Khi bị ngộ độc thức ăn có những triệu chứng gì và cách xử trí như thế nào để giảm thiểu mức độ nguy hiểm của người bệnh? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
TRIỆU CHỨNG KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Buồn nôn
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ngộ độc thức ăn. Vi khuẩn có hại tấn công cơ thể qua đường tiêu hóa, hệ thống miễn dịch phản ứng lại làm người bệnh cảm thấy buồn nôn và nôn mửa để thải độc tố trong cơ thể ra ngoài. Tình trạng nôn mửa nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số lượng độc tố mà cơ thể tiếp nhận. Thông thường triệu chứng này kéo dài khoảng 12 đến 48 giờ. Nếu hiện tượng kéo dài nên đến cơ sở y tế để điều trị kịp thời.
Tiêu chảy
Tiêu chảy cũng là triệu chứng khi bị ngộ độc thức ăn. Bệnh làm tăng số lần đi đại tiện, gây ra hiện tượng phân lỏng. Đầy hơi, chuột rút, đau bụng thường đi kèm với tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Hiện tượng này diễn ra lâu dài cơ thể bị mất nước và suy kiệt. Vì vậy cần bổ sung lượng nước cho cơ thể đầy đủ. Khi đó nhiệt độ cơ thể tăng cao như một cách chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây hại.
Nhức đầu
Ngộ độc thức ăn có triệu chứng nhức đầu. Nhức đầu ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nghiêm trọng, đi kèm là các triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, nôn mửa hoặc sốt. Đau đầu có thể phát sinh do mất nước gây ra bởi vi khuẩn hoặc tiêu chảy do vi rút.
CÁCH XỬ LÝ KHI BỊ NGỘ ĐỘC THỨC ĂN
Gây nôn
Việc cho nôn mửa rất quan trọng vì nó giúp đẩy các độc tố ra ngoài cơ thể. Có thể cho người bệnh nôn bằng cách kích thích cổ họng. Dùng 2 ngón tay đè vào cuống lưỡi người bệnh để nôn hết chất độc ra ngoài.
Dùng chất điện giải (oresol) pha với nước
Tình trạng mất nước và chất điện giải kéo dài kéo dài có thể dẫn đến tử vong.Vì chúng đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Chúng tạo ra sự cân bằng về sinh hóa cho cơ thể. Pha lượng nước vừa đủ với dung dịch oresol để bù lại lượng nước và chất điện giải đã mất.
Dùng than hoạt tính
Than hoạt tính có tác dụng hấp thụ các độc tố, khí hơi trong đường ruột. Men vi sinh cũng có thể dùng trong trường hợp này. Thật ra men vi sinh là vi khuẩn “đóng khô”. Khi vào cơ thể chúng sinh sôi rất nhanh và tiêu diệt các vi khuẩn có hại, lập lại trạng thái cân bằng cho cơ thể.
Lưu ý, khi bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn không nên sử dụng thuốc điều trị đi ngoài vì cách làm này sẽ gây hại cho đường tiêu hóa.
NHỮNG QUAN NIỆM SAI LẦM KHIẾN BẠN DỄ BỊ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
Ngoài yếu tố thời tiết thì chính những sai lầm trong cách dự trữ thực phẩm chính là nguyên nhân dễ khiến bạn trở thành nạn nhân của tình trạng ngộ độc.
Các trường hợp bị ngộ độc thức ăn xảy ra tại bất kì thời điểm nào trong năm. Ảnh minh họa
NHỮNG THỰC PHẨM DỄ NGỘ ĐỘC BẠN NÊN TRÁNH
Điều trớ trêu là đôi khi thực phẩm xuất hiện nhiều nhất trong các vụ ngộ độc lại chính là những loại gần gũi nhất với chúng ta
Thực phẩm rất phong phú về chủng loại. Điều quan trọng là chúng ta khó nhận biết thực phẩm nào an toàn để sử dụng, bởi rất nhiều khi không phải những thực phẩm đó có chứa chất gây độc mà là do vướng phải độc chất qua quá trình được chăm sóc, nuôi trồng, chế biến. Cho nên điều trớ trêu xảy ra là đôi khi những thực phẩm xuất hiện nhiều nhất trong các vụ ngộ độc lại chính là những loại gần gũi nhất với chúng ta.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa kỳ (FDA) đã đưa ra “top ten” những loại thực phẩm dễ bị ngộ độc nhất. Chúng ta cùng thử tham khảo để cẩn trọng hơn, bởi những loại thực phẩm này vô cùng quan trọng cho sức khỏe nên không thể không sử dụng.
1. Các loại cải lá: Bao gồm xà lách, bắp cải, cải bó xôi... Những loại này gây ngộ độc là do chúng bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng, chăm sóc. Để tránh ngộ độc khi ăn các loại cải lá, chúng ta cần rửa sạch chúng trước khi nấu nướng và tránh nhiễm khuẩn chéo bằng cách rửa tay trước khi làm bếp.
Điều ít người nội trợ biết là các loại cải rất dễ nhiễm khuẩn chéo nếu chúng được xắt trên cùng một tấm thớt trước đó chúng ta xắt thịt và rửa không kỹ. Vì vậy, tốt nhất chúng ta nên chuẩn bị nhiều tấm thớt khác nhau để dùng cho những loại thực phẩm khác nhau.
2. Trứng: Mới đây, Mỹ đã thu hồi hơn 500 triệu trứng gà bị nhiễm khuẩn. Trứng rất dễ nhiễm một loại vi khuẩn có tên là Salmonella. Vi khuẩn này có thể ngấm vào tận bên trong trứng. Vì vậy, nấu chín trứng là điều rất cần thiết và nên bỏ thói quen “nuốt sống” trứng.
3. Cá ngừ: Loại cá này rất dễ nhiễm độc tố scombrotoxin. Độc tố này gây ra những triệu chứng ngộ độc như sốt, đau đầu, co giật cơ... Nếu bảo quản ở nhiệt độ không thích hợp, cá ngừ sẽ tiết ra độc tố và điều nguy hại là độc tố này không bị tiêu hủy khi nấu nướng.
4. Hàu: Hàu rất dễ bị nhiễm virus Norovirus và vi khuẩn Vibrio vulnificus, gây nôn mửa và tiêu chảy. Bởi vậy, món hàu sống là không nên dùng, dù ăn với mù tạt.
5. Khoai tây: Nếu khoai tây được nấu chín thì không hề hấn gì. Tuy nhiên, một số thực khách lại muốn làm món salad (rau cải sống trộn chua). Khoai tây cũng rất dễ nhiễm những loại vi khuẩn như Listeria, Shigella, E. coli và Salmonella.
6. Phô mai: Cũng rất dễ nhiễm các vi khuẩn như Salmonella và Listeria. Riêng Listeria là một sát thủ chuyên gây sẩy thai. Vì vậy, các bác sĩ thường khuyên thai phụ nên tránh xa các loại phô mai mềm.
7. Kem: Kem lạnh thường bị nhiễm vi khuẩn Salmonella và Staphylococcus. Những bà nội trợ thích làm kem tại gia, nếu sử dụng trứng sống thì cũng rất dễ bị dính Salmonella.
8. Cà chua: Cũng được đánh giá là loại thực phẩm rất dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy cần rửa thật kỹ trước khi chế biến.
9. Giá: Là thực phẩm có giá trị cao cho sức khỏe nhưng cũng có thể gây ngộ độc do hạt đậu làm giá bị nhiễm độc từ đồng ruộng hoặc do người làm giá sử dụng nước ô nhiễm để tưới. Hơn nữa, khí hậu ấm ở nước ta rất dễ “gieo mầm” cho vi khuẩn. FDA đề nghị người già, trẻ em hoặc những người bị suy hệ miễn dịch không nên ăn giá tươi mà nên luộc rồi mới ăn.
10. Dâu tây: Là thứ rất dễ bị nhiễm một loại khuẩn có tên là Cyclospora vốn gây ra những cơn tiêu chảy chết người, mất nước cơ thể và co giật cơ. Vào năm 1997, hàng ngàn trẻ em ở Mexico đã bị nhiễm viêm gan siêu vi A do ăn phải dâu tây bị nhiễm khuẩn
Ngộ độc thức ăn ở trẻ em
Ngộ độc thức ăn khi mang thai
Phòng chống ngộ độc thực phẩm
Cách xử lý ngộ độc thức ăn
Giải độc sau khi bị say rượu như thế nào
Thực phẩm có tác dụng thải chất độc
(ST)