Cây Lô hội là một cây dược liệu quí có nhiều tác dụng trong phòng, chữa một số bệnh và là vị thuốc giúp phụ nữ chăm sóc da. Cây Lô hội đang được một số địa phương trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Sau đây là một số hướng dẫn trồng cây lô hội đúng kĩ thuật.
Kỹ thuật trồng cây Lô hội |
1. Thời vụ trồng: Tháng 2 - 3: 2. Chọn cây giống: Chọn cây lô hội giống Cu ba là loại cây bẹ lá to, màu xanh thẫm, dễ trồng, kháng bệnh tốt hiện nay bà con nông dân Miền Nam đang trồng rất nhiều và qua theo dõi cây cũng tương đối phù hợp với điều kiện khí hậu Miền bắc nước ta. 3. Đất trồng: 4. Phân bón: 5. Kỹ thuật trồng: 6. Chăm sóc: |
CÂY LÔ HỘi
Cây Lô Hội bắt đầu sinh sản ở lục địa Atlantis, thế kỷ VI tài liệu y khoa của quốc gia BA Tư ghi nhận rằng : Cây Lô Hội (Aloevera) có được tinh thần bí chữa trị hầu hết mọi bệnh tật của con người, nên được nền văn minh Ả Rập đặt danh xưng : "cây mang bản chất có vị đáng sáng ngời" (A shiming bitter bub stance).
Theo tài liệu tra cứu, vị hoàng hậu nổi danh Ai Cập có nhan sắc tuyệt trần, thông minh xuất chúng Cléopetre nhờ uống nước Lô Hội và ngâm mình trong thứ nước ấy để bảo vệ và gia tăng nhan sắc lâu dài. Các bộ lạc ở Trung Mỹ, Nam Mỹ : Mayan ở Yucatan cho thấy : Những thiếu nữ ở bộ lạc này có sắc đẹp lạ lùng vì họ dùng nước cốt cây Aloevera để tắm gội thân thể. Đại đế Alexandre của Hy Lạp đã dùng Lô Hội để gia tăng sức lực, bồi bổ và trị vết thương cho binh sĩ. Từ Trung Đông, Lô Hội du nhập qua Trung Quốc và truyền sang Việt Nam.
Nước cốt Lô Hội như nước trái cây vắt, là loại nước sinh tố đặc biệt, có khả năng thanh lọc bản thể, gia tăng sức đề kháng để bảo vệ sức khỏe.
Đối với những người có bệnh kinh niên (bất cứ bệnh gì) muốn bản thể thanh lọc, giúp cơ thể mau trở lại bình thường nên dùng nước cốt Lô Hội trong 2 tháng liền.
Bệnh phát từ trong nội tạng ra ngoài do sự tích tụ ô nhiễm độc tố lâu ngày. Muốn khỏi bệnh phải "khử trược lưu thanh", thanh lọc bản thể. Chất cốt Lô Hội hoạt động tuần hành trong ngũ hành, lục phủ ngũ tạng, đẩy các chất độc ra ngoài cơ thể và giúp thanh khí.
Cây Lô Hội có tên khác là : Long Tu, Râu Rồng, Da Đam, Long Thủ, Lưu Hội, Nha Đam, Lưỡi Hổ, Tượng hổ, cây Trường sinh v.v…
Có tất cả là 200 loài Lô Hội (Aloevera) khác nhau, nhưng chỉ có 04 loại là có đầy đủ dược tính. Loại Aloe Barbadensis là loại tốt nhất, theo "Cây cỏ Việt Nam" của Phạm Hoàng Hộ, chi Aloe họ Agvace ở nước ta chỉ có một loài Aloe Barbadensis Mill.
Lô Hội được trồng nhiều ở Ninh Thuận, Bình Thuận và trồng rải rác khắp nơi để làm cảnh, làm thuốc, nấu chè ăn. Cây chịu nắng nóng và khô hạn, dễ trồng, trồng bằng cây con nẩy chồi từ gốc. Chất gel trong suốt của lá Lô Hội (Aloe Veragel) khi phơi khô ta có chất Nha Đam (Aloes) màu nâu đen hay ánh lục, các hoạt chất chứa trong gel :
1. Chất hữu cơ (Organic Ingredients) :
Mono and polysaccharides, cellulose, mannose, aldonentose, L-Rhamnose.
2. Các phân hóa tổ (En Zymes) :
Oxydase, lipase, amylase, catalase, aliinase.
3. Các loại sinh tố :
B6, B1, B2 và follic acid, B3, C, E. Năm 1983 Arnold Fox cho biết cây Lô Hội là loại thực vật duy nhất chứa sinh tố B12. Đây là nguyên chất sinh tạo máu của các loại động vật, thiếu B12 con người dễ bị những chứng bệnh : đau tim, bao tử, nhức đầu, đau xương, đau thần kinh, cúm, mệt mỏi, đau bắp thịt …
4. Các muối khoáng :
Calcium, zine, managanese, potassium, magnessium, chromium, sodium, copper, chromium.
5. Các hợp chất Antraquinones :
Aloin, Borbaloin, anthronol, acid aloetic, ester of cinnamic acid.
6. Mono Polysaccharides :
Aldonantose, cellulose, glucose, L.Rhamnose, manose.
7. Amino acid :
Alanice, arainine, acid aspartic cytine, acid glytamic, glycerine, histidien, hydroxyproline, isolecine, leucine, lysine, prolin méthionine.
Theo Đông y : Lô Hội có vị đắng, tính hàn; vào kinh Can, Tỳ, Vị, Đại trường.
Tác dụng : Thanh nhiệt, lương Can, sát trùng, thông tiện. Dùng điều trị xung huyết các phủ tạng (khử trược, lưu thanh), giúp tiêu hóa, trị táo bón, kinh giản, cam tích…
Đặc tính dược lực :
1. Thuốc xổ, nhuận tràng :
Đặc tính nhuận tràng, nhuận gan, điều kinh, xổ. Biết được từ ngàn xưa cả Đông Tây đều sử dụng. Dùng 20-25mg nhựa khô tương đương 1-2 lá tươi (150-300g), gọt bỏ vỏ xanh nấu chè ăn có tính bổ đắng, kiện tỳ vị, nhuận gan. Liều 100mg nhựa khô (3-5 lá tươi) sát trùng đường ruột, điều kinh, nhuận tràng; xổ gấp đôi liều trên.
2. Tác dụng kháng sinh :
Gel Lô Hội tươi có tính sát khuẩn, gây tê, làm giảm đau khi bôi, tăng vị tuần hoàn nên giúp mau lành vết thương, bôi lên vết phỏng nắng, phỏng nhiệt; bôi vài ngày là khỏi.
3. Phòng ngừa sỏi niệu :
Các Antraquinon của Lô Hội có đặc tính lý thú là kết hợp với Ion calcium trong đường tiểu thành hợp chất tan được để tống ra ngoài theo nước tiểu, như vậy Lô Hội có tác dụng giảm nguy cơ kết thành sỏi Calcium hoặc bào mòn sỏi đường tiểu. Dùng vài lá Lô Hội lấy gel nấu chè đậu xanh, làm nước sinh tố uống hàng ngày để làm tan sỏi, ăn mỗi tuần vài lần để ngừa sỏi.
4. Trị viêm loét dạ dày :
Uống gel tươi cứ vài giờ một muống canh lúc đói (400ml/ngày) có thể làm lành vết viêm loét dạ dày tá tràng.
5. Có tài liệu ghi Lô Hội chữa ung thư :
Dùng 2-3 lá nhỏ + ½ kg mật ong + 3-4 thìa canh rượu mạnh, gọt bỏ gai và ít vỏ xanh cây lá Lô Hội, thái nhỏ cho vào máy xay sinh tố thành một loại xi-rô. Ngày uống 03 lần, mỗi lần 1 muỗng canh xi-rô trước bữa ăn 15', chất rượu mạnh làm cho mạch máu nở lớn tạo cho Lô Hội mật ong tới mọi tế bào cơ thể vừa nuôi dưỡng, vừa chữa lành vết thương, vừa lọc máu. Cần kiên trì, nhẫn nại, nhưng hiệu quả chắc chắn và mạnh mẽ của cây Lô Hội giúp cơ thể khỏe mạnh chữa được các loại ung thư.
Thống kê ở nhiều tài liệu khác nhau chúng tôi có được, đã nêu các tác dụng khác của cây Lô Hội :
6. Trị táo bón
7. Trị mất ngủ
8. Trị tăng huyết áp
9. Trị viêm gan, vàng da, ngứa, mề đay
10. Trị phong thấp
11. Trị viêm đường tiết niệu
12. Trị đứt tay chân, chảy máu
13. Trị mặt mụn, nám
14. Trị nhặm mắt, đỏ mắt
15. Trị tiểu đường
16. Trị phỏng nước sôi, phỏng lửa
17. Trị khí hư bạch đới
18. Trị latl sữa, rôm sẩy, mụn nhọt, abcès
19. Trị vảy nến
20. Da mịn, gia tăng sức khỏe, sinh lực.
Một số hiểu biết khác về cây Lô Hội :
Tháng 7/2002, chúng tôi đã đi thăm, Hội Đông y Ninh Thuận, nơi có diện tích trồng Lô Hội lớn nhất hiện nay (trên 300ha), đ/c Cao Xuân Quang, chủ tịch Hội Đông y Ninh Thuận trồng được 03 ha. Đến kỳ thu hoạch ông thu nhập trên 05 triệu đồng 01 ha mỗi tháng, nhiều vườn cây cho năng suất mỗi lá/1kg tươi.
Chúng tôi đã mua cây giống từ Ninh Thuận về trồng bước đầu đã có một số kinh nghiệm.
- Cây trồng mọc tốt trên đất đỏ bazan.
- Chế độ chăm sóc tốt (bón phân bò, heo, vi sinh, tưới nước đều…) sẽ cho năng suất cao, có thể hơn đất Ninh Thuận.
- Cây thích đất ẩm nhưng không chịu nước ngập, cây chịu hạn tốt, trồng nơi có bóng râm, dưới tán cây có độ khép tán 50-60% là tốt nhất.
- Phơi khô làm thuốc, chế Lô Hội, hoặc bán tươi làm nguyên liệu mỹ phẩm, thực phẩm, dược phẩm… với số lượng lớn 5-7 trăm tấn/tháng có nơi thu mua ổn định giá 1.300đ - 1.500 đ/kg tươi.
Hội Đông y Dak Lak vận động toàn Hội trồng, sử dụng cây Lô Hội. Bằng mọi nguồn vốn có được mỗi cấp Hội trồng từ 3-5 sào, 1ha làm giống để 2-3 năm tới có thể có được 50-70 ha Lô Hội khi đó ta mới có khả năng nhận hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, đưa sản phẩm xuất khẩu.
Làm đẹp da mặt bằng lô hội
Làm đẹp từ cây lô hội
Cách làm mặt nạ lô hội cho làn da sáng khỏe
Tự làm kem dưỡng da bằng lô hội
Tác dụng chữa bệnh của cây lô hội
Chữa rụng tóc bằng cây lô hội cho tóc nhanh dày
(St)