Hướng dẫn trồng hoa cúc đúng cách

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn trồng hoa cúc đúng cách

19/04/2015 11:14 AM
1,140
Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng hoa cúc đúng cách nhé. Cúc cần được trồng trong nhà có mái che tránh mưa nắng bằng lưới, nhà lưới bán tự động hoặc plastíc; có thể điều chỉnh ánh sáng (bằng cách dùng tay kéo lưới che bớt ánh sáng), điều chỉnh độ ẩm (theo tần suất phun mù và tưới cho cây).

Hướng dẫn trồng hoa cúc

 

Hướng dẫn trồng hoa cúc

Sử dụng các giống cúc mới được chọn tạo, nhập nội của Đài loan, Hà Lan, Nhật Bản hợp thị hiếu người tiêu dùng gồm cúc cành (có nhiều bông) và cúc đơn (cây chỉ 1 bông) như: Vàng Đài Loan, vàng hè, HL1, CN42, CN43, CN93, CN98... Với cây con khi đem trồng phải cao 5-6cm, có 6-10 lá (nuôi cấy mô); cây giâm cành phải cao 7-8cm, có 6-8 lá. Cây giống phải đồng đều, không bị nhiễm bệnh và mang đầy đủ đặc trưng của giống.

         Chuẩn bị đất trồng:Đất được cày sâu, phơi ải và bừa kỹ, lên luống cao 20-30cm, bón phân lót khoảng 15-20 ngày trước khi trồng. Nên bón nhiều phân chuồng sẽ làm cho đất thêm thuần thục, cải tạo được kết cấu của đất, giúp cho cây bền lâu, chất lượng hoa tốt hơn.

Thời vụ trồng:

- Vụ Xuân Hè: Trồng tháng 3,4,5 để có hoa vào tháng 6,7, 8.

- Vụ Thu: Trồng tháng 5,6,7 để có hoa bán vào tháng 9, 10, 11.

- Vụ Thu Đông: Trồng tháng 8, 9 để có hoa bán vào tháng 12, 1.

- Vụ Đông Xuân: Trồng tháng 10, 11 để có hoa bán vào tháng 2, 3.

Mật độ, khoảng cách trồng: Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè, CN42, CN43 nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha.

Phân bón:

- Khối lượng (tính cho 1 sào Bắc bộ 360 m2 ): 1 tấn phân chuồng đã hoai mục, 10 kg urê, 30 kg supe lân, 10 kg Kali clorua, 100kg tấm đậu đã ngâm hoai.

- Cách bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + 2/3 supe lân + 1/3 kali. Lượng phân còn lại chia bón thúc làm 3 đợt. Có thể rạch hàng 2 bên hàng cây, giữa 2 hàng cây để rắc phân kết hợp xới xáo và tưới nước hoặc hòa phân bón vào nước rồi tưới cho cây theo rãnh, phun sương...

Chăm sóc:

         Làm cỏ thường xuyên cho cây. Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế. Với cúc đơn để 1 bông phải tỉa cành bấm nụ phụ, còn các bông để chùm thì tỉa bớt cành tăm và ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều.

Tưới nước:

Cần tưới nước đủ ẩm thường xuyên đặc biệt là thời kỳ cây bắt đầu bén rễ cho đến khi ra hoa.

Các biện pháp kỹ thuật đặc biệt khi trồng hoa cúc trái vụ:

- Xử lý ánh sáng ngày ngắn để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra hoa bằng cách mỗi ngày che 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Thời gian che liên tục trong 15 ngày, cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa theo ý muốn.

– Dùng bóng điện loại 100W treo cách ngọn cây hoa cúc khoảng 50-60cm (luôn thay đổi chiều cao dây treo bóng theo độ lớn của cây) với mật độ 1 bóng/10m2. Hàng ngày chiếu sáng từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng, chiếu sáng liên tục trong thời gian khoảng 1 tháng sẽ làm cho cây không phân hóa mầm hoa và nở sớm.

Thu hái hoa:

- Xử lý trước khi thu hái: Trước thu hoạch 7-10 ngày nên tưới dung dịch phân lân và kali ở nồng độ thấp cho cây: 30 kg P205 + 30 kg K20 cho 1ha, đồng thời phun thuốc diệt trừ sâu bệnh.

- Kỹ thuật cắt hoa: Cắt hoa vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Dùng dao, kéo sắc cắt riêng các cành hoa có 2/3 số cánh đã nở cách mặt đất 5-10cm.

