Cách dạy con của người Việt khác với phương tây như thế nào?Cha mẹ chúng ta đều là người Việt Nam, dù sống trong chiến tranh, nhưng nền tảng xã hội miền Nam vẫn dựa trên gia đình…
CÁCH DẠY CON CỦA NGƯỜI VIỆT
Các cách dạy con của các bà mẹ
Cách dạy dỗ của mẹ Việt xưa
Trong gia đình người cha là gia trưởng trụ cột, con cái luôn luôn vâng lời và nghe theo quyết định của người. Vâng lời cha mẹ từ lâu đã trở thành đạo hiếu của người Việt ta. Nhớ hồi còn nhỏ tôi đi học, sáng nào cũng khoanh tay và thưa:
“Thưa Ba, thưa Má con đi học”.
Chiều về cũng khoanh tay: “Thưa Ba, thưa Má con đi học mới về”
Cha tôi thường nói “đi thưa về trình”. Tôi không dám đồng tình với lối giáo dục như vậy, vì nó có ưu điểm nhưng cũng có khuyết điểm không kém. Khi sống ở xứ người tôi nhận ra rằng trẻ em Việt Nam quá nhút nhát khi gặp và đối xử với người lớn tuổi hơn mình…Nề nếp của một gia đình là điều quan trọng đối với quá trình phát triển và học hỏi của những người con.
Lúc còn bé con cái ngoan ngoãn vâng lời bố mẹ, vui chơi và thơ ngây, học hành chăm chỉ. Không có đứa trẻ nào sinh ra đã hư hỏng, chính môi trường và sự giáo dục của cha mẹ đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách trẻ em. Dần dần lớn lên trẻ em có thể chịu ảnh hưởng bạn bè khi đến lớp cuối Tiểu học, rất ít vì tuổi thơ trong trắng chưa biết dối trá và lường gạt. Sự dìu dắt của bố mẹ rất quan trọng trong giai đoạn này. Tôi may mắn được sinh ra trong một gia-đình bình dân với mức sống tạm ổn, có nghĩa là tất cả con cái đều được đến trường và đỗ đại học.
Vai trò người cha trong một gia đình Việt Nam là làm lụng vất vả kiếm tiền lo cho con cái. Người mẹ ở nhà lo chuyện tề gia nội trợ, v.v.v…Cũng có những gia đình trí thức khá giả, cha làm việc ngoài xã hội, đôi khi cũng giành thời giờ ra một ít quan tâm chăm lo việc học vấn của con cái. Trong trường hợp này, cha mẹ hay ép con mình phải học từ sáng đến tối khuya, ngay cả khi các em còn ở tiểu học và trung học. Họ thường bắt buộc con cái học ngay cả vào những kỳ nghỉ để mong con vào được các trường trung và đại học nổi tiếng. Vô tình cha mẹ là đồng phạm đánh mất quãng đời hồn nhiên của đứa trẻ.
Theo tâm lý người Việt mình thì cha mẹ rất ư hãnh diện về con cái. Con cái trong mắt họ bao giờ cũng là số một, chúng là thiên tài, là xuất chúng hơn tất thảy mọi người. Nếu có xấu thì cũng là đứa trẻ khác xấu hoặc nhà trường và thầy cô giáo không tốt chứ không chấp nhận con họ có tính cách xấu? Trong vài trường hợp điều này rất nguy hại và khiến đứa trẻ kiêu ngạo.
Theo tôi, trẻ con giao tiếp với mọi người theo cách mà chúng học được từ người lớn và gia đình, đặc biệt là những người gần gũi nhất như cha mẹ. Nếu cha mẹ là người luôn nóng giận, thiếu kiềm chế, trẻ cũng sẽ có suy nghĩ tương tự như hành động bắt nạt, nóng giận với những đứa trẻ khác, thậm chí là quay lại phản kháng với chính cha mẹ mình.
Trẻ sẽ nghĩ rằng, cách giao tiếp như thế là “bình thường”. Hơn nữa, khi giận dữ, không kiểm soát được hành vi của mình, cha mẹ có thể nói những câu nặng nề khó nghe, thậm chí còn đánh con cái thậm tệ. Điều này sẽ khiến con cái mất sự tôn trọng, đặc biệt khi sự giận dữ đó là vô cớ hay chúng ta còn gọi "giận cá chém thớt" mà con cái trở thành nạn nhân. Nhiều người cư xử thiếu công bằng đối với con cái, dù chúng chẳng làm gì có lỗi. Chúng ta đừng nghĩ rằng, bọn trẻ không hiểu gì về nỗi niềm của cha mẹ. Chúng rất thương bố mẹ và sẵn sàng làm cơn gió mát xoa dịu sự nóng giận của bạn. Các bé rất dễ bị tổn thương khi bị mắng oan.
Dù trẻ có thể không tập nhiễm tính cách từ cha mẹ thì tình cảm của trẻ cũng bị tổn thương, dẫn đến xa lánh, sợ hãi cha mẹ. Kết quả là cha mẹ sẽ càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận vào giáo dục con cái.
Đạo Hiếu xưa
Xã hội Việt nam ngày xưa dựa trên căn bản đạo đức. Điều đó đi đôi với đạo làm người. Kinh nghiệm sống quý báu, tình yêu của cha mẹ dành cho con cái chính là một trong những cơ sở để người xưa đưa ra đúc kết: “Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.
Câu ca dao ấy đã ăn sâu vào ký ức trẻ con, từ lớp tiểu học và tạo ảnh hưởng rất mạnh. Nó làm giảm một phần nào trách nhiệm về sự giáo dục của cha mẹ.
Vì sống trong tình trạng chiến tranh, kéo dài nhiều thế kỷ nên các em trai khi bước vào trung học đã được tự nhiên có một động cơ rèn luyện tính siêng năng và cố gắng bất thường trong việc học tập. Một phần vì đấng nam nhi lo lắng cho tương lai mù mờ nếu không thành công trong việc học và biết chắc chắn rằng ngưỡng cửa quân đội luôn rộng mở để đón nhận các em. Trong khi cha mẹ lo lắng và nhắc nhở các em gái về vấn đề trai gái, trốn học có thể ảnh hưởng đến việc học hành của các em. Nhiều gia đình khá giả dùng người giúp việc nhà để hộ tống các nữ nhi mỗi khi các cô ra khỏi nhà. Nhìn chung thì xã hội Việt Nam trước 75 không có nhiều vấn đề xã hội với các em gái vì đa số các em còn rất ngoan và vâng lời bố mẹ, học hành chăm chỉ:
“Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy…”
Theo tôi những phong tục tập quán trong xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng Nho giáo rất nhiều. Xã hội đặt nền móng trên vua chúa và thần dân, giữa cha mẹ và con cái, giữa vợ chồng và anh chị em.
Trong mối tương quan giữa cha mẹ và con cái trở thành nền móng chi phối các mối tương quan khác. Con cái bắt buộc phải yêu kính cha mẹ và thầy cô. Sự yêu kính cha mẹ bao hàm chẳng những lòng kính trọng mà còn ở sự phục tùng cha mẹ đến suốt đời. Xã hội rất tôn trọng tôn ti trật tự và không có sự bình quyền. Vì thế tình yêu cha mẹ đã chiếm 1 địa vị rất quan trọng và đã trở thành 1 tôn giáo. Chính vì thế ngày nay người Việt Nam theo đạo thờ tổ tiên. Trẻ em Việt được hấp thụ luân lý này ngay từ lúc ấu thơ. Ngay khi người ta lập gia đình, họ rất tôn trọng bố mẹ hơn cả vợ mình.
Ở Tây phương xã hội rất bình đẳng. Sau khi kết hôn (lấy vợ) tình yêu cha mẹ sẽ nhường cho tình yêu vợ chồng. Tình vợ chồng là thực tại và dâng hiến.
Với văn hóa truyền thống của người Việt Nam, ảnh hưởng rất nhiều về tâm lý giáo dục con cái. Khi còn ở với bố mẹ, các em phải ngoan ngoãn vâng lời cha mẹ. Con cái không phải lo lắng về vấn đề tài chính và chỉ lo ăn học thành tài. Các em không có sự lựa chọn nào khác như con cái ở hải ngoại - tự do ra ngoài kiếm tiền và sống tự lập ở tuổi trưởng thành…
Hầu như mọi bà mẹ đều phải thức giấc giữa đêm khuya để dỗ dành con khi nó quấy khóc, song phụ nữ Pháp lại khác, lúc con khóc họ không vội vàng can thiệp ngay mà để cho đứa trẻ "tự làm dịu" rồi nín mà ngủ tiếp.
Sau một thời gian dài quan sát cách dạy con của các bà mẹ Pháp, Pamela Druckerman (một phụ nữ Mỹ sống ở Pháp, có 3 đứa con) phải giật mình.
Những điều mắt thấy tai nghe này đã được cô thuật lại trong một quyển sách hấp dẫn có tên "French children don't throw food" (tạm dịch là "Trẻ con Pháp không ném thức ăn").
Pamela Druckerman kể, trong một lần đi nghỉ mát cùng gia đình, khi bước vào nhà hàng, cô quan sát thấy những đứa trẻ Pháp có cách hành xử rất lịch thiệp. Chúng ngồi yên ở bàn ăn và dùng bữa với khẩu phần riêng của mình, các em không làm vương vãi đồ ăn mà ăn hết các món, kể cả rau.
Trong khi đó bé Bean, đứa con 18 tháng tuổi của cô lại quậy phá, chạy nhảy lung tung và làm đổ thức ăn. Và trong lúc cô phải khổ sở bám theo đứa con nghịch ngợm của mình thì các phụ huynh người Pháp dường như không phải vất vả gì với bọn trẻ của họ.
Không những thế, những đứa trẻ Pháp ngủ đêm rất ngoan và không quấy khóc. Chúng không cãi nhau hay gây ra cảnh hỗn loạn chốn công cộng, cũng không biếng ăn hay kiếm chuyện mỗi khi đi ngủ. Điều này khác hẳn với các trẻ em người Mỹ hoặc Anh. Từ chỗ ngạc nhiên, Pamela đã quyết định bỏ thời gian để tìm hiểu thực hư cách dạy con của phụ nữ Pháp.
S
Mình là người Việt, hãy dạy con theo cách của người Việt!
Mấy hôm nay theo dõi topic về quyết định có cho con học trường quốc tế hay công lập không, tôi nhận thấy một vấn đề nổi cộm như sau.
Với nhiều cha mẹ, họ nghĩ chỉ không có tiền cho con theo học trường quốc tế thôi vì nghĩ trường quốc tế là môi trường tốt nhất và chuẩn nhất cho hiện tại và tương lai của con.
Nhiều cha mẹ khác dù cũng nhận ra ưu điểm của trường quốc tế nhưng vì điều kiện vật chất có hạn hoặc không hiểu rõ trường quốc tế thì một mực phản đối cho rằng con học trường này sẽ có nhiều hạn chế.
Là một người mẹ và là người mẹ tự nhận thấy lương tháng chưa đủ để cho con học trường quốc tế, tôi đánh giá vấn đề này trên quan điểm chủ quan của tôi thì thấy thế này.
Qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua cả những bạn bè mình đang có con theo học trường quốc tế, tôi nhận thấy trường quốc tế có rất nhiều ưu điểm. Chẳng hạn như:
- Điều kiện vật chất tốt
- Phương pháp giảng dạy mở, không bị gò bó
- Được tiếp cận ngoại ngữ, mở rộng hiểu biết các nền văn hóa
- Trẻ tự tin hơn
-Đi và sống nước ngoài dễ hơn (nếu có nhu cầu)
Và tôi cũng nhận thấy những nhược điểm:
- Học ngoại ngữ sớm nên tiếng mẹ đẻ lại không vững. Và tôi thấy nhiều phụ huynh phản đối điều này và cho rằng nói không đúng sự thật.
|
Đừng Quốc tế với quốc teo làm gì cho tốn tiền mà lại đào tạo ra một thằng Tây cho nước Anh, Mỹ, Pháp,... nào đó. |
Nhưng quả thật, các bạn có con đang theo học trường quốc tế của mình bảo nếu con học trường Quốc tế (thực sự) bé sẽ quên Tiếng Việt dần dần. Nói chung, bé sẽ quên dần thói quen nói Tiếng Việt ở nhà với cha, mẹ và người thân. Điều này cũng rất dễ hiểu thôi vì phần lớn thời gian các bé giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ Tiếng Anh tại trường.
Chiều tối về nhà, ba mẹ cũng mệt mỏi sau 1 ngày làm việc, nói chuyện với con đâu có được bao nhiêu. Từ từ các cháu sẽ dần quen nói chuyện/ giao tiếp bằng Tiếng Anh và dần đánh mất đi tiếng mẹ đẻ của mình.
- Văn hóa, lịch sử Việt Nam sẽ bị mai một dần vì họ đâu có đào tạo
- Chảy máu chất xám
Bản thân mình nghĩ, cứ thu nhập từ 2000$trở lên/tháng/người là có thể cho con học Quốc tế rồi. Nhưng có một số điều mà nhiều phụ huynh ở đây bàn luận đúng mà một số bạn đọc khác lại không chịu công nhận. Đó là nhà trường chỉ 30% thôi, 70% còn là phụ thuộc vào gia đình đó.
Vì thế, tôi nghĩ, muốn con khá ngoại ngữ thì cho học thêm vài buổi ở Trung Tâm ngoại ngữ, cũng tốt chán rồi. Như tôi và chồng tôi đây, từ bé có được học trường quốc tế nào đâu thế mà vẫn dạy tiếng Anh, Pháp. Còn anh xã tôi là thông dịch tiếng Hàn.
Tôi chỉ nghĩ đơn giản thế này, mình là người Việt thì dạy con trưởng thành là một người Việt, biết yêu văn hóa Việt và quảng bá hình ảnh Việt Nam. Nói chung, các phụ huynh Việt cần phải nhìn người Nhật Bản dạy con mà học tập theo. Đừng Quốc tế với quốc teo làm gì cho tốn tiền mà lại đào tạo ra một thằng Tây cho nước Anh, Mỹ, Pháp,... nào đó.
THAM KHẢO THÊM:
au khi phỏng vấn hàng chục bà mẹ, các nhà xã hội học và bác sĩ Pháp, Pamela nhận ra rằng thực tế cách giáo dục của các bậc phụ huynh Pháp có vẻ nghiêm khắc hơn người Mỹ và Anh, tờ Telegraph cho biết. Đối với con cái, họ đề cao kỷ luật hoặc phạt tét vào mông hơn là nhẹ nhàng thuyết phục hay khuyến khích. Mặc dù vậy họ cũng không phải quá hà khắc và luôn đặt niềm tin vào năng lực của con.
Trẻ em nước Anh không bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, chúng cũng không được dạy phải tôn trọng những người xung quanh, trong khi hầu hết phụ huynh Pháp rất chú trọng giáo dục những điều này, thậm chí trẻ có thể bị phạt nếu vi phạm.
"Khi tôi đưa con đến nhà trẻ, cảnh tượng giống như trong một quán rượu. Trong khi những phụ nữ Pháp bình thản ngồi nhâm nhi cà phê ở sân trường thì các bà mẹ Anh phải tất tả chạy vòng vòng theo chân lũ con của họ", Pamela miêu tả về khoảng thời gian sống ở Paris:
Pamela cho biết, cô và hầu hết phụ nữ Anh đều cảm thấy việc có con là cực hình, vì từ lúc đó người mẹ sẽ không còn đủ thời gian để lo cho bản thân mình. Song phụ nữ Pháp lại ít lo lắng hơn bởi họ dường như không bắt bản thân phải làm mọi thứ theo ý của đứa trẻ. Họ cũng không cho con bú vì sợ vòng một xấu đi. Và chỉ cần một tuần sau khi sinh, người mẹ đã lấy lại được vóc dáng mi nhon như trước.
Quan sát từ lúc một đứa trẻ người Pháp ra đời, Pamela viết tiếp: "Khi nghe nói về chuyện những đứa trẻ ngủ li bì suốt 6 tuần lễ, tôi nghĩ phụ huynh người Pháp thật tệ, thậm chí đôi khi họ còn để mặc cho con khóc trong nhiều giờ liền. Nhưng thật ra không phải như tôi nghĩ, thay vì vội chạy đến ngay và ôm con vào lòng dỗ dành thì mẹ Pháp để yên một thời gian cho đứa trẻ có cơ hội 'tự làm dịu' rồi nín. Ban đầu tôi nghĩ là trẻ bị bỏ bê, song thực ra là cha mẹ chúng muốn để con học kỹ năng ngủ ngay từ nhỏ, điều này cũng được áp dụng tương tự như trong cách ăn uống".
Dạy con trẻ không cần roi vọt
Phải thừa nhận rằng đôi khi cha quá nghiêm khắc với con gái. Dù yêu con thật nhiều nhưng mỗi khi thấy con chạy đi chơi không chào hỏi, nghịch phá thức ăn, đùa quá trớn với em... là cha lại không kìm được hành động đi kiếm cây roi. Cha vừa giơ roi vừa buông những lời dọa thật nặng, để con phải nhớ và không được làm trước những hiểm nguy.
Song nhiều lần nhìn con đứng trước cây roi, tay chân run bắn, cha không thể vung roi lên. Không ít lần nước mắt con chảy tràn và... cái quần cũng ướt sũng. Cha bèn nghĩ đến hình thức phạt mới, cho con úp mặt vào tường, tự suy nghĩ về những việc con đã làm. Ban đầu con làm theo ra vẻ hối lỗi lắm. Sau đó thì... con “nhờn thuốc” và việc tái phạm lại diễn ra. Vẫn biết việc dùng đòn roi là khi cha mẹ bất lực trong việc dạy con nhưng thói quen truyền nối từ bao đời này khiến cha chưa thể dừng biện pháp đòn roi ngay được.
Cha vẫn đòn roi con cho đến khi tình cờ nghe được câu chuyện của người bạn. Anh kể rằng anh luôn có những ký ức ám ảnh đòn roi của người cha. Anh sợ cha đến nỗi phải cố gắng học thật giỏi để thoát khỏi sự mắng chửi, đòn roi ấy. Nhiều năm sau, anh có được cuộc sống bình thường: có sự nghiệp tốt, có vợ con đề huề. Những ám ảnh về người cha cay nghiệt dần phôi pha nhưng anh vĩnh viễn không bao giờ thân mật, gần gũi được với cha mình nữa. Mỗi lần về thăm cha, dù nhìn cha đau ốm nhưng amh chỉ đứng xa nhìn, không âu yếm mà cũng không dửng dưng.
Nghe chuyện này mà cha giật mình, cha không sợ mình cô đơn lúc ốm đau nhưng sợ vết thương trong lòng con thành sẹo vĩnh viễn. Và biết đâu những ác mộng bắt đầu được dệt trong đầu con ngay từ lúc này...
7 cách dạy con không cần roi dưới đây rất hữu ích cho các bậc cha mẹ:
1. Lùi lại: Hãy nói với con “Bây giờ ba mẹ đang rất cáu, chúng ta sẽ nói sau!” mỗi khi sắp không kìm được cơn giận.
2. Dạy con nghe lời: Thay vì phạt con vì không nghe lời, hãy tìm cách dạy cháu biết làm theo lời cha mẹ.
3. Luôn có tinh thần xây dựng: Luôn nhắc con chứ không phải trách con mỗi khi bé không nghe lời.
4. Giải thích nhưng không dọa nạt: Những nền tảng mà bạn cung cấp cho con luôn giúp con có những hành vi tốt hơn là lời quát mắng.
5. Cố gắng không nổi nóng: Thay vì thấy việc xấu con làm là quá nghiêm trọng, hãy coi đây là dịp để bạn hướng suy nghĩ của con tới những hành vi tốt.
6. Đừng ra lệnh: Không có gì gây khó chịu và kém hiệu quả hơn việc ra lệnh cho con làm gì đó chỉ vì cha mẹ thấy mình là người có quyền ra lệnh.
7. Không xúc phạm khi mắng con: Nhiều bà mẹ, ông bố thường quá lời khi mắng con. Những từ ngữ chua ngoa, sỉ nhục hoặc làm trầm trọng hóa khuyết điểm của con khiến đứa trẻ cảm thấy mình bị oan ức. Cháu sẽ tức giận và “trả thù” bằng cách không nghe lời.
Phương pháp dạy trẻ tư duy kiểu Mỹ
Người mẹ nào cũng muốn điều tốt đẹp nhất cho con, nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi dạy con để con có thể tư duy độc lập, có bản lĩnh và biết ứng xử trong giai đoạn đầu đời quan trọng.
Người mẹ Việt: tất cả vì con, cho con
Tâm lý của nhiều thế hệ làm mẹ ở các nước phương Đông nói chung và các mẹ Việt Nam nói riêng là bao bọc và chăm sóc con cái nhiều nhất có thể trong khả năng của mình, bên cạnh đó các mẹ thường chú ý tập trung vào việc mang lại thật nhiều kiến thức cho trẻ dù là trong giai đoạn đầu đời. Các mẹ Việt hay hỏi han, chia sẻ với nhau cách ép trẻ ăn khỏe để tăng cân, nơi bán quần áo đẹp, mách nước nhau cho con đi học các lớp đàn, hát, bơi, các lớp viết chữ đẹp, các khóa học tiếng Anh… để con mình được bằng bạn bằng bè.
Tuy nhiên, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển tính cách, khả năng, tố chất của trẻ, hạn chế trẻ “lớn và trưởng thành” theo cách tự nhiên và tốt nhất cho cuộc sống sau này.
Cần dạy trẻ cách quan sát và tìm hiểu cuộc sống quanh mình một cách trực quan nhất
Người mẹ Mỹ: “Tôi muốn con tôi đi bằng đôi chân của cháu”
Có một câu chuyện rất thú vị thế này: Một bà mẹ người Mỹ, chừng 35 tuổi, lững thững đi bộ. Đằng sau cô là một bé con khóc tức tưởi đi theo. Một bà người Việt chứng kiến sự việc, kéo tay cô, nhắc nhở: “Bé con đang khóc mẹ đừng lờ đi như thế!”. Bà mẹ trẻ quay sang giải thích cho bà người Việt: “Cháu 3 tuổi rồi, hôm nay trời nắng đẹp, không gắt, cháu ăn sáng no nê, tắm sạch, mặc đồ đẹp, không ốm đau gì, vậy không có lý gì phải khóc cả! Cháu nó hờn đòi bế vô cớ… không chiều được! Lúc nào cháu thực sự mệt thì mẹ con sẽ cùng nghỉ”.
Các bà mẹ Mỹ nuôi con với suy nghĩ rất rõ ràng: Con tôi lớn phải thành người tự lập, có bản lĩnh, suy nghĩ độc lập và ứng xử phù hợp. Còn muốn làm gì, trở thành ai, thành cái gì? Đó phải là quyết định của chính trẻ. Theo đó, việc dạy trẻ có nề nếp và tư duy tốt cần thực hiện song song ở nhà và ở trường. Ba mẹ và giáo viên cần có những phương pháp và quy tắc thống nhất.
Bé học cách bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc với người khác một cách rõ ràng, độc lập
Phương pháp dạy trẻ tư duy kiểu Mỹ
+ Lắng nghe và dành thời gian giải thích, hướng dẫn cho trẻ:
Chủ động lắng nghe những gì trẻ nói, bạn sẽ khám phá ra những gì trẻ biết, trẻ nghĩ như thế nào. Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến của bé nhưng khuyến khích việc đào sâu suy nghĩ, dành thời gian giải thích, hướng dẫn cho bé thay vì nhận xét ngay rằng suy nghĩ đó đúng hay sai.
Trẻ con ở Mỹ khá ngoan và biết cái gì được phép và cái gì không được phép. Thông thường trẻ được quy định khá rõ ràng những gì được làm và những gì không được làm ngay từ đầu, trẻ con tuân thủ khá tốt những quy định này. Có một số việc phát sinh trẻ thường hỏi bố mẹ hay giáo viên trước có được phép không, nếu được đồng ý thì nó làm và nếu không đồng ý thì thôi. Ít thấy trường hợp trẻ con khóc và giận dỗi đòi bố mẹ dai dẳng để bố mẹ phải đồng ý. Tuy nhiên, trẻ con Mỹ lại rất hay hỏi tại sao lại không cho phép con làm điều đó và con cần những lời giải thích hợp lý. Điều này rất tốt và khoa học
+ Đặt câu hỏi để kích thích tư duy của trẻ:
Đưa ra các câu hỏi cho trẻ theo cách hướng dẫn làm cho chúng hiểu rõ ràng và cụ thể để kích thích tư duy của trẻ: “Tại sao? Làm thế nào? Ai? Khi nào? Chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo?”. Luôn đặt những câu hỏi phù hợp với mức độ khả năng của từng lứa tuổi và nâng cao dần theo trình độ phát triển của trẻ. Tư duy tìm câu trả lời đặt ra sẽ phát triển quá trình suy nghĩ sáng tạo của trẻ. Não chúng ta tự động tư duy khi nhận được các câu hỏi. Trẻ em cũng thế, nếu muốn trẻ tư duy nhanh và nhạy bén hãy đặt câu hỏi thật nhiều với chúng. Nếu muốn chúng tư duy logic thì hãy đặt những câu hỏi logic với chúng.
Não chúng ta tự động tư duy khi nhận được các câu hỏi
+ Không làm nản chí trẻ từ việc chúng trả lời sai câu hỏi:
Nếu trẻ đưa ra câu trả lời sai, cần trò chuyện, thăm dò suy nghĩ của trẻ để tìm ra nơi chúng đã hiểu sai vấn đề. Không phủ nhận ngay câu trả lời của trẻ bởi quan trọng là quá trình mà chúng tư duy tìm câu trả lời. Điều này giúp trẻ khám phá và nghĩ về những ý kiến, giải pháp theo chúng là tốt và phù hợp nhất. Đôi khi người lớn cũng cần xem xét lại cách đánh giá câu trả lời của trẻ, chưa hẳn câu trả lời của con đã là sai, đó có thể là sự sáng tạo mới mà chúng ta nên xem xét xem điều mới mẻ này có thể chấp nhận được hay không và vì sao?
Quan trọng là quá trình trẻ tư duy khám phá tìm hiểu và có câu trả lời
Cách dạy con của người Singapore rất đáng học hỏi
Lễ cưới người Việt -
Phong tục hôn nhân của người Việt
Những bà mẹ đơn thân của làng giải trí Việt đầy mạnh mẽ
Có nên để con viết tay trái
Nghi lễ đám cưới người Việt
Cách dạy con của bà mẹ Tây con thông minh phát trển tấm lòng
Có nên cho con đi học thêm?thông tin cha mẹ cần biết
(ST)