Cách rửa bát sạch bong kin kít bằng cách đơn giản

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách rửa bát sạch bong kin kít bằng cách đơn giản

19/04/2015 11:49 AM
1,309

Cách rửa bát sạch bong kin kít bằng cách đơn giản. Việc dọn dẹp, lau chùi đống bát đĩa sau mỗi bữa ăn đôi khi khiến các bà nội trợ mất rất nhiều thời gian và công sức vì những chiếc bát bẩn, xoong chảo đầy dầu mỡ. Nhưng giờ mọi việc sẽ đơn giản hơn nhiều khi các bạn cùng Gấu mập tham khảo 1 số mẹo nhỏ sau.




CÁCH RỬA BÁT SẠCH BONG KIN KÍT BẰNG CÁCH ĐƠN GIẢN

Bát sạch ngon cơm

1. Đừng sử dụng chiếc giẻ duy nhất cho tất cả mọi thứ. Hãy dùng hai chiếc khăn riêng biệt, một dành cho việc rửa bát, một dành cho việc lau khô chúng.

2. Hãy đừng để khăn lau gần đồ ăn, nhất là thực phẩm chưa sơ chế.

3. Không bao giờ lau tay bằng khăn lau bếp - vi trùng sẽ chuyển từ tay bạn sang khăn. Sử dụng một chiếc khăn lau tay riêng biệt, hoặc sử dụng khăn giấy.

4. Dùng khăn lau bát đũa bằng vải cotton. Kiểu dệt sợi và độ mềm mại của chúng mang đến sự cọ xát nhẹ nhàng, giúp loại bỏ bụi bẩn dễ dàng, không làm xước bát đĩa và sẽ dễ dàng giặt sạch. Sau khi rửa bát, nên giặt lại giẻ bằng nước rửa chén bát.

5. Giặt các loại giẻ và khăn lau bát hằng ngày trong nước, tốt nhất ngâm trong nước nóng (60 độ C).

6. Bạn hãy thường xuyên thay giẻ rửa bát và khăn lau bát trong khoảng thời gian nhất định (1 tháng).

7. Tốt nhất nên lau chùi nước của các thực phẩm sống như: thịt, cá, tôm, cua... và các đồ ăn khác bằng khăn giấy và bỏ đi.

Mách Eva cách rửa bát đĩa sạch sẽ nhất

Để chén đĩa thật sự vệ sinh sau khi rửa, hãy tham khảo những mẹo vặt hữu ích dưới đây.

Nhiều người cho rằng việc rửa chén đĩa sau mỗi bữa ăn là dễ nhất, không cần đầu tư "chất xám" như những việc nấu nướng khác. Nhưng ngoài việc chế biến thức ăn ngon miệng, sạch sẽ và hợp vệ sinh, bạn cũng nên lưu tâm đến những chiếc chén, đĩa, muỗng, đũa... vì "bát sạch ngon cơm".

Không phải là những kinh nghiệm mới, nhưng để chén đĩa thật sự vệ sinh sau khi rửa, bạn thử tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây để bữa cơm gia đình thêm ngon hơn.

1. Dọn sơ trước khi rửa

Việc đầu tiên cần phải làm trước khi rửa là gạt sạch thức ăn thừa và các loại bao bì gói thức ăn hay xương xẩu…còn vương lại trên chén đĩa vào thùng rác.

Tráng qua đồ dùng cần rửa bằng nước. Tốt nhất là dùng nước ấm hoặc chí ít là dùng vòi nước lạnh với dòng chảy mạnh. Công đoạn này có tác dụng làm ướt các vết bám khô khó rửa, đồng thời đẩy phần lớn dầu mỡ thoát khỏi bề mặt chén đĩa.

Mách Eva cách rửa bát đĩa sạch sẽ nhất - 1

Nên có miếng rửa chén tạo bọt để tiết kiệm nước rửa chén. (ảnh minh họa)

2. Phân loại đồ dùng cần rửa

Chọn lựa phân loại chén đĩa theo các kích cỡ, độ nông sâu khác nhau. Bạn nên chọn rửa rồi xếp sang chậu (bồn) rửa kế bên theo thứ tự: Đĩa to nông lòng nhất để dưới cùng, các đĩa nhỏ hơn để phía trên. Hết đĩa rồi thì đến bát, cũng theo thứ tự to dưới nhỏ trên. Như vậy, ở công đoạn xả nước, nước sẽ chảy lần lượt từ trên xuống dưới cùng làm trôi hết hỗn hợp nước rửa bát lẫn dầu mỡ thức ăn, vừa tiết kiệm nước sạch, vừa tiết kiệm thời gian.

3. Tiết kiệm nước rửa chén bằng cách

Chọn giẻ (nùi) rửa chén tạo bọt: Nếu bạn không muốn lãng phí nước rửa chén thì nên có ngay miếng rửa chén tạo bọt. Với cùng lượng nước rửa chén, công cụ rửa tạo bọt này có thể giải quyết được gấp đôi số chén đĩa bẩn so với loại giẻ không tạo bọt.

Pha loãng nước rửa chén: Pha nước rửa chén với nước sạch theo tỉ lệ 2/8, kết hợp với miếng rửa tạo bọt là cách cân bằng cả hai mục tiêu vệ sinh và tiết kiệm. Nên chọn mua nước rửa chén loại đậm đặc của các nhãn hiệu uy tín trên thị trường. Những sản phẩm này có thể đắt hơn loại trôi nổi một chút nhưng cho khả năng tạo bọt nhiều hơn, rửa được nhiều chén đĩa hơn. Ngoài ra, chén đĩa sau khi rửa còn lưu lại hương thơm tự nhiên dễ chịu như chanh hay trà xanh mà không độc hại cho  da tay.

Mách Eva cách rửa bát đĩa sạch sẽ nhất - 2

Chị em nên tráng chén đĩa dưới vòi nước chảy để bát đĩa sạch sẽ. (ảnh minh họa)

4. Tráng chén đĩa dưới vòi nước chảy

Không ít người sau khi rửa qua nước rửa chén thường ngâm chén đĩa, đồ dùng trong bồn (chậu) nước. Điều này khiến dầu mỡ, mùi thức ăn không trôi hết được mà bám lại một phần trên bề mặt đồ dùng đã rửa.

5. Vệ sinh giẻ và bồn (chậu) rửa

Nhiều nghiên cứu khoa học cảnh báo rằng, miếng rửa chén, cọ nồi, bồn (hoặc chậu) rửa là nơi quy tụ nhiều vi khuẩn nhất trong bếp. Tốt nhất bạn nên làm vệ sinh những thứ này trước và cả sau khi rửa chén đĩa. Đối với miếng rửa chén, sau khi giặt sạch hãy phơi nơi khô ráo, thoáng mát. Nếu phơi dưới ánh nắng mặt trời thì càng lý tưởng.

  Khi những đồ dùng bằng nhựa bị mốc bạn hãy cắt ½ trái chanh chà xát lên chỗ mốc cho đến khi sạch vết mốc, rồi rửa lại bằng nước.

Sau khi cắt mít, đu đủ, su su, dao của bạn thường bị dính nhựa, nếu lau rửa bình thường rất khó sạch. Bạn có thể dùng một miếng giẻ, nhúng chút dầu ăn để chùi dao nhựa sẽ hết ngay.


 Vết nghệ dính trên chén bát sứ trắng rất khó rửa sạch, tuy nhiên với một chút lòng trắng trứng thì vết bẩn này sẽ sạch bóng.


 Còn những đồ dùng như xoong chảo với những vết dầu mỡ khó chịu, bạn có thể sử dụng nước rửa chén công thức mới, dầu mỡ sẽ hết nhanh chóng chỉ với một cái gạt tay, không cần phải chà đi chà lại nhiều lần. Sạch dầu mỡ mà ít tốn nước rửa chén.

Làm sạch bát, đũa bằng nước nóng

Nước nóng giúp làm sạch vết dầu mỡ bám trên chén, bát hay giúp những chiếc ly sáng bóng hơn... là những công dụng ít người biết.

Rửa sạch những vết dầu mỡ bám trên các đồ nhựa, xoong nồi là công việc không hề dễ dàng đối với người nội trợ. Dưới đây là những chia sẻ của đầu bếp Thanh Nga trong việc sử dụng nước nóng làm sạch các thiết bị nhà bếp.

rua-chen-1372130780_500x0.jpg

Rửa bát, đĩa bằng nước nóng vừa giúp làm sạch vết dầu, mỡ, vừa ít tốn thời gian chà rửa. Ảnh minh họa.

- Hộp đựng thức ăn bằng nhựa, xoong, nồi... bị dính dầu mỡ, chỉ cần bạn ngâm qua nước nóng có pha ít muối và rửa sạch lại bằng nước rửa chén. Không chỉ làm sạch vết dầu mỡ, rửa các hộp nhựa bằng nước nóng còn giúp làm mất mùi thức ăn bám vào đó.

- Với những loại chén, bát bằng nhựa luôn có một lớp dầu mỡ mà bạn sẽ không thể rửa sạch bằng nước lạnh. Cách tốt nhất là ngâm qua nước nóng, rửa sạch bằng nước rửa chén và tráng lại bằng nước nóng. Cách này không chỉ làm sạch chén, bát mà còn giúp chén, bát nhanh khô, không bị ẩm.

- Các vật dụng bằng tre, gỗ như đũa, thìa, thớt... khi bị dính dầu mỡ vừa khó rửa, vừa dễ bị ẩm, mốc. Hãy ngâm các vật dụng này bằng nước nóng vừa giúp khử trùng vừa đỡ mất thời gian chà rửa. Khi các vật dụng này bị mốc, bạn hãy nấu nước nóng, cho chúng vào ngâm, làm như vậy khoảng hai, ba lần các vết mốc sẽ không còn.

- Các loại ly, tách bằng thủy tinh sau một thời gian sử dụng thường có những vết ố vàng rất khó tẩy rửa. Ngâm ly, tách vào hỗn hợp nước nóng có pha giấm hoặc chanh, rửa sạch bằng nước rửa chén, các vết ố sẽ không còn, ly, tách lại trở nên sáng bóng.

- Bếp gas, bếp điện bị dính dầu, mỡ... hãy ngắt gas hoặc rút phích cắm điện trước khi lau chùi. Hòa lẫn một lượng dung dịch ammoniac và nước nóng tương đương nhau và ngâm tất cả những bộ phận trên bề mặt bếp vào hỗn hợp này trong vòng 2 giờ. Chọn loại dung dịch tẩy rửa có chất lượng tốt, xịt chúng lên bề mặt của bếp và những khu vực xung quanh rồi để yên trong vòng vài phút. Nếu sử dụng bếp điện, cần tránh xịt dung dịch tẩy rửa lên những bộ phận có liên quan đến điện. 

- Sau khoảng 10 phút, dùng miếng bọt biển nhúng vào xô nước nóng pha xà phòng và lau toàn bộ bếp. Lặp lại qui trình này bằng cách rửa sạch miếng bọt biển cẩn thận. Quá trình lau chùi sẽ lấy đi hết lượng dung dịch tẩy rửa sót lại và cả những vết thức ăn thừa còn bám trên bề mặt của bếp và khu vực xung quanh. Sau khi đã chùi sạch bếp lò, dùng khăn lau lại để bếp khô hoàn toàn.


Cách vệ sinh sạch chậu rửa và vòi nước.

THAM KHẢO THÊM:

Cách làm sạch 11 đồ vật chứa nhiều vi khuẩn nhất

Những đồ vật hàng ngày mà bạn vẫn thường xuyên sử dụng đến chúng tưởng như vô hại nhưng thực chất nó chứa cả một ổ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình.


Hãy cùng điểm mặt những đồ vật bẩn nhất trong nhà của bạn để các bà nội trợ biết cách thường xuyên làm sạch chúng.

1. Tiền

Những đồng tiền mà bạn sử dụng chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Vì sao ư? Đơn giản vì nó chuyển đổi qua tay hàng trăm người nên việc nó bẩn là chuyện đương nhiên. Nó từ tay bà bán cá, bán thịt đến người ăn xin... Một nghiên cứu ở Mỹ đã phát hiện thấy 135.000 vi khuẩn khi rửa một tờ tiền.

Cách làm sạch: Hãy rửa tay sạch sau khi sử dụng những đồng tiền trong ví của bạn.

2. Công tắc điện

Chúng ta sử dụng đến chúng bất kể lúc nào cần bất kể bàn tay của chúng ta sạch hay bẩn. Và cũng ít ai để ý đến việc vệ sinh cho những ổ công tắc điện nhà cả. Cứ thế, từ năm này qua năm khác, nó trở nên cáu bẩn và chứa đầy mầm bệnh.

Cách làm sạch: Hãy lau chùi chúng mỗi ngày và trước khi bật công tắc bạn nên làm sạch tay. Hoặc bạn có thể dùng những miếng dán và thay chúng mỗi tuần.

3. Bệ toilet

Mặc dù bạn có cọ rửa toilet hàng ngày nhưng nó luôn chứa hàng nghìn loại vi khuẩn nguy hiểm. Hãy cảnh giác và bảo vệ sực khỏe của bản thân bằng cách rửa tay sạch sau khi sử dụng toilet nhé.

Cách làm sạch: Thường xuyên vệ sinh bệt toilet bằng xà phòng tẩy chuyên dụng và luôn giữ cho nó khô thoáng, không khí lưu thông để tránh vi khuẩn nấm mốc phát triển.

4. Bàn phím máy tính

Một số nghiên cứu thậm chí còn tuyên bố rằng những bàn phím rất bẩn có thể chứa nhiều mầm bệnh hơn cả bồn cầu. Bởi vì bản thân nó có thể không bẩn bằng toilet nhưng do sự chủ quan của người sử dụng mà các vi khuẩn lây bệnh được sinh sôi, nảy nở với cấp số nhân.

Cách làm sạch: Bụi bẩn trở thành nhân tố gây mất vệ sinh nhất trên bàn phím. Chúng không những bám vào bề mặt phím bấm mà còn len lỏi xuống từng khe hở nhỏ, khoảng cách giữa các phím... Để giải quyết kẻ phiền phức, bạn cần dùng tới bàn chải hoặc bút lông dài giúp quét bụi mỗi ngày.

Bạn hãy nhờ đến một con dao nhíp nhỏ dùng để lẫy phím bấm ra. Bước đầu cho dao vào một góc của phím, sử dụng áp lực thật từ từ, tránh thao tác vội vàng. Việc tháo phím chẳng hề khó khăn chút nào, miễn sao bạn phải thực hiện cẩn thận.

Với những chi tiết còn lại, chúng ta vẫn có thể sử dụng vải mềm hoặc vải cotton để làm sạch với dung dịch vệ sinh phù hợp.

5. Bồn rửa bát

Bồn rửa thường ẩm ướt và dùng để rửa đủ các loại thực phẩm như thịt, cá, bát đĩa bẩn.... Chỉ 1 ngày bạn quên vệ sinh cho chúng thì nó đã bám đầy dầu mỡ, bốc mùi lên rồi. Để giữ gìn sức khỏe gia đình, bạn nhớ cọ rửa bằng xà phòng sau mỗi lần sử dụng chúng nhé.
 
6. Giẻ rửa bát

Các loại thực phẩm thừa còn sót lại trên giẻ rửa bát khiến cho nấm và vi khuẩn phát triển. Đặc biệt có nghiên cứu cho rằng giẻ rửa bát còn chứ vi khuẩn gây bệnh bại liệt.

Cách làm sạch: Tẩy rửa vết bẩn lâu ngày bám trên bồn rửa là việc đơn giản, nhưng có một số vết bẩn “cứng đầu” khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Tuy nhiên chỉ với vài mẹo nhỏ, bạn có thể giải quyết vấn đề này.

- Đổ một chút dấm và vài thìa soda làm mềm thực phẩm lên bồn rửa và để trong vòng 15 phút. Dùng một chiếc khăn tẩm dung dịch trên lau vết bẩn rồi xả với nước sạch.

- Pha một dung dịch gồm dấm, nước rửa bát, soda làm mềm thực phẩm cùng 1/2 lít nước, lắc đều và dùng một miếng bọt biển cọ sạch vết bẩn.

- Nếu không có soda làm mềm thực phẩm, bạn hãy trộn 1 muỗng canh nước cốt chanh, một tách dấm trắng. Ngâm một chiếc khăn mềm mại, thấm hút dung dịch và lau vết bẩn nhiều lần. Sau đó rửa sạch cặn và làm sạch các bồn rửa.

- Vỏ chanh tươi cũng sẽ giúp đồ sứ và vòi inox trở nên sáng bóng hơn.

Ngăn chặn các vết bẩn trong bồn rửa của bạn bằng cách làm khô bồn rửa sau mỗi lần sử dụng và làm sạch nó thường xuyên với chất tẩy rửa nhẹ. Điều đó sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian. Khi thấy miếng mút có dấu hiệu rách, đứt thì tốt nhất là ta nên thay miếng mới.
 
7. Điện thoại

Các nghiên cứu tiến hành ở Anh đã cho thấy điện thoại di động là những “kẻ thù thời đại mới” đối với người sử dụng. Điện thoại có pin làm cho nó lúc nào cũng có mức nhiệt ấm áp, lại thêm mồ hôi từ tay bạn khiến vi khuẩn trú ngụ vô kể ở đó.

Cách làm sạch: Dùng miếng vải bông mềm để lau chùi bề mặt, những vị trí nhạy cảm trên điện thoại. Hoặc bạn có thể lấy miếng khăn lau mắt kính để thay thế.

8. Bồn tắm

Nơi đây tuy chỉ dùng để tắm nhưng chúng không sạch như bạn nghĩ, nước ấm, các tế bào da chết khiến vi khuẩn bám trụ rất thường xuyên ở trên thành bồn tắm và lỗ thoát nước.

Cách làm sạch: Khi làm sạch bồn tắm bạn nên nhớ không sử dụng chất tẩy rửa ăn mòn, sử dụng bọt biển để cọ rửa vì bọt biển mềm và xốp nên không làm trầy xước men sứ. Lớp men này khá mỏng và tương đối dễ bị ăn mòn nên nếu dùng các chất liệu cứng để cọ rửa sẽ làm hỏng men.

Chanh chính là chất tẩy rửa tự nhiên không độc hại mà có tác dụng rất tốt. Chanh tươi có thể dùng để tẩy trắng những đốm bẩn nhỏ trên bền mặt bồn tắm. Bạn hãy cắt đôi quả chanh và chà xát trực tiếp lên vết bẩn, đối với những vết bẩn cứng đầu thì cắt chanh thành lát và đặt lên vết bẩn đó trong khoảng thời gian 10 phút sau đó mới tiến hành cọ rửa, chắc chắn chanh sẽ loại bỏ được chúng.

Sử dụng hỗn hợp của phèn và nước chanh cũng là một cách khá hiệu quả để tẩy rửa những vết bẩn lâu ngày. Sau khi đã có được dung dịch cần thiết bạn hãy lấy một miếng bọt biển thấm dung dịch để lau, nhưng với cách này đôi khi bạn sẽ phải làm vài lần mới có thể loại bỏ hoàn toàn được vết bẩn.

9. Điều khiển TV

Chiếc điều khiển tivi mà bạn không thể sống thiếu được chính là một ổ vi khuẩn phổ biến.

Cách làm sạch: Hãy sử dụng một miếng vải ngấm một ít xà phòng và bắt đầu làm sạch nó thường xuyên hơn.

10. Thùng rác

Vì đây là nơi chứa rác thải sinh hoạt cho cả gia đình bạn nên nó bẩn và chứa một ổ vi trùng gây bệnh đấy.

Cách làm sạch: Bạn nhớ không để rác quá lâu trong thùng và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần thay túi rác mới nhé. Đặc biệt những khi thời tiết nồm sẽ có nhiều vi khẩm, nấm mốc sinh sôi tại đây vì vậy hãy nhớ luôn giữ khô ráo cho thùng rác nhà bạn.

11. Nắm cửa tủ lạnh

Một lần nữa, bạn hãy thử nghĩ lại xem, hàng ngày có biết bao lần bàn tay chúng ta chạm vào tay nắm cửa tủ lạnh để mở ra và đóng vô cũng như chạm vào đồ ăn trong đó. Mỗi lần chúng ta chạm vào tay nắm cửa tủ lạnh là chúng ta đã để lại vi trùng và vi khuẩn.

Cách làm sạch: Hãy lau chùi hàng ngày nắm cửa để vi khuẩn không có thời gian trú ngụ sinh sôi.



Máy rửa bát
Tẩy cáu nước và vết bẩn
Mẹo vặt khử mùi nhà bếp hiệu quả bất ngờ -
Cách vệ sinh bình sữa cho bé an toàn, hợp vệ sinh
Mẹo lau nhà sạch
Bí quyết làm sạch nhà bếp cho chị em đỡ vất vả



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý