Cách sơ chế vịt đúng cách cho thịt hết mùi hôi. Gà vịt ngày nay thường được làm sẵn, đóng gói và để trong tủ bảo ôn nên không ít bà nội trợ khi mua gà vịt nguyên con không phân biệt được ngon hay dở, tươi hay ươn.
CÁCH SƠ CHẾ VỊT CHUẨN BỊ NẤU NHỮNG MÓN CỰC NGON
Cách chọn và sơ chế gà vịt
Ảnh:Internet
Bạn nên trang bị một chút “kỹ năng” lựa chọn và phân biệt hai loại gia cầm này cũng như cách sơ chế để món ăn luôn tươi ngon.
Cách chọn vịt ngon: Nếu mua vịt xiêm hay vịt cỏ thì không nên chọn vịt nhỏ, bởi vịt nhỏ là vịt mới lớn, thường rất hôi và có nhiều lông tơ. Vịt ngon phải là vịt hơi to, da cổ hơi dày, phẳng, ức mềm, cầm lên thấy nặng tay. Mỏ vịt thường to và mềm. Còn nếu thấy vịt da cổ mỏng, bèo nhèo thường là vịt không ngon, mỏ vịt cũng nhỏ và cứng.
Vịt đang vào mùa
Vịt là gia cầm quen thuộc với mọi người và giàu dinh dưỡng, dễ chế biến thành các món ăn ngon. Về dinh dưỡng, trong 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein (vượt xa nhiều lần so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng), chưa kể hàm lượng canxi, phosphor, sắt, vitamin… cũng rất cao.
Trông đông y khuyên, mùa hè nên ăn thịt vịt để có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm và có tác dụng chữa được nhiều bệnh.
Vịt có thể chế biến được thành rất nhiều món ăn như vịt nấu chao, vịt quay, vịt nướng, vịt xào măng, gỏi vịt, vịt om sấu... mà món ăn nào cũng ngon và hấp dẫn.
Cách chọn vịt
Vịt đang vào mùa. Trong những ngày này, vịt bắt đầu béo lên, thịt rất ngon và thơm. Tuy nhiên, khi đi mua, chị em cũng cần phải lựa chọn để có được những con vịt ngon nhất có thể để làm bữa cho gia đình.
- Khi mua, chị em nên chọn những con vịt trưởng thành và béo, ức tròn, da cổ và da bụng dày, mọc đủ lông (điểm mút của hai cánh vừa đủ đan chéo vào nhau). Những con vịt này làm lông sẽ nhanh, không tốn thời gian.
Món gỏi vịt bóp măng thơm ngon cho ngày hè
- Hạn chế chọn vịt non vì thịt sẽ nhão, không săn chắc và rất tốn thời gian để nhổ lông tơ (lông măng). Quan sát những con vịt non sẽ thấy, có mỏ to và mềm. Còn vịt già, bạn quan sát kỹ sẽ thấy nó có mỏ nhỏ và cứng.
- Vịt đã đẻ nhiều lứa thịt cũng khá thơm. Loại vịt này thì bụng dưới xệ xuống. Khác với gà nếu ăn thịt vịt thì nên chọn vịt đực, vì vịt đực ăn ngon hơn vịt cái.
- Để xem vịt khỏe mạnh hay bệnh, chị em hãy vạch phía sau đuôi xem hậu môn vịt không bị dính phân chảy là vịt không bị bệnh.
Nói chung, cách chọn vịt cũng không quá khó, bạn nên chọn con vừa trưởng thành, không quá non hoặc quá già để vừa có món ăn ngon mà khâu sơ chế cũng thuận tiện, dễ dàng.
Cách khử mùi hôi của vịt
Thịt vịt thường có mùi hôi vì thế, trong quá trình nấu, nếu không biết cách khử mùi, món thịt vịt sẽ mất đi phần hấp dẫn.
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc chị em nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc. Cho một mẩu gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Tận dụng huyết gà vịt để khử béo: Huyết gà vịt tuy không nhiều nhưng lại có công dụng làm giảm độ ngấy của thịt gà vịt. Nếu nấu canh thịt gà vịt mà thấy có quá nhiều mỡ, hãy cho phần huyết này vào nồi, canh sẽ trong và giảm béo rõ rệt.
THAM KHẢO THÊM:
Cách làm vịt nấu giả cầy
Nguyên liệu
-
- 800g vịt xiêm
-
- 1 trái dừa tươi
-
- 1 củ riềng băm nhỏ, 1/2 củ nghệ băm nhỏ
-
- nước mẻ, hành tỏi băm, Ơt, rau ngổ, mùi tàu
-
- Dầu ăn, mắm tôm, bột ngọt, hạt nêm
Cách làm vịt nấu giả cầy
-
- Vịt sơ chế sạch, nướng sơ cho cháy xém da, chặt miếng vừa ăn, ướp 1/2 muỗm mắm tôm, 3 muỗm nước mẻ, hạt nêm, bột ngọt, 2 muỗm riềng băm, 1 muỗm nghệ băm, hành tỏi băm.
