách khéo léo nhất.
Ảnh: Getty Images
Làm sao để trở nên vui tính hơn?
Trở thành một người vui tính hơn cũng có nghĩa là bạn sẽ có thể trở thành một người hấp dẫn hơn. Nếu bạn là một người không vui tính là mấy nhưng muốn thay đổi để trở nên hài hước hơn, có hai điều bạn cần ghi nhớ. Một là, bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, cho nên đừng quá thất vọng hay buồn phiền khi ai đó không hưởng ứng câu đùa của bạn. Hai là, muốn trở nên hài hước thì bạn cần có sự luyện tập mỗi ngày.Để bắt đầu “tu luyện” thành con người hài hước, bạn cần phải thay đổi cách nhìn nhận thế giới xung quanh. Bạn không nên quá tiêu cực hoặc chán nản, hãy cố gắng tham gia vào nhịp câu chuyện cùng mọi người nếu có thế.
Người vui vẻ, hài hước là những người luôn gây được cảm tình và ấn tượng rất đáng nhớ. Họ có một cuộc sống tốt hơn bởi có rất nhiều người bạn thân thiết và được người xung quanh quý mến. Tất cả mọi người, ngay cả bạn cũng thế, chẳng phải là thường sẽ dễ dàng kết thân với những con người như vậy hơn, phải không?
Ảnh: Getty Images
9 lời khuyên để bạn trở nên vui tính hơn
Hãy suy nghĩ tích cực
Nghệ thuật của sự hài hước luôn bắt nguồn từ những suy nghĩ tích cực. Bạn cần phải trở nên lạc quan hơn khi nhìn vào cuộc sống, cố gắng luôn nhìn vào mặt tốt của mọi vấn đề. Khi gặp một vấn đề đau đầu, hoặc trong những hoàn cảnh khó khăn, khó xử… chỉ cần bạn ứng biến một chút, cố gắng tìm những điểm thú vị, vui vẻ hơn trong vấn đề, nhìn vào mặt tích cực và bạn hoàn toàn có thể thấy nhẹ nhõm hơn, thậm chí có thể đặt trò cười về vấn đề đó.
Tiếng cười vui vẻ
Một người có một giọng cười thật sảng khoái, hoặc một nụ cười thân thiện dễ chịu trên gương mặt có thể khiến những người tiếp xúc, cho dù mới gặp thoáng qua, có cảm giác thoải mái, dễ gần, và mang ấn tượng về một người vui tính mà họ sẽ muốn làm bạn. Nếu bạn muốn trở thành người vui tính hơn, bạn nên bắt đầu tập dần với tiếng cười và biểu hiện vui vẻ của mình nhé!
Những người bạn xung quanh
Hãy dành nhiều thời gian cho bạn bè, đồng nghiệp, hoặc gặp gỡ những người mới, những người có thể mang đến những giây phút thoải mái cùng những tràng cười “vỡ bụng”. Khi bạn tiếp xúc nhiều với những người vui vẻ, thích cười đùa, bạn cũng sẽ dần dà học được cách xử lí tình huống gây cười và những trò hài hước thú vị.
Phim hài
Đôi khi trong những tiểu phẩm kịch hài, phim hài, truyện cười… bạn cũng có thể bắt gặp được những chi tiết hay ho có thể áp dụng được trong thực tế. Cũng giống như khi bạn đọc sách để nâng cao tri thức, học cách làm giàu, thì việc xem những chương trình truyền hình, kịch, hay phim ảnh hài hước cũng có thể giúp bạn trở thành con người vui vẻ, hạnh phúc hơn. Hơn thế nữa, sự hài hước không chỉ thể hiện ở nội dung câu chuyện mà còn có sự phối hợp nhuần nhuyễn của những cử chỉ, điệu bộ, giọng nói góp phần cho câu chuyện trở nên hấp dẫn và buồn cười hơn. Và điều này, bạn hoàn toàn có thể quan sát qua phim ảnh hay sân khấu kịch!
Ảnh: Getty Images
Trở nên tinh nghịch
Những người vui tính luôn có một chút gì đó tinh nghịch trong người. Họ thích chọc ghẹo người khác và thoải mái cười thật lớn khi phát hiện ra điều gì buồn cười. Những người tinh nghịch luôn có thể suy diễn hoặc nắm bắt rất nhanh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của câu chuyện. Đừng quá cứng nhắc, hãy suy nghĩ thoáng hơn để có thể nhìn thấy được niềm vui trong mỗi vấn đề hoặc câu chuyện bạn tiếp nhận.
Tự tin
Không phải ai cũng dễ dàng thể hiện được sự hài hước và bản thân mỗi người cần phải tự tin để có thể tạo hiệu quả cho sự hài hước đó của mình. Càng tự tin thì sự vui vẻ càng được đẩy lên đỉnh cao.
Một chút bí ẩn
Trở thành một người vui vẻ không phải lúc nào bạn cũng phải thể hiện ra ngoài mặt. Nhiều lúc chỉ cần bạn nhếch một nụ cười bí hiểm thôi là mọi người có thể đã cười ngặt nghẽo rồi bởi vì họ cho rằng bạn đang có những câu gì đó rất hài ở trong đầu.
Hiểu rõ câu đùa
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần có sự hiểu biết, nhanh nhạy, nắm bắt thông tin từ thế giới xung quanh. Một người vui tính có thể khiến người khác cười bởi họ làm chủ được câu chuyện, hiểu rõ về vấn đề họ đang nói đến và biến tấu đi để tạo thành câu chuyện hài hước thú vị.
Hãy là chính mình
Để có một cuộc sống vui vẻ và tràn ngập tiếng cười, bạn có thể thêm một chút tinh quái, hài hước vào trong cách nói năng, cử chỉ của mình, thế nhưng đừng vì vậy mà tự biến mình trở thành người khác. Đây là một trong những sai lầm rất nhiều người mắc phải vì muốn mình trở thành người vui tính. Nếu bạn thuộc dạng người trầm lặng và nghiêm túc, đừng cố để trở thành một người thích nói chuyện, hoặc thành cái “loa phóng thanh”. Hãy hài hước theo cách riêng của bạN.
Cách khắc phục nói lắp khỏi hẳn cho bạn tự tin hơn
Bí quyết có bài thuyết trình hay
Học cách nói chuyện hay thu hút mọi người xung quanh -
Nghệ thuật nói chuyện có duyên
Nghệ thuật nói chuyện trước công chúng
Cách thu hút phái mạnh khiến bạn luôn trở thành tâm điểm
Làm thế nào để thu hút người khác khi nói chuyện
(ST)