Cứ vào thời tiết giao mùa, bệnh sốt xuất huyết lại có cơ hội bùng phát gây bệnh đặc biệt cho trẻ em. Việc phát hiện dấu hiệu của bệnh và điều trị bệnh sốt xuất huyết kịp thời là điều vô cùng quan trọng mà các bậc phụ huynh cũng cần lưu tâm
Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm SXH thật sự không đơn giản chút nào.
- Sốt xuất huyết thường bùng phát trong mùa hè, do nhiều người khi ngủ không mắc màn; Nhưng không phải trường hợp sốt xuất huyết (SXH) nào cũng phải nhập viện. Nhiều trường hợp có thể điều trị tại nhà.
1. Cách nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết.
Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm SXH thật sự không đơn giản chút nào.
Thông thường SXH cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Bà con cần lưu ý hai yếu tố:
- Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh SXH). Nếu cháu có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng cháu bị SXH.
- Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên.
Ngày thứ 1: Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.
Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.
Ngày thứ 3: Dấu hiệu SXH trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%. Test nhanh SXH có thể làm trong ngày này.
Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất
Như vậy để chẩn đoán sớm SXH là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé. Các bà mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các dấu hiệu của con để báo bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh SXH. Hãy đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì điều trị SXH sẽ đạt kết quả tốt nhất.
Khi trẻ được bác sĩ chẩn đoán là SXH thì các bà mẹ sẽ làm gì để chăm sóc con tại nhà?
Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước
Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Tất cả các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán.
Không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.
Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá.
2. Cách điều trị
Cách điều trị bằng thuốc Tây y
Dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc. Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được thầy thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc hạ sốt chỉ dùng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C.
Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH.
Tái khám hàng ngày, có khi nhiều lần trong ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của thầy thuốc, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp các cháu hết sốt là biểu hiện của bệnh SXH đang trở nặng.
Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.
Chỉ cần có 1 trong 5 dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện gần nhất. Thực tế trong những trường hợp bệnh có dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà, khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng.
Điều trị SXH là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình bệnh nhân và thầy thuốc, trong đó vai trò của người chăm sóc trực tiếp các cháu nói chung, của bà mẹ nói riêng là hết sức quan trọng góp phần bảo vệ sức khoẻ của các cháu một cách tốt nhất.
Một số bài thuốc chữa sốt xuất huyết tại nhà bằng thuốc dân gian
Theo tổ chức y tế thế giới các triệu chứng cuả sốt xuất huyết (SXH) có thế chia làm 4 độ:
Theo tổ chức y tế thế giới các triệu chứng cuả sốt xuất huyết (SXH) có thế chia làm 4 độ:
Cỏ nhọ nồi
- 2 độ nhẹ không sốc, điều trị tại nhà:
- Độ 1: Bệnh khởi phát, sốt cao đột ngột 38,5 – 400 kéo dài liên tục từ 2 – 7 ngày. Có dấu hiệu dây thắt dương tính hoặc có bầm tím ở chỗ tiêm chích hay đập nhẹ.
- Độ II: Như độ 1, thêm xuâts huyết dưới da, niêm mạc.
- 2 độ nặng có thể bị sốc cần được cấp cứu tại bệnh viện:
- Độ III: Mạch nhanh, nhỏ. Tụt huyết áp. Thân nhiệt giảm đột ngột, da lạnh, người bồn chồn vật vã hoặc mê man, đái ít (đó là triệu chứng báo hiệu sốc sắp xảy ra) có thể nôn ra máu, đái máu, ỉa ra máu, gan to và đau.
Độ IV: Mạch khó xác định, huyết áp không đo được – bệnh nhân có thể tử vong trong 12 giờ nếu không được điều trị kịp thời và tích cực.
Sau đây là một số bài thuốc chữa SXH tại nhà cho độ 1 và 2: Đông y gọi chứng Sốt xuất huyết Dengue là: ôn bệnh, ôn dịch.
Phép điều trị là: Thanh nhiệt giải độc, lương huyết, chỉ huyết:
Có thể dùng một trong hai bài thuốc dưới đây:
Bài 1
Cỏ nhọ nồi (hạn liên thảo) khô 15g hoặc tươi 50g.
Cát căn thái mỏng 20g hoặc củ sắn dây tươi thái mỏng 60g.
Hoa kinh giới khô (Kinh giơí tuệ) sao đen 10g.
Búp tre tươi thái nhỏ 15g
Lá cúc tần tươi 30g
Kim ngân hoa 10g hoặc dây lá khô 40g
Rễ cỏ tranh (Bạch mao căn) 30g hoặc râu ngô khô 10g.
Bài 2
Trắc bách diệp sao đen 15g
Đan bì 10g
Rau má tươi giã nát 50g
Xích thược 10g
Hoè hoa 10g
Sinh địa 30g
Tri mẫu 10g
Liên kiều 10g
Kim ngân hoa 10g
Hoặc dây lá 40g
Mã đề khô 15g
Hoặc tươi 60g
Thạch cao 120g (khi hạ sốt thì bỏ Thạch cao).
Cách chế thuốc: – sắc 3 nước, lấy 600ml thuốc chia lamf 3 hoặc 4 lần uống trong ngày. Cách 4 giờ uống 1 lần.
Liều dùng cho trẻ em:
Trẻ còn bú: mẹ uống theo liều người lớn.
Trẻ 13 tháng – 5 tuổi = 1/3 liều người lớn;
Trẻ 6 tuổi -13 tuổi = 1/2 liều người lớn.
Trẻ 14 tuổi trở lên = liều người lớn.
Chú ý:
(Trong thời gian điều trị sốt xuất huyêts Dengue):
- Cấm dùng:
Gừng, tỏi và các chế phẩm (như viên tỏi, trà gừng…)
Aspirin và các dân chất salixylat.
- Bù nước, điện giải, đạm, sinh tố, chống sốc, bổ gan
Ăn cháo loãng: Gạo tẻ 20g, gạo nếp 15g, khoai lang tươi cạo vỏ rửa sạch 100g thái miếng (hoặc khoai tây không có mầm cạo sạch vỏ). Gan lợn 20g băm nhỏ ướp với 5g muối, dầu đậu tương 1 thìa canh. Nước 1 lít. Cho gạo, khoai vào nấu nhừ, đánh nát rồi cho Đậu tương và gan lợn vào, đun chín gan là được.
Người lớn chia làm 3 – 4 lần ăn trong ngaỳ.
Trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 12 tháng = 1/4 liều người lớn
Trẻ em từ 13 tháng đến 5 tuổi = 1/3 liều người lớn
Trẻ em từ 6 tuổi đến 12 tuổi = 1/2 liều người lớn.
Trẻ em trên 12 tuổi liều như người lớn.
-Nâng cao sức đề khâng cơ thể: Quả cam hoặc quýt chín tươi 300 – 400 mỗi ngày – ăn cả múi.
3. Biện pháp phòng chống bệnh sốt xuất huyết
- Thường xuyên vệ sinh chăn màn sạch sẽ
- Đậy nắp các vật dụng chứa nước thật kín, tránh để cho ruồi muỗi có cơ hội phát triển
- Vệ sinh đồ vật dụng chứa nước thường xuyên
- Gắp màn cho trẻ khi đi ngủ
- Kêu gọi địa phương tham gia phun thuốc diệt muỗi cho những vùng tập trung đông dân cư
- Tránh để tình trạng quá nhiều vật dụng chứa nước để lộn xộn, bừa bãi , không đậy nắp kín hoặc đậy nước mưa sẽ là môi trường cho muỗi phát triển.
(ST)