Triệu chứng khi bị suy thận

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng khi bị suy thận

19/04/2015 11:53 AM
234

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dầu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng của bệnh suy thận nhé!



Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ

Triệu chứng thường thấy

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

- Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

- Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

- Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

- Nước tiểu của bạn có thể có máu

- Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Dưới đây là môt tả của bệnh nhân:

“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”

“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”

“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay

Mô tả của bệnh nhân

“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”

“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”

“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Mô tả của bệnh nhân

“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh nào.”

“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”

“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Mô tả của bệnh nhân:

“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà đào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”

“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Mô tả của bệnh nhân

“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”

“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”

“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Mô tả của bệnh nhân

“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”

“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”

Triệu chứng 7: Thở nông

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông

Mô tả của bệnh nhân

“những lúc tôi thở nông, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”

“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”

“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lanh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”

“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”

“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”

“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”

Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Mô tả của bệnh nhân

“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rắng đó là do các vấn đề ở thận”

“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”

“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”

ĐIỂM MẶT THỦ PHẠM GÂY SUY THẬN

Suy thận là tình trạng thận giảm hoạt động, không đảm bảo các nhiệm vụ của mình, ảnh hưởng đến hoạt động toàn cơ thể. Suy thận có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp; hoặc diễn tiến từ từ, tức suy thận mạn.

Trái cây, rau quả tươi là những thức ăn có lợi cho thận. Ảnh: DAVE GREEN

Trái cây, rau quả tươi là những thức ăn có lợi cho thận. Ảnh: DAVE GREEN

Nhiều bi kịch khi thận suy

Lọc sạch máu là chức năng quan trọng nhất của thận. Thức ăn, thuốc... sau khi đưa vào cơ thể được hấp thụ và chuyển hoá. Cặn bã từ quá trình chuyển hoá này sẽ được thải qua thận; khi thận suy, chất cặn bã không được đào thải sẽ ứ trệ trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn điều chỉnh lượng nước cho cơ thể: khi lượng nước nhập vào nhiều, thận sẽ tăng đào thải (tiểu nhiều); khi cơ thể thiếu nước, thận sẽ tăng tái hấp thu nước (tiểu ít lại). Khi thận suy, quá trình điều hoà nước bị rối loạn, sẽ xảy ra tình trạng thừa nước (phù). Thận cũng là nơi điều chỉnh các ion quan trọng như ion natri, kali giúp cơ thể có một tình trạng ổn định về các ion này. Khi thận suy, cơ thể sẽ ứ đọng ion natri, kali gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Thận còn tham gia tạo máu: thận sản xuất ra hormon erythropoetin, giúp cơ thể tạo máu (hồng cầu). Khi thận suy, cơ thể thiếu hormon này và sẽ có biểu hiện thiếu máu (da xanh xao, nhợt nhạt, chán ăn, buồn nôn...); tham gia điều hoà ổn định huyết áp: huyết áp trong cơ thể được giữ ở mức ổn định, an toàn nhờ sự phối hợp nhiều hệ cơ quan trong đó có thận; khi suy thận, cơ thể thường bị ứ trệ muối, nước... gây tăng huyết áp. Thận còn tham gia vào quá trình điều hoà canxi, phosphat; khi suy thận, cơ thể người bệnh sẽ thiếu canxi gây biến chứng xương và thừa phospho.

Tác nhân gây suy thận thường gặp

Tiểu đường ngày nay được xem là nguyên nhân hàng đầu gây suy thận ở các nước đã phát triển và đang có xu hướng tăng nhanh ở Việt Nam. Tiểu đường còn gây nhiều biến chứng lên các hệ cơ quan khác như tim mạch, mắt, thần kinh... Số người mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng thì tỷ lệ người tiểu đường có biến chứng thận (suy thận) càng cao.

Huyết áp cao không được kiểm soát tốt đầu tiên sẽ gây tiểu ra đạm (đạm niệu), sau đó gây suy thận.

Một số thuốc có thể gây tổn thương thận, đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp. Dưới đây là một số thuốc thường gặp có thể gây độc cho thận: thuốc kháng viêm không steroid; kháng sinh nhóm aminoglycoside; thuốc kháng lao; thuốc, hoá chất điều trị ung thư; thuốc cản quang; một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc... Việc sử dụng các thuốc này cần được bác sĩ hướng dẫn, kê đơn.

Một số bệnh thận – niệu: sỏi thận, trướng nước thận, viêm thận bể thận... là các bệnh thường gặp ở Việt Nam. Nếu không điều trị tốt, các bệnh này sẽ ảnh hưởng chức năng thận, dần dần gây biến chứng suy thận mạn. Các bệnh lý cầu thận như hội chứng thận hư, viêm cầu thận không được điều trị tốt cũng sẽ gây suy thận.

Một số bệnh lý nhiễm trùng có thể gây biến chứng thận và suy thận. Thí dụ: viêm cầu thận sau nhiễm khuẩn liên cầu, nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn có độc lực cao có thể gây sốc nhiễm khuẩn và suy thận cấp.

Chấn thương nặng, dập nát cơ có thể gây suy thận cấp tính.

Ong đốt, rắn cắn, ngộ độc mật cá trắm cỏ... vẫn còn là các nguyên nhân gây suy thận cấp ở một số vùng nông thôn ở nước ta.

Một số đặc điểm về thay đổi lối sống có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chức năng thận như ăn nhiều muối, đường, chất đạm, chất mỡ; ăn ít rau quả; ít vận động; stress; thuốc lá; thực phẩm, nước, môi trường…

Tuổi cao: đây không phải là bệnh.

Làm sao để ngừa suy thận?

Nếu có bệnh tiểu đường, cần điều trị tốt đường máu (ở mức bình thường) và thường xuyên kiểm tra chất đạm trong nước tiểu (dấu hiệu của bệnh thận). Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp. Điều trị tốt bệnh tăng mỡ máu. Không hút thuốc lá: các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc là một yếu tố gây ra tiểu đạm (tổn thương thận). Không uống nhiều rượu. Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả (trái cây, rau quả tươi; cá, thịt, gia cầm như gà, vịt...; củ hành, tiêu, chanh, gừng…)

Uống đủ nước: 2 – 3 lít/ngày tuỳ mức vận động, thời tiết. Thể dục đều đặn. Không tự ý dùng thuốc bừa bãi. Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển. Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ sáu tháng hoặc một năm. Khi khám thận, cần chú ý kiểm tra huyết áp; nước tiểu: đạm, hồng cầu, bạch cầu; xét nghiệm máu: ure, creatinin.


CÁCH ĂN UỐNG GIÚP PHÒNG NGỪA SUY THẬN


Có nhiều nguyên nhân gây tổn thương thận, trong đó hai bệnh gây biến chứng suy thận nhiều nhất là tiểu đường và tăng huyết áp. Vì vậy người bệnh cần khám kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện bệnh và điều trị sớm khi chưa có triệu chứng lâm sàng.

Đã có nhiều trường hợp phải vào viện trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối mà trước đó không hề có triệu chứng nặng nào, ngoại trừ chuyện mệt mỏi kéo dài, biếng ăn, da xanh nhợt nhạt, tiểu đêm,… Khi bị suy thận, tuỳ giai đoạn bệnh đã được lọc thận hay chưa lọc thận mà sẽ có chế độ dinh dưỡng riêng biệt, bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống cụ thể cho từng trường hợp bên cạnh việc điều trị bằng thuốc. Còn đối với người khoẻ mạnh chưa mắc bệnh thận muốn bảo vệ quả thận của mình và phòng ngừa suy thận thì cần chú ý một vài lời khuyên sau đây:
[IMG]

