Viêm âm đạo xảy ra khi vi trùng thường trú âm đạo bị biến đổi do tác nhân bên ngoài đưa vào hay do thay đổi môi trường âm đạo tạo điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây bệnh hoạt động. Chúng ta cùng tìm hiểu bệnh viêm âm đạo là gì và cách điều trị bệnh viêm âm đạo như thế nào nhé!
NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM ÂM ĐẠO
Bệnh thường không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng khó nhận biết như: huyết trắng nhiều nhưng không thường xuyên, rong huyết ít, đau vùng bụng dưới… Những người có nguy cơ bị viêm ân đạo cao là những người có nhiều bạn tình.
Bệnh nếu không được điều trị sẽ có thể dẫn đến viêm dính vùng chậu, gây đau vùng chậu mãn tính và tắc vòi trứng.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo. - Ảnh minh họa.
Có nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo: vi sinh, ký sinh trùng, dị vật hay rối loạn cân bằng nội tiết sinh dục… Viêm do tác nhân vi sinh bao gồm nấm men Candida (albican hay non-albican), nguyên sinh động vật Trichomonas vaginalis và tạp trùng (Bacterial vginosis) là nguyên nhân thường gặp nhất.
Viêm âm đạo cũng có thể do các nhóm tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV…
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ dưới đây cũng có thể gây ra viêm âm đạo:
Dùng thuốc kháng sinh lâu dài
Tiểu đường không kiểm soát
Suy giảm, rối loạn miễn dịch
Thục rửa âm đạo hay đặc thuốc âm đạo kéo dài
Thai kì
Dụng cụ tránh thai
Triệu chứng
Đau vùng bụng dưới là một triệu chứng thường thấy. - Ảnh minh họa.
Tiết dịch âm đạo, thường không màu và không có mùi.
Đau khi giao hợp
Có cảm giác ngứa ngáy, nóng rát âm đạo
Đau khi đi tiểu
Xuất huyết âm đạo
Đau vùng bụng dưới
Điều trị
Bệnh nhân thường sẽ được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh.- Ảnh minh họa.
Bệnh nhân thường sẽ được điều trị bằng các loại thuốc khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra bệnh.
Metronidazole hay clindamycin, tại chỗ hay đường uống là chọn lựa cho viêm âm đạo do tạp trùng (Clindamycin có ảnh hưởng đến Lactobacili trong khi metronidazole không có). Đối với trichomonas, liều dài hạn hay ngắn hạn của metronidazole đều có hiệu quả tương đương (RR 1,12 CI95% 0,58-2,16) (12). Với nguyên nhân nấm men, nhóm azole tỏ ra có hiệu quả hơn nhóm nystatin, đường tại chỗ thường được sử dụng hơn. Các nhóm STDs khác tùy theo nguyên nhân sẽ có điều trị đặc hiệu. Trong thai kỳ, không khuyến cáo sử dụng nhóm azoles đường uống; nhóm Metronidazole tuy chưa có bằng chứng gây quái thai, vẫn khuyên nên sử dụng sau 20 tuần thai, có thể uống hay đặt âm đạo.
Phòng bệnh
Ảnh minh họa.
Giữ vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong kì kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, trước và sau khi quan hệ tình dục.
Tránh mặc quần lót quá chật hoặc ẩm ướt, việc mặt quần áo quá bó sẽ gây cản trở không khí tiếp xúc với da khiến việc tuần hoàn máu bị rối loạn.
Không nên thụt rửa âm đạo mà không chỉ dẫn của bác sĩ, việc thụt rửa có thể gây ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh lý và độ pH của âm đạo.
Dùng nước sạch để tắm rửa, vệ sinh. Tránh đi bơi, hoặc tiếp xúc với những nguồn nước bẩn.
Không nên dùng xà bông hoặc các dung dịch tẩy rửa mạnh để vệ sinh âm đạo vì có thể gây xáo trộn môi trường tự nhiên của âm đạo.
6 THÓI QUEN NGĂN NGỪA VIÊM ÂM ĐẠO
Việc xuất hiện các triệu chứng: tiểu nhiều lần, tiểu buốt kèm theo đau thắt lưng và trướng bụng dưới…, có thể là những dấu hiệu cho thấy có hơn 80% khả năng bạn đang bị viêm niệu đạo.
Ảnh minh họa.
Viêm niệu đạo là căn bệnh phổ biến , đến nỗi hầu như bất kì người phụ nữ nào cũng có thể mắc một lần trong đời và gây nên những di chứng trầm trọng lên bàng quang, thận…Dù vậy, việc phòng chống căn bệnh này không quá rắc rối hay khó khăn, hãy tạo lá chắn cho mình bằng cách:
Lưu ý đến đồ lót:
Thường xuyên thay và mặt quần lót. Đặc biệt là quần lót mới mua hoặc những quần lâu không mặc phải giặt và phơi khô trước khi dùng.
Nên mua quần lót làm từ sợi bông, thoáng khí, hút ẩm cao. Hạn chế mặc các quần bó chặt hay quần bò. Nên mặc các loại quần thoáng đãng.
Không nên tắm bồn thường xuyên để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo - Ảnh minh họa.
Giữ vệ sinh cá nhân
Đôi tay chúng ta chính là nơi cư trú lý tưởng của lượng lớn các vi khuẩn gây bệnh như Chlamydia, mycoplasma…Chúng có thể thông qua việc đi tiểu để xâm nhập vào niệu đạo và gây ra viêm nhiễm. Vì vậy nhất thiết bạn phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh.
Nên tắm rửa thường xuyên, song không khuyến khích tắm trong bồn để tránh lượng nước bẩn xâm nhập vào niệu đạo.
Nắm chính xác trình tự vệ sinh khu vực âm hộ và hậu môn
Thường xuyên rửa âm hộ và hậu môn. Nên rửa từ âm hộ rồi mới tới hậu môn, không làm ngược lại. Nên sử dụng khăn và chậu rửa chuyên dụng, tránh cho vi khuẩn xâm nhập vào cửa niệu đạo.
Uống nhiều nước
Nên uống nhiều các loại nước thanh nhiệt như trà hoa cúc, nước chanh,..., để tăng khả năng lợi tiểu, tránh việc nước tiểu quá ít, đậm đặc dẫn tới không thể tống xuất các vi khuẩn có hại ra khỏi niệu đạo.
Ngủ đủ giấc tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể - Ảnh minh họa.
Lựa chọn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh thích hợp
Nhất định phải mua các sản phẩm có mác nhãn, tránh mua hàng kém chất lượng gây hại cho cơ thể.
Thường xuyên thay băng vệ sinh nhằm ngăn ngừa sự sinh sản của vi khuẩn dẫn tới viêm nhiễm âm hộ và âm đạo.
Nếu xuất hiện các triệu chứng ngứa âm hộ, ra nhiều huyết trắng nên lập tức đi khám phụ khoa.
Phải rửa tay thường xuyên, nhất là sau mỗi lần đi vệ sinh - Ảnh minh họa.
Ngủ đủ giấc vầ sắp xêp cuộc sống vợ chồng hợp lý
Hàng ngày phải đảm bảo giấc ngủ đủ giấc, không nên thúc khuya, tránh làm giảm sức đề kháng của cơ thể.
Chú ý tần suất sinh hoạt vợ chồng, mỗi tuần không nên quá 3 lần vì khả năng viêm nhiễm niệu đạo sẽ tăng cao.
5 ĐIỀU CẦN TRÁNH KHI BỊ VIÊM ÂM ĐẠO
Tránh một số yếu tố có thể làm cho bệnh thêm nặng như dưới đây cũng là điều cần thiết. Ảnh minh họa
Nguyên nhân viêm âm đạo khi mang thai
Viêm ngứa âm đạo dùng thuốc gì
Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo
Trị nấm âm đạo bằng dân gian
Ngứa âm đạo và ra khí hư
Phương pháp điều trị ngứa âm đạo
(ST)