Triệu chứng khi bị cận thị là gì, cách phòng tránh như thế nào? Chúng ta cùng tham khảo nhé!
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Người bị cận thị nhìn rõ khi vật gần mắt và nhìn mờ khi vật xa mắt.
Xã hội càng phát triển, trẻ em sớm được tiếp cận với những phương tiện máy móc tiện ích phục vụ việc học tập và nhu cầu giải trí thì số lượng người cận thị ngày càng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt gần đây tỷ lệ trẻ em bị cận thị tăng cao, có những em còn rất nhỏ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng trên 800 triệu người bị cận thị. Cận thị làm giảm sức nhìn cho con người, gây cản trở, khó khăn trong công việc hàng ngày. Các em học sinh từ 7-16 tuổi rất dễ mắc chứng cận thị, mà độ cận thị tiến triển nhanh do mức độ làm việc nhìn gần bằng mắt nhiều đây là một điều nguy hiểm vì cận thị xuất hiện càng sớm thì mức độ tăng số kính càng nhanh.
Triệu chứng cận thị
Cận thị bẩm sinh thường được phát hiện sơm khi trẻ 1-2 tuổi, cận thị bẩm sinh thường có số kính cao và tăng số nhanh bất bình thường
Cận thị khởi phát ở thiếu niên là cận thị xuất hiện ở trẻ từ 5-6 tuổi, và được phát hiện khi trẻ đến trường. Trẻ em nhìn không rõ mờ khi vật ở xa, không phân biệt hoặc nhầm lẫn nét số và chữ trên bảng, mỏi mắt khi đọc sách, tiến gần khi xem vô tuyến, xem phim.
Cận thị khởi phát ở người lớn xuất hiện ở khoảng 20 tuổi. Công việc nhìn gần nhiều là yếu tố nguy cơ cho sự phát triển cận thị ở tuổi này.
Cận thị là một tật khúc xạ gây rối loạn chức năng thị giác và chiếm một vị trí đáng kể trong nhóm tật về thị giác, đặc biệt ở học sinh và người lao động trẻ. Người bị cận thị nhìn rõ khi vật gần mắt và nhìn mờ khi vật xa mắt.
Nguyên nhân phát triển cận thị
Có nhiều nguyên nhân gây phát triển cận thị. Các nguyên nhân chính là:
Làm việc, nhìn gần bằng mắt nhiều (trong điều kiện ánh sáng thiếu và không được nghỉ ngơi thích hợp).
Di truyền.
Thành củng mạc (lớp vỏ nhãn cầu) đàn hồi kém. Cơ địa mắt to hơn bình thường.
Cơ điều tiết mắt phát triển kém: bẩm sinh, nguyên phát.
Phân loại cận thị
Cận thị có nhiều loại khác nhau.
Cận thị sinh lý (thường gọi là cận thị học đường): thường xuất hiện ở học sinh phổ thông, cận thị nhẹ hoặc vừa.
Cận thị bệnh lý (cận thị ác tính, cận thị tiến triển, cận thị thoái hoá) do khúc xạ của giác mạc hoặc thể thuỷ tinh cao hơn bình thường hoặc độ dài trục nhãn cầu phát triển quá mức bình thường, độ cận thị thường trên 6,0 D, số kính cận thị tăng trên 1,0 D/ năm và có tổn hại dịch kính, võng mạc).
Cận thị có thể dược phân chia thành 3 loại sau:
Cận thị nhẹ < – 3,0D;
Cận thị trung bình – 3,0D đến – 6,0D;
Cận thị nặng > – 6,0D.
Nếu người cận thị có kính cận thị tăng nhanh trên 1,0 D/ năm thì sẽ tiếp tục tăng sau tuổi trưởng thành, có khi tới -20,0 D. Trục nhãn cầu phát triển quá mức dễ gây biến chứng cận thị: giãn lồi võng mạc, xuất huyết võng mạc, dịch kính, thoái hoá , teo hắc võng mạc dẫn đến giảm thị lực trầm trọng gây mù loà.
Điều trị cận thị
Người cận thị nhìn xa rõ khi được chỉnh kính phân kỳ (kính – điốp hay gọi là kính cận thị).
Kính gọng là một trong những biện pháp cần thiết để điều chỉnh tật cận thị. Tuỳ theo mức độ cận thị, bệnh nhân cần đeo kính thường xuyên hay chỉ cần đeo kính khi nhìn xa (các bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn cụ thể cho từng trường hợp). Nếu bệnh nhân cận thị được chỉnh kính đúng, thích hợp tiến triển cận thị sẽ chậm hơn.
Ngoài kính gọng bệnh nhân có thể dùng kính tiếp xúc, phương pháp này có lợi ích mỹ quan. Tuy nhiên người sử dụng phải đặc biệt thận trọng giữ vệ sinh nếu không sẽ tổn hại đến giác mạc có thể gây viêm hoặc loét giác mạc.
Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm).
Ngoài việc chỉnh kính, để hạn chế cận thị tiến triển, giữ ổn định số kính cận thị và đề phòng các biến chứng cận thị như xuất huyết dịch kính, võng mạc, bong võng mạc … dẫn đến giảm thị lực trầm trọng, bệnh nhân cần được điều trị bằng một số phương pháp thích hợp làm hạn chế tăng số kính cận thị tiến đến ổn định độ cận thị và đề phòng biến chứng cận thị.
Vật lí trị liệu: tác động làm phục hồi chức năng điều tiết mắt, tăng cường tuần hoàn cơ thể mi, võng mạc, tăng cường trao đổi chất, tăng cường trương lực cơ như : Luyện tập điều tiết trên máy, thuốc tác động lên điều tiết, dùng sóng siêu âm, điện, điện tử, lazer năng lượng thấp.
Phẫu thuật:
- Đối với trẻ em cận thị có số kính tăng nhanh (trên 1,0 điốp/ năm) cần can thiệp phẫu thuật ghép độn củng mạc để hạn chế mức độ tăng số kính và giãn lồi củng mạc.
- Đối với bệnh nhân trên 18 tuổi có độ cận thị ổn định có thể phẫu thuật điều trị cận thị bỏ kính bằng laser excimer (LASIK).
Cận thị tiến triển (tăng số kính) – đây không chỉ là đơn thuần rối loạn chức năng thị giác có thể chỉnh kính mà là một biểu hiện bệnh lý có biến chứng tương đối nguy hiểm. Phương pháp dùng laser hồng ngoại năng lượng thấp có độ dài bứơc sóng 1,3 micromet tác động gián tiếp xuyên qua củng mạc kích thích cơ thể mi kết hợp luyện tập điều tiết trên máy là một trong những phương pháp mới, hiện đại điều trị tiến triển cận thị ở trẻ em dựa trên nguyên lý: Tăng cường tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất của cơ điều tiết – đang được áp dụng điều trị tại Bệnh viện Mắt TW.
Đeo kính cận thị không thể làm dừng lại mức độ tăng số kính mà nó chỉ có thể điều chỉnh mức độ quang học. Nếu thị lực kém đi và cần tăng số kính cận thị có nghĩa là cận thị tiến triển (độ cận thị năng thêm).
CÁCH DỄ NHẤT GIÚP CON BẠN KHÔNG BỊ CẬN THỊ
Hai nghiên cứu mới nhất cùng bổ sung bằng chứng cho thấy ánh sáng ban ngày đóng vai trò quan trọng ngăn ngừa tật cận thị.
Một nghiên cứu của Đài Loan đã quan sát 333 học sinh, bị "ép" ra sân chơi trong giờ giải lao. Các em này, nhiều em trong đó thường dành thời gian ở trong nhà, giờ đây có tổng cộng 80 phút mỗi ngày chơi ngoài sân.
Một ngôi trường gần đó đóng vai trò nhóm đối chứng, vì học sinh ở đây không bị ép phải phải ra sân chơi trong giờ giải lao. Học sinh ở cả hai trường đều được kiểm tra mắt ở đầu thời điểm nghiên cứu và lặp lại 1 năm sau đó.
Kết quả cho thấy, số trẻ bị cận thị (hoặc sắp cận thị) ở ngôi trường ép học sinh ra ngoài sân chơi ít hơn đáng kể so với trường đối chứng.
Các nhà nghiên cứu khuyến cáo trường tiểu học nên tăng thêm giờ nghỉ giải lao và các hoạt động ngoài trời khác để giúp giữ gìn thị lực cho các em nhỏ.
"Vì trẻ dành hầu hết thời gian ở trường, nên một sự can thiệp từ phía nhà trường (chẳng hạn một giờ giải lao ngoài sân) sẽ là cách trực tiếp và hiệu quả nhất để ngăn ngừa đại dịch cận thị", trưởng nhóm nghiên cứu, Pei-Chang Wu, từ Bệnh viện Kaohsiung Chang Gung Memorial ở Đài Loan, cho biết.
Cùng lúc đó, một nghiên cứu độc lập khác khảo sát dữ liệu từ năm 2005, trong đó có 235 học sinh tiểu học ở Đan Mạch không bị cận thị. Khảo sát cho thấy, trong nhóm trẻ ít tiếp xúc với ánh mặt trời nhất, độ dài trục mắt trung bình là 0,19mm, so với 0,12mm ở nhóm trẻ tiếp xúc ánh sáng mặt trời nhiều nhất. Chỉ số này càng lớn, nghĩa là tật cận thị càng nặng.
"Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng tiếp xúc với ánh mặt trời giúp trẻ tránh được tật cận thị", trưởng nhóm nghiên cứu, Dongmei Cui từ Đại học Sun Yat-sen (Trung Quốc) nói.
Cả hai nghiên cứu cùng được công bố trên tạp chí Ophthalmology, tạp chí của Viện khoa học nhãn khoa Mỹ.
NHỮNG THỰC PHẨM TỰ NHIÊN GIÚP NGĂN NGỪA CẬN THỊ
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cần phải tạo thói quen tốt và nắm bắt được các kỹ năng để bảo vệ đôi mắt của mìn. Thực tế, một chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp bạn bảo vệ và cải thiện thị lực của đôi mắt.
Canxi
Sự hình thành của cầu mắt giữ một mối quan hệ chặt chẽ với canxi. Thiếu canxi có thể không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương mà còn làm giảm tính đàn hồi của các thành của nhãn cầu và gây ra cận thị.
Để ngăn chặn cận thị bạn nên bổ sung đầy đủ canxi cho cơ thể của bạn. Nguồn thực phẩm có chứa canxi dồi dào chủ yếu bao gồm các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm đậu nành, lòng đỏ trứng...
Crôm
Crôm có hiệu quả có thể kích hoạt insulin và tăng cường hiệu quả sinh học của insulin. Thiếu crôm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng bình thường của insulin, làm tăng áp lực của huyết tương và gây ra cận thị.
Crôm phổ biến trong gạo lứt, gan động vật, nước ép nho và các loại hạt. Bạn nên tăng cường ăn các loại thực phẩm như vậy trong cuộc sống hàng ngày để hấp thụ đủ crôm.
Kẽm
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các chức năng bình thường của võng mạc, mống mắt và thủy tinh thể. Nó cũng có hiệu quả trong việc duy trì sự trao đổi chất bình thường và vận chuyển vitamin A trong mắt và cải thiện thị lực của cho cơ thể.
Thiếu kẽm nghiêm trọng có thể gây ra rối loạn thị giác. Vì vậy, nó là cần thiết để bạn có thể bổ sung kẽm đầy đủ bằng cách ăn các loại thực phẩm như thịt, gan, trứng, đậu phộng, lúa mì và đậu nành.
Vitamin C
Vitamin C có thể giúp mắt giảm bớt sự nguy hiểm gây ra bởi ánh sáng và oxy để trì hoãn sự hình thành đục thủy tinh thể. Các loại thực phẩm như cà chua và chanh có chứa một hàm lượng cao vitamin C. Bạn có thể thường xuyên ăn các loại thực phẩm để hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Vitamin A đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực cho bạn. Thiếu vitamin A có thể gây ra tình trạng quáng gà, khô mắt... nghiêm trọng. Các nguồn tốt nhất của vitamin A bao gồm gan động vật, dầu cá gan, trứng... Tiền vitamin A có trong các loại thực phẩm như cà rốt, bí ngô có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể.
Rong biển cũng là một loại thực phẩm tốt để bảo vệ đôi mắt của bạn. Mannite có trong rong biển có thể cải thiện việc đi tiểu, làm giảm áp lực trong mắt của bạn và làm giảm bớt bệnh tăng nhãn áp. Do đó, bạn có thể thường xuyên ăn rong biển để hấp thụ mannite.
Những thói quen khiến thị lực giảm
Dùng máy tính: Việc sử dụng máy tính liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân khiến cho thị lực của mắt giảm bao gồm: mờ mắt, khô mắt, đau mắt, nhức mỏi mắt, cận thị, loạn thị…
Đọc sách: Đọc sách nhiều, không đúng tư thế, khoảng cách... sẽ khiến cho mắt gặp phải rất nhiều các vấn đề về mắt, đặc biệt là bệnh cận thị.
Xem tivi: Khi xem tivi nhiều, các tia bức xạ của tivi cũng có thể gây ra những tổn thương nhất định cho mắt, nhất là đối với mắt trẻ nhỏ vì các tế bào thị lực của trẻ còn chưa phát triển và hoàn thiện.
Môi trường: Không khí ô nhiễm, không gian không đủ ánh sáng hoặc quá sáng cũng là nguyên nhân làm mắt yếu đi.
Vệ sinh mắt: Vệ sinh mắt không đúng cách là nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt. Để bảo vệ mắt, bạn cần biết vệ sinh mắt đúng cách.
Bệnh cận thị ở trẻ em
Thực phẩm chữa bệnh cận thị hiệu quả
Cách phòng tránh bệnh cận thị ở trẻ em
Hướng dẫn làm giảm cận thị hiệu quả
Nguyên nhân của bệnh cận thị
(ST)