KỸ THUẬT TRỒNG CẢI XANH
Tên khoa học: Brassica juncea (L.)
Họ thập tự: Brassicaceae
1. Chuẩn bị đất
Cải Xanh trồng được trên nhiều loại đất miễn là tưới tiêu tiêu thuận lợi. Tuy nhiên đất nhiều cát, trồng mùa mưa nhất thiết phải dùng giống chịu mưa và nếu có thể được, nên dùng rơm phủ hoặc lưới nylon che để hạn chế đất cát bắn lên lá và hạn chế sâu bệnh cỏ dại.
Chuẩn bị đất kỹ tơi xốp, nhặt sạch cỏ dại tàn dư cây trồng vụ trước, nếu có điều kiện phơi khô khoảng một tuần và đảo lớp mặt xuống dưới để thoáng khí cho cây trồng sinh trưởng tốt đồng thời hạn chế các sâu bệnh cư trú trong đất. Khoảng 5-6 tháng một lần nên xử lý đất chống sâu bệnh bằng cách bón 50-60 kg vôi/1.000m2 đất.
Lên líp cao 20-30cm trong mùa mưa để chống rễ không bị úng và lá cũng không bị đất cát dính vào dễ nhiễm các bệnh thối gốc và phỏng lá. Mùa khô lên líp cạn để giữ ẩm cho cây.
2. Thời vụ
Có thể trồng quanh, mùa nắng cần có đủ nước tưới cải phát triển tốt và cho năng suất cao hơn mùa mưa nhưng có nhiều sâu hại cần lưu ý phòng trừ. Mùa mưa (tháng 5-10 dl) khó trồng, cây tăng trưởng kém, dễ bị rách lá nhưng bán được giá cao.
3. Giống
Sử dụng các giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với sản xuất và tiêu thụ. Cải xanh để giống dễdàng trong vụ Đông Xuân từ tháng 10-2 dl, vì vậy nông dân có thể tự túc giống. Do Cải Xanh là cây thụ phấn chéo nên có nhiều dạng hình của thân lá, qua tuyển lựa của nông dân mà giống trồng cũng phong phú, đa dạng ở mỗi địa phương.
* Cải xanh ta: Thời gian từ gieo đến thu hoạch 40-45 ngày, lá xanh vàng, mỏng, cọng nhỏ, bẹ dẹp, năng suất cao và ăn ngon. Giống của Viện Khoa Học Nông Nghiệp Miền Nam, công ty giống Miền Nam.
* Cải bẹ xanh mốc hay cải xanh Tiều: Cây to, lá xánh đậm, bẹ to, tròn, năng suất cao nhưng vị đắng, thích hợp ăn xào hoặc nấu canh, thời gian cho hoạch 40-45 ngày sau khi gieo như Cải Xanh Trang Nông.
4. Gieo cấy
Gieo sạ: Gieo hột trực tiếp ngoài đồng sẽ đở công cấy, nhưng tốn hột giống và công tỉa. Lượng hột gieo sạ cho 1.000 m2 khoảng 500 gram. Hột giống ngâm trong nước sau 3-4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ấm một đêm rồi đem gieo hột sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo hột khô. Hột cải nhỏ, muốn gieo cho đều nên chia hột nhiều phần và trộn với bột trắng để dễ điều chỉnh hột gieo. Khi cây con được 10-15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10 x 15 cm. Tưới đẩm liếp trước khi gieo, sau khi gieo rãi lớp tro trấu mỏng phủ hột (mùa mưa nên rãi trấu) và rắc thuốc trừ kiến, các sâu hại khác (sâu non, bọ nhẩy, dế kiến, sên nhớt, ốc nhí). Trên mặt líp phủ lớp rơm mỏng và tưới đủ ẩm.
Gieo cây con: Lượng hột giống cần thiết để đủ cây con cấy trên 1.000 m2 khoảng 100-150 g, gieo trên 70 m2 đất. Liếp ương nơi cao ráo có đầy đủ ánh nắng. Cây con có 3-4 lá thật khoảng 15-20 ngày tuổi đem cấy, mật độ từ 25.000-30.000 cây/1.000 m2. Trồng khoảng cách (15-20 cm) x 15 cm, 1 hốc 1 cây để ruộng thông thoáng hạn chế sâu bệnh. Liếp rộng 1 m cấy được 6-8 hàng cải, cấy dầy, cây cao, thân lá mhỏ, năng suất cao
5. Bón phân chăm sóc
Tổng lượng phân bón cho 1.000 m2 ruộng trồng khỏang 500-1.000 kg phân chuồng (phân heo, gà đã ủ hoai), 10 kg Urea, 10 kg super lân, 5 kg KCl, 10 kg hỗn hợp 16-16-8 và 10 kg DAP.
* Bón lót:
Vườn ươm: lót 2-3 kg phân chuồng hoai mục + 15g phân lân/1m2
Ruộng trồng: Toàn bộ phân chuồng + super lân + 2 kg KCl. Rãi trên mặt liếp và xới trộn đều.
* Bón thúc:
Vườn ươm: Không cần thiết cung cấp phân, nếu cây con phát triển hơi kém có thể tưới thúc nhẹ 1 lần khỏang 10-15 ngày sau khi gieo bằng nước phân hỗn hợp NPK 16-16-8 pha loãng (20-30g/10 lít nước). Cây con 18-20 ngày tuổi có thể cấy, cấy từng đợt riêng cây tốt và xấu để tiện chăm sóc.
Ruộng trồng: Bón phân dựa theo sự sinh trưởng của cây, do Cải Xanh rất ngắn ngày nên chia phân ra nhiều lần tưới sẽ có hiệu quả hơn.
Ngày sau khi gieo | Cách bón | Lượng phân bón (kg/1.000m2) | ||
Urea | 16-16-8 | KCl | Phân chuồng | |
0 (Bón lót) | Rãi | 10 | 1.000 | |
10 | Tưới | 1 | 2 | |
15 | Tưới | 2 | 3 | |
20 | Tưới | 2 | 3 | 1 |
25 | Tưới | 2 | 4 | |
Tổng | 5 | 20 | 5 |
Phân cá ủ pha loãng tưới thêm trong thời gian gần thu họach, có thể sử dụng phân bón lá chừng 2 lần (10-15cc/8 lít nước) trong 1 vụ cải xanh.
6. Quản lý dịch hại
Trên ruộng Cải Xanh thường gặp những dịch hại chủ yếu sau: Bọ nhẩy (Phyllotreta striolata), sâu ăn tạp (Spodoptera litura), sâu tơ (Plutella xylostella), sâu đục ngọn (Hellula sp.), bệnh chết cây con (do Pythium sp., Rhizoctonia sp., Sclerostium sp.), bệnh thối bẹ (Sclerostium rolfsii, Rhizoctonia sp.) Bệnh thối nhũn vi khuẩn (Erwinia carotovora). Việc thực hiện nghiêm chỉnh kỹ thuật canh tác nói trên đã là một phần trong quản lý dịch hại tổng hợp, phần này chỉ nhấn mạnh các biện pháp cần thiết cho quản lý các dịch hại cụ thể.
* Biện pháp canh tác
Luân canh: Để hạn chế các sâu bệnh hại có thể chu chuyển và gây hại nặng, không nên trồng liên tục nhiều vụ cùng họ cải trên cùng một chân đất. Nên luân canh bắt buộc với các cây khác họ như: xà lách, rau dền, mồng tơi hoặc rau gia vị ... tốt nhất nên luân canh với các cây họ hoà thảo như: bắp, lúa nước chẳng hạn.
Che lưới thấp cho cải xanh |
Thường xuyên tưới đủ ẩm để hạn chế sự phát triển sâu non bọ nhẩy sống ở phần gốc cây dưới đất. Nhưng nếu thấy bệnh phát triển nên hạn chế tưới nước.
Mật độ gieo trồng vừa phải: Không nên trồng quá dầy nhất là trong mùa mưa dễ tạo thuận lợi cho các bệnh phát triển. Trong mùa mưa có thể che lưới thấp để tránh dập nát, tổn thương đến bộ lá
Vệ sinh đồng ruộng: Làm sạch cỏ trong ruộng và cỏ bờ để hạn chế sự cư trú của các sâu bệnh, sau thu hoạch nên gom đốt các tàn dư.
* Biện pháp cơ lý
Thăm đồng thường xuyên nếu thấy xuất hiện các sâu bệnh hại như trứng sâu ăn tạp, sâu tơ, bệnh thối nhũn ... có thể dùng tay bắt giết nhổ bỏ cây bệnh để hạn chế sự lây lan. Các cây, lá bệnh khi nhổ bỏ không vứt ở ruộng và bờ mà cần gom đốt hoặc đào hố chôn có rãi vôi bột khử trùng, hay đem ủ phân đúng kỹ thuật.
* Biện pháp sinh học
Để bảo tồn các loại thiên địch của sâu hại (nhện, ong ký sinh, bọ rùa ăn sâu...) cần hạn chế các loại thuốc phổ rộng. Phòng các loại sâu non bọ cánh phấn nếu xuất hiện nhiều thì ưu tiên sử dụng thuốc vi sinh gốc Bacillus thuringiensis các loại, riêng với bọ nhẩy có thể dùng các loại thuốc thảo mộc Nicotine (nước ngâm thân lá thuốc lá), Rotenone (thuốc cá) phun trừ.
* Biện pháp hóa học
Trừ sâu hại:
Trong vườn ươm cần trừ kiến tha hột giống có thể sử dụng thuốc Basudin 10H (15-20g/10m2).
Để trừ bọ nhẩy có thể xử lý hột giống trước gieo bằng thuốc. Trường hợp bọ nhẩy xuất hiện nhiều trên ruộng có thể dùng thuốc gốc lân hữu cơ kết hợp với gốc cúc tổng hợp theo khuyết cáo.
Trừ bệnh hại:
Để phòng trị các bệnh trước khi gieo nên xử lý bằng một trong các loại thuốc sau đây: Rovral 50 WP, Viben-C 50 WP, lượng dùng 5kg/1kg hột.
Với bệnh chết cây con: Khi phát hiện phun một trong các loại thuốc: Moceren 25 WP (15g/8 lít), Rovral 50WP (20g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15g/8 lít).
Bệnh thối bẹ: dùng Moceren 25 WP (25g/8 lít), Rovral 50 WP (20g/8 lít), Ridomil MZ 72 WP (15g/8 lít).
Còn một tuần lễ trước khi thu hoạch tuyệt đối không dùng thuốc hoá học chỉ được phép sử dụng thuốc thảo mộc, vi sinh.Kỹ thuật trồng rau cải
I. Kỹ thuật trồng nhóm cải bẹ:
1. Thời vụ gieo trồng cải bẹ: Gieo hạt vào tháng 8, tháng 9, tháng 10. Trồng ra ruộng vào tháng 9, 10 và 11. Tuổi cây giống (cây con) khoảng 30-35 ngày (có 4-5 lá thật). Để trồng 1ha cần 350-400g hạt. Mỗi mét vuông vườn ươm gieo khoảng 2-2,5g hạt giống.
2. Làm đất, bón lót và trồng: làm luống rộng 1,2-1,5m; trồng 3 hàng kiểu nanh sấu trên luống. Trồng theo hốc. Bổ hốc trồng trên mặt luống sâu 12-15cm và cách nhau 40-50cm một hốc để có khoảng 32-45 ngàn cây trên 1 hecta (1.152-1.620 cây/sào Bắc Bộ).
Bón lót cho 1 ha cải bẹ như sau:
Phân chuồng: 15-20 tấn
Phân đạm urê: 20-25kg
Phân lân supe: 120-150kg
Phân kali: 30kg
Tất cả các loại phân này được trộn đều và bón trực tiếp vào hốc, đảo đều đất rồi đặt cây giống vào. Chú ý đặt cây giống nằm ở thế tự nhiên, sau đó lấp đất, ấn nhẹ đất quanh gốc rồi san bằng mặt luống.
3. Chăm sóc:
+ Tưới nước: Sau khi trồng phải tưới nước ngay; mỗi ngày một lần, nên tưới trực tiếp vào gốc, cho tới khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó chỉ tưới khi cảm thấy đất thiếu ẩm.
+ Bón thúc và vun xới: Sau trồng 12-15 ngày cây đã hồi xanh và có nhu cầu phát triển thì bón thúc bằng phân chuồng nước pha loãng. Với "rau sạch" thì không bón bằng phân chuồng nước mà hòa vào nước hoặc rắc khoảng 32-35kg urê trên mặt luống gần gốc cây rồi tưới nước để phân ngấm vào đất.
Khi cây xòe lá thì bón thúc lần thứ hai. Trước khi bón thúc nên xới xáo mặt luống kết hợp vun cao gốc cho cải bẹ để chống đổ và nhặt cỏ dại.
Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây cải bẹ cần bón thúc 5-7 lần. Lượng phân bón thúc cho 1ha cải bẹ như sau:
+ Phân bắc, phân chuồng ủ mục khoảng 6-10 tấn.
+ Phân đạm urê bón phối hợp khoảng 85-100kg.
Tùy tốc độ sinh trưởng của cây, màu sắc của thân lá cây mà tăng hay giảm lượng phân bón phù hợp.
- Thu hoạch cải bẹ:
Sau trồng 3-4 tháng có thể thu hoạch được hoặc có thể để già hơn. Có thể tỉa lá chân, lá giữa để ăn dần cũng có thể nhổ luôn cả cây.
Năng suất các giống cải bẹ của Việt Nam có thể đạt 30-70 tấn/ha.
II. Kỹ thuật gieo trồng nhóm cải xanh:
1. Thời vụ: Vụ Đông-Xuân (còn gọi là vụ cải mùa): gieo hạt từ tháng 8 đến tháng 11 dương lịch. Cây giống được 20-25 ngày tuổi thì nhổ để cấy ra ruộng sản xuất.
Vụ Xuân-Hè (hay còn gọi là vụ cải chiêm): gieo từ tháng 2 đến tháng 6 dương lịch. Tuổi cây giống 30-35, thậm chí tới 40 ngày, thì nhổ cả cây để ăn hoặc bán.
2. Làm đất, bón lót và trồng: Làm luống rộng 1,20-1,50m, cao 10-15cm. Vụ cải chiêm lên luống cao hơn để phòng mưa ngập.
Bón lót cho 1 ha cải canh cần:
Phân chuồng hoai mục: 15-18 tấn
Tro bếp: 60-80 gánh.
Trải đều phân, tro bếp lên mặt luống, lấy cuốc đảo đều và trộn sâu vào lòng luống, san phẳng và vãi hạt giống cải canh lên. Lượng hạt cần vãi 5-6 g/m2, hạt xấu phải tới 8 g/m2. Khi cải canh có 2-3 lá thật thì nhổ tỉa để ăn ghém (ăn sống rất ngọt và có vị hăng hăng dễ chịu). Nếu để liền chân vụ chiêm thì tỉa lần thứ hai, khi cải xanh có 3-4-5 lá thật, để lại khoảng cách giữa các cây khoảng 12-15cm; còn nếu để cấy trong vụ Đông-Xuân (vụ Mùa), thì khi cây giống được 20-25 ngày tuổi, thì nhổ đi, cấy với khoảng cách cây cách nhau 20-30cm.
- Chăm sóc và thu hoạch cải xanh: cải xanh là loại rau rất ngắn ngày nên để cây rau bị đói phân, đói nước, năng suất giảm rất đáng kể. Do vậy phải bón thúc 3-4 lần bằng phân đạm urê với lượng khoảng 45-100 kg/ha. Cải mùa, khi thấy cây cải cụp nõn, còn cải chiêm, khi thấy cây sắp có ngồng, thì thu ngay, không được để cải ra hoa ăn sẽ rất già, nhiều xơ và đắng.
Năng suất cải xanh hiện nay đạt 20-40 tấn/ha.
III. Kỹ thuật gieo trồng cải trắng:
1. Thời vụ gieo trồng: Cải trắng cũng có thể gieo trồng trong vụ Đông-Xuân như cải xanh; nhưng do có thể chịu được nhiệt độ cao (ở 27oC cải trắng vẫn sinh trưởng tốt), nên chủ yếu được gieo vào vụ Xuân-Hè và Hè-Thu để chống giáp vụ rau. Hai vụ này thường là để ăn rau liền chân, còn vụ Đông-Xuân thì chăm sóc bình thường như rau cải xanh.
2. Làm đất, bón phân: Vụ Xuân-Hè và vụ Hè-Thu thường mưa nên chỉ lên luống 1,00-1,20m và lên luống khum mai rùa, để dễ thoát nước.
Bón lót như với cải xanh, nhưng do cải trắng nhiều nước nên phải bón thêm lân và kali để tăng chất lượng của rau.
Lượng phân lót cho 1 ha cải trắng như sau:
Phân chuồng: 10-15 tấn.
Phân lân super: 80-100kg
Kali: 20-30kg
- Chăm sóc và thu hoạch: khi cải mọc được 7-8 ngày thì tỉa bỏ cây còi cọc; sau đó 7-8 ngày lại tỉa bỏ lần thứ hai giữ lại khoảng cách định hình giữa các cây khoảng 12-15cm.
Sau khi tỉa lần đầu thì tưới thúc bằng phân đạm urê. Thúc 4-5 lần; mỗi lần 22-26kg đạm urê cho 1 ha kết hợp với nước phân chuồng pha loãng 20-40%. Cải càng lớn, càng tưới phân đặc hơn.
Xới nhẹ mặt luống sau khi tỉa định cây (tỉa lần thứ hai), sau đó 2-3 ngày thì bón thúc. Sau đó 12-15 ngày có điều kiện thì xới lần thứ hai, nhặt sạch cỏ dại và bón thúc. Làm được như vậy thì cải trắng sẽ có màu trắng bạch, sạch, ngon và đẹp dễ bán hơn. Năng suất cải trắng đạt 25-40 tấn/ha.
Ghi chú: cải xanh và cải trắng là những loại rau không chỉ trồng giáp vụ tốt mà còn là loại rau chống đói. ở những vùng thiên tai lũ lụt có ý nghĩa rất lớn, vì chỉ sau 30-50 ngày đã cho thu hoạch với khối lượng rất lớn giải quyết được nguồn thức ăn cho cả người lẫn gia súc.
Cách trồng cải ngọt an toàn
Cải ngọt( Brassica sp; Họ: Crusiferea) là một trong những cây rau dễ trồng, nhanh cho thu hoạch, chỉ từ 25 đến 30 ngày, có thể trồng được nhiều vụ trong năm, do đó sản lượng thu hoạch trên một đơn vị diện tích rất lớn; chi phí đầu tư rất thấp mà lợi nhuận lại rất cao, việc tiêu thụ khá dễ dàng, được người tiêu dùng ưa chuộng nên đây là loại rau được bà con nông dân trồng nhiều.
1. Giống cải ngọt
- Sử dụng giống có năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp với điều kiện sản xuất tại địa phương và được thị trường chấp nhận. Hiện nay, ngoài một số giống cải địa phương, có thể sử dụng các giống nhập của Trung Quốc và Thái Lan, mùa mưa sử dụng giống TG1 do viện Khoa học nông nghiệp kỹ thuật miền Nam chọn lọc.
- Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng thuốc trừ bệnh (xem các bệnh thường gặp ở phần phòng trừ sâu bệnh). Có thể ngâm hạt giống trong nước ấm có pha phân bón lá (khoảng 1cc/1 lít nước), sau 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước rồi ủ, sau đó đem đi gieo.
Gieo cấy cải ngọt
- Gieo sạ: gieo hạt cải ngọt trực tiếp ngoài đồng sẽ đỡ công cấy nhưng tốn hạt giống và công tỉa. Lượng hạt giống sạ cho 1.000m2 khoảng 500g. Hạt giống ngâm trong nước sau 3 – 4 giờ vớt ra để ráo nước ủ ẩm 1 đêm rồi đem gieo, hạt sẽ nẩy mầm nhanh và đều hơn gieo khô. Khi cây con 10-15 ngày nhổ tỉa chừa khoảng cách 10-15cm.
- Tưới đẫm liếp trước khi gieo, sau khi gieo hạt cải ngọt rải lớp tro trấu mỏng phủ hạt (mùa mưa nên rảy trấu) và rắc thuốc trừ kiến, các sâu hại khác (sâu non, bọ nhảy, dế, …). Trên liếp phủ rơm mỏng và tưới đủ ấm.
- Gieo cây con: Lượng hạt giống cải ngọt sạ cho 1.000m2 khoảng 100-150g gieo trên 40m2 đất (liếp ương). Liếp ương phải khô ráo, đầy đủ ánh sáng, cây con có 3-4 lá thật khoảng 15-20 ngày tuổi đem cấy. Trước khi nhổ cây cần tưới ướt đất bằng phân DAP pha loãng (30g/10lít nước).
2. Thời vụ
Cải ngọt có thể trồng quanh năm, nhưng trong mùa khô cho năng suất cao hơn. Nếu trồng trong tháng 12, tháng 1 cần theo dõi chặt chẽ sâu hại để phòng trừ kịp thời. Mùa mưa phải làm giàn che để bảo vệ cây để tránh giập lá.
3. Chuẩn bị đất
- Có thể trồng cải ngọt trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng phải được tưới tiêu tốt.
- Đất cần phải cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại, tàn dư cây trồng từ vụ trước, nếu có điều kiện nên đảo đất và phơi ải 8-10 ngày để đất thông thoáng, giúp cây sinh trưởng tốt, đồng thời hạn chế sâu bệnh cư trú trong đất.
- Trong mùa mưa, cần chọn trồng những giống chống chịu mưa, nên phủ rơm hoặc dùng lưới nylon che để hạn chế đất bắn lên lá, đồng thời hàn chế sâu bệnh, cỏ dại.
- Liếp rộng 0,8-1m cao 10-15cm, mùa mưa lên liếp cao hơn khoảng 20cm giúp thoát nước tốt, rễ cải không bị ngập úng. Cần xử lý đất trước khi gieo trồng bằng cách bón vôi bột 5-6kg hoặc 100g Vimoca cho 100m2 để phòng trừ tuyến trùng.
- Không nên trồng liên tục nhiều vụ họ cải trên cùng một chân đất.
4. Khoảng cách trồng
Tùy theo mùa vụ và giống có thể trồng với khoảng cách 15x15cm hoặc 15x20cm. Chỉ trồng mỗi hốc 1 cây, không trồng quá dày để ruộng thông thoáng, hạn chế sâu bệnh.
5. Bón phân (tính cho 1.000m2)
- Bón lót: phân chuồng hoai mục 1,3-1,5 tấn, super lân 14-15kg, bánh dầu 30kg.
- Bón thúc:
Khoảng 7-8 ngày sau cấy, khi cây cải ngọt bắt đầu phát triển thân lá, bón thúc 50-60kg bánh dầu, 25kg KCL giúp cây phát triển nhanh. Đồng thời có thể tưới urê pha loãng, cách 3-4 ngày tưới 1 lần. Liều lượng 5-6 kg/1000m2. Ngoài ra, cũng có thể dùng phân bón lá khoảng 2-3 lần khi thấy rau xuống màu để giảm bớt urê. Nếu bón NPK hoặc DAP, cần phải tính lượng phân đạm, lân, kali cho phù hợp.
Lưu ý: Bánh dầu nên ngâm nước một tuần, sau đó lấy nước pha loãng tưới 3-4 lần/vụ
6. Phòng trừ sâu bệnh
- Một số sâu bệnh hại chính trên cây cải ngọt như: bọ nhảy, sâu khoang, sâu tơ, sâu xanh da láng, ruồi đục lá, bệnh chết cây con, bệnh thối nhũn vi khuẩn.
+ Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với bọ nhảy có hiệu quả cao như vệ sinh đồng ruộng, phơi ải, che phủ bạt nylon, luân canh với cây trồng khác họ cải.
Trong mùa mưa nên trồng trong nhà lưới giúp cho cây có khả năng chống bệnh tốt hơn.
Khi sâu bệnh có mật số cao có dùng thuốc BVTV như sau:
+ Đối với bọ nhảy: Dùng chế phẩm nấm Ma (Metarizhium anisopliae) có hiệu quả cao, có thể dùng các loại thuốc Hopsan, Polytrin.
+ Đối với sâu khoang: Có thể dùng các loại thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin P dùng các loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi –BT, hoặc thảo mộc như Rotenone, Neem.
+ Đối với sâu tơ: Dùng thuốc gốc BT như Delfin, Dipel, Aztron, Biocin… hoặc dùng các thuốc có gốc Abamectin, gốc Pyrethroid … Lưu ý dùng luân phiên các loại thuốc.
+ Đối với ruồi đục lá: Dùng thuốc như: Ofunak, scout…
- Đối với bệnh:
+ Bệnh chết cây con, thối bẹ: dùng Moceren, Ridomyl MZ.
+ Bệnh thối nhũn: dùng thuốc như Kasuran, Kanamin…
7. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch khi cây cải ngọt đủ tuổi từ 25-27 ngày.
Tham khảo thêm Cách trồng cây cải xoong an toàn
Cải xoong có tên khoa học là Nastruatium officinale, là cây thân thảo, sống lâu năm. Ưa sống ở những nơi nước trong, chảy nhẹ.Cải xoong được dùng để làm rau ăn sống ( trộn với dầu dấm) hoặc nấu canh với thịt. Cải xoong còn được dùng làm thuốc ho, viêm phế quản kinh niên, thuốc bổ, chữa bệnh chảy máu chân răng.
Cải xoong là rau ăn sống hoặc nấu canh
Cải xoong thích hợp với loại đất thịt, đất hơi ngập nước ,pH 6-7, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng là 15 – 20oC.
1.Làm đất trồng cây cải xoong
- Tháng 9-10 cày bừa cho đất nhuyễn. Bón phân chuồng hoai mục hoai mục 25-3o tấn/ha.
- Cấy trong các tháng 10-12. Khoảng cách giữa các cây là 5 x5 cm. Sau khi cấy 30 ngày có thể thu hoạch lứa đầu. Sau đó cứ 25 ngày thu hoạch cải xoong một lần
Trồng tháng 10 có thể thu hoạch đến hết tháng 3. Năm lạnh có thể thu hoạch sang tháng 4.
2.Bón phân cho cải xoong
Khi cải xoong bén rễ, dùng 5 -6 tấn phân chuồng hoai mục bón cho 1 ha. Sau đó 15 – 20 ngày bón thúc lần 2 với lượng phân chuồng như trên công với 200 kg sunphat đạm cho 1 ha.
3.Tưới nước cho cải xoong
Cần tưới đủ ẩm (tưới sương lên lá nhiều lần trong ngày)
Mùa nắng tưới bình quân 01 giờ/ lần (10 – 16 lần trong ngày)
4. Sâu bệnh trên cải xoong
Cải xoong dễ bị sâu bệnh, nên phòng trừ theo -qui trình phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM).
Các đối tượng gây hại đáng lưu ý như:
- Sâu tơ, sâu xanh, sâu ăn tạp:
Cần luân phiên các nhóm thuốc trong các lần phun xịt trên cùng một lứa cải xoong. Nên phối hợp thuốc hóa học với thuốc trừ sâu vi sinh, ức chế sinh trưởng hoặc dầu khoáng (SK Enpray, D-C Tronplus)… để tăng hiệu lực diệt sâu.
- Bệnh héo xanh (héo vi khuẩn):
Không sử dụng quá thừa phân đạm, có thể phun ngừa các nhóm thuốc gốc đồng, nhóm thuốc kháng sinh (Kasumin, Kasuran, Starner,…)
- Bệnh thán thư (nổ lá):
Có thể phòng trị bằng các nhóm thuốc trừ nấm sau: nhóm thuốc gốc đồng, Mancozeb,Carbendazim, Antracol, Tilt Super, Score, Curzate,..
- Bệnh đốm vằn:
Dùng các loại thuốc đặc trị như: Validacin, Monceren, Rovral, Bonanza, Anvil,…
5. Thu hoạch cải xoong
Vào mùa nắng khoảng 60 ngày sau khi cắt lứa trước là thu hoạch.
Trồng từ tháng 09 – 12 thì thu hoạch vào khoảng 25 ngày sau khi thu hoạch lứa trước.
Thu hoạch bình quân 6 – 8 lứa trong năm. Năng suất trung bình từ 8 – 10 tấn/ ha/ vụ.
Cách trồng rau mầm tại nhà
Cách lam vườn rau tại nhà đơn giản mà thú vị
Hướng dẫn làm rau mầm tại nhà cực đơn giản
Hướng dẫn làm rau mầm bằng máy
Tác dụng của rau tầm bóp
Trồng cây trên sân thượng chọn lựa và chăm sóc thế nào cho đúng ...
Hướng dẫn trồng hoa mười giờ
(St)