Ngoài công dụng chủ yếu chữa chấn thương bầm tím, tụ huyết, ngay từ đời đường, người ta đã đề cập đến nhiều công dụng khác nhau của mật gấu như:
Chữa một số bệnh về mắt: nhặm mắt, đau mắt đỏ, mắt kéo màng mộng, chấn thương, trẻ sơ sinh không mở được mắt (viêm kết mạc và theo đông y là do thai nhiệt). Bệnh về thần kinh: động kinh, mất ngủ. Bệnh tiêu hóa: ăn không tiêu, đầy bụng; giun chui ống mật; trĩ, vàng da, suy dinh dưỡng do giun sán; đau răng, lở miệng. Trẻ em chảy mũi; lở tai, mũi; viêm họng.
Không được dung mật gấu khi không có thực nhiệt và uất hỏa. Tránh dùng cùng với vị phòng kỷ và địa hoàng. Kỵ thai.
Mật gấu vị đắng, nhưng khác với các loại mất khác là trước đắng sau ngọt, tính mát lạnh (khác tài liệu của bộ y tế ghi mật gấu tính ôn). Các sách cổ đều nghi không độc (khác tây y là có độc).
Công dụng của mật gấu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tùy vào từng loại gấu (gấu ngựa, gấu chó), giống, tuổi của gấu, mùa lấy mật (xuân, hạ, thu, đông), vùng địa lý, chế độ dinh dưỡng; nuôi tự nhiên bán tự nhiên hay trong chuồng, thời kỳ lấy mật. thời điểm trước sau bữa ăn của gấu, lấy ngày hay đêm, cách chế biến và bảo quản. Muối mật tauro ursodeoxycholat (TUDC) là chất đặc trưng và là hoạt chất chính có tác dụng chữa bệnh đặc biệt của mật gấu. Người ta dựa vào yếu tố này để đánh giá chất lượng mật gấu và phân biệt thật giả. Mật gấu ngựa có hàm lượng TUDC cao nhất. Muối mật là chất độc đối với hệ thống thần kinh – cơ tim mạch, thể hiện nhiều ở đường tiêm hơn đường ống.
Cách phân biệt mật gấu:
Lấy một ít mật gấu nghiền nát, cho vào cốc nước mật thật sẽ quay tròn và lắng dần thành những sợi màu vàng thòng thẳng xuống đáy cốc mà không lan tỏa ra.
Rắc nhiều bụi nhẹ phủ kín trên mặt của bát nước đầy, sau đó nhỏ 1 giọt mật gấu vào trong bát nước. Nếu là thật, lớp bụi trên mặt nước dạt vào thành bát, để lộ khoảng trống vòng tròn nước trong mà tâm điểm là nơi giọt mật vừa nhỏ vào. Mật của các động vật khác không xóa được bụi trên mặt nước.
Nhỏ một giọt mật gấu vào ly nước đầy, sẽ thấy giọt mật tự xoay rất nhanh rồi chìm xuống đáy ly, vạch ra một đường sáng như sợi chỉ và khá lâu mới tan đường chỉ này. Các loại mật động vật khác tuy cũng chìm xuống đáy ly nhưng tốc độ chậm và không có vệt sáng như mật gấu.
Láng qua nước lã cho ướt lên mặt một cái đĩa, rồi lấy 1 ít mật gấu đặt vào giữa đĩa, nước sẽ tách ra khỏi mật.
Nếm mật gấu thật lúc đầu thấy đắng sau chuyển sang vị ngọt mát, có cảm giác thấm sâu và dính vào lưỡi, mùi thơm nhẹ, ngậm lâu sex tan hết, không tanh. Mật các động vật khác chỉ đắng mà không dính lưỡi.
Vì gấu thích ăn mật ong nên người ta thử mật gấu bằng cách: lây một chậu nước, một đầu đường kính chậu đốt ngọn nến bằng sáp ong, đầu kia nhỏ một giọt mật gấu sẽ thấy mật gấu chuyển động trong nước về phía sáp ong. Các loại mật động vật khác không có hiện tượng này.
Nhỏ một giọt mật gấu vào khối mấu đông (như tiết canh) thì khối máu này sẽ tan ra. Các loại mật động vật khác không như vậy.
Mật gấu thật khi quan sát dưới đèn tử ngoaijsex thấy ánh huỳnh quang màu vàng trắng. Mật gấu giả sẽ thấy màu vàng tươi, vàng xám,vàng nhợt hoặc vàng sẫm.
Trong ly nước ngọt có mật gấu thật, nếu nhỏ vài giọt axit sulfuric sẽ thấy ly nước có màu đỏ hồng tươi (thời gian sau sẽ chuyển sang màu xanh lam rồi xanh lục).
Công dụng của mật gấu theo tây y
Theo tây y các loại mật đều có độc và có cách dùng bôi ngoài.
1. Bảo vệ gan, lợi mật, viêm xơ gan, tan sỏi mật cholesterol.
2. Chống xơ cứng động mạch, chống mỡ bọc gan, hạ cholesterol trong máu.
3. Giảm nồng độ cao triglycerid trong máu.
4. Hạ đường huyết, chống mệt mỏi.
5. Giảm co thắt cơ trơn phủ tạng, giảm đau, tiêu viêm.
6. Tăng cường hấp thu vitamin nhóm B (ngoài công dụng tăng cường hấp thu vitamin tan trong dầu).
7. Hồi phục sức khỏe sau sinh, chữa rối loạn kinh nguyệt, khắc phục cảm giác khó chịu khi uống thuốc tránh thai. Cấm chỉ định: phụ nữ có thai (gây sẩy thai bởi tác dụng hành huyết, hoạt huyết), tắc mật hoàn toàn ( gây ứ mật, tràn mật), suy gan, tụy nặng.
(St)