Cách trang trí quán cafe bình dân đẹp nhất. Chỉ với một số vốn nho nhỏ, mặt bằng thuận lợi, tìm được nguồn cung cấp nguyên liệu an toàn và ổn định… là các bạn đã có thể khởi nghiệp một loại hình kinh doanh giải khát khá đơn giản, thu hút khách hàng mà vẫn đem lại lợi nhuận cao.
ĐIỀU KIỆN KHỞI NGHIỆP
Vốn: Vốn đầu tư ban đầu từ 50 triệu trở lên, dùng cho
- Đặt cọc thuê mặt bằng;
- Sửa chữa, trang trí quán;
- Trang bị bàn ghế, tủ kệ;
- Các thiết bị, công cụ, tủ lạnh, ly và dụng cụ các loại…;
- Và Vốn dự phòng cho ít nhất 3 tháng đầu kinh doanh
Con người
- Tuyển người: Với quán có quy mô nhỏ, chỉ cần tuyển Một nhân viên pha chế, một thu ngân khiêm phục vụ nếu quán đông và 1 nhân viên phục vụ, sau này có thể tuyển thêm nhân viên tùy theo sự phát triển của quán.
- Bạn là người khởi nghiệp phải nghiên cứu kỹ về các loại cafe và cách pha chế cách bảo quản cafe trước khi bắt tay vào kinh doanh.
- Pháp lý: Sau khi đã có được mặt bằng, bạn cần đến phường, xã nơi bạn định mở quán làm giấy phép kinh doanh. Quán cafe bình dân chỉ đóng thuế khoán dưới hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Công tác chuẩn bị
- Cần tìm hiểu và liên hệ trước với những nhà cung cấp dụng cụ và nguyên vật liệu. Học hỏi kinh nghiệm từ những người đã từng kinh doanh hình thức này từ những mối quen biết của bạn hoặc bạn có thể chủ động đến tìm hiểu các mô hình kinh doanh tốt, đây là một điều rất quan trọng giúp bạn có thể tránh những sai lầm trong quá trình khởi nghiệp.
- Nghiên cứu kỹ về địa điểm kinh doanh. Nếu có thể lựa chọn địa điểm nằm gần trường học, siêu thị, trung tâm thương mại, công ty… sẽ là lợi thế.
- PS : nếu địa điểm của bạn chọn đã có 1 quán cafe giống loại hình của bạn , thì bạn phải có các hình thức PR , và phong cách khác quán đã có trước ,
- Thời điểm khởi nghiệp: Nên dự tính khởi nghiệp vào những tháng hè, khí hậu nắng nóng thì việc kinh doanh của bạn có nhiều thuận lợi hơn.
- Lập menu: Có rất nhiều loại cafe mang các hương vị khác nhau, vì thế nên có đầy đủ các loại cafe phổ biến và đưa ra một số loại có hương vị khác biệt, tạo nét đặc trưng riêng cho quán. Nếu được bạn nên cho thêm 1 số thức uống khác , vì không phải người nào vào quán cũng uống cafe.
- Lập bản kê chi tiết những vật dụng, công cụ cần mua và cả phương án thay thế.
YÊU CẦU CHUYÊN MÔN
Lập kế hoạch kinh doanh:
- Nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh tại khu vực mình sắp kinh doanh. Từ đó, lựa chọn khách hàng mục tiêu để lên kế hoạch kinh doanh cụ thể.
- Không nên tập trung kinh doanh chỉ có các loại cafe. nên đa dạng hóa thức uống .
- Lập kế hoạch marketing (băng rôn, tờ rơi, quảng cáo), kế hoạch tuyển dụng nhân viên và phương án quản lý kinh doanh chi tiết (quản lý nguyên vật liệu đầu vào, quản lý thu ngân, điều hành nhân viên) phương án vận hành bộ máy kinh doanh cụ thể từ giữ xe, phục vụ, thu ngân…
- Lập kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận cho từng tháng, dự trù kinh doanh lỗ trong 3 tháng đầu tiên.
Kiến thức, kỹ năng chuyên môn
- Kiến thức về pha chế: cách thức pha chế cafe khá đơn giản, bạn nên theo học lớp pha chế. Nếu bạn có thể tự pha chế sẽ tạo ra những loại kem ngon và đặc sắc hơn
- Kỹ năng về chăm sóc khách hàng, bán hàng, quản lý nhân sự, điều hành một cửa hàng kinh doanh.
Kinh nghiệm
Kinh nghiệm về lĩnh vực thực phẩm, giải khát, quản lý nhà hàng, quán ăn… sẽ rất quan trọng và giúp ích nhiều cho bạn trong quá trình khởi nghiệp.
Tư vấn cách trang trí quán cafe đẹp
Một quán cafe được trang trí đẹp sẽ là ấn tượng khó quên trong lòng khách hàng khi đến quán. Bỏ qua các yếu tố về dịch vụ thì trang trí quán cà phê là yếu tố chính để níu chân khách đến.
Cách bài trí tạo nên nét riêng độc đáo
Đó có thể là Phong cách Pháp lãng mạn; hoặc sang trọng, cổ điển; hoặc trẻ trung, hiện đại. Việc xác định từ đầu phong cách chủ đạo, giúp việc trang trí trở nên rõ ràng và xuyên suốt hơn. Hãy chỉ dùng 3 tính từ mô tả quán cafe của bạn. Ví dụ: sáng, trẻ trung, vàng nhạt. Làm được điều đó, bạn đã phần nào có định hướng cho quán cafe của mình rồi đấy.
Điểm nhấn – Chữ ký của phong cách
Chính những điểm nhấn giúp bạn có thể cảm nhận sự khác biệt giữa các quán cafe rõ nét nhất. Không có một ràng buộc “cái gì – ở đâu – thế nào” cho điểm nhấn, nó thuộc về sự sáng tạo của bạn. Một cây đàn piano; thật nhiều cây xanh; hay một mảng tường độc đáo đều có thể trở thành điểm nhấn.
Chi tiết – Nhỏ nhưng không vô hình
Bạn thường bỏ qua những món đồ trang trí hữu ích: Một chiếc gối sofa, một bình hoa nhỏ trên bàn, vài bức tượng trên kệ, thêm tranh treo tường…
Bạn muốn mở quán cà phê?
Cảm thấy nhu cầu thiếu sân chơi trầm trọng, các bạn trẻ có chút vốn đua nhau kinh doanh quán cà phê. Nhưng nhiều quán khai trương hoành tráng, bán lại hắt hiu. Vì sao họ thất bại? Dưới đây là một vài ghi nhớ nếu bạn đang có ý định kinh doanh loại hình này.
Giới hạn khách - sai lầm!
"Cà phê Báo" - một quán cà phê rất nhiều báo, dành riêng cho dân báo chí gặp gỡ, đọc, tìm tư liệu và bình luận. Nghe mọi thứ đều rất hấp dẫn, mới, nhưng quán vắng đến... quặn lòng. Vì ông chủ không hiểu một điều đơn giản.
Thời đại Internet, muốn tìm thông tin chỉ lên mạng search vài giây là xong. Không ai mò tư liệu như thời các cụ. Phóng viên ngồi quán là để chuyện phiếm, hóng hớt được gì là sục đi làm ngay chứ đâu phải để... đọc báo cũ. Thế là quán mở ra, đối tượng tiềm năng của quán thấy không có gì "nóng" ở đó, còn đối tượng khác cũng chẳng tìm được gì hay ho trong cái quán không dành cho mình. Vậy là... đi!
Có bao nhiêu loại quán?
Nếu phân loại tạm thời có thể chia quán làm 4 loại:
- Cà phê cá tính: mang những nét tính cách độc đáo, để khi bước vào là thoát khỏi không gian bên ngoài, khách phải ngạc nhiên và nhớ về một không gian lạ.
- Cà phê vườn: khung cảnh tự nhiên thoáng mát, riêng tư cho các đôi tâm sự.
- Cà phê bình dân: cho người lao động, bạn bè thân thiết và là chỗ mà mọi người đến rồi đi rất nhanh.
- Cà phê thưởng thức: là nơi chỉ dành để thưởng thức cà phê, dành cho những người "sành miệng".
- Ngoài ra có thể kể đến cà phê ca nhạc, cà phê thời trang... nhưng không căn bản lắm.
Cà phê "đại chúng" lên ngôi
Nếu chuẩn bị đi tìm địa điểm để mở quán, bạn đừng nhọc công nghĩ đến 2 loại quán: cà phê vườn và cà phê thưởng thức. Chúng vượt ngoài khả năng của bạn. Cà phê vườn tuy vốn ban đầu không lớn: chỉ khoảng 10-20 triệu dành cho bàn ghế (thường là băng ghế gỗ, mây), vài chậu cây cành lá loè xoè để... nguỵ trang, vài tấm mành ngăn cách các ô, còn lại tiền đầu tư cho nguyên liệu giải khát, âm thanh không nhiều. Đối tượng vào quán không phải là đối tượng thẩm định chất lượng nước uống và âm thanh. Họ cần không gian riêng tư, thoáng mát, thế là đủ! Nhưng không gian ấy, nếu không phải là tài sản sẵn có thì bạn hãy nghĩ đến số tiền khổng lồ đi thuê mặt bằng.
Cà phê thưởng thức chỉ dành cho người kinh doanh cà phê chuyên biệt. Thứ nhất, vốn ban đầu lên tới cả trăm triệu để học được kỹ xảo pha chế cà phê rang xay, mua máy xay, rang, dụng cụ pha chế, ly tách chuyên dụng, pha riêng cho những khách am hiểu về cà phê và chỉ uống cà phê ngon đến hoàn hảo. Như những hàng cà phê rang xay trên phố Triệu Việt Vương hiện nay, thế mạnh của họ là gia truyền, sử dụng hạt cà phê mới. Nhưng điểm yếu của họ lại là không gian cũ, chật và phục vụ uể oải. Loại quán này cần thời gian dài để kiếm một thương hiệu, tốt nhất nên bỏ qua.
Vốn ít, địa điểm không có, mở quán loại gì?
Chỉ bán cà phê không thì thu rất khó bù chi. Vì thế người ta thường kết hợp cà phê mua sắm (ví dụ như quán cà phê trên tầng 3 siêu thị Fivimart), cà phê kết hợp thẩm mỹ viện, thời trang, cà phê kết hợp ăn nhẹ, ăn fastfood, cà phê trong rạp phim cho người chờ đến giờ chiếu, cà phê trong cửa hàng sách báo để khách mua sách và đọc luôn... Mặc dù những quầy cà phê trong cửa hàng, siêu thị không lớn nhưng doanh thu rất cao, vì chính nhân viên bán hàng cũng cần một chỗ để thư giãn sau khi đứng chào hàng cả ngày.
Điều tra cho thấy những người dân lao động bình thường trong thành phố lớn đến quán cà phê mỗi tuần trung bình 3-4 lần. Chỉ với khoảng 10 triệu đồng đầu tư cho quầy cà phê nhỏ, kèm thêm khả năng thương thuyết với nơi bạn muốn đặt quán thì đã có thể có được một quán cà phê đại chúng với lượng khách hàng tiềm năng rất lớn.
(ST)