-
- Rau ngổ, mùi tàu cắt khúc; ớt cắt lát.
-
- Phi thơm tỏi băm, xào thịt vịt cho săn, thêm nước dừa tươi nấu khoảng 15 phút, nêm thêm riềng băm, khuấy đều rồi tắt bếp. Múc vịt ra cho thêm rau ngổ, mùi tàu trang trí.
-
- Thêm một ít riềng trước khi tắt bếp để món ăn có mùi vị đặc trưng và hấp dẫn hơn. Món này dùng với bánh mì, bún hoặc cơm.
Cách chế biến các món ăn ngon từ vịt như thế nào? Các mẹ mách hộ em cách chế biến các món ăn ngon từ vịt như thế nào?
Vịt om sấu đầy hấp dẫn
Nguyên liệu:
- Vịt: 800gr
- Sấu: 4-5quả
- Khoai sọ: 300gr
- Nấm hương: 50gr
- Gừng, mùi tàu, hành, hạt tiêu, muối, hạt nêm
Cách làm:
Bước 1: Xát muối và rửa sạch vịt để không còn mùi hôi, sau đó lọc bớt mỡ để riêng , chặt thành những miếng vừa ăn và ướp với muối, hạt nêm, hạt tiêu và gừng băm nhỏ.
Bước 2: Bắc nồi lên bếp, rán mỡ vịt cho vàng.
Bước 3: Đổ vịt đã ướp vào xào săn cho thấm hết gia vị.
Bước 4: Sấu, khoai sọ gọt vỏ rửa sạch, nấm hương ngâm với nước ấm cho nở.
Bước 5: Đổ nước sâm sấp mặt vịt đã xào, cho khoai sọ vào, đậy nắp hầm cho khoai nhừ và vịt mềm.
Bước 6: Khi khoai và vịt đã được, cho sâu và nấm hương vào, để 5 phút rồi tắt bếp. Thêm hành và mùi tàu thái nhỏ cho thơm.
Bước 7: Cho vịt om sấu ra bát ăn cùng cơm hoặc bún
Vịt xào sả ớt đầy hấp dẫn
Nguyên liệu:
- Thịt vịt
- Sả, ớt
- Bột nghệ
- Maggi, dầu hào
Cách làm:
Bước 1: Vịt sau khi sơ chế sạch, xát rượu gừng để khử bớt mùi hôi, các bạn dùng dao sắc lọc lấy phần thịt ở phần ức và lườn của vịt.
Bước 2: Thái phần thịt vừa lọc đó thành những miếng mỏng, ướp với bột nghệ, dầu hào và 1 chút xíu maggi.
Bước 3: Sả, ớt thái vát mỏng để riêng.
Bước 4: Láng 1 lớp mỏng dầu ăn quanh chảo rồi cho sả vào phi thơm, trút phần thịt vịt đã ướp lúc trước vào xào cùng.
Bước 5: Trong quá trình xào, mỡ từ da vịt sẽ tiết ra, chính vì thế ngay từ ban đầu chúng ta không cần phải cho nhiều dầu ăn. Thịt vịt chín ăn, dậy mùi thơm thì các bạn cho ớt vào nhé.
Trong thời tiết se lạnh, vị ấm nóng của sả kết hợp với cái cay nồng của ớt sẽ kích thích vị giác của các bạn, bữa cơm vì thế cũng trở nên ngon miệng hơn.
Vịt xào gừng
Nguyên liệu:
- Vịt: ½ con
- Hành hoa: 2 nhánh
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành tây: 1 củ
- Sả: 3 củ
Cách làm:
Bước 1: Vịt rửa sạch (có thể dùng rượu trắng để rửa khử mùi hôi). Sau đó cho vào nồi luộc với vài miếng sả. Luộc sơ qua.
Bước 2: Rửa sạch rau củ: hành tây cắt múi cau, hành khô đập dập, sả thái nhỏ, gừng một miếng đập dập băm nhỏ, 1 miếng thái chỉ. Hành hoa cắt khúc.
Bước 3: Vớt vịt ra đĩa để ráo rồi chặt miếng vừa ăn.
Bước 4: Ướp vịt với hành, gừng băm nhỏ, bột nêm, dầu hào. Trộn đều. Ướp trong vòng 20 phút.
Bước 5: Đặt chảo lên bếp cho dầu ăn vào xào với sả. Tiếp đến cho vịt vào xào. Hạ lửa để vịt săn lại, chín mềm. Nêm mắm cùng dầu hào để miếng thịt vịt được đậm đà (có thể cho một chút xíu nước để vịt được chín).
Bước 6: Cho hành tây vào đảo nhanh tay với lửa lớn.
Bước 7: Cuối cùng cho hành hoa, gừng thái chỉ vào, nêm mì chính, tắt bếp. Cho vịt xào gừng ra đĩa và thưởng thức.
Cách làm món vịt nướng
Nguyên liệu:
Vịt Vân Đình: 1 con
Hành, tỏi, xả, Sa tế
Gia vị: tiêu, dầu ăn, đường, rượu trắng.
Thực hiện:
Mổ phanh, có thể xiên để nước, hoặc kẹp vỉ
Vịt tươi Vân Đình sơ chế sạch, mổ phanh. Sả, hành, tỏi bóc vỏ rửa sạch rồi băm nhỏ, trộn hỗn hợp này với dầu ăn, sa tế, gia vị, hạt tiêu. Ướp vịt đã rửa sạch vào cùng hỗn hợp trên, để khoảng 20 phút cho thịt vịt ngấm đều các loại gia vị. Sau đó kẹp vịt vào vỉ, nướng trên bếp than hoa 20 phút cho đến khi thịt vịt chín đều từ trong ra ngoài, da vịt có màu vàng cánh gián, không cháy là được.
Thưởng thức:
Món này thưởng thức khi còn nóng là ngon nhất, chấm cùng nước sốt chao, ăn kèm rau thơm, rau húng.
Đặc biệt, khi thưởng thức, thịt vịt có mùi thơm hấp dẫn, miếng thịt chắc, ngọt đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị sả, tỏi, hành. Khi chấm cùng nước sốt chao món ăn sẽ tạo nên vị thơm ngon rất đặc sắc khiến người ta ăn đến no bụng mà không thấy chán.
Với hướng dẫn cách làm món vịt nướng trên hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm công thức để chế biến món ăn ngon này.
Thịt vịt nước mía
- Nguyên liệu: Thịt vịt nạc 300g, , gạo tẻ 100g, nước mía 300ml, gia vị các loại.
- Cách làm: Thịt vịt băm nhỏ, ướp gia vị. Nấu cháo gạo tẻ với nước mía. Cháo chín nhừ thì cho thịt vịt vào, đảo đều, đun tiếp cho thịt vịt chín vịt.
Chia ăn ngày ba lần, liền một tuần. Tác dụng chữa hen suyễn.
Thịt vịt nấu đậu đỏ
- Nguyên liệu: Thịt vịt 1kg, đậu đỏ 50g, đậu phộng 100g, vỏ bí đao 30g.
- Cách làm: Nấu thành canh để ăn. Tác dụng chữa thiếu máu.
Thịt vịt hầm chân giò heo
- Nguyên liệu: Vịt mái già 1,5 - 1,8kg, chân giò heo 300g.
- Cách làm: Vịt làm sạch hầm với chân giò heo hun (hoặc không) để ăn riêng, hoặc ăn với cháo. Có thể thêm mộc nhĩ trắng, củ cải.
Món ăn này có ích cho người lao phổi, ho sốt về chiều.
Vịt hầm bách hợp
- Nguyên liệu: Vịt mái già một con (1,5 - 1,8kg), hoa bách hợp tươi 300g.
- Cách làm: Vịt làm sạch, bỏ lòng, cho hoa bách hợp vào bụng, tưới hai muỗng rượu, gia vị, bỏ đầu vịt vào bụng, buộc chặt lại. Chưng cách thủy cho chín. Ăn thịt, lòng và hoa bách hợp. Tác dụng bổ phổi, thích hợp với người bị viêm phế quản mãn, khạc ra máu, ho lao.
Cháo vịt đậu xanh
- Nguyên liệu: Vịt 1 con khoảng 1,5kg (đã làm sạch, xát rượu gừng cho thơm), gạo thơm 200g, đậu xanh nguyên hạt 200g, gừng tươi 3 củ, hành phi 50g, hành lá 100g, rau ngò. Gia vị gồm: hạt nêm, muối, tiêu, đường, nước mắm ngon. Rau ăn kèm gồm: rau đắng 200g, giá đậu 200g, cải xanh 200g.
Nguyên liệu pha nước mắm gồm: tỏi 2 tép, chanh 1 quả, ớt sừng 2 quả.
- Cách làm: Luộc vịt chín, để nguội, chặt miếng mỏng vừa ăn. Nấu nước luộc vịt với gạo và đậu xanh thành cháo nhừ. Múc cháo ra bát lớn, rắc hành lá, rau ngò, tiêu, hành phi lên trên. Xếp thịt vịt ra đĩa lớn, dùng với cháo nóng, rau cải xanh, rau đắng, giá đậu, chấm kèm nước mắm gừng.
Thịt vịt trộn rau lang
- Nguyên liệu: Thịt vịt (ức) 400g, rau lang non 400g. Gia vị gồm: tỏi bằm, tỏi phi,ngũ vị hương, dầu ăn, nước tương, chanh, muối, tiêu, đường.
- Cách làm: Thịt vịt làm sạch, ướp chút muối, đường, ít nước tương, hạt nêm, tỏi băm, ngũ vị hương, để khoảng 10 phút cho thịt thấm. Chanh vắt lấy nước cốt hòa tan với ít đường. Đun nóng chảo với dầu ăn. Cho ức vịt vào chiên áp chảo, chín đều hai mặt. Lấy thịt vịt ra, để nguội, xắt lát mỏng. Rau lang lặt những đọt, lá non rồi rửa sạch, để ráo. Đun nước sôi, cho rau lang vào luộc sơ qua, vớt ra, xả qua nước sôi để nguội.
Trộn thịt vịt với rau lang, rưới nước cốt chanh, nước tương vừa ăn. Bày ra đĩa, rắc thêm tỏi phi lên mặt. Dùng ăn trong bữa cơm.
Vịt om sấu
- Nguyên liệu: Vịt già 1 con (1,5kg), sấu xanh 5 quả, nấm hương khô 50g, 1 nước dừa xiêm 1 lít, sa tế 1 thìa súp, tiêu hạt1 thìa cà phê, hạt nêm 2 thìa cà phê, muối 1 thìa cà phê, đường 1 thìa cà phê, ngò rí, hành lá.
- Cách làm: Vịt già mua nguyên con đã làm sạch, chà xát nhiều lần qua muối cho bớt mùi hôi (để khử mùi hôi của vịt, ngoài việc dùng muối, có thể chà thêm gừng băm nhuyễn), chặt miếng vừa ăn. Ướp thịt với sa tế, hạt tiêu, hạt nêm, đường, để khoảng 15 phút cho thấm gia vị. Sấu xanh cạo vỏ, rửa sạch. Nấm hương rửa sạch, bỏ chân, ngâm với nước ấm, vớt ra, rửa lại với nước lạnh.
Bắc nồi, cho nước dừa vào, thả thịt vào nấu. Khi thịt sôi, cho sấu xanh vào, đun sôi lại, sau đó vặn nhỏ lửa, nấu đến khi vịt mềm. Cuối cùng, cho nấm hương vào, đun sôi khoảng 5 phút nữa là được. Lấy sấu ra, giầm lấy bột, cho trở lại vào nồi vịt, nêm muối, đường, hạt nêm vừa ăn, nhấc xuống.
Múc ra tô, cho ngò rí, hành lá lên mặt.
Có thể làm theo cách khác như sau:
- Nguyên liệu: Vịt 1 con làm sạch, chặt nhỏ vừa ăn. Khoai sọ cạo vỏ rửa sạch, bổ miếng. Sấu 3 - 5 quả, cạo vỏ. Rau rút + rau muống nhặt ngắn, rửa sạch. Hành khô bóc vỏ thái nhỏ.
- Cách làm: Cho hành khô vào nồi phi thơm, cho tiếp thịt vịt vào đảo đều, nêm nước mắm, mì chính (có thể thay nước mắm bằng muối hoặc bột nêm tùy thích), sau đó cho nước vào đun cho tới khi sôi, vặn nhỏ lửa, hớt sạch bọt và váng mỡ, cho tiếp khoai sọ và sấu vào đun nhỏ lửa đậy hé vung khoảng 15 - 20 phút (khoai chín mềm là được)
Dầm sấu từ từ khi thấy vừa đủ độ chua thì ngừng, nêm nếm lại gia vị, thả rau vào, khi rau vừa chín tới thì bắc xuống. Nếu muốn để trên bếp như ăn lẩu thì khi ăn mới cho rau vào.
Những món ngon từ vịt
Thịt vịt sốt cam chua ngọt cực lạ miệng
Cách làm món vịt rang muối
Hướng dẫn làm món vịt nấu chao
Cách chọn trứng vịt lộn non nhiều dinh dưỡng
Trứng vịt lộn tần lá ngải thơm ngon bổ dưỡng
Chế biến thịt vịt kho gừng ấm lòng mùa đông giá rét
Cách làm món vịt xáo măng ngon tuyệt vời
(ST)