Hướng dẫn trồng cây cau cảnh làm đẹp nhà

seminoon seminoon @seminoon

Hướng dẫn trồng cây cau cảnh làm đẹp nhà

19/04/2015 11:23 AM
7,106

Cùng tham khảo những hướng dẫn trồng cây cau cảnh làm đẹp nhà nhé. Cau cảnh là cây thân gỗ có đốt, phân nhánh dưới gốc tạo thành bụi nhỏ. Thân có nhiều đốt, thẳng, màu vàng ánh, dưới gốc thân có các chồi nách có khả năng tạo thành nhánh chồi.


 

Trồng cây cau cảnh


Các bó mạch gỗ và mạch rây phân tán khắp thân, gỗ thuộc loại gỗ mềm. Lá kép lông chim có bẹ lá ôm lấy thân, khi già thì tách ra khỏi thân để lộ các đốt của thân.

Cây không to cao, từ gốc có nhiều nhánh mọc thành bụi, khóm. Các nhánh tuy mọc ở gốc của thân, nhưng không thể tách ra nhân giống như đối với các cây thực vật lớp 2 lá mầm được vì khả năng ra rễ kém, khi tách dễ bị chết do lớp gốc bị hỏng. Cây lớn ra hoa vào tháng 5 – 6, có lá bắc to bao ngoài như dừa, Cau ăn quả… có khả năng đậu quả khá cao.

Cau cảnh có nguồn gốc từ các vùng nhiệt đới. Ở miền Nam nước ta cau đuợc sưu tập để trồng làm cây cảnh. Cau cảnh yêu cầu điều kiện nóng ẩm, ưa sáng để sinh trưởng và phát triển, vì vậy, các loại cau cảnh không được dùng làm cây cảnh trong nhà, nội thất mà thường đặt ở ban công, sân hoặc vườn. Tuy nhiên, chúng là loại cây khá chịu điều kiện khô hạn, song ra lá kém, thân trở nên nhỏ và chuyển màu, ít đẻ nhánh. Với điều kiện thích hợp, trong một năm, cau cảnh ra được 2 – 3 lá chồi, nhánh ở gốc sẽ phát sinh nhiều. Cau cảnh không yêu cầu khắt khe về điều kiện đất đai, có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau, miễn là đất đủ ẩm và không quá khô hạn.

Kỹ thuật nhân giống

Cau cảnh chỉ nhân giống được từ hạt của quả để tạo cây con. Ở miền Nam nước ta có điều kiện thích hợp để cây cho hoa và quả nên phần lớn hạt nhân giống được mua từ miền Nam . Để nhân giống, cần chọn các quả già (quả 2 năm), khi vỏ quả đã có màu nâu vàng, hơi khô thì đem trồng; lấy hạt khô từ các quả già ngâm trong nước 10 – 12 giờ ủ nơi ấm để khi gieo, hạt mọc nhanh.

Đất gieo hạt nên làm tơi xốp, phía trên làm giàn che để giữ ẩm cũng như tránh sương muối vì thời vụ gieo hạt thường vào cuối năm. Sau khi lên luống, khoảng cách là 20 x 30cm (cây x hàng) với 2 hàng hoặc 3 – 4 hàng trên 1 luống. Dùng đất lấp hạt ở độ sâu 1 – 1,5cm, trên mặt phủ rơm rác mục để giữ ẩm và khi tưới không làm trôi đất, đóng váng mặt. Tưới giữ ẩm thường xuyên sau khi gieo mỗi ngày 2 lần vào sáng và chiều tối, đến khi hạt mọc thì tưới mỗi ngày/lần.

Khi cây đã có 2 – 3 lá , có thể bỏ giàn che,tiến hành xới mặt luống, làm cỏ và thúc bằng nước phân chuồng pha loãng. Sau 1 – 1,5 năm, cây cau con có thể được chuyển trồng trong chậu hoặc xuất bán.

Kỹ thuật trồng:

Đất trồng cau cảnh nên chọn đất thịt, giàu dinh dưỡng. Mùn có khả năng giữ nước, thoát nước tốt. Không nên chọn đất nhiều rác, xác thực vật mục để tránh giun và bệnh gây hại cây.

Trong điều kiện nước ta, cau cảnh là loại cây dễ sống, nên có thể trồng ở các thời gian trong năm, song thích hợp nhất là trồng vào tháng 3 – 4 và tháng 8 – 10 hàng năm. Trồng tháng 3 – 4 khi cây bắt đầu sinh trưởng mạnh hoặc khi cây ở thời kỳ sinh trưởng chậm hoặc ngừng sinh trưởng.

Khi trồng trên đất hay trong chậu cần cú ý bón phân lót trước khi trồng và trồng nông, lấp đất ở gốc không quá sâu đễ tránh cây bị “nghẹn” sinh trưởng và ra nhánh kém, trồng xong cần tưới nước để giữ ẩm và làm chặt gốc cho cây khỏi bị đổ. Sau khi trồng, tưới nước ngày/lần cho đất đủ ẩm, tránh làm đất quá ẩm và sũng nước trong thời gian 10 – 15 ngày để cây bén vào đất.

Chăm sóc cây:

Cau cảnh cần được trồng hoặc đặt để ở những nơi đầy đủ ánh sáng. Không đặt đặt nơi ánh sáng yếu, trong nội thất vì bản lá sẽ mỏng, cây sinh trưởng yếu, kéo dài sẽ làm lá chóng rụng và chết. Do yêu cầu nước khá cao để sinh trưởng, ra nhánh nên cau cảnh yêu cầu tưới nước đều, không để đất quá khô Định kỳ 2 tháng tưới cho cây bằng nước phân chuồng 1/15 – 1/20, thúc cho cây và giữ cho bộ lá xanh tốt.

Trồng cau lùn trước nhà

Nói đến vị trí trồng cây trong nhà, trước đây các cụ thường có câu "trước cau sau chuối". Với thời hiện đại, cây cau lùn vẫn được ưa chuộng trồng trong các gia đình.

Theo chuyên gia phong thủy Bùi Nghiệp, Công ty cổ phần Nhà xuân, phong thủy cũng như trong văn hóa Việt Nam thường có nhiều câu châm ngôn đúc kết kinh nghiệm của cha ông. Trong đó quan niệm "trước cau sau chuối" là một kinh nghiệm để bố trí cảnh quan cho ngôi nhà.

Điều này chủ yếu tập trung vào cách bố trí hướng nhà ngày xưa. Bởi ngôi nhà truyền thống đa phần đều quay về hướng Nam và các hướng cận Nam như Đông Nam, Tây Nam để đón gió mát và tránh nắng Tây cũng như gió Bắc lạnh. Vì thế, phần trước ngôi nhà nên trồng cau hay nói chung là những cây thân cột thẳng (cau, thiên tuế, cọ, dừa...) để vừa không ngăn cản nắng sớm và gió mát, ít rụng lá, vừa được dáng vươn cao thẳng đẹp. Còn "sau chuối" là nên trồng những loại cây có lá to và dày, mọc nhanh và ken sát nhau để những chúng ngăn gió lạnh hướng Bắc và Đông Bắc, ngăn nắng buổi chiều ở Tây Bắc và giữ ấm cho phần sau ngôi nhà.

Hiện nay, dù các căn nhà được thiết kế khác, tuy nhiên những quan niệm này vẫn không thay đổi. Ngoài việc trồng các cây trên, gia đình có thể trồng những giống cây có thân và tán tương tự để vừa làm đẹp căn nhà vừa mang ý nghĩa phong thủy như trên. Cây cau lùn có các đặc điểm như ngoài thân cao thẳng, lá tán rộng, ít rụng lá thì còn có những chùm quả xum xuê, hoa cau thơm... Điều này được liên tưởng mang lại sự may mắn cho gia đình.





Cây cau kè trang trí sân vườn

Cây kiểng thuộc họ cau kè được sử dụng phổ biến trong trang trí sân vườn, cây cau kè có thể mọc đơn thân hay thành bụi, trồng bố trí cau kè thành hàng thành mảng bên ngoài sân vườn hay trồng trong chậu để trang trí nội thất.

Cây cau kè bao gồm rất nhiều giống, tùy vào ý tưởng thiết kế cảnh quan mà chọn chủng loại cau kè phù hợp.

Cây cau kè trang trí sân vườn

cau vua

cau sâm banh

cau sâm banh

ke do s

Kè đỏ

co dau s

cọ dầu

ke chi

Kè chỉ

Để trang trí cảnh quan tạo điểm nhấn với những hàng cau thân to thẳng tắp thì chọn Cau vua (Rostonea regia ), Kè chỉ hay còn gọi là Cọ Mỹ ( Washington filifera), Kè đỏ hay còn gọi là Kè Nam ( Livistona sarribus), Kè Bạc (Bismarckia nobilis), Dừa (Cocos nucifera ), Cọ dầu (Elaeis guineensis)…

cau do be s

cau đỏ bẹ

cau trang s

Cau trắng

Nếu trang trí sân vườn nhỏ thì chọn các loài cau kiểng loại nhỏ như cau trắng (Veitchia merrillii Wendl), Cau xanh (Phoenix loureiri Kunth), cau đỏ bẹ (Cystostachys lakka Becc), cau sâm banh (Hyophorbe lagenicaulis), cau ăn trầu hay còn gọi là cau ta  (Areca catechu )…Còn cây cau dùng trang trí nội thất thì chọn các loại cây có khả năng chịu mát như  cau vàng (Dypsis pinnatifrons Mart), cau Hawaii (Chamaedorea elegans ), Kè Nhật ( Licuala grandis) , Mật cật (Rhapis excelsa Henry) cau tiểu châm…

1. Nhân giống cau kè

Nếu cây cau kè loại đơn thân thì nhân giống bằng cách gieo hạt, để hạt nơi ẩm ướt thì sau 35-45 ngày hạt sẽ nẩy mầm, khi thấy cây con có 3-4 lá mới thì nhổ cây đem ra trồng trong chậu.

Nếu cây cau có thân bụi thì nhân giống bằng cách tách bụi vào mùa mưa ( thường vào tiến hành vào tháng 6,7 ) để cây cau không bị khô thiếu nước và nhanh ra rễ mới, chọn mỗi bụi con có từ 3 – 5 cây để cây không bị mất sức.

2.Phòng trừ sâu bệnh

Cau kè thường bị các loài bọ xanh bọ nẹt, sâu cuốn lá, rầy mềm, nhện..tấn công làm giảm sức sống của cây, nên sử dụng các loại thuốc trừ BVTV chuyên dùng cho bọ cánh cứng hay rầy rệp phun phòng trừ.

Cây kiểng thuốc họ cau kè là loài cây có bộ rễ chùm khá lớn và ưa ẩm, khi mới trồng cần tưới một ngày 2 lần, nếu để cây bị thiếu nước thì thân bị teo lại ngay cổ bầu trông rất xấu và lá trở nên còi cọc.

Cây cau kè phù hợp nơi đất thịt có cát pha giúp thoát nước tốt, có thể bón thêm phân hữu cơ như phân bò hoai mục, phân trùn quế, phân xanh rác mục…để tạo độ ẩm thường xuyên cho bộ rễ cây.

Nên trồng cây ngay sau khi bứng thì cây cau kè mau phục hồi bộ rễ và không bị mất sức, khi bứng cây lưu ý dùng dụng cụ chuyên dùng cắt bộ rễ cau kè liền mặt nhằm bảo vệ các mô rễ không bị dập hư.

Cây cau kè dùng trang trí sân vườn nói chung nhanh tạo nên cảnh quan, công tác chăm sóc khá đơn giản, mặt khác cây cau kè có thời gian sinh trưởng rất lâu nên không cần chi phí trồng thay thế.




Hướng dẫn trồng cây xương rồng
Hướng dẫn trồng hoa cúc đúng cách
Hướng dẫn trồng cây khổ qua
Hướng dẫn trồng cây đu đủ cho hiệu quả kinh tế cao
Hướng dẫn trồng cây xoài đúng kĩ thuật cho quả to
Hướng dẫn trồng quất cảnh chơi Tết
Cách chăm sóc cây trồng trong nước
Kỹ thuật trồng cây cảnh trong nước


(St)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
phong thuỷ tròng cau cảnh
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
phải trồng cau như thé nào cho hợp phong thuỷ
hơn 1 tháng trước - Thích (11) - Trả lời
Cay cau trong cach nhau bao met mot cay
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý