Cách trang trí bể cá cảnh phong cách, tuyệt đẹp. Xin mách bạn những cách trang trí bể cá cảnh đẹp nhất, hợp phong thủy và độc nhất để không ai có thể bước qua không gian nhà bạn mà không phải ngước nhìn những bể cá cảnh tuyệt đẹp đó nhé!
CÁCH TRANG TRÍ BỂ CÁ CẢNH PHONG CÁCH, TUYỆT ĐẸP
CÁCH BỐ TRÍ BỂ - Cẩm nang tạo bể cá
Thiết kế bể cá Amano
Giải trí với cuộc sống thiên nhiên
Hãy thưởng thức cuộc sống chậm với bể cá thiên nhiên
Thật là tuyệt vời khi được ngắm nhìn thế giới dưới nước sâu. Những cây thuỷ sinh đung đưa, và những chú cá lững lờ bơi trong “bể thiên nhiên”. Một người có thể thấy thật khó để có biết phải sắp đặt ra sao, nhưng bất kì ai cũng có thể tạo ra một bể cá tuyệt đẹp. Bằng cách làm theo hướng dẫn, bạn có thể có một chiếc “bể thiên nhiên” nhỏ ngay trong nhà mình! Vậy tại sao bạn không mở cửa đón thế giới thiên nhiên nhỉ?
Bước 1: Tạo một bể cá và nền bể.
1. Bể cá có nhiều kích thước và cũng có nhiều cách để bố trí khác nhau, vì vậy chúng tôi chỉ giới thiệu ở đây cách bố trí cơ bản cho một bể cá có kích thước phổ biến là 60cm.
Ở bước này chúng ta sẽ tạo một “Khu vườn” hình lập phương (60 x 30 x 36 cm). Hãy bảo đảm rằng bể cá của bạn đã được lót đệm bên dưới.
Đảm bảo rằng bể cá phải được giữ chắc chắn
Chân đỡ bể cá.
Trong trường hợp sử dụng chân đỡ bể cá, hãy điều chỉnh độ cao của chân bể bằng dụng cụ cân chỉnh, và hãy đảm bảo để nguyên độ cao như vậy.
2. Rải Power sand S (2l) vào bể và san phẳng bằng công cụ san phẳng cát.
Dụng cụ san cát
Lúc đó, giữ cho giữa Power sand S và thành bể có một khoảng cách mở từ 1 - 2 cm. Với cách này, nền bể khi hoàn thành trông sẽ đẹp hơn.
Chất dinh dưỡng cho nền bể cá
Về cơ bản mà nói, bạn sử dụng Power Sand S và các thành phần khác như Bacter 100 (tốt cho việc tạo vi sinh vật) và Clear Super (thức ăn nuôi vi sinh vật) khi bạn tạo nền bể. Cũng như vậy, Penac P, Penac W và Tourmaline BC cũng thích hợp để tạo môi trường sống thuận lợi trong đáy bể. Rải chất dinh dưỡng và chất bổ sung vào đáy bể hoặc lên lớp Power sand S.
Power Sand S là một nguồn dinh dưỡng cho nền bể, nó cung cấp chất dinh dưỡng cho rễ cây trong một thời gian dài. Chúng tôi cũng giới thiệu tới bạn sản phẩm Power sand S đặc biệt nếu bạn muốn trồng cây hấp thụ chất dinh dưỡng từ gốc như Echinodorus sp và Cryptocoryne sp. Bạn có thể chọn 3 loại AQUA SOIL, tuỳ theo ý muốn nhưng AQUA SOIL - Amazonia là sự lựa chọn tối ưu cho sự phát triển của thực vật.
3. Sau đó bạn rắc AQUA SOIL – AMAZONIA (9l) lên bề mặt Power Sand S và san phẳng ra. Lúc đó, tạo một sườn dốc (cao khoảng 4cm ở mặt trước của bể và cao 8cm ở mặt sau của bể) để tạo một ảnh ảo trong việc trang trí bể.
4. Rắc bột AQUA SOIL-AMAZONIA lên mặt nền. Loại bột rất mịn vì vậy trông rất sạch và dễ trồng cây. Nếu bạn sử dụng loại bột, nên để ý hạn chế lượng cát thường lẫn vào.
5. Khi bạn đã hoàn thành công việc với các thành phần của nền, hãy làm phẳng mặt nền bằng dụng cụ san nền. Giữ một đường viền thẳng ở mặt trước bể là rất quan trọng nên phải thực hiện hết sức cẩn thận bởi vì nó ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bể.
Bước 2: Hãy tạo một tác phẩm trang trí
Bước 2: Hãy tạo một tác phẩm trang trí
Tránh không để Fontinalis bị khô nước. Fontinalis sẽ bị khô rất nhanh, vì vậy phải dùng một máy phun hay chai xịt nước cho cây để giữ Fontinalis và các loài cây khác được đủ nước khi bạn trang trí bể. Những lưu ý:
Buớc 3: Nên trồng cây thủy sinh như thế nào?
Buớc 3: Nên trồng cây thủy sinh như thế nào?
Mẹo trang trí bể cá cảnh đẹp
1. Chọn bể phù hợp: Việc chọn một bể nuôi cá cảnh phải được tiến hành thận trọng. Đối với người mới chơi thủy sinh thì bể có kích cở khoảng 60 cm là tốt nhất vì dễ chăm sóc. Còn nếu thích bể lớn hơn thì cũng chẳng có vấn đề gì nhưng không nên lớn quá 120 cm. Bể càng nhỏ nhiệt độ cũng như chất độc hại như Ammonia, Nitrite, Nitrate thay đổi càng nhanh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cá, thực vật thuỷ sinh. Cụ thể kích thước của bể được lựa chọn theo tỉ lệ như sau: Bể 60 kích cỡ tiêu chuẩn 60 X 30 X 30, 36 (cm); bể 90 kích cỡ tiêu chuẩn 90 X 45 X 45 (cm); bể 120 kích cỡ tiêu chuẩn 120 X 45 X 45 (cm). Ngoài ra, còn phải tính đến vị trí đặt bể và bảo quản bể nuôi sao cho không làm bẩn hoặc làm hư hỏng các vật dụng ở xung quanh. Bể cá cảnh đặt ở vị trí thích hợp sẽ làm tăng hiệu quả thẩm mỹ, giao tiếp và thư giãn, thuận tiện trong chăm sóc, quản lý. Nên đặt bể ở gần hệ thống ống nước và dễ dàng kết nối với nguồn điện. Cần tránh các khu vực lối đi ồn ào hoặc gần các nguồn nhiệt, ánh sáng mạnh. Việc trang trí lại có liên hệ chặt chẽ với tỷ lệ của bể. Với một bể thấp và lùn, ta phải tìm những hòn đá dẹp xuống để xếp thành lớp ngang hay nghiêng để làm tăng sự trang trí theo chiều đứng của kích thước lớn nhất. Với một bể nuôi cao, ta dùng những mảnh đá to, phẳng đặt trên nền bể và tạo cảnh, ví dụ như bắt chước các dốc đứng của một hẽm núi. Người ta nhận thấy là tỷ lệ của một bể nuôi quyết định việc chọn cây, sự trang trí và cả việc chọn cá, bởi vì một số loài đòi hỏi một mực nước ít sâu (như cá đuôi cờ Macropodus, cá chọi Betta, ... ). Một số loài khác lại đòi hỏi chiều cao đáng kể của bể (như cá thần tiên Pterophyllum, cá vàng Carassius auratus ...). 2. Phương thức trang trí Khi bạn đã chọn được bể cá, loài cá muốn nuôi, cây thủy sinh và các thiết bị khác, bạn cần phải sắp xếp chúng để có được một bể cá cảnh đẹp. Tuy nhiên đừng quá vội vàng trong việc thiết kế bể cá cảnh. Đây không phải là một công việc nặng nề mà nó chỉ cần ở bạn sự kiên trì và sự sáng tạo. Nếu bạn là người chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì nên tìm sự giúp đỡ từ những người thành thạo hoặc những người đã gắn bó lâu năm với thú chơi cá cảnh. Cần súc rửa bể mới mua trước khi thả cá nuôi. Tuy nhiên bạn đừng bao giờ dùng xà phòng hoặc thuốc tẩy để rửa bể. Thay vào đó bạn có thể sử dụng nước muối ấm để rửa. Sau khi chùi rửa xong, nên dán một tấm giấy nền phía sau bể cá để tạo phông cho một bức tranh chờ được vẽ vào. Một tấm giấy nền tốt giúp tạo nên một nền tảng cơ sở để sáng tạo trong thiết kế bể. Tiếp theo là tạo nền đáy cho bể. Sỏi là nền đáy tốt nhất cho bể cá cảnh (cũng có thể thay sỏi bằng cát tuy nhiên hạn chế của cát là bịt kín dòng nước đi qua máy lọc). Nền sỏi lý tưởng dầy từ 2,5 – 7,5 cm tùy vào việc bạn có sử dụng bộ lọc ngầm dưới nền sỏi hay không. Nền sỏi ở phía sau nên cao gấp hai lần ở phía trước để mọi thứ trong bể cá của bạn đều hướng gần đến mặt trước của bể. Trước khi cho đá và lũa (bằng gỗ) trang trí vào bạn cần tiên lượng vị trí đặt các viên đá sao cho chắc chắn để không bị ngã làm tổn thương những sinh vật sống trong bể. Những viên đá nặng nên đặt ở đáy bể và trên một mẩu xốp. Việc trồng cây bắt đầu ở 1/3 của bể nuôi. Phần trước thường để trống. Khi cho nước vào bể nuôi thì cây cỏ này nhìn gần như nằm sát phía trước. Mặt khác, phần trống không trồng cây là không gian cần thiết cho phép cá bơi lội ngang trước mắt ta. Người ta cũng có thể đặt ở phía trước những cây lùn hay thấp như rau mác Sagittaria, rong mái chèo Vallisneria, thạch xương bồ Acorus v.v ... nhưng cần lưu ý là sự lùi lại của cây rõ nét nhiều hay ít có liên quan với môi trường sinh học và đặc biệt là với đất. 3. Tạo không gian xanh trong kiến trúc bể Trồng cây thủy sinh là cách trang trí bể cá của bạn tuyệt vời nhất. Không những vậy chúng còn làm ổn định chất lượng nước, chu trình nitơ theo hướng có lợi và duy trì hệ sinh thái trong bể. Tuy nhiên, nếu cảm thấy khó khăn trong chăm sóc và duy trì, bạn cũng có thể dùng cây thủy sinh bằng nhựa. Thuận lợi của việc dùng cây thủy sinh bằng nhựa là trông cũng khá giống với cây thủy sinh thật, không bị chết, không phát triển quá mức trong bể, không bị cá hoặc ốc ăn và tồn tại mãi mãi. Nhưng cây thủy sinh thật sự vẫn tốt hơn. Bạn nhớ cung cấp 1 lượng phân bón ban đầu cho những cây thủy sinh. Làm theo chỉ dẫn trên bao phân bón của nhà sản xuất. Các cây thủy sinh lớn nhanh và cao nên trồng ở phía sau bể, những cây lớn chậm nên trồng mặt trước bể. Trồng cây thủy sinh chắc chắn và bám chắc vào nền sỏi đáy. Những cây thủy sinh có thể che khuất ống sưởi hoặc bộ lọc rất tốt… 4. Cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện cần thiết Sau khi đã cố định vị trí bể, tạo nền đáy, trang trí đá, lũa và cây thủy sinh, bước tiếp theo là cài đặt và vận hành các thiết bị phụ kiện để quản lý chất lượng nước bể nuôi, bao gồm thiết bị sưởi, máy sục khí, hệ thống lọc, đèn… Đầu tiên là thiết bị sưởi, thiết bị sưởi có vai trò quan trọng giúp ổn định nhiệt độ nước để để đảm bảo sức khỏe tốt cho cá. Thiết bị sưởi thường bằng kính bao gồm 2 loại: loại đặt ngầm dưới nền sỏi và loại không đặt ngầm dưới sỏi. Tuy nhiên loại có thể đặt ngầm dưới nền đáy thì chắc chắn hơn, an toàn và không làm bỏng cá. Công suất thiết bị sưởi dùng thường là 2 - 3 W / 5 L nước. Tiếp theo là lắp đặt máy sục khí. Máy sục khí giúp cho sự lưu thông khí cung cấp oxy hòa tan cần cho sự sống của các loài sinh vật sống trong bể. Ngoài ra, ống thổi khí còn được gắn vào đá bọt hoặc vật trang trí để tạo hiệu ứng sinh động cho bể cá cảnh. Lưu ý rằng