Ảnh minh họa : Rau quả tốt giúp bảo vệ thận.
Uống đủ nước từ 1,5 – 2lít/ngày: nên dùng nước nấu chín, tránh dùng nước trà đặc hoặc càphê ngay sau bữa ăn vì chất oxalat có trong trà, cà phê dễ kết hợp với canxi trong thức ăn tạo ra cặn oxalat canxi. Đặc biệt trong trường hợp uống ít nước, các cặn này không được tống xuất hết ra nước tiểu sẽ tích tụ lại lâu ngày tạo thành sỏi gây tắc nghẽn, nhiễm trùng và suy thận. Đối với người cao tuổi ít có cảm giác khát, cũng như trong mùa lạnh không thấy khát nước nhưng quả thận vẫn cần nước để lọc các chất cặn bã vì vậy cần cung cấp đủ nước và nhắc nhở các cụ nhớ uống nhiều lần, khoảng tám ly một ngày. Đối với các em lứa tuổi học sinh thường không dám uống nhiều nước do sợ phải đi tiểu trong điều kiện nhà vệ sinh trường học không được tốt và nếu có mắc tiểu thì cũng nín luôn, điều này rất nguy hiểm cho thận.

Hơn 72.000 bệnh nhân suy thận chờ chết

Hiện nay ở nước ta có khoảng sáu triệu người bị bệnh thận (chiếm gần 7% dân số), trong đó có hơn 80.000 bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối, 90% số này (hơn 72.000) đang chờ chết và chỉ có khoảng 10% là có điều kiện chữa trị như thẩm phân, lọc thận, một số rất ít được ghép thận. Tuy nhiên với con số 10% này cũng đã gây quá tải cho các bệnh viện có đơn vị lọc thận cũng như tiêu tốn một khoản chi phí rất lớn chỉ để duy trì một cuộc sống lây lất. Vì vậy để giảm thiểu số lượng bệnh nhân bị suy thận nặng, cần hiểu rõ nguyên nhân sinh bệnh cũng như các yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh thận tiến triển nhanh, để có biện pháp theo dõi, điều trị cũng như cách ăn uống có lợi cho quả thận.
Hạn chế ăn mặn dưới 6g muối/ngày: chế độ ăn nhiều muối dễ có nguy cơ cao huyết áp và lâu ngày cũng ảnh hưởng đến thận gây suy thận.

Không ăn nhiều đạm động vật: chế độ ăn quá nhiều đạm động vật sẽ làm cho thận phải hoạt động nhiều hơn và lâu ngày thận sẽ bị suy. Trước đây chế độ ăn cho ngườitiểu đường do quá hạn chế tinh bột, không dám ăn cơm mà chủ yếu là ăn thịt, cá… có khi hơn 500g thịt/ngày và điều này đã làm thận bị suy lẹ hơn. Một chế độ ăn cân bằng với lượng đạm động vật vừa phải trung bình 100 – 200g thịt, cá… mỗi ngày sẽ tốt hơn.

Hạn chế các loại đồ lòng như gan, tim, cật…: quan niệm “ăn gì bổ nấy” hiện nay chưa có bằng chứng khoa học mà trước mắt các loại thực phẩm này có nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch đồng thời lại chuyển hoá thành axit uric, nếu ăn nhiều và thường xuyên dễ có nguy cơ tạo sỏi urate, nhất là khi không uống đủ lượng nước.

Tránh tự ý dùng vitamin C liều cao thường xuyên: được coi là liều cao khi dùng khoảng 1.000mg/ngày thường xuyên, vì có nguy cơ lắng đọng oxalat. Ngoài ra cũng không tự ý dùng thuốc vì có nhiều thuốc gây độc thận như một số kháng sinh và kháng viêm. Đối với người bệnh tiểu đường và cao huyết áp thì cần được điều trị liên tục, theo dõi thường xuyên. Ổn định đường huyết cũng như giữ mức huyết áp ổn định là góp phần hạn chế biến chứng suy thận.
Cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ: ít nhất mỗi năm một lần để giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm, phòng ngừa biến chứng suy thận nặng.



Chữa sỏi thận bằng thuốc nam an toàn
Tìm hiểu về bệnh sỏi thận
Ăn kiêng cho người bị sỏi thận
Bệnh sỏi thận khi mang thai

Thực phẩm chữa bệnh sỏi thận
Cây thuốc chữa bệnh sỏi thận cực hiệu quả




(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý