Cách điều trị bệnh rong huyết cực hiệu nghiệm. Rong kinh được xác định khi số ngày kinh kéo dài (> 7 ngày) hoặc lượng máu mất quá nhiều (> 80 mL). Mất máu kinh nguyệt quá nhiều có thể ảnh hưởng đến thể chất, tình cảm và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH RONG HUYẾT CỰC HIỆU NGHIỆM
Những điều cần biết về rong kinh, rong huyết ở phụ nữ ?
Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày, khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.
Ở tuổi dậy thì, chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.
Nguyên nhân gây rong kinh
Nguyên nhân gây rong kinh được chia ra làm hai loại: rong kinh cơ năng và rong kinh do nguyên nhân thực thể.
Rong kinh cơ năng: Thường gặp nhất ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thời kỳ dậy thì và tiền mãn kinh (chu kỳ kinh nguyệt thưa dần, hành kinh nhiều huyết, kéo dài,…). Trong vòng hai năm đầu tiên sau khi bắt đầu có kinh, các thiếu nữ thường có vòng kinh không đều vì không có phóng noãn.
Chu kỳ thường từ 21 đến 40 ngày, lên xuống 10 ngày từ chu kỳ này qua chu kỳ sau. Rong kinh đôi khi kèm với cường kinh, nhất là khi trước đó có một vòng kinh dài bất thường. Trong chu kỳ không phóng noãn, estrogen tăng lên kéo dài, không có hoàng thể và cũng không có hiện tượng bong nội mạc tử cung. Nội mạc cứ dày lên mãi trong khi mạch máu không tăng trưởng kịp nên không đủ máu nuôi, dẫn đến hoại tử và bong ra từng mảng, gây ra huyết nhiều và kéo dài.
Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Là do tổn thương thực thể ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang, ung thư nguyên bào nuôi, ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung,…
Cơ thể phát triển bình thường, vòng kinh đều đặn và ổn định là yếu tố vô cùng quan trọng đối với khả năng sinh sản của phụ nữ. Chu kỳ kinh quá dài hay quá ngắn cũng gây khó khăn cho việc thụ thai. Chu kỳ kinh kéo dài gây bất tiện cho sinh hoạt hằng ngày. Đó cũng là giai đoạn nhạy cảm của cơ thể. Vi khuẩn dễ tấn công gây nên những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” như: viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng...
Nếu lượng máu trong những ngày có kinh mất đi quá nhiều sẽ gây thiếu máu, cơ thể sẽ dễ mệt mỏi, cáu gắt, khó chịu. Vì thế, nên thường xuyên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình. Khi vòng kinh dài, ngắn bất thường hay lượng máu mất đi trong những ngày có kinh quá nhiều, hãy đi khám bác sĩ ngay. Nếu để quá lâu sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ cũng như khả năng sinh sản.
Rong kinh gây ảnh hưởng gì?
Rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng mệt mỏi, khó thở... Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí s�� hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.
Rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng. Do đó khi bị rong kinh, người phụ nữ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải là kinh nguyệt, kéo dài hơn 1 tuần. Rong kinh kéo dài hơn 15 ngày gọi là rong huyết. Lúc này thường gọi là rong kinh-rong huyết.
Chế độ ăn uống cho người bị rong kinh
Không nên tự ý dùng các thuốc điều kinh, vì hầu hết các thuốc này đều là thuốc nội tiết, dùng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe.
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ,chị em nên bổ sung vào thành phần bữa ăn hằng ngày các nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B như: cá, thịt bò, trứng, sữa, pho mát... Nên ăn nhiều các loại rau và hoa quả, đặc biệt là những loại rau quả có màu đỏ đậm như: cà chua, cà rốt...
Hạn chế dùng các loại đồ ăn nhiều chất béo và các loại nước uống có chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá..
Một chu kỳ bình thường sẽ kéo dài từ 28 đến 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 - 5 ngày. Máu kinh có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo - tử cung và nhiều vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ nhưng kéo dài trên 7 ngày và lượng máu mất đi vượt quá 80ml/chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50 - 80 ml/ chu kỳ).
Một số thuốc điều trị rong kinh
1. Rong kinh
Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu.
2 nguyên nhân thường gặp là u xơ tử cung và polyp. Các nguyên nhân khác như: tăng sản nội mạc tử cung, ung thư, rối loạn đông máu hoặc rối loạn tuyến giáp.
2. Thuốc điều trị rong kinh
Khuyến cáo cho các bệnh nhân không có bất thường cấu trúc, bất thường mô học hoặc u xơ có đường kính < 3cm không gây ra sự biến dạng khoang tử cung.
Có thể bổ sung sắt trong trường hợp thiếu máu thiếu sắt thứ phát do rong kinh.
2.1. Trị liệu không dùng hormon
Lựa chọn điều trị cho những bệnh nhân muốn duy trì khả năng sinh sản và dự định có thai trong tương lai gần hoặc những người không muốn sử dụng liệu pháp hormone thay thế.
Chấm dứt điều trị nếu triệu chứng không được cải thiện rõ rệt sau 3 chu kỳ.
2.1.1. Thuốc có tác dụng cầm máu
Tác nhân ức chế hủy fibrin (tranexamic acid)
Cơ chế
- Ức chế phân hủy plasminogen và các tác nhân đông máu.
- Giảm phân hủy fibrin trong cục máu đông hình thành trước đó.
- Nghiên cứu cho thấy tranexamic acid làm giảm chảy máu kinh nguyệt từ 29-58% theo cơ chế giảm hóa lỏng máu vón cục từ các tiểu động mạch nội mạc tử cung.
- Không làm giảm đau bụng kinh, không điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt, không phải là biện pháp tránh thai.
Liều dùng
1g PO mỗi 6-8 giờ bắt đầu từ ngày đầu tới ngày thứ 5 của kỳ kinh.
Tác dụng phụ
- Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, mệt mỏi.
- Hệ tiêu hóa: đau bụng.
- Trên thần kinh cơ: đau lưng, đau cơ, đau khớp.
- Hệ hô hấp: sổ mũi.
- Huyết học: thiếu máu.
Lưu ý đặc biệt
- Tránh sử dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ hoặc đã hoặc đang mắc bệnh huyết khối tắc mạch (rối loạn tăng đông máu, tắc động mạch võng mạc, huyết khối não, huyết khối tĩnh mạch sâu, tắc mạch phổi).
- Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân có chảy máu trên đường tiết niệu hoặc tắc nghẽn do hình thành cục máu đông, đông máu nội mạch, suy thận, xuất huyết dưới màng nhện, ở những bệnh nhân có sử dụng nội tiết tránh thai hoặc tretinoin
Desmopressin (DDAVP)
- Kích thích tiết yếu tố Willebrand (VWF) từ tế bào nội mô.
- Cho bệnh nhân mắc bệnh von Willebrand (VWD) type 1 và một số trường hợp type 2 có kèm rong kinh.
-Không khuyến cáo cho những bệnh nhân mắc bệnh von Willebrand type 2B do có thể làm trầm trọng hơn tình trạng giảm tiểu cầu và huyết khối.
- Không hiệu quả hơn thuốc tránh thai đường uống trong việc kiểm soát rong kinh.
Sử dụng yếu tố đông máu thay thế
- Sử dụng ở những bệnh nhân mắc bệnh von Willebrand có rong kinh không có hiệu quả khi điều trị bằng tác nhân hủy fibrin hoặc desmopressin.
- Yếu tố Willebrand/yếu tố VIII thay thế có thể được cân nhắc điều trị dứt điểm, đặc biệt với các trường hợp xuất huyết lớn (ví dụ: VWD nghiêm trọng).
2.1.2. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs)
Cơ chế
- Giảm tổng hợp prostaglandin, chất có liên quan đến co thắt và xuất huyết tử cung
-
Giảm 20-49% lượng máu mất.
-
Ưu tiên điều trị cho bệnh nhân rong kinh có kèm đau bụng kinh.
- Không hiệu quả như tranexamic acid hoặc danazol, nhưng ít tác dụng phụ hơn danazol.
- Nên sử dụng thuốc khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cho đến khi tình trạng mất máu nhiều ngừng hẳn.
- Không khuyến cáo cho các bệnh nhân bị rong kinh thứ phát có rối loạn chảy máu.
Thuốc
Liều dùng
Lưu ý sử dụng
Dẫn xuất của anthranilic acid
Tác dụng phụ
-Hệ tiêu hóa: chuột rút vùng bụng, ợ nóng, khó tiêu, buồn nôn/nôn, viêm loét dạ dày tá tràng.
-Huyết học: chảy máu.
- Hệ gan mật: tăng các chỉ số xét nghiệm chức năng gan.
- Thính giác: ù tai.
- Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, chóng mặt, căng thẳng.
- Các tác dụng phụ khác: tăng huyết áp, nhịp tim nhanh, nổi mề đay, phản ứng phản vệ, khó thở, viêm mũi dị ứng, tăng kali máu.
Lưu ý đặc biệt
- Tránh sử dụng trong các trường hợp: dị ứng với aspirin hoặc các NSAID khác, loét hoặc viêm mạn tính của đường tiêu hóa, suy thận.
- Sử dụng cẩn thận ở những BN đòi hỏi sự tỉnh táo trong công việc (lái xe, vận hành máy móc), BN cao huyết áp, BN sử dụng thuốc chống đông máu hoặc các thuốc tăng kali máu (ACEI).
Mefenamic acid
250-500mg PO mỗi 8 giờ khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt và liên tục trong 5 ngày hoặc đến khi ngừng chảy máu
Dẫn xuất của propionic acid
Naproxen
825-1375 mg/ngày PO, chia liều mỗi 12 giờ
2.2. Trị liệu sử dụng hormon
Được xem là lựa chọn đầu tay trong trường hợp người bệnh vừa muốn duy trì khả năng sinh sản vừa muốn ngừa thai.
2.2.1. Thuốc ngừa thai kết hợp dạng uống (COC)
Cơ chế
- Chứa estrogen và progesteron ức chế sự rụng trứng và khả năng sinh sản thông qua tác động trên trục hạ đồi – tuyến yên làm ngăn chặn sự gia tăng của nội mạc tử cung.
- Sử dụng 21 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt sau đó ngưng 7 ngày. Thuốc cũng có tác dụng làm giảm đau ngực và đau bụng kinh.
- Một nghiên cứu cho thấy rằng COC (ethinyl estradiol và levonorgestrel) làm giảm lượng máu kinh 43%.
-Là phương pháp điều trị khởi đầu hiệu quả nhất về chi phí cho phụ nữ bị rong kinh không rõ nguyên nhân.
Liều dùng
Levonorgestrel/ ethinyl estradiol viên phối hợp 1 viên/ngày PO bắt đầu vào ngày 1 của chu kỳ kinh nguyệt trong 21 ngày.
Tác dụng phụ
- Hệ tim mạch: phù nề, làm trần trọng tình trạng suy tĩnh mạch.
- Hệ thần kinh trung ương: trầm cảm, đau nửa đầu, thay đổi tâm trạng.
- Trên da: nám da, phát ban.
- Hệ nội tiết/quá trình trao đổi chất: vô kinh, thay đổi lượng kinh nguyệt, tăng nhạy vú, xuất huyết bất thường.
- Hệ tiêu hóa: đầy hơi, chuột rút bụng, nôn/buồn nôn, thay đổi trọng lượng.
- Hệ tiết niệu – sinh dục: tăng sản tuyến cổ tử cung, phì đại u xơ tử cung, nhiễm candida âm đạo.
- Huyết học: giảm folate, rối loạn chuyển hóa porphyrin trầm trọng.
- Các tác dụng phụ khác: viêm mũi, phản ứng phản vệ, làm trầm trọng bệnh lupus ban đỏ hệ thống.
- Có liên quan tới huyết khối thuyên tắc động mạch, xuất huyết não, bệnh nghẽn mạch máu não, cao huyết áp, huyết khối tĩnh mạch, bệnh túi mật, u tuyến gan, huyết khối võng mạc, thuyên tắc phổi.
Hướng dẫn đặc biệt
- Tránh sử dụng trong các bệnh nhân có tiền sử hay đang mắc huyết khối tắc mạch, bệnh tim mạch, bệnh động mạch vành, bệnh van tim, tăng huyết áp không được kiểm soát, rối loạn đông máu, tiểu đường, đau đầu trầm trọng, đau nửa đầu, bệnh gan, bệnh vú hoặc ung thư nội mạc tử cung, hút thuốc lá ≥ 15 điếu/ngày, mang thai.
- Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân tiểu đường, rối loạn chuyển hóa lipoprotein, nguy cơ huyết khối, trầm cảm, làm trầm trọng hơn một số bệnh do giữ nước (hen suyễn, động kinh, đau nửa đầu, bệnh tim hay bệnh thận).
2.2.2. Danazol
Cơ chế
- Hormon steroid loại androgenic có tác dụng ức chế hoạt động của estrogen và progestogen.
- Có tác dụng chống tăng sinh nội mạc tử cung hiệu quả và ức chế việc sản xuất gonadotropins ở tuyến yên gây rụng trứng.
- Làm giảm lượng máu kinh 50%.
- Có nhiều tác dụng phụ androgenic bất lợi, do đó ít được chọn lựa trong điều trị rong kinh.
Liều dùng
100 - 400 mg/ngày PO trong 3-6 tháng.
Tác dụng phụ
- Tim mạch: tăng huyết áp, phù nề, đỏ bừng.
- Hệ thần kinh trung ương: trầm cảm, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giấc ngủ.
- Da: mụn trứng cá, rụng tóc, rậm lông nhẹ, phát ban.
-Nội tiết/hệ thống trao đổi chất: vô kinh, rối loạn kinh nguyệt, giảm kích thước vú, phì đại âm vật, tăng LDL.
- Hê tiêu hóa: nôn/buồn nôn, tăng cân, táo bón.
- Hê sinh dục: khô hoặc kích thích âm đạo, đau vùng chậu.
- Huyết học: tăng bạch cầu ái toan, tăng hoặc giảm bạch cầu.
- Các tác dụng phụ khác: u gan, dị cảm, tiểu máu, thay đổi giọng nói.
Lưu ý đặc biệt
-Tránh sử dụng cho những bệnh nhân bị chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán, rối loạn chuyển hóa porphyrin, bệnh gan nặng, suy thận hoặc suy tim, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
- Sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân đái tháo đường, làm trầm trọng thêm một số bệnh do tác dụng giữ nước (hen suyễn, động kinh, đau nửa đầu, bệnh tim hay bệnh thận).
2.2.3. Gonadotropin-releasing hormone tương tự (GnRH-a)
- GnRH-a là những chất tổng hợp có cấu trúc tương tự với LHRH tự nhiên. Sử dụng lâu dài dẫn đến ức chế sự tiết LH tuyến yên do đó làm giảm nồng độ estrogen và progesteron trong huyết thanh ở nữ giới
-
Làm giảm mất máu kinh nguyệt do gây vô kinh.
-
Tình trạng vô kinh hồi phục khi ngưng điều trị.
- Có nhiều tác dụng phụ (ví dụ triệu chứng tiền mãn kinh, đau đầu, buồn nôn) gây khó khăn khi sử dụng lâu dài. Sử dụng liệu pháp hormone thay thế add-back để ngăn chặn các tác dụng không mong muốn.
2.2.4. Dụng cụ đặt tử cung có chứa levonorgesterl (LNG-IUS)
Cơ chế
- Lựa chọn đầu tay cho những bệnh nhân vừa điều trị vừa có thể giúp ngừa thai lâu dài.
- Làm giảm chảy máu tới 71-96%, hiệu quả tốt nhất sau khi sử dụng ít nhất 6 chu kỳ. Giảm lượng máu kinh hiệu quả tương đương với phương pháp cắt bỏ nội mạc tử cung trong 24 tháng.
- Ngăn chặn sự gia tăng nội mạc tử cung, làm dày lên lớp chất nhầy cổ tử cung và ngăn chặn rụng trứng ở một số phụ nữ
- Là phương pháp hiệu quả trong việc điều trị bệnh nhân rong kinh sau 1 năm sử dụng COC hoặc khi COC điều trị thất bại.
Liều dùng
1 đơn vị đưa vào khoang tử cung trong vòng 7 ngày kể từ ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt
Tác dụng phụ
- Hệ thần kinh trung ương: đau đầu, trầm cảm.
- Hệ nội tiết/quá trình trao đổi chất: vô kinh sau 1 năm sử dụng, tăng kích thước nang, vú đau/nhạy cảm).
- Hệ tiêu hóa: đau bụng
- Trên da: mụn trứng cá
- Hệ tiết niệu – sinh dục: chảy máu tử cung/âm đạo, đau vùng chậu.
- Các tác dụng phụ khác: thai ngoài tử cung, rơi vòng tránh thai IUD.
Lưu ý đặc biệt
- Tránh sử dụng cho những bệnh nhân có bất thường tử cung, viêm vùng chậu (PID) cấp tính, tiền căn PID hoặc tân sinh cổ tử cung, viêm cổ tử cung hoặc viêm âm đạo không được điều trị, chảy máu tử cung bất thường chưa được chẩn đoán, bệnh gan, ung thư vú, phụ nữ có thai.
- Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân tiểu đường, rối loạn đông máu, bệnh tim bẩm sinh, tiền sử thai ngoài tử cung, bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.
2.2.5. Các progestogen khác (norethisterone, medroxyprogesterone)
- Lựa chọn cuối cùng trong điều trị rong kinh bằng thuốc.
- Ngăn chặn sự gia tăng của nội mạc tử cung.
- Sử dụng cho 7-10 ngày trong giai đoạn hoàng thể của chu kỳ kinh nguyệt cho thấy không có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
- Có thể làm giảm chảy máu kinh nguyệt cho đến 83% sau khi sử dụng lâu dài.
Thuốc
Liều dùng
Lưu ý sử dụng
Lynestrenol
10mg/ngày PO trong 10 ngày
Tác dụng phụ
- Hệ tim mạch: giữ nước, phù nề.
- Hệ thần kinh trung ương: trầm cảm, đau nửa đầu.
- Trên da: nổi mề đay, phát ban.
- Hệ nội tiết/quá trình chuyển hóa: phì đại tuyến vú, thay đổi lượng kinh nguyệt, thay đổi ham muốn tình dục.
- Hệ tiêu hóa: thay đổi trọng lượng, thèm ăn.
- Các tác dụng phụ khác: thay đổi các chỉ số xét nghiệm chức năng gan, rối loạn lipid, phản ứng phản vệ.
Lưu ý đặc biệt
- Tránh sử dụng ở bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc huyết khối tắc mạch, bệnh gan, ung thư vú, chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán, mang thai.
- Sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân tiểu đường, tăng huyết áp, đau nửa đầu, trầm cảm, làm trầm trọng hơn một số bệnh do giữ nước (hen suyễn, động kinh, đau nửa đầu, bệnh tim, bệnh thận).
Medroxyprogesteron
2.5-10mg/day PO uống 5-10 ngày bắt đầu từ ngày thứ 16 của chu kỳ kinh nguyệt
Tác dụng phụ
- Hệ thần kinh trung ương: trầm cảm, chóng mặt, đau đầu.
- Hệ nội tiết /quá trình trao đổi chất: kinh nguyệt không đều, giảm ham muốn tình dục.
- Hệ tiêu hóa: đau bụng, tăng cân.
- Hệ tim mạch: phù.
- Trên da: mụn, phát ban.
- Các tác dụng phụ khác: đau bụng kinh, viêm âm đạo, đau khớp, loãng xương, phản ứng phản vệ, thai ngoài tử cung.
Lưu ý đặc biệt
- Tránh sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc huyết khối tắc mạch, bệnh mạch máu não, bệnh gan, ung thư vú, chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán, mang thai.
- Sử dụng cẩn thận ở những bệnh nhân đái tháo đường, trầm cảm, làm trầm trọng hơn do giữ nước (hen suyễn, động kinh, đau nửa đầu, bệnh tim, bệnh thận).
Norethisteron (norethindron)
10-15 mg/ngày PO chia 8 giờ trong 10 ngày của chu kỳ kinh
Tác dụng phụ
- Hệ tim mạch: tắc mạch não, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, phù nề.
- Hệ thần kinh trung ương: trầm cảm, chóng mặt, đau nửa đầu, thay đổi tâm trạng.
- Trên da: mụn trứng cá, nám da, phát ban.
- Hệ nội tiết/quá trình chuyển hóa: vô kinh, thay đổi lượng kinh nguyệt, căng ngực.
- Hệ tiêu hóa: buồn nôn, tăng hoặc giảm cân.
- Các tác dụng phụ khác: bất thường các chỉ số xét nghiệm chức năng gan, tắc mạch phổi, phản ứng phản vệ.
Lưu ý đặc biệt
- Tránh sử dụng ở những bệnh nhân có tiền sử hoặc đang mắc huyết khối tắc mạch, bệnh gan, ung thư vú, chảy máu âm đạo chưa được chẩn đoán, mang thai.
- Sử dụng thận trọng ở những bệnh nhân đái tháo đường, rối loạn lipid máu, nguy cơ huyết khối cao, trầm cảm, làm trầm trọng một số bệnh do giữ nước (hen suyễn, động kinh, đau nửa đầu, bệnh tim hay bệnh thận).
2.3. Bảng so sánh hiệu quả điều trị của các thuốc sử dụng điều trị rong kinh
Thuốc
Hiệu quả
Giảm lượng máu mất
Ngừa thai
Đau bụng kinh
Khả năng sinh sản
LNG-IUS
95% sau 6 tháng
+
-
-
Tranexamic acid
58%
-
-
-
NSAIDs
49%
-
+
-
COCs
43%
+
+
-
Progestogens đường uống
83% khi sử dụng kéo dài
+
-
-
GnRH-a
Vô kinh
-
-
-
Thuốc điều trị rong kinh
Với rong kinh do rối loạn hormon thì điều trị nội khoa.
- Nếu ở mức độ nhẹ (máu ra ít) không thiếu máu: Không cần điều trị.
- Nếu máu ra ít nhưng thiếu máu: Dùng viên ngừa thai (loại 21 viên). Viên ngừa thai (loại 21 viên) chứa estrogen và progesteron theo tỷ lệ giống như khi có thai. Ngoài ý nghĩa ngừa thai, còn làm cho chu kì kinh nguỵệt ổn định. Thường dùng trong 3 tháng. Sau đó chuyển sang dùng progesteron (tiêm vào ngày 14-28 chu kì kinh).
+ Nếu rong kinh rong huyết nhiều hơn (máu ra nhiều, thiếu máu): Vẫn dùng viên ngừa thai trên nhưng liều dùng gấp đôi (sáng 01 viên, tối 01 viên). Khi dùng liều cao như thế thì lần hành kinh đầu tiên sau đợt dùng thuốc sẽ ra nhiều máu nên phải uống ngay vỉ thuốc ngừa thai thứ hai sau khi thấy kinh ngày đầu tiên.
+ Nếu rong kinh rong huyết nặng (máu ra nhiều, gây mất máu cấp tính): Tiêm estrogen hay uống estradiol. Dùng thuốc này sẽ làm ngừng sự chảy máu cấp tính. Nếu tiêm hay uống các thuốc này sau 24 giờ mà vẫn ra máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân khác để xử lí. Sau đó, tiêm progesteron hay testosteron. Tiêm progesteron là làm cho việc giảm progesteron không quá đột ngột, tiêm testosteron là dùng một hormon nam trung hoà hormon nữ. Cả hai đều cùng cho kết quả là làm cho việc chảy máu ít đi.
Ở những người cường progesteron thường bị hành kinh dài và ra nhiều máu, tiêm testosteron sẽ làm giảm bớt progesteron nên việc hành kinh sẽ ngắn lại, không ra nhiều máu. Thời điểm và liều lượng tiêm progesteron cũng như testosteron do thầy thuốc quyết định tuỳ theo bệnh cảnh từng người.
Ngoài các hormon chính trên còn:
+ Dùng viên sắt (bổ sung sắt, giúp cho việc tạo máu).
+ Dùng các kháng viêm không steroid giảm đau (khi cần thiết).
+ Truyền máu (nếu có sự mất máu cấp tính nghiêm trọng).
Hiện nay để chữa rong kinh rong huyết do rối loạn hormon người ta còn dùng một dụng cụ tử cung (IUS) gọi là MIRENA. MIRENA phóng thích ra levonorgestrel (mỗi ngày 20 microgam). Mỗi lần đặt có hiệu quả trong 5 năm.
Ưu điểm của MIRENA là phóng ra hormon tổng hợp có nồng độ ổn định, không có tình trạng nồng độ tăng lên hay giảm xuống quá mức như khi dùng uống, giảm mất máu, vừa tránh thai, vừa điều hoà được chu kì kinh nguyệt, dung nạp tốt, thuận tiện cho người dùng.
Với người lớn tuổi rong kinh rong huyết còn dùng các biện pháp điều trị khác như cắt bỏ nội mạc tử cung hay cắt bỏ tử cung. Đây là phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn nhưng chỉ áp dụng khi thật cần thiết, dùng các phương pháp khác không đạt yêu cầu (vì cần phải tính đến việc bảo tồn sinh sản, vì phẫu thuật lớn thường gây lo lắng cho người bệnh và có một tỉ lệ tai biến nhất định).
Khi cho trẻ dậy thì dùng viên thuốc tránh thai chữa rong kinh rong huyết cần giải thích cho trẻ và phụ huynh biết rõ để có thái độ hợp tác tốt với thầy thuốc.
Một vài cách đơn giản trị rong kinh hiệu quả
Rong kinh có thể làm cho người phụ nữ cảm thấy khó chịu vì nó ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Khi mới dậy thì, chu kì kinh nguyệt có thể chưa ổn định nên hiện tượng kinh nguyệt kéo dài đến cả tuần là chuyện dễ hiểu. Nhưng khi người phụ nữ đã trưởng thành, bất kì dấu hiệu kinh nguyệt nào cũng cần phải chú ý. Chu kì kinh nguyệt kéo dài hơn bình thường nhiều ngày thì đó có thể là dấu hiệu rong kinh. Hiện tượng này có thể là do estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn, progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Nội mạc tử cung dày lên mãi, mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng nên bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu dài ngày. Hiện tượng này được gọi là rong kinh do rối loạn hormone.
Rong kinh còn có thể có một số nguyên nhân khác như nguyên nhân thực thể (polyp nội mạc tử cung, u xơ tử cung) hay nguyên nhân huyết học (rối loạn đông máu, thiếu men G6DP).
Với rong kinh do rối loạn hormone thì chỉ cần điều trị nội khoa.
- Nếu ở mức độ nhẹ (máu ra ít) không thiếu máu: Không cần điều trị.
- Nếu máu ra ít nhưng thiếu máu: Uống viên ngừa thai (loại 21 viên). Viên ngừa thai (loại 21 viên) chứa estrogen và progesteron theo tỷ lệ giống như khi có thai. Ngoài ý nghĩa ngừa thai, còn làm cho chu kì kinh nguỵệt ổn định. Nên dùng loại thuốc này trong ít nhất 3 tháng trước khi bạn muốn chuyển sang biện pháp khác.
- Nếu ra nhiều máu, thiếu máu: Vẫn dùng viên ngừa thai trên nhưng liều dùng gấp đôi (sáng 01 viên, tối 01 viên). Khi dùng liều cao như thế thì lần hành kinh đầu tiên sau đợt dùng thuốc sẽ ra nhiều máu nên phải uống ngay vỉ thuốc ngừa thai thứ hai sau khi thấy kinh ngày đầu tiên.
- Nếu rong kinh rong huyết nặng (máu ra nhiều, gây mất máu cấp tính): Nên tiêm estrogen hay uống estradiol. Dùng thuốc này sẽ làm ngừng sự chảy máu cấp tính. Nếu tiêm hay uống các thuốc này sau 24 giờ mà vẫn ra máu thì cần nghĩ đến nguyên nhân khác để xử lí chứ không phải là rong kinh.
Ngoài các, hiện nay để chữa rong kinh rong huyết do rối loạn hormone người ta còn dùng một dụng cụ tử cung (IUS) gọi là MIRENA. MIRENA được đặt vào trong tử cung và có nhiệm vụ phóng thích ra levonorgestrel (có tác dụng tránh thai do ức chế tăng sinh nội mạc tử cung và làm thay đổi tiết dịch ở cổ tử cung - với mức 20 microgam mỗi ngày). Mỗi lần đặt có hiệu quả trong 5 năm.
Nếu không muốn dùng các biện pháp Tây y, bạn có thể tham khảo bài thuốc trị rong kinh bằng bài thuốc từ cây nhọ nồi.
Cỏ nhọ nồi còn có tên gọi khác là cỏ mực, hạn liên thảo hoặc bạch hoa thảo. Cỏ nhọ nồi có lông cứng, hoa màu trắng, mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành.Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, tác dụng chữa lỵ, đại tiện ra máu, rong kinh chảy máu... Bạn có thể lấy khoảng 50g cỏ tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống 2-3 lần trong một ngày.
Hoặc bạn có thể làm theo bài thuốc dưới đây để trị rong huyết:
- Ích mẫu 20g, đào nhân 10g, uất kim 8g, nga truật 8g, tóc rối đốt thành than 6g, bách thảo sương 14g, cỏ nhọ nồi 16g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chú ý: Lưu ý, nhọ nồi không được dùng cho người có rối loạn chức năng tiêu hóa như đầy bụng, chậm tiêu hóa, đại tiện phân loãng.
Bài thuốc dân gian chữa rong kinh
Bệnh rong kinh
Nguyên nhân rong kinh -
Rong kinh sau sinh
Làm sao để hết rong kinh nhanh mà an toàn
Chữa bệnh rong kinh bằng thuốc nam đơn giản,
Cây cỏ mực chữa bệnh rong kinh cực hiệu nghiệm -
..
(ST)