- Đóng thùng đem đi tiêu thụ: Xử lý hoa trước khi đóng thùng bằng cách nhúng gốc cành vào dung dịch STS (Silver thiosulphate) 1% cho hoa được tươi lâu, bảo quản được trên đường vận chuyển. Xếp các bó hoa vào thùng carton hoặc hộp xốp với kích thước 120 cm x 60 cm x 60 cm. Mỗi thùng xếp 15 bó (1.200 cành) .



 

Hướng dẫn cách trồng hoa cúc

1.Thời vụ

Thời vụ trồng cúc theo đổi theo thời tiết và phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm dự đoán thơi tiết của người trồng. Ở TP. Hồ Chí Minh hoa chỉ nở đẹp vào mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.

2.Cây giống

Cây giống đưa vào trồng được 5 lá, chiều cao trung bình 7-10cm.

3. Chuẩn bị đất

Hướng dẫn cách trồng hoa cúc

Hoa cúc trồng trên luống

Tùy theo mục đích trồng trong giỏ (chậu), hoặc trồng trực tiếp ra luống mà chuẩn bị đất khác nhau. Do đặc điểm của bộ rễ cúc ăn ngang, phát triển mạnh và nhiều rễ phụ, nên chân đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, tơi xốp, nhiều mùn, có tầng canh tác dày và pH từ 6 – 6,5.

- Làm luống : Trước khi trồng cần phơi ải kỹ, cày đảo rồi lên luống. Chiều cao khoảng 20cm, chiều rộng khoảng 120cm. Các luống cách nhau 30 – 40cm.

- Trồng trong giỏ (chậu)

Chuẩn bị đất : Đất thịt pha cát, phân chuồng hoai, tro trấu, xơ dừa theo tỉ lệ : 2:1:2:1/2 . Mỗi giỏ ( chậu) cho vào 0,7kg hỗn hợp.

4. Chăm sóc

- Bón phân : Khi cây con trồng được 7 ngày thì bón thúc lần 1, 1 muỗng cà phê bánh dầu xay nhuyễn/chậu kết hợp với xới xáo đất, 3 ngày sau bón tiếp 100g phân chuồng hoai/chậu.

Bấm ngọn (cơi đọt) lần 1 : 15 ngày sau khi trồng. 30 ngày sau khi trồng bón thúc lần 2, mỗi chậu 2 muỗng cà phê bánh dầu xay nhuyễn, 200g phân chuồng hoai, 10 hạt DAP.

- Bấm ngọn lần 2 : 35 ngày sau trồng.

- Sau khi bấm ngọn lần 2 cứ 10 ngày sau phun phân bón lá 1 lần, sử dụng Komic 20ml/8 lít nước, kết hợp với việc sử dụng phân bánh dầu ngâm nước để tưới vào gốc, 10 hạt DAP.

Cách ngâm bánh dầu : 1 kg bánh dầu ngâm 10 lít nước trong 7 ngày. Trước khi tưới thì khuấy bánh dầu lên đều, sau đó dùng lon sữa bò để múc khoảng 1 lon rưỡi hòa với 10 lít nước rồi đem tưới vào gốc cho mỗi cây, 1 lon/cây.

-Khi cây chuẩn bị ra nụ thì bón thúc lần 3 , mỗi chậu bón 3 muỗng cà phê bánh dầu xay, 200g phân chuồng hoai, 10 hạt DAP.

- Tưới nước : Tưới nước vừa đủ ẩm, tưới quá nhiều nước sẽ ảnh hưởng xấu đến cây.

- Vun xới : Chỉ vun xới khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn thì hạn chế vun xới, nhất là sau khi bấm ngọn lần 2 trở đi không nên vun xới vì lúc này rễ cây đã ăn ngang nhiều, nếu xới sẽ đứt rễ.

- Tỉa nhánh yếu, mầm già ở gốc để không ảnh hưởng đến mức sinh trưởng của cây.

- Tỉa nụ : Mỗi cành phát triển nhiều nụ, khi muốn có hoa to thì tỉa bỏ các nụ và nhánh ở mỗi nách lá, chỉ chừa lại 1 nụ ở cành chính.

5. Phòng trừ sâu bệnh

Các loại sâu xanh, sâu ăn lá, sâu đục nụ…dùng Admire, Sherpa, Fenbis hoặc SecSaigon để phòng ngừa. Kho cây dưới 1 tháng tuổi phun 5cc/8 lít nước, cây trên 1 tháng tuổi thì dùng 7-8cc/8 lít nước, cứ 10 ngày phun ngừa một lần. Bệnh đốm lá và gỉ sắt có thể sử dụng Bordeaux phun ngừa cho cây hoặc nhổ cây bệnh tiêu hủy, đốt.

6.Một số thế trồng cúc

Tùy vào thị hiếu và sở thích riêng, có người muốn ít hoa trên cây nhưng hoa phải to, có người muốn cây thật nhiều hoa.

- Đối với cây cúc có hoa to : để thân cây phát triển tự nhiên, không bấm ngọn, tỉa bỏ nụ bên và chồi ở nách lá, chỉ để lại 1 nụ trên thân chính, như thế trên thân cây chỉ có 1 hoa to.

Thường bấm ngọn, chừa 4-6 cành, trên mỗi cành cũng tỉa bỏ nụ bên và chồi ở nách chỉ để lại 1 nụ, như thế cây cúc cũng có từ 4-6 hoa tương đối to  .

- Đối với cây cúc có nhiều hoa : Bấm ngọn thân chính và bấm nhiều lần các cành phụ, để nụ hoa phát triển tự nhiên trên mỗi cành , cây cúc sẽ có rất nhiều hoa.


 

Kỹ thuật trồng hoa cúc

 
 
Kỹ thuật trồng Hoa cúc do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hướng dẫn.
Về Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh:

Nhiệt độ:  Cúc ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15-200C (thích hợp với vụ thu đông), một số giống chịu nhiệt cao hơn (30-350C). Ánh sáng:  Cúc được xếp vào loại cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng là 11 giờ ánh sáng/ngày chất lượng hoa Cúc tốt nhất. Ẩm độ:  Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Độ ẩm đất thích hợp từ 60-70%.
Đặc điểm thực vật học của hoa Cúc:
Rễ: Thuộc loại rễ chùm, phát triển theo chiều ngang ở tầng đất mặt từ 5-20cm.
Thân: Cây thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy, cây dạng đứng hoặc bò.
Lá: Lá đơn, không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim. Trên một thân cây Cúc có từ 30-50 lá.
 Hoa: Mỗi hoa gồm rất nhiều hoa nhỏ gộp lại tạo thành một bông hoa. Đường kính bông hoa phụ thuộc vào giống: Giống hoa to có đường kính 10-12cm, loại trung bình: 5-7cm và loại nhỏ từ 1-2cm.
 Sau đây là Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Cúc
 
     * Thời vụ trồng: Tùy theo đặc điểm của từng giống, thời tiết khí hậu của từng năm và theo nhu cầu thị trường để bố trí thời vụ trồng Cúc cho phù hợp.

Chọn đất: Đất thịt nhẹ, tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt phẳng, thoát nước tốt. Độ PH phù hợp từ 6-6,5.
 
Làm đất: Cày sâu, bừa kỹ phơi ải, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư thực vật; lên luống cao 20-30 cm, mặt luống rộng 1-1,2 m, rãnh rộng 30 cm.
Phân bón lót cho một sào Bắc Bộ gồm:
Phân chuồng hoai mục: 2 tấn           
Supe lân: 50kg Supe lân hoặc 100kg phân vi sinh
Trộn đều phân với đất bón trước khi trồng 10 -12 ngày
            
Kỹ thuật trồng:

 Mật độ, khoảng cách trồng:
Đối với cây ra hoa 1bông/cây thì khoảng cách trồng là 12 x 15cm (400 cây/ha).
Đối với giống trung bình thân bụi trồng khoảng cách 20 x 30cm (150.000cây/ha). Hoa nhỏ cần tỉa tán nhiều lần để tạo dáng cây thì trồng với khoảng cách 50 x 60cm (34.000 cây/ha).
Tiêu chuẩn cây đem trồng: - Là những cây xanh tốt khoẻ mạnh, có bộ rễ phát triển.
Phân loại cây trước khi trồng, các cây có hình dáng, kích thước, bộ rễ, sức sống như nhau trồng thành một luống. Các cây yếu hơn trồng luống khác.
 
Cách trồng như sau:  Chọn ngày râm mát hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó dùng dầm nhỏ trồng. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc rác che phủ gốc để giữ ẩm cho cây và hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt. Dùng bình ô doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống.
 
Về kỹ thuật Chăm sóc:
+ Tưới nước: Phải thường xuyên tưới giữ ẩm cho cây đảm bảo độ ẩm đất là 70-75%.
+ Bón phân:Ngoài lượng phân bón lót cho Cúc trước khi trồng phải bổ sung định kỳ phân bón (bón thúc) trong suốt quá trình phát triển của cây.
- Dùng phân hữu cơ ngâm ủ sau đó hòa loãng với nước và cho thêm phân hóa học vào để tưới thúc cho Cúc: Theo tỷ lệ 1:3 + 50g đạm urê tưới vào gốc cây. Sau khi tưới xong tưới lại bằng nước lã để rửa những giọt phân bám dính đọng lại trên lá cây.
+ Làm cỏ, vun xới:Khi cây mọc khỏi mặt đất vun xới nhẹ, sau trồng 40 ngày ngừng xới xáo.
+ Tỉa cành, bấm nụ: Với Cúc thu hoạch 1 bông/cây cần thường xuyên tỉa cành nhánh và nụ phụ mọc xung quanh nụ chính để tập trung dinh dưỡng nuôi cây.
+ Làm cọc, giàn: Khi Cúc cao 25 cm làm giàn giữ cây. Có thể làm giàn lưới hoặc giàn dây ni lông, hoặc dây thép nhỏ đan thành từng ô, mỗi ô giữ 1-3 cây, nâng dần lưới lên theo độ lớn của cây để cây không ngả nghiêng.
+ Ngoài ra có thể sử dụng các biện pháp kỹ thuật khác để điều tiết sinh trưởng của cây và điều khiển nở hoa theo ý muốn bằng các biện pháp: Chiếu sáng bổ sung; tăng, giảm nhiệt độ hoặc sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng như: GA3, C sủi ...
           
 Phòng trừ sâu bệnh:
Các loại sâu chính hại Cúc:
Rệp muội: Rệp chích hút dịch cây làm cho cây trở nên còi cọc, ngọn quăn queo, lá biến dạng, thui nụ hoặc hoa không nở. Sử dụng các loại thuốc hóa học sau: Actara 25 EC, Karate 2,5 EC 0,5-0,1%, Bassa 0,1-0,15%.
Sâu xanh: Sâu non ăn lá, ăn hoa, đục nụ làm méo, vẹo bông hoa. Dùng các biện pháp thủ công như: Bẫy bả chua ngọt, ngắt bỏ ổ trứng và diệt sâu non bằng tay. Sử dụng các thuốc hóa học sau để trừ sâu: Sherpa 25 EC, Lannate 35 EC, Pegasus 500SC.
Sâu khoang: Ăn biểu bì của lá và đục rỗng bông hoa làm cho lá chỉ còn gân màu trắng. Sử dụng bẫy bả chua ngọt, diệt sâu, ngắt ổ trứng... lựa chọn một trong các loại thuốc sau để phòng trừ: Padan 95P nồng độ 0,1%, Sumicidin 0,1-0,15%...   
 
* Bệnh hại hoa Cúc:
Bệnh truyền nhiễm do nấm gây hại: Hầu hết các bệnh trên cây Cúc là do nấm hại gây nên như: Bệnh đốm lá, bệnh thối rễ... Cần thường xuyên vệ sinh đồng ruộng tỉa bớt các lá già, lá sâu bệnh để cho ruộng thông thoáng và phun phòng định kỳ hàng tuần hoặc các đợt xuất hiện lá mới bằng Score, Rhydomil, Champion.
Ngoài ra do tác động của chăm sóc không đúng kỹ thuật và việc thiếu hoặc úng nước gây ra các bệnh không truyền nhiễm như cây chết héo, sốc phân...

 Thu hoạch:
Trước khi thu hoạch 7-10 ngày, hòa loãng lân và kali vào nước tưới cho cây và phun thuốc diệt trừ sâu bệnh. Trước khi cắt hoa 1 ngày tưới đẫm nước vào gốc để cho cây ở trạng thái đầy đủ nước.
Thời gian cắt hoa tốt nhất là vào buổi sáng sớm hoặc chiều mát, trời khô ráo không mưa. Lựa chọn những bông hoa nở khoảng 2/3 số cánh hoặc nở gần hoàn toàn cánh vòng ngoài.
Sau khi thu hoạch phân loại hoa đã cắt theo từng loại chất lượng khác nhau bó riêng vận chuyển đến nơi tiêu thụ./.




Hướng dẫn trồng hoa tulip
Cách trồng hoa tigon làm đẹp cho không gian nhà bạn
Kỹ thuật trồng hoa cánh bướm
Cách trồng hoa salem
Cách trồng hoa lài đơn giản
Hướng dẫn trồng hoa đào
Hướng dẫn trồng hoa hướng dương
Cách trồng hoa dạ yến thảo cho không gian nhà thêm sinh động


(St)
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý