Viêm họng ở trẻ 7 tháng tuổi điều trị như thế nào?

seminoon seminoon @seminoon

Viêm họng ở trẻ 7 tháng tuổi điều trị như thế nào?

19/04/2015 11:13 AM
7,307

Bé bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Vậy làm thế nào để nhận biết trẻ bị viêm họng mùa hè? Cách phòng tránh bệnh viêm họng ở trẻ 7 tháng tuổi như thế nào?



DẤU HIỆU KHI TRẺ VIÊM HỌNG VÀO HÈ VÀ CÁCH PHÒNG TRÁNH


Làm dịu cơn đau họng cho bé

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm thì đồ uống ấm, trà (loại dành riêng cho bé) hoặc nước luộc rau có thể làm dịu ổ họng bị đau. Không nên thêm mật ong vào trà cho đến khi bé được khoảng một tuổi, vì mật ong chứa bào tử gây độc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của bé. Cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước táo ép mát.
Nếu bé bị đau họng nặng, bố mẹ nên trao đổi với bác sĩ để sử dụng thuốc giảm đau cho bé (thường là acetaminophen và ibupronfen). Tuyệt đối không cho bé uống aspirin vì nó có liên quan đến hội chứng Reye ở bé.

Mùa nóng, sức đề kháng của bé giảm, kém ăn nên dễ viêm đường hô hấp.

Dấu hiệu nên đưa bé đi khám

Bé bị viêm họng thường kèm theo quấy khóc, kém bú, chán ăn nên cha mẹ dễ nhầm tưởng đó là những dấu hiệu khó chịu khi bé mọc răng. Nếu bé sốt cao, nhịp thở nhanh, chảy dãi nhiều thì nên đưa đi khám. Với trẻ dưới 3 tháng tuổi, đưa đi khám ngay khi bé xuất hiện dấu hiệu bị sốt. Bé khoảng 3-6 tháng tuổi, sốt đến khoảng 38,3 độ C là nghiêm trọng. Bé trên 6 tháng tuổi sốt ở mức 39 độ C thì cần cảnh báo.

Nếu bé bị đau cả ở khoang miệng, bạn nên đưa đi kiểm tra. Đưa đi khám nếu bé dưới 3 tháng tuổi sốt đến 38 độ C hoặc hơn. Cũng nên đưa bé đi khám sớm nếu cổ họng có dấu hiệu bất thường như sưng (tấy) đỏ; nghi ngờ bé nuốt phải dị vật (bé không thể mở to miệng vì đau); hơi thở trở nên khó nhọc; kém bú (ăn) và quấy khóc liên tục.

Trường hợp nhập viện khẩn cấp thường khá hiếm. Đó là tình huống bé bị nhiễm khuẩn cổ họng tới mức không thể ăn, uống được bất kỳ thứ gì; bé khó thở, sốt cao và chảy dãi liên tục. Không nên cố ép bé ngồi xuống, mở to miệng để kiểm tra; cũng tránh ép bé phải ăn, uống vì chỉ khiến bé khó thở hơn. Tốt nhất, nên đưa bé đi khám sớm.

Trường hợp đau họng nhẹ, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc; nếu không dùng thuốc, hệ miễn dịch của bé sẽ tự “chiến đấu” với virús gây bệnh và chiến thắng chúng trong vòng vài ngày đến một tuần. Trong khoảng thời gian này, bé cần được nghỉ ngơi, chăm sóc bằng những loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa.

Nếu nghi ngờ bé bị nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định dùng kháng sinh cho bé. Tùy từng loại bệnh, bác sĩ sẽ cho bé dùng thuốc cụ thể. Cha mẹ nên tuân thủ nghiêm ngặt việc dùng thuốc cho con vì nếu tự ngưng thuốc giữa chừng, vi khuẩn có khả năng tấn công trở lại và khiến họng của bé bị đau trầm trọng hơn.

Cách phòng tránh

Vi khuẩn và virus có thể là thủ phạm gây đau họng cho bé. Bạn nên vệ sinh bàn tay của bé thường xuyên (vì các bé có thói quen mút tay – mầm bệnh sẽ theo đó vào khoang miệng).

Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, cha mẹ nên sắm dụng cụ nấu ăn riêng cho bé (không chung đụng với người thân trong nhà). Vệ sinh bàn tay người lớn thường xuyên, nhất là mỗi lần thay tã cho bé.

Có thể dùng máy điều hòa nhiệt độ trong phòng bé nhưng nên lưu ý cách sử dụng để không khiến bé bị viêm họng:

  • Không nên đặt bé nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp. Nhiệt độ lý tưởng trong phòng của bé nên được duy trì ở mức 24-26oC.
  • Khi không sử dụng điều hòa, nên mở phòng của bé cho thoáng khí. Nên thường xuyên vệ sinh điều hòa để tránh nhiễm bẩn.

Sử dụng quạt hợp lý. Tương tự như điều hòa, không nên để quạt thốc trực tiếp vào vùng mặt của bé. Có thể bật quạt hướng thẳng vào tường, phía chân của bé khi bé ngủ. Ở vị trí này, hơi mát từ quạt có thể lan tỏa khắp phòng và khiến bé ngủ ngon.

Nếu bé ngủ chung giường với bố mẹ, có thể bật và cho quạt quay nhẹ bên ngoài màn. Tốt nhất, người lớn nên nằm ngoài (tiếp xúc trực diện với hướng gió) và để bé ngủ ở vị trí bên trong. Nhiều người mẹ chọn cách quạt tay cho bé trong những ngày nhiệt độ không quá cao.

Không nên để bé quá nóng. Nhiều người mẹ lo con bị lạnh, dễ viêm họng nên tìm cách ấp ủ bé quá nóng như mặc áo dài tay hoặc đắp chăn cho bé trong thời tiết mùa hè. Khi ấy, bé có khả năng dễ bị toát mồ hôi. Lượng mồ hôi này không được thoát ra bên ngoài, dễ hấp thu ngược lại cơ thể bé nên càng khiến bé có khả năng bị viêm họng.

Tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.Đưa bé từ môi trường nóng sang môi trường lạnh một cách đột ngột có thể khiến bé bị đau họng. Do đó, trước khi đưa bé từ trong phòng có điều hòa nhiệt độ ra bên ngoài, bạn nên chuyển bé sang một phòng khác có quạt mát khoảng 10-15 phút; cuối cùng, bạn mới nên đưa bé ra ngoài trời.

Không tắm sau khi bé vận động hoặc đổ nhiều mồ hôi. Nếu tắm ngay sau khi bé ra nhiều mồ hôi thì trẻ dễ bị viêm họng hoặc mắc chứng cảm lạnh, do sự thay đổi thân nhiệt đột ngột.

Nên lưu ý đến việc sử dụng bàn chải và cách vệ sinh răng, miệng cho bé. Những loại vi khuẩn cư trú trên bề mặt bàn chải có khả năng gây các chứng bệnh trong khoang miệng của bé. Trước mỗi lần đánh răng, bạn nên nhúng bàn chải của bé vào một cốc nước ấm, có pha muối nhạt. Cách này cũng giúp loại bỏ phần nào vi khuẩn gây bệnh có trong bàn chải. Sau khi bé đánh răng, bạn nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm, pha nhạt.

Hạn chế cho bé dùng đá lạnh, ăn kem hoặc uống nước lạnh. Đây được coi là một trong những món ăn khoái khẩu của các bé. Các loại nước uống và đồ ăn lạnh nếu được dùng thường xuyên sẽ gây chứng viêm họng cho bé.

Chú ý những kỳ nghỉ mát dành cho bé. Nếu ngâm mình trong bể bơi hoặc khu vực nước biển liên tục (nhiều giờ liền) có thể khiến các bé mắc bệnh về hô hấp.

Những tác nhân từ môi trường xung quanh như khói thuốc lá, khói than tổ ong, bụi bẩn, lông chó (mèo), phấn hoa… cũng khiến tình trạng viêm họng của bé trầm trọng hơn.


NGUY HIỂM KHI TRẺ BỊ TÁI VIÊM HỌNG LIÊN TỤC


Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A có đặc trưng riêng, làm trẻ rất mệt mỏi, lười ăn và có thể kèm cảm giác đau đầu, đau bụng. Đáng nói, bệnh dễ tái phát nêu chưa điều trị triệt để và có thể để lại biến chứng thấp tim nguy hiểm.

Một tháng, 2 lần tái phát viêm họng liên cầu

Chỉ trong vòng 1 tháng qua, bé Minh Khang (4 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) đã phải 4 lần tới bác sĩ vì viêm họng liên cầu, đổi 3 lần thuốc và dùng nhiều loại kháng sinh mạnh…. Chị Hương, mẹ bé Minh Khang cho biết, mỗi lần thấy con sốt mệt (không chơi đùa), ôm đầu, ôm bụng kêu đau, chị đều đưa con đi khám, dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cụ thể, sau 4 ngày uống kháng sinh lần đầu không đỡ (bé đột nhiên sốt trở lại, ho rũ rượu như ho gà), chị đã đưa con đi khám và được đổi thuốc. Chỉ được 1 ngày, bé chuyển thở rít, thấy rõ ngực lõm qua mỗi lần thở, gia đình vội đưa vào viện thì đã bị viêm phế quản phổi, uống cùng lúc hai kháng sinh mạnh.


Trẻ hay bị tái phát viêm họng dễ có biến chứng nguy hiểm

Vậy mà chỉ nửa tháng sau khi dứt thuốc, hết ốm, bé lại bị hâm hấp sốt và rồi lặp lại tình trạng đau đầu, đau bụng và nằm bẹp. “Dù lo lắng nhưng mình không hề nghĩ tới khả năng con tái nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn cho tới khi đi khám”, chị Hương kể. Sau 4 ngày điều trị, bác sĩ khẳng định bé không có nguy cơ biến chứng.

Không cảnh giác cao độ như chị Hương nên con của chị Hạnh, cháu T.T.P (14 tuổi ở Nam Định) đã bị thấp tim do biến chứng của viêm họng liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A. Chị Hạnh cho biết: “Vì cháu ốm liên miên nên lâu rồi mình cũng mất thói quen đưa con đi bác sĩ khám kê đơn, toàn tự cho con dùng thuốc. Nhưng đợt này, vừa khỏi viêm họng lại thấy con liên tục kêu đau chân, có đêm không ngủ được dù được mẹ nắn chân, bôi dầu… nên mình mới đưa con lên khoa Nhi BV Bạch Mai khám. Bác sĩ xác định cháu bị thấp tim do biến chứng viêm họng, buộc phải điều trị, theo dõi lâu dài”.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai, bệnh thấp tim là một biến chứng nguy hiểm của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh. Thấp tim là bệnh hay tái phát, gây tổn thương van tim với nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh và nếu không điều trị có thể gây các biến chứng tại van tim như hẹp van hai lá, hở van hai lá, hẹp van động mạch chủ… và cuối cùng là sẽ dẫn đến suy tim.

Viêm họng cấp do vi-rút thường diễn biến trong 3 – 4 ngày, chỉ cần dùng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Trẻ sốt cao nhưng khi hạ sốt vẫn chạy nhảy, chơi đùa.

Còn viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A là. Dấu hiệu cơ bản nhất của viêm họng do liên cầu khuẩn là trẻ sốt, mệt mỏi, lưỡi bẩn, đau họng, đau đầu, đau bụng. đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau… Riêng hiện tượng sưng nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, khớp khuỷu và chạy từ khớp này sang khớp khác là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim ở bệnh nhân.

Nguy cơ cao ở trẻ lớn

TS Dũng cho biết, viêm họng là bệnh phổ biến ở trẻ em, thường là do vi rút nên không gây nguy hiểm và tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt. Chỉ có khoảng 20-30% các ca viêm họng là do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A, bệnh dễ gây biến chứng thấp tim, viêm khớp, viêm cầu thận nếu không được điều trị triệt để. Tuy nhiên, theo TS Dũng, cái khó khi bị bệnh là cha mẹ không thể xác định bệnh do vi rút hay do vi khuẩn để từ đó dùng hay không dùng thuốc kháng sinh.

Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A thường hay gặp ở lứa tuổi trên 5, trong khi đó, trẻ càng lớn thì phụ huynh càng chủ quan, không để ý kỹ các biểu hiện bệnh và thường tự mua thuốc điều trị.

Còn tình trạng tái phát viêm họng liên cầu khuẩn thường là do phụ huynh tự ý dừng thuốc sau 2-3 ngày đã tự ý dùng thuốc. “Điều này cực kỳ nguy hiểm, vì thực chất, bệnh mới chỉ đỡ mà chưa khỏi hẳn. Ngoài ra, người bệnh có nguy cơ bị lờn thuốc do không điều trị triệt để”, TS Dũng nói.

Để phòng bệnh viêm họng, quan trọng là phải nghỉ ngơi, giữ ấm. Giữ ấm cổ, ngực, gan bàn chân. Bệnh nhân nên súc miệng thường xuyên bằng nước muối loãng ấm hơn thân nhiệt vài độ (nhất là về mùa lạnh) để gây giãn mạch, tăng tuần hoàn tại chỗ. Nên pha sẵn nước muối mặn đựng vào chai, khi súc họng thì pha thêm nước nóng để có độ mặn và độ nóng cần thiết.

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM HỌNG CẤP Ở TRẺ EM


Viêm họng cấp là bệnh chiếm tỷ lệ rất cao ở trẻ em với các triệu chứng khởi phát đột ngột, sốt cao 39 - 40°C, kèm theo là nuốt đau, rát họng, có thể kèm theo chảy nước mũi nhầy, ho khan… hay gặp vào mùa lạnh.

Nguyên nhân có thể do virut hoặc vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng như viêm đường hô hấp trên, và nguy hiểm hơn là gây bệnh thấp tim (do  liên cầu khuẩn, một thủ phạm gây viêm họng kích thích cơ thể sản xuất ra các kháng thể gây ảnh hưởng đến tim, khớp, thần kinh và gây nên bệnh thấp tim).

Thuốc điều trị viêm họng cấp do vi khuẩn

Khi xác định viêm họng do vi khuẩn mới cần dùng đến kháng sinh. Một số loại kháng sinh thường dùng như rovamycin (spiramycin), nhóm kháng sinh bezylpenicillin (amoxycyllin, augmentin).

 Khi dùng thuốc cần chú ý tới các tác dụng phụ của thuốc: spiramycin hiếm khi gây tác dụng không mong muốn nghiêm trọng. Thường gặp hiện tượng trên tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó tiêu (khi dùng đường uống) hoặc kích ứng tại chỗ tiêm (khi dùng đường tiêm). Amoxycylin, augmentin (amoxycylin + clavulanate) có thể gây ngoại ban da, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Khi xuất hiện mày đay, các dạng ban khác phải ngừng dùng thuốc và thông báo cho bác sĩ biết để có cách xử trí phù hợp.

Có thể dùng phương pháp xông họng, khí dung bằng các loại thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm. Một số trường hợp viêm họng mạn tính có thể đốt họng bằng  laser CO2 hoặc nito bạc…

Thuốc điều trị viêm họng cấp do virut

Trường hợp viêm họng do virut không cần dùng thuốc kháng sinh. Một số nhóm thuốc có thể dùng trong trường hợp này:

- Thuốc hạ sốt: paracetamol, efferalgan, aspegic… chỉ dùng khi nhiệt độ trên 38°C và sau mỗi 4 - 6 giờ mới được dùng lại thuốc.

- Thuốc giảm ho: có thể dùng siro phenergan, ho bổ phế, atussin, theralen…

- Nhóm thuốc có tác dụng giảm ngứa, giảm rát họng như viên (hoặc siro) rhinathiol, các loại thuốc ngậm như lysopaiin, súc họng bằng nước muối sinh lý.

- Thuốc làm giảm phù nề chống viêm, tan đờm như alpha-chymotrypsin, mucomyst, mucosoval…

Ngoài ra, có thể nâng cao thể trạng bằng cách bổ sung vitamin như vitamin C…

Lưu ý: Với trẻ dưới 1 tuổi khi bị sốt, có thân nhiệt trên 38oC cần cho trẻ  đi khám, vì trẻ sốt cao dễ dẫn tới co giật. Khi dùng thuốc cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian theo đúng chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý mua kháng sinh điều trị. Vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, làm cho các lần điều trị sau này sẽ gặp nhiều khó khăn.

HỌC TẬP 7 MẸO CHỮA VIÊM HỌNG HIỆU QUẢ CHO CON CỦA MẸ NHÍM


Những cách chữa viêm họng tự nhiên và hiệu quả này mẹ Nhím vẫn thường áp dụng cho Nhím mỗi khi Nhím bị đau họng trong mùa đông đấy.

Trò chuyện với mẹ Nhím trước cổng trường mầm non mới thấy, cách chữa viêm họng cho con của mẹ Nhím rất đơn giản lại tự nhiên và an toàn cho con nữa. Với những mẹo chữa viêm họng này, các con sẽ giảm nhanh chóng tình trạng khó chịu của mình mà chẳng cần phải điều trị bằng những loại thuốc kháng sinh với quá nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe của bé.
Ảnh minh họa
Những cách chữa viêm họng tự nhiên và hiệu quả này mẹ Nhím vẫn thường áp dụng cho Nhím mỗi khi Nhím bị đau họng trong mùa đông đấy.
Xin tiết lộ, những mẹo chữa viêm họng này đã được mẹ Nhím áp dụng cho Nhím khi Nhím mới hơn 1 tuổi. Và cho đến tận bây giờ, khi Nhím đã sắp vào lớp một thì mẹ Nhím vẫn “bồ kết” những biện pháp lắm ý. Tuy nhiên, mẹ Nhím cũng lưu ý với các cha mẹ trẻ khác rằng, nếu sau khi áp dụng các biện pháp chữa viêm họng tự nhiên cho con dưới đây mà con vẫn đau họng nghiêm trọng hơn và có những triệu chứng chảy nước dãi rất nhiều, con bị sốt cao hơn 38 độ hoặc phát triển một phát ban, thì mẹ bé nên đưa con đến bác sĩ thăm khám kịp thời nhé.

Khi ấy, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định được nguyên nhân gây ra đau họng cho con để cho con uống một loại thuốc kháng sinh thích hợp.
Ảnh minh họa
Khi áp dụng các biện pháp chữa viêm họng tự nhiên cho con dưới đây mà con vẫn có những triệu chứng chảy nước dãi rất nhiều, bị sốt cao hơn 38 độ hoặc phát triển một phát ban, thì mẹ bé nên đưa con đến bác sĩ thăm khám kịp thời nhé.

Những biện pháp tự nhiên chữa viêm họng cho con của mẹ Nhím

Súc miệng nước muối loãng

Nếu cổ họng của bé bị kích thích bởi cảm lạnh, mẹ bé cũng ó thể áp dụng biện pháp tự nhiên giúp làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của viêm họng ở bé.

Bạn có thể trộn nửa muỗng cà phê muối ăn hòa vào trong một tách nước ấm áp và cho trẻ súc miệng. Nước muối ấm loãng sẽ giúp giảm bớt sự đau đớn ở cổ họng đau và làm dịu trở lại cổ họng, tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn gây ra đau họng.
Ảnh minh họa
Nước muối ấm loãng sẽ giúp giảm bớt sự đau đớn ở cổ họng đau và làm dịu trở lại cổ họng, tránh sự lây nhiễm của vi khuẩn gây ra đau họng và sốt cao cho con.
Nếu trẻ nhà bạn có thể chịu đựng được lạnh, hãy cho trẻ ăn một que kem lạnh sẽ rất tốt để điều trị cho cổ họng bị đau. Cái lạnh ở kem giúp giảm sưng và viêm đau cổ họng bởi chúng làm việc như một loại thuốc gây tê tự nhiên cho bé.

Uống mật ong

Nếu bé nhà bạn trên 1 tuổi, để điều trị đau họng cho con, bạn hãy cho trẻ uống 2-3 thìa mật ong nhiều lần mỗi ngày để giúp giảm đau họng nhé. Tuy nhiên, trẻ em dưới 1 tuổi không nên áp dụng biện pháp này vì mật ong có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn Clostridium botulinum có thể làm cho trẻ bị bệnh.
Ảnh minh họa
Nếu bé nhà bạn trên 1 tuổi, để điều trị đau họng cho con, bạn hãy cho trẻ uống 2-3 thìa mật ong nhiều lần mỗi ngày để giúp giảm đau họng nhé.

Lá cây xô thơm

Nếu trong chậu cảnh nhà bạn hoặc góc vườn nhà bạn có sẵn cây xô thơm, tại sao mẹ bé không tận dụng lá cây này để làm thuốc chữa đau họng cho con nhỉ? Thực tế, lá cây xô thơm có thể chữa được nhiều bệnh, bao gồm đau họng, viêm lợi và khó tiêu.

Bạn hãy hái một nắm lá cây xô thơm và cắt nhỏ rồi đun chúng với một bát nước nóng và chắt lấy nước cho bé uống nhé. Tinh dầu từ nước lá cây xô thơm sẽ giúp giảm kích thích, giảm đau cho cổ họng.  cổ họng đau. Nếu cần thiết, bạn có thể cho thêm 1 muỗng cà phê nước ép chanh tươi vào nước lá xô thơm.
Ảnh minh họa
Nếu trong chậu cảnh nhà bạn hoặc góc vườn nhà bạn có sẵn cây xô thơm, tại sao mẹ bé không tận dụng lá cây này để làm thuốc chữa đau họng cho con nhỉ?

Súc miệng nước tỏi, lá bạc hà

Cho bé súc miệng nước tỏi pha loãng rất có lợi trong việc giảm triệu chứng đau cổ họng được gây ra bởi kích ứng hoặc dị ứng xoang.

Bạn có thể kết hợp 1 muỗng cà phê tỏi thái lát vào 1 cốc nước sôi. Cho phép hỗn hợp trên để  trong 5 phút. Bạn có thể thêm vài lá mùi tây, lá bạc hà vào đó và để tiếp trong 2 phút.

Khi nước trên đã nguội, hãy cho thêm vài giọt muối vào đó và cho trẻ súc miệng ngay lập tức. Sử dụng súc miệng bằng biện pháp này thường xuyên để có lợi cho trẻ chống lại bệnh tật trong mùa đông tối đa.
Ảnh minh họa
Cho bé súc miệng nước tỏi pha loãng rất có lợi trong việc giảm triệu chứng đau cổ họng được gây ra bởi kích ứng hoặc dị ứng xoang.

Mật ong và chanh

Mật ong và chanh đều là những thành phần rất tốt để mẹ bé điều trị đau họng cho con. Bạn có thể đun nóng 1 cốc nước. Khuấy 1 muỗng cà phê mật ong và 1/2 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi.

Cho bé uống nước chanh mật ong thường xuyên để giảm đau họng nhanh chóng và hiệu quả.
Ảnh minh họa
Cho bé uống nước chanh mật ong thường xuyên để giảm đau họng nhanh chóng và hiệu quả.
Dấm táo

Nếu nhà bếp nhà bạn đã có sẵn chai dấm táo, bạn hãy lấy ra để khắc phục và điều trị đau họng cho con thời điểm này nhé.

Hãy lấy 1 chén nước ấm và khuấy đều 2 muỗng cà phê dấm táo vào đó. Mỗi giờ, hãy bắt bé súc miệng một ngụm nước và nhổ nó ra. Ngay sau đó, cho trẻ nuốt một ngụm nước dấm táo. Lặp lại khi cần thiết cho đến khi nước dấm táo hết trong cốc.
Ảnh minh họa
Nếu nhà bếp nhà bạn đã có sẵn chai dấm táo, bạn hãy lấy ra để khắc phục và điều trị đau họng cho con thời điểm này nhé.

Máy tạo độ ẩm không khí

Trong mùa đông, mẹ bé nên đầu tư một chiếc máy tạo độ ẩm không khí vì không khí khô lạnh dễ làm cho bé nhà bạn có thể bị viêm họng.

Không khí thường khô hơn trong những tháng mùa đông và bé thường bị khô miệng khi ngủ ban đêm gây ra đau cổ họng. Một chiếc máy tạo độ ẩm phun những bụi nước sẽ  làm ẩm không khí khô, làm cho trẻ dễ dàng hơn để thở.

Hoặc nếu không có máy tạo độ ẩm, mẹ bé có thể đun sôi một nồi nước nóng trên bếp và để cho hơi nước tự bay đi làm không khí tăng thêm độ ẩm. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, mẹ bé luôn luôn phải giữ cho nồi nước nóng ở xa tầm với của con nhé.



Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất


(ST)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bé nhà mình mơi 9 tháng tuổi lại bị viêm họng nổi đốm đỏ ở họng giờ phải làm sao mọi người dúp mình với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý