KỸ THUẬT TRỒNG KHỔ QUA
I. Giống, thời vụ và chuẩn bị đất trồng khổ qua 1/ Giống Khổ qua (Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Hiện nay, có các giống trồng phổ biến như: TN166, SAO SỐ 1, SAO SỐ 2, SAO SỐ 3. Các giống khổ qua F1: 71, 241, 242, 277 hay giống SG4-1, giống khổ qua mỡ, giống khổ qua địa phương có chọn lọc. Lượng hạt giống: 0,4 - 0,5kg/1.000m2
2/ Thời vụ
Trồng được quanh năm, nhưng thích hợp nhất là mùa mưa, áp dụng màng phủ nông nghiệp, sẽ cho năng suất cao, giá bán lại cao nên nông dân rất thích trồng trong vụ này.
3 Chuẩn bị đất trồng
* Cày đất, bón vôi
- Đất được cày bằng máy một lần để dập cỏ, sau đó tiến hành bón vôi, vôi được bón đều trên mặt ruộng. Sau khoảng thời gian khoảng 10 ngày thì bắt đầu làm đất.
* Làm liếp, bón lót, phủ bạt, đục lỗ trồng
- Làm liếp: Đất trồng cần được cày bừa kỹ, nhặc sạch cỏ, lên liếp rộng 1,2 m, cao 20-30 cm, rãnh 30 – 40 cm. Trồng vào mùa mưa, đất thoát nước kém làm liếp hẹp trồng 1 hàng và làm rãnh rộng, liếp cao 30 cm để dễ thoát nước; trồng trong mùa nắng, đất thoát nước tốt làm liếp rộng, cao 20 và trồng hàng đôi cách nhau 80 cm, cây cách cây 30 cm.
- Bón lót: bón toàn bộ lượng phân hữu cơ, super lân, một phần urea, kali
- Phun thuốc trừ nấm Viben-C 50WP trên mặt liếp rồi tiến hành phủ bạt
- Phủ bạt: phủ mặt đen của bạt ở dưới, lấp đất hai đầu để giữ bạt, ghim bạt hai bên, lúc đầu ghim thưa để cố định và cân bằng bạt sau đó ghim khít bạt.
- Đục lổ trồng: (khoảng cách 2 lổ trên 1 hàng là 30 cm, khoảng cách giữa 2 hàng đôi là 80 cm).
* Làm giàn
- Giàn được làm trước khi trồng hoặc sau khi trồng khi cây khổ qua bắt đầu bò.
- Làm giàn đứng (giàn đơn) được cấm bằng các cọc tầm vông, khoảng cách giữa hai cọc là 3 m, giàn được giăng bằng lưới nilon hoặc chà tre cao khoảng 2 – 2,5 m.
II. Kỹ thuật gieo, trồng và chăm sóc cây con
* Môi trường gieo cây con: môi trường là hỗn hợp giữa phân hữu cơ, xơ dừa và cát với tỉ lệ 3:2:1.
*Cách ủ hạt: xử lý miên trạng hạt trong nước ấm (2 sôi: 3 lạnh) trong 2 giờ sau đó vớt ra đem ủ trong khăn ẩm 2 ngày, khi hạt nứt nanh rồi đem đi gieo.
* Gieo và cách chăm sóc cây con: sau khi ủ nứt nanh, hạt được gieo vào bầu đất chứa môi trường gieo, sau đó tưới ẩm khay. Khay ươm cây con được đặt trong nhà ươm có mái che mưa, tưới ẩm ngày 2 lần, 7 ngày sau khi gieo thì tiến hành trồng cây con ra ruộng.
* Chuẩn bị đưa cây con ra trồng: tưới bằng vòi phun cho cây ướt đều trước khi đem trồng.
* Trồng cây con:trước khi trồng cây con, tiến hành xới lỗ cho đất xốp, sau đó mỗi lỗ đặt 1 cây con, phủ lớp đất mỏng trên bầu cây, trồng xong bỏ xơ dừa đã trộn Vibasu xung quanh gốc chống sâu cắn phá cây con.Nếu trồng cây trong điều kiện nắng thì ta dùng vòi phun tưới lên bạt cho mát cây.
* Chăm sóc cây con sau khi trồng: tưới nhẹ cây con trong 3 ngày đầu sau khi trồng bằng hệ thống tưới phun (khoảng 15 phút). Sau đó chuyển sang tưới bằng hệ thống tưới nhỏ giọt, tưới rảnh hay tưới gốc. Thường xuyên thăm ruộng kiểm tra cỏ dại và sâu bệnh cho cây. Trong quá trình cây sinh trưởng thì thường xuyên vắc ngọn để cây khổ qua leo lên giàn tốt.
III. Phân bón, tưới nước, làm cỏ
1. Bón phân
*Bón lót:
- Bón lót vôi 800 – 1000 kg/ha
- Bón lót: phân chuồng hoai 15 tấn + 500 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 20 kg HVP Organic + 90 kg Super Lân + 140 kg Kali + 70 kg Urê cho 1 ha. Số phân này bỏ giữa tim hàng theo chiều dài ruộng rồi xới đất lấp phân lại.
*Bón thúc:
+ Bón thúc lần 1: Khi cây được 3 - 4 lá bón thúc 40kg urea/ha.
+ Bón thúc lần 2: Khi cây khổ qua có tua bón 20 HVP Organickg/ha + 50 kg DAP/ha + 60 kg kali (KCl)/ha + 60 kg urea/ha.
+ Bón thúc lần 3: Khi cây có hoa cái bón thêm 50kg urea/ha + 50 kg DAP/ha + 50 kg Kali (KCl)/ha. Mỗi lần bón thúc nên làm cỏ và vun đất vào gốc cho cây.
- Lượng phân trên có thể hòa vào nước với nồng độ loãng để tưới đối với bón thúc lần 1, đục lổ các gốc 15 cm rãi phân rồi sau đó tưới đối với bón thúc lần 2 và 3.
*Sử dụng phân bón lá: Sử dụng các loại phân bón lá để cung cấp kịp thời và hiệu quả nguồn vi lượng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây. Có thể sử dụng các sản phẩm phân bón lá theo quy trình sau:
- Khi cây có 3 – 4 lá thật phun HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt, 7 ngày phun lập lại 1 lần giúp cây phát triển tốt thân, lá và rể, đến trước khi cây bắt đầu ra hoa rộ thì ngưng phun.
- Khi thấy cây chuẩn bị ra hoa rộ phun HVP Auxin Organic 2 lần cách nhau 7 ngày/1 lần giúp cây đậu nhiều trái. Sau đó tiếp tục sử dụng HVP 401.N Bầu – Bí – Dưa – Cà - Ớt phun, 7 ngày phun lập lại 1 lần để giúp trái to màu sắc đẹp.
2.Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước cho cây sinh trưởng, phát triển, nhất là giai đoạn cây ra hoa kết quả, tránh để ruộng quá khô hạn hoặc ngập úng. Đặc biệt chú ý việc thoát nước trong ruộng trong mùa mưa.
3. Làm cỏ: Làm sạch cỏ dại và tỉa bỏ những lá bị sâu bệnh, nhánh gốc cho ruộng được thông thoáng.
IV. Phòng trừ sâu bệnh
1. Sâu hại chính thường gập
+ Giòi đục quả (Zeugodacus caudatus): phải chú ý phòng trừ sớm khi ruồi mới đẻ trứng, thường vào giai đoạn quả mới đậu hoặc còn non. Các loại thuốc có thể dùng: Sherpa 20 EC, Sumicidin 10 EC, Cyperan 25 EC. Thời gian cách ly tối thiểu 7 ngày.
+ Sâu xanh (Hilecoverpa armigera): Sâu hại hoa và quả ở tất cả các thời kỳ. Có thể phòng trừ bằng các loại thuốc: Cyperan 25 EC, Mimic 20F, Sherpa 20EC. Thời gian cách ly tối thiểu là 7 ngày.
+ Giòi đục lá (Liriomyza sp.) làm trắng lá, ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng của cây. Phòng trừ bằng các thuốc: Baythroid 50EC, Confidor 100SL, Ofatox 400 EC.
- Nhện, bọ trĩ, rầy:Xuất hiện trong mùa nắng, ruộng khô. Nếu xuất hiện ở mật số cao cần xử lý bằng các lọai thuốc BVTV sau, và đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo.
+ Bọ trĩ, rầy: Confidor và các loại thuốc gốc Pyrethroid
+ Nhện đỏ: Confidor, Comite
2. Bệnh hại:
- Bệnh phấn trắng (Erysiphe sp.) hại chủ yếu trên lá, cần phòng trừ sớm bằng các thuốc: Anvil 5SC, Score 250EC, Bayfidan 25EC. Thời gian cách ly tối thiểu 10 ngày.
Khi sử dụng thuốc đều phải tuân theo hướng dẫn trên nhãn bao bì của từng loại thuốc.
V. Thu hoạch
- Sau khi gieo 48-50 ngày (giống địa phương) và 45-50 ngày (giống nhập nội) thì bắt đầu được thu quả (sau khi thụ phấn khoảng 7-10 ngày).
- Cần chú ý thu đúng thời kỳ chín thương phẩm để đạt cả năng suất và chất lượng.
- Cần tỉa bỏ quả bị sâu hại và quả nhỏ trong quá trình chăm sóc.
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG KHỔ QUA |
|
I. THỜI VỤ: Có thể gieo trồng được quanh năm, tuy nhiên trong mùa mưa cần chọn vùng đất có chân đất cao, thoát nước, tránh sự ngập úng. II. CHUẨN BỊ ĐẤT :
Thúc lần 1 : (10-15 NSG)
VII. Thu Hoạch: (38-40 NSG) bắt đầu thu hoạch VIII. Phòng trừ sâu bệnh: e) Bệnh gỉ sắt: Gây hại mạnh trên lá, làm lá vàng, mất khả năng quan hợp |
KHỔ QUA
Tên khoa học: Momordica charantia L.
Họ bầu bí: Cucurbitaceae
1. GIỚI THIỆU
Khổ qua có nguồn gốc vùng Châu Á nhiệt đới, có thể là Đông Ấn và Nam Trung Quốc, được sử dụng như là loại rau ăn quả giàu chất sắt và vitamin C và canh tác được quanh năm ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới.
2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC
Cây leo quấn hằng niên, thân mọc dài đến 5 m. Lá đơn, mọc cách, lá xẽ 3 - 9 thùy. Hoa đơn phái cùng cây, hoa mọc đơn độc ở nách lá, màu vàng, hoa đực có có cuống ngắn. Hoa cái có cuống dài, bầu noãn hạ, phát triển rất nhanh trước và sau khi thụ phấn. Hoa thụ phấn nhờ côn trùng, chủ yếu là ong. Trái ăn tươi có thể thu hoạch 2 tuần sau khi thụ phấn. Trái chứa từ 20 - 30 hạt.
Khổ qua thích nghi rộng với điều kiện thời tiết nên trồng được quanh năm trong vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. Cây phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ từ 20 - 35oC, vũ lượng 1500 - 2500 mm và cao độ đến 1000 m. Cây chịu đựng được nhiều điều kiện đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất trên đất thoát thủy tốt, giàu chất hữu cơ.
3. GIỐNG
3.1 Giống lai F1:
- Giống Polo 192 và May 185 (Chiatai): Là giống lai F1 do công ty Trang Nông phân phối có sức sinh trưởng mạnh, trái dài, suông đẹp, đầu đuôi trái hơi nhọn, gai nở to xanh bóng, thịt dày, độ đắng trung bình. Chiều dài trái 24-25 cm và trọng lượng 150-170 g (Polo 192), dài 20 cm và nặng 120-140 g (May 185), năng suất cao, trồng quanh năm.
- Giống khổ qua lai F1 số 242: Do công ty Hai Mũi tên Đỏ phân phối, cây sinh trưởng tốt ở mọi thời vụ, kháng bệnh đốm lá (Cercospora). Thời gian bắt đầu thu hoạch trái 38-40 ngày sau khi gieo và kéo dài 1,5-2 tháng. Năng suất 3-4,5 kg/cây. Chiều dài trái 19-22cm, màu xanh sáng, rất bóng, gai lớn thẳng.
3.2 Giống địa phương:
- Giống TH-12: do CTGCTMN chọn lọc từ giống khổ qua mỡ địa phương. Giống cho trái sớm, bắt đầu thu trái 40 NSKG, trái dài 18 -20 cm, thon hai đầu, không vai, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nổi rỏ, thịt trái dầy, ít đắng, thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Năng suất trung bình từ 20 - 25 tấn/ha.
- Giống trái nhỏ: do CTGCTTP chọn lọc từ giống địa phương. Giống cho trái rất sớm, bắt đầu thu hoạch 35 NSKG, trái dài 15 -16 cm, thon hai đầu, không vai, màu xanh trung bình, gai dọc liền và nổi rỏ, thịt dầy, ít đắng, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng thành phố. Năng suất 15 - 20 tấn.
- Giống khổ qua Xiêm: trái to, dài 30 - 40 cm, không vai, vỏ xanh trung bình, gai to, ít đắng, năng suất khá.
- Giống khổ qua Rô: trái nhỏ 12 - 15 cm, hai đầu nhọn, không vai, vỏ xanh trung bình, gai nhỏ, nhọn, vị đắng nhiều, sai trái nhưng năng suất thấp hơn khổ qua Xiêm. Loại này thích hợp chế biến sấy khô làm trà.
4. KỸ THUẬT CANH TÁC
4.1.Thời vụ
Trồng được quanh năm, tốt nhất là vụ Đông Xuân. Vụ Hè Thu (mưa nhiều) thường bị ruồi đục trái gây hại nặng.
4.2. Gieo trồng
- Đối với giống lai F1 lượng hạt cần gieo là 140-170 g/1.000m2 (mật độ 500-700cây/1.000m2) vì cây phát triển mạnh, bò dài, trồng thưa hơn giống địa phương, cần phải làm giàn mới phát huy hết tiềm năng của giống. Thường trồng hàng đôi khoảng cách 4-5 m hoặc hàng chiếc 2-2,5m, cây cách cây 70-80 cm.
- Đối với giống địa phương cần 300 - 500 kg/1.000m2. Trồng hàng cách hàng 1,2m, cây cách cây trên hàng 30-35 cm, mật độ trung bình 2.400-2.700 cây/1.000m2. Mùa nắng có thể trồng bò đất, hàng đôi cách nhau 3-3,5 m, mật độ 1.600-1.900 cây/1.000m2 .
Vỏ hột khổ qua khá dầy nên ngâm hạt 1-2 giờ trong nước ấm 2 sôi - 2 lạnh, vớt ra ủ cho nhú mầm rồi đem gieo sẽ lên tốt hơn. Khi hột nhú mầm đem gieo thẳng ra đồng hoặc gieo trong bầu đất. Bầu đất làm bằng túi nylon có cắt góc hoặc bầu lá chuối, lá dừa. Phun thuốc trừ bệnh như Copper B, Rovral, Topsin M trên bầu đất trước khi gieo hột và rãi Basudin 10H xung quanh bầu và phía trên bầu để tránh côn trùng gây hại. Khi cây được 10 -12 ngày thì trồng ra đồng.
Đất thích hợp trồng khổ qua là dất thịt nhẹ hoặc cát pha, thoát nước tốt. Đất phải cày bừa kỹ, lên luống cao 20 - 25 cm.
4.3. Sử dụng màng phủ nông nghiệp
Màng phủ nông nghiệp còn gọi là "màng bạt" hay "thảm", là một loại nhựa dẽo, mỏng, chuyên dùng để phủ liếp trồng rau, dầy 0,03-0,035 mm, mặt trên có màu xám bạc, mặt dưới màu đen, sử dụng bình quân 2 vụ khổ qua.
Mục đích:
a. Hạn chế côn trùng gây hại: Mặt màu bạc của màng phủ phản chiếu ánh sáng mặt trời nên giảm bù lạch, rầy mềm, dòi đục lòn lá và giảm thun đọt khổ qua.
b. Hạn chế bệnh hại: Bề mặt màng phủ ráo nhanh sau khi mưa; bộ lá cây luôn khô, thoáng, giảm bệnh do nấm tấn công ở gốc thân và đốm phấn trên lá chân.
c. Ngăn ngừa cỏ dại: Mặt đen của màng phủ ngăn cản ánh sáng mặt trời, làm hạt cỏ bị chết trong màng phủ.
d. Điều hoà độ ẩm và giữ cấu trúc mặt đất: Màng phủ ngăn cản sự bốc hơi nước trong mùa nắng, hạn chế lượng nước mưa nên rễ cây không bị úng nước, giữ độ ẩm ổn định và mặt đất tơi xốp, thúc đẩy rễ phát triển, tăng sản lượng.
e. Giữ phân bón: Giảm rửa trôi của phân bón khi tưới nước hoặc mưa to, ít bay hơi nên tiết kiệm phân.
f. Tăng nhiệt độ đất: Giữ ấm mặt đất vào ban đêm (mùa lạnh) hoặc thời điểm mưa dầm thiếu nắng mặt đất bị lạnh.
g. Hạn chế độ phèn, mặn: Màng phủ làm giảm sự bốc hơi qua mặt đất nên phèn, mặn được giữ ở tầng đất sâu, giúp bộ rễ hoạt động tốt hơn.
Trồng khổ qua sử dụng màng phủ nông nghiệp có thể khắc phục được một phần yếu tố bất lợi của môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng tủ rơm.
CÁCH SỬ DỤNG MÀNG PHỦ NÔNG NGHIỆP:
a. Chuẩn bị trước khi trồng:
- Vật liệu và qui cách: Dùng màng phủ khổ rộng 1-1,2 m (trồng hàng đơn) hoặc 1,4-1,6 m (trồng hàng đôi. Chiều dài mỗi cuồn màng phủ là 400 m, trung bình trồng 1.000m2 khổ qua cần khoảng 1 cuồn nếu trồng hàng đôi như dưa hấu, còn tốn 1,5 cuồn nếu khỏang cách hàng gần hơn. Khi phủ liếp mặt xám bạc hướng lên, màu đen hướng xuống.
- Lên liếp: Lên liếp cao 20-40 cm tùy mùa vụ, đất ruộng trong mùa mưa cần lên liếp cao, mặt liếp phải làm bằng phẳng không được lồi lõm vì rễ khó phát triển và màng phủ mau hư, ở giữa liếp hơi cao hai bên thấp để tiện việc tưới nước.
- Rãi phân lót: cách bón và liều lượng phân ở phần sau.
- Xử lý mầm bệnh: Phun thuốc trừ nấm bệnh như Oxyt đồng hoặc Copper B (20 g/10 lít) hoặc Validacin (20 cc/10lít) đều trên mặt liếp trước khi đậy màng phủ.
- Đậy màng phủ: Mùa khô nên tưới nước ngay hàng trồng cây trước khi đậy màng phủ. Khi phủ kéo căng vải bạt, hai bên mép ngoài được cố định bằng cách dùng dây ni long căng ngang mặt líp, mỗi đầu dây cột một que cây 15-20cm, hoặc dùng dây chì bẻ hình chữ U mỗi cạnh khoảng 10 cm ghim sâu xuống đất (dây chì sử dụng được nhiều năm) hoặc dùng tre chẻ lạc ghim mé liếp nếu như đất mịn và dẽo như ở huyện Chợ Mới tỉnh An Giang, cũng có thể lâp đất tấn xung quanh mé liếp để tránh gió tốc nhưng chỉ thích hợp trong mùa nắng.
Khi phủ xong không nên dùng rơm hay cỏ đậy trên màng phủ vì làm mất tác dụng phản chiếu ánh sáng, không nên đi đạp lên vải bạt vì mau rách.
- Đục lổ màng phủ: Dùng lon sữa bò đường kính khoảng 10 cm, có đục lổ thông gió xung quanh chân lon, làm cán để cầm, cột dây chì vòng miệng lon chừa râu dài 50-70 cm làm cự ly giữa các cây, đốt than nóng cho vào trong lon.
b. Trồng cây:
Rãi một ít đất mịn hoặc rơm hoặc trấu mục vào trong lổ (không nên dùng nhiều tro trấu, nhất là trong mùa nắng vì sức nóng của màng phủ và của tro làm cây con bị hóc phát triển yếu), tưới nhiều nước vào lổ rồi gieo hột hoặc đặt cây con. Xử lý côn trùng bằng thuốc hột như Basudin 10H hay Regent rãi xung quanh gốc sau khi gieo hột hoặc sau khi cấy cây con (2 kg/1.000 m2).
4.4. Chăm sóc
4.4.1. Bón phân: lượng phân sử dụng cho 1.000 m2: Hữu cơ 1 tấn + 95 kg hỗn hợp 16-16-8 và 5 kg Clorua kali + 5 kg Calcium nitrat + 50 kg vôi bột (tương đương công thức 160 N-150 P2O5-100 K2O- 10 Ca kg/ha). Trong mùa mưa nên bón thêm 5-8 kg Calcium nitrat giúp trái cứng ít bị hư. Cách bón được thực hiện như sau:
* Bón lót: 25 kg 16-16-8 + 1 tấn hữu cơ + 50 kg vôi. Vôi rải đều trên mặt đất trước khi cuốc đất lên liếp, phân chuồng hoai và phân hóa học rãi trộn đều trên mặt liếp. Lượng phân bón lót nhiều hơn trồng phủ rơm vì phân nằm trong màng phủ ít bị bốc hơi do ánh nắng, hay rửa trôi do mưa.
* Bón phân thúc:
Lần 1: 15-20 ngày sau khi trồng
Liều lượng 20 kg 16-16-8 + 1 kg Calcium nitrat.
Bón phân bằng cách vén màng phủ lên rãi phân một bên hàng khổ qua hoặc đục lổ màng phủ giữa 2 gốc.
Lần 2: 35-40 ngày sau khi trồng, khi đã đậu trái đều, chuẩn bị thu trái lưa đầu.
Lượng bón 20 kg 16-16-8 + 1 kg Clorua kali + (1-2) kg Calcium nitrat.
Vén màng phủ lên rãi phân phía còn lại hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc.
Lần 3: Khi cây 55-60 ngày sau khi trồng, bắt đầu thu trái rộ.
Lượng bón 20 kg 16-16-8 + 2 kg Clorua kali + (2-3) kg Calcium nitrat.
Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc.
Lần 4: Khi cây 70-80 ngày sau khi trồng
Lượng bón: 10 kg 16-16-8 , 1 kg Clorua kali + (1-2) kg Calcium nitrat.
Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc.
Sử dụng thêm các loại phân bón qua lá để tăng cường sức sinh trưởng của cây trong lúc ra hoa kết trái.
4.4.2. Làm giàn: Tiến hành làm giàn cây hay giàn lưới khi cây bắt đầu bò. Cây làm giàn có chiều dài > 2 m, làm giàn hình chử nhân (X) đối với giống địa phương hay giàn mặt bằng đối với giống lai F1. Trồng bò đất phải thả rơm cho khổ qua bám và trái thương phẩm được nhiều.
4.4.3. Tưới nước: Cần tưới đủ nước cho cây phát triển nhất là vào mùa khô, thiếu nước giai đoạn ra hoa sẽ làm cho hoa trái bị rụng và nhiều trái đèo. Trong mùa nắng, trồng có màng phủ cần chú ý cung cấp đủ nước bằng cách bơm nước vào rãnh hoặc tưới vào lổ giữa 2 gốc. Vào mùa mưa tránh ruộng bị ngập úng làm hư hại rễ.
4.4.4. Bấm ngọn, tỉa dây: Tùy theo đặc tính giống trồng mà có hình thức tỉa dây, bấm ngọn cho thích hợp. Các giống ra nhánh sớm ngay từ nách lá đầu tiên nên tỉa bỏ 2-3 nhánh đầu để tạo sự thông thoáng ở gốc. Nếu giống ra nhánh từ nách lá thứ 4 trở lên thì không cần tỉa nhánh. Một số nơi có tập quán ngắt ngọn khi cây có 5-7 lá, sau đó chừa 3 nhánh mọc mạnh và để trái trên các dây nhánh đó. Khổ hoa cho trái trên dây chánh cũng như dây nhánh nên cây có nhiều dây sẽ cho nhiều trái.
Do cây ra hoa kết trái liên tục, vì vậy cần tỉa bỏ sớm các trái dị dạng, teo đèo để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái thương phẩm tốt.
4.4.5. Phòng trừ sâu bệnh
* SÂU HẠI
- Ruồi đục trái (Bactrocera cucurbitae): Ruồi có hình dạng và kích thước rất giống ruồi đục trái cây, nhưng chỉ gây hại trên các cây họ Bầu Bí. Ấu trùng là dòi có màu trắng ngà, đục thành đường hầm ngoằn ngèo bên trong trái làm trái thối vàng, rụng sớm.
Nên thu gom tiêu diệt trái rụng xuống đất, cày phơi đất sau vụ hoặc cho nước ngập ruộng vài ngày để diệt nhộng. Phun ngừa ruồi bằng các thuốc Sherpa, Karate, Cyper-alpha, Cyperan. Nếu ruồi ở mật độ cao có thể dùng dấm pha với một ít đường và trộn với thuốc trừ sâu, xong đặt rải rác, 6 -10 m một bẩy. Cũng có thể dùng giấy báo, bao nilong để bao trái sau khi trái đậu 2 ngày.
- Rầy lửa, bọ trỉ, bù lạch (Thrips sp.)
- Thành trùng và ấu trùng rất nhỏ có màu trắng hơi vàng, sống tập trung trong đọt non hay mặt dưới lá non, chích hút nhựa cây làm cho đọt non bị xoăn lại. Bù lạch phát triển mạnh vào thời kỳ khô hạn, thiệt hại do bọ trĩ, bọ dưa có liên quan đến bệnh siêu trùng. Nên kiểm tra ruộng dưa thật kỹ để phát hiện sớm ấu trùng bù lạch.
- Bù lạch có tính kháng thuốc rất cao, nên định kỳ 7-10 ngày/lần phun dầu khoáng DC-Tron plus (Caltex) sẽ giảm đáng kể sự tấn công của bù lạch; khi thấy mật số vài ba con trên một đọt non cần phun một trong các loại như Confidor 100SL, Admire 50EC, Danitol 10EC, Vertimec...0.5-1%o, cần thay đổi thuốc thường xuyên
- Rệp dưa, rầy nhớt (Aphis spp.)
Còn được gọi là rầy mật, cả ấu trùng lẫn thành trùng đều rất nhỏ, dài độ 1-2mm, có màu vàng, sống thành đám đông ở mặt dưới lá non từ khi cây có 2 lá mầm đến khi thu hoạch, chích hút nhựa làm cho ngọn dây dưa chùn đọt và lá bị vàng. Rầy truyền các loại bệnh siêu vi khuẩn như khảm vàng. Chúng có rất nhiều thiên địch như bọ rùa, dòi, kiến, nhện nấm.. nên chỉ phun thuốc khi nào mật số quá cao ảnh hưởng đến năng suất. Phun các loại thuốc phổ biến như trừ bọ rầy dưa hoặc Trebon.
- Sâu ăn lá (Diaphania indica)
- Bướm nhỏ, màu nâu, khi đậu có hình tam giác màu trắng ở giữa cánh, hoạt động vào ban đêm và đẻ trứng rời rạc trên các đọt non. Trứng rất nhỏ, màu trắng, nở trong vòng 4-5 ngày. Sâu nhỏ, dài độ 8-10mm, màu xanh lục có sọc trắng đặc sắc ở giữa lưng, thường nhả tơ cuốn lá non lại và ở bên trong ăn lá hoặc cạp vỏ trái non. Sâu đủ lớn, độ 2 tuần làm nhộng trong lá khô.
- Phun thuốc ngừa bằng các loại thuốc phổ biến trên đọt non và trái non khi có sâu xuất hiện rộ như thuốc trừ rệp dưa, bọ rầy dưa.
* BỆNH HẠI
- Bệnh đốm phấn, sương mai do nấm Pseudoperonospora cubensis. Lúc đầu, ở mặt trên lá vết bệnh nhỏ màu xanh nhạt, sau đó chuyển sang màu vàng nâu và giới hạn trong các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có hình góc cạnh. Bên dưới ngay vết bệnh có lớp tơ nấm lúc đầu màu trắng sau đó chuyển sang màu vàng tím. Nhiều vết bệnh liên kết lại làm lá vàng, cây phát triển chậm, trái nhỏ kém chất lượng. Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao.
Phun Curzat M-8, Mancozeb 80 WP, Copper-zinc, Zin 80WP, Benlate-C 50 WP hoặc Ridomil 25WP 1-2 % kết hợp tỉa bỏ lá già.
- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum lagenarium: Bệnh gây hại trên hoa, cuống trái, trái non và cả trái chín. Vết bệnh trên trái có màu nâu tròn, lõm, khi bệnh nặng các vết này liên kết thành mảng to gây thối trái và làm trái rụng sớm.
- Phun Manzate 200, Mancozeb 80WP, Antracol 70W, Curzate M8, Copper-B, Topsin-M, Benlat-C 50WP nồng độ 2-3%o.
5. THU HOẠCH
Khổ qua cho thu hoạch nhiều lần. Lần đầu cho thu hoạch 40 - 45 ngày sau khi gieo, thu khoảng 20 - 30 kg/1.000m2. Trung bình cách 3 - 4 ngày thu một lần, thu tổng cộng 10 -15 lứa trong 40 - 50 ngày tùy theo mùa vụ và mức độ thâm canh của người trồng. Năng suất cao nhất ở các lứa thứ 4 - 6, khoảng 200 - 300 kg/1.000m2. Năng suất tổng cộng cả vụ 1,5 - 3/1.000m2 tấn trong 3 - 3,5 tháng trồng.
6. ĐỂ GIỐNG
Không nên sử dụng trái thương phẩm của giống lai F1 để làm giống vụ sau cho trái không đồng đều về hình dạng, màu sắc và năng suất thấp.
Giống địa phương muốn để giống phải chú ý trồng cách ly với các giống khác ở xung quanh để giống đảm bảo độ thuần. Chọn trái tốt trên cây sinh trưởng tốt và không sâu bệnh để làm giống.
Khi trái chín vàng đều, thu vào để nơi mát. Nên phân biệt trái chín hoàn toàn với trái bị vết sâu bệnh, trong quá trình thu phải bỏ hẳn trái bị sâu bệnh để không ảnh hưởng đến chất lượng giống sau này. Trái giống chín mềm bốc ra cào lấy hạt rồi để ủ 1 đêm sau đó rửa sạch chất nhờn bằng nước. Hạt giống sau khi rửa sạch phải phơi khô nhanh, vì thời gian phơi hạt lâu vỏ hạt biến màu khi khô và giảm chất lượng.
Tác dụng chữa bệnh của khổ qua rừng
Cách lam vườn rau tại nhà đơn giản mà thú vị
Trồng hoa gì trên ban công
Hướng dẫn trồng rau xà lách tại nhà
Cách trồng hoa giấy ra hoa quanh năm và lâu tàn
Tác dụng chữa bệnh của cây khổ sâm
(St)