nước có thể bị hút ngược vào trong máy sục khí nếu đặt máy thấp hơn mực nước trong bể. Kế tiếp là hệ thống lọc. Máy lọc có vai trò quan trọng trong bể cá cảnh, không chỉ giúp làm trong sạch nước mà còn cải thiện chất lượng nước. Có 2 dạng máy lọc phổ biến là đặt bên ngoài và đặt chìm trong nước. Máy lọc ngoài tác dụng lọc còn gián tiếp tạo dòng nước và gia tăng hiệu quả cung cấp dưỡng khí. Sau cùng là chiếu sáng. Ánh sáng rất cần cho hệ sinh thái trong bể và các yếu tố chất lượng nước vì vậy bạn phải có hệ thống chiếu sáng tốt. Màu sắc ánh sáng không quan trọng nếu không có cây thủy sinh trong bể. Thời gian chiếu sáng từ 10 -12 giờ trong ngày sẽ hạn chế được sự phát triển của tảo. 5. Đổ nước vào bể
Trước khi cho nước vào bể, phải kiểm tra độ kín của bể. Thông thường là sau một thời gian đặt bể nơi khô, chất mastic sẽ co lại và tạo ra những khe hở. Không nên để bể nuôi ở trạng thái khô, chất mastic sẽ cứng lại và kính sẽ không gắn đều với mastic mềm, sẽ vỡ ra nếu nó không có độ dẻo dai. Sau khi kiểm tra độ kín, xếp đất đá, sỏi để thực hiện việc trồng cây. Khi đã thực hiện xong các công việc trên thì bắt đầu đổ nước nhưng phải tiến hành cẩn thận. Muốn vậy, người ta xếp lên đất, phía trên các cây, một hay hai tờ giấy mịn, hoặc giấy báo hay giấy thấm. Các tấm giấy này được đặt cẩn thận trên nền, có một kích thước thường lớn hơn nền đáy của bể, các mép giấy được cuốn lại ở chung quanh. Cho nước vào bằng cách mở vòi nước gắn với ống cao su mềm, cho nước chảy thành tia nước mịn không làm thủng giấy. Chúng ta có thể cho nước chảy nhanh hơn khi mực nước đã cao tới một chiều coa nào đó, luôn luôn cao hơn mực của đất trong bể. Nếu không có vòi nước ở trên bể nuôi, thì bố trí như sau: phía trên cao của bể nuôi, đặt một tấm ván trên đó để một xô nước. Nhúng một ống cao su mảnh vào xô nước có đầu trước đặt trên giấy đã được trải ra nền nền của bể, lắp thành ống xiphông chuyền nước từ xô xuống, đồng thời dùng thùng nước khác đổ thêm nước vào xô khi mực nước trong xô xuống thấp. Khi nước đã đẩy bể, lấy vòi và giấy báo ra, tránh làm đục nước. Nếu thao tác này thực hiện tốt thìi nước phải tuyệt đối trong. 6. Tính số lượng cá thích hợp với diện tích bể Tiếp đến là ước tính số lượng cá thả tùy thuộc vào dung tích bể. Vấn đề này có thể giải quyết bằng 2 công thức: (1) 8 cm chiều dài cá trên 5 L nước, vùng bề mặt bể, hệ thống lọc không được tính vào. Trong phương pháp này xảy ra 1 vấn đề là cá có chiều dài trên 15 cm cần nhiều oxy hơn là 6 cá có chiều dài 2,5 cm; (2) Tổng chiều dài của cá trong bể bằng diện tích bề mặt chia 12. Cần lưu ý là đối với các bể cá hàn đới ta chia bề mặt bể cho 30 thay vì 12. Sau đó bạn cũng không nên thả cá vào ngay lập tức. Bạn phải cho cá thích nghi với môi trường trước. Phải chắc rằng nhiệt độ của túi chứa cá gần bằng nhiệt độ của bể cá cảnh. Thả cá mới vào ban đêm hoặc khi những cá khác đã được cho ăn để cá có cơ hội làm quen với môi trường mới và không bị quấy rấy. Và cá chỉ được thả vào khi các chỉ tiêu hóa học và nhiệt độ của bể nằm trong khoảng cho phép. THAM KHẢO THÊM Cách tốt nhất để kích hoạt vận may trong nhà là nuôi cá vàng.
Người ta cho rằng khi một con cá chết, nó hấp thụ vận rủi của một thành viên nào đó trong nhà. Tuy nhiên, đừng nuôi cá vàng trong phòng ngủ, toilet hoặc nhà bếp. Cá vàng đặc biệt có hại trong phòng ngủ bởi vì chúng sẽ gây ra những mất mát về mặt vật chất cho bạn, có thể bạn sẽ bị trộm hoặc mất của. Hãy đặt hồ cá trong phòng khách hoặc ở ngoài cửa. Chọn vị trí tốt nhất cho hồ cá Vị trí tốt nhất để đặt hồ cá vàng là hướng Đông, Đông Nam, Bắc hoặc Tây Bắc.Tuy nhiên, vị trí tốt nhất còn tùy thuộc vào hướng của cửa chính hoặc bốn hướng tốt tính theo Quái số của bạn Trong phong thủy, các thuộc tính của hành Thủy rất phức tạp. Đặt hành Thủy ở vị trí đúng sẽ mang lại nhiều lợi ích to lớn. Đặt sai vị trí sẽ rất nguy hiểm.. Điểm kế tiếp cần phải chú ý là đừng bao giờ đặt hành Thủy, đặc biệt là bể cá chép ở bên phải cửa chính (nhìn từ trong nhà ) bởi vì điều này có thể đem lại những bất lợi trong cuộc sống hôn nhân của bạn. Cá Kim Long Người Trung Quốc ở Malaysia, Singapore, Thailand và Indonesia đã quen với những đặc tính kỳ bí của cá kim long. Họ xem loài cá này là cá phong thủy. Vẩy cá màu bạc và lấp lánh ánh hồng tượng trưng cho tài lộc. Cá có thể phát triển dài đến 90 cm. Cá Kim Long được xem là cá phát tài. Cho cá kim long ăn cá nhỏ để chúng phát triển và ra nhiều vảy hồng mang lại tài lộc Doanh nhân nuôi cá kim long trong văn phòng thường chỉ thả một con trong bể nước thật lớn. Không cần phải trang trí bể nước với cây cỏ và cát. Cá kim long sẽ ăn bất cứ thứ gì nó thấy. Cho cá kim long ăn sâu nước hoặc cá nhỏ để nó sớm có vẩy hồng quí giá. Nếu nuôi cá bằng thức ăn chế biến sẵn thì hãy chọn loại tốt nhất. Nếu cá không khỏe mạnh thì nó sẽ không mang lại vận may cho bạn. Trong văn phòng, bạn nên đặt hồ cá ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Nam. Những bể cá cảnh độc đáo, ấn tượng
1. Bể cá bong bóng Bể cá được làm bằng thủy tinh cao cấp với phần đáy bể giữ cân bằng. Cho dù bạn có để bể cá ở góc bàn chênh vênh thì cũng không lo bể cá sẽ bị rơi vỡ. Nó được thiết kế bởi Psalt Design và có giá 295 GBP (9,55 triệu đồng). Hiện tại sản phẩm đang chờ được sản xuất thêm. 2. Một chiếc bình, hai sự sống Mẫu chậu cây cảnh kết hợp bể cá sinh động này được thiết kế bởi Feng Sheng-Zhe và Ling-Yuan Chou , cách điệu biểu tượng âm dương với ý nghĩa Thủy sinh Mộc. 3. Bể cá trên cao Bể cá này được giữ cố định trên không nhờ một khung thép vững chắc, nhỏ gọn. Thiết kế bởi Amaury Poudray . 4. iPond iPond là một phụ kiện của iPod kết hợp với một bể cá nhỏ thú vị, chiếc iPond này có thể chứa được 650ml nước. 5. Bồn rửa tay kết hợp với bể cá cảnh Với thiết kế này người dùng có thể vừa rửa tay, rửa mặt mỗi sáng, vừa ngắm đàn cá cảnh tung tăng bơi lượn, mang lại cảm giác thú vị và không bị nhàn chán. Hai nắp nhựa tròn màu trắng là nơi cho cá ăn và nó cũng có thể để các vật dụng nhỏ. Bồn rửa kết hợp với bể cá cảnh có giá 4.500 USD (93,75 triệu đồng). 6. Bàn nhỏ gắn tường kết hợp lọ cắm hoa và nuôi cá cảnh Mẫu bàn được thiết kế bởi Christy này chắc chắn sẽ tạo nên một góc nhỏ xinh xắn trong nhà. Lỗ cắm hoa là nơi cung cấp oxy cho cá và hai chiếc lọ có thể tháo rời ra. 7. Bể cá tạo hình dãy núi Với chiếc bể cá này ta không cần phải trang trí gì thêm vì nó đã đủ ấn tượng rồi. Sản phẩm được thiết kế bởi Aruliden . 8. Bể cá với tạo hình buồng điện thoại Bể cá ngộ nghĩnh này được thiết kế bởi Benoit Deseille & Benedetto Bufalino . 9. Bàn cà phê kiêm bể cá cảnh Mặt bàn được làm bằng kính chịu lực nên có thể đặt các vật dụng nên mặt bàn một cách thoải mái mà không lo ảnh hưởng đến đàn cá. Mặt bàn có một cửa mở rộng khoảng 5cm để cho cá ăn. Ngoài ra mặt bàn có thể nhấc rời khỏi bể cá để tiện cho việc vệ sinh hoặc trang trí lại. Kiểu bàn này có giá 550 USD (khoảng 11, 4 triệu đồng). 10. Đường ống dẫn cá Ống dẫn này thông với hai bể cá , giúp đàn cá có thể di chuyển qua lại giữa hai bể đặt cách xa nhau trong nhà. 11. Bàn làm việc kết hợp bể cá Mẫu bàn này đặc biệt thích hợp với những văn phòng có diện tích nhỏ mà vẫn muốn có một bể cá cảnh. 12. Bể cá xách tay Với mẫu thiết kế này bạn có thể mang chú cá của mình đi bắt cứ nơi đâu, nó được thiết kế bởi Michal shabtiali . 13. Bể cá hình TV cổ Chắc chắn nhiều người sẽ lầm tưởng rằng mình đang xem một chương trình khám phá đại dương trên TV mà không nghĩ đó là một bể cá cảnh. 14. Ghế Sofa kết hợp bể cá Dưới lớp đệm màu trắng là một bể cá cảnh, ghế có giá 12.000 USD (250 triệu đồng). 15. Bể cá đa chức năng Đây là mẫu chậu nuôi cá với nhiều chức năng do Roger Arquer thiết kế. 16. Bể cá "mê cung" Loạt bể cá đặc biệt này có giá 6.500 USD (khoảng 135 triệu đồng). 17. Bể cá treo Bể cá này có kiểu dáng và hoạt động giống như một chiếc đen trèo với đèn LED chiếu sáng cho bể cá và các lỗ nhỏ trên đỉnh gần móc treo là nơi cho cá ăn. Bể cá có giá 40 USD (833 nghìn đồng). 18. Bể cá đa giác Hình dạng hình học lặp đi lặp lại của bể cá tạo nên những hiệu ứng hình ảnh thú vị, bể cá được thiết kế bởi BCXSY. 19. Bể nuôi sứa Đây là thiết kế đầu tiên dành cho bể nuôi sứa - và tất nhiên nó cũng có thể dùng để nuôi cả cá - do Alex thiết kế. 20. Bồn rửa tay kết hợp bể cá Bồn rửa có hai đường ống dẫn riêng biệt, do vậy mực nước sẽ đầy trở lại ngay sau khi khóa vòi nước lại để đảm báo cho cá không bị thoát ra ngoài. Mô hình được thiết kế bởi Yan Lu với ý nghĩa nhắc nhở mọi người tiết kiệm nước mỗi lần rửa tay. Tuy nhiên, liệu có ai rửa tay bằng nước lấy từ trong bể không nhỉ? 21. Bể cá lấy cảm hứng từ bản đồ thế giới Bể cá độc đáo được làm hoàn toàn bằng thủy tinh này do Takuro Yamamoto thiết kế. 22. Bể cá kết hợp lồng nuôi chim Đáy bể cá được làm lồi lên, giá đỡ kim loại làm theo kiểu cành cây giúp chim bay đậu lên phía trên bể tạo cảm giác chim và cá đang sống cùng với nhau trong bể cá, mô hình được thiết kế bởi Constance Guisset. |
(ST)