Cách trả lời điểm yếu của bạn là gì hiệu quả nhất trong phỏng vấn. Cách nhanh nhất làm cho một cuộc phỏng vấn trở nên tồi tệ đó là tránh những câu hỏi do người phỏng vấn đặt ra. Một câu hỏi mà hầu như ứng viên nào cũng thích “né” đó là “Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?”
Câu hỏi phỏng vấn: Điểm yếu nhất của bạn là gì?
Hầu hết các ứng viên đều nhanh chóng trả lời với những câu bằng những điều không thật, chẳng hạn như “Tôi là người nghiện công việc” hoặc “Tôi là người hoàn hảo”. Những câu trả lời như vậy chẳng những buồn tẻ, mà chúng còn là những câu trả lời quá quen thuộc đối với người phỏng vấn. Khi nghe những câu trả lời như vậy, người phỏng vấn thường “vặn” lại ứng viên, chẳng hạn như “Đó hình như không phải là một điểm yếu. Tại sao anh (chị) không nói cho tôi nghe điểm yếu thực sự của mình?”
Thật chẳng dễ chịu chút nào khi phải tiếp xúc với người luôn tìm cách nắn gân mình. Tuy nhiên, đó là người quyết định sự thành bại của bạn trong cuộc phỏng vấn ấy. Cũng giống như bạn, người phỏng vấn cũng muốn cuộc phỏng vấn diễn ra càng trôi chảy càng tốt, và họ sẽ nhanh chóng cảm thấy tức tối khi họ bị đặt vào vị trí đối lập.
Khi trả lời những câu hỏi liên quan đến điểm yếu nhất của bạn, tôi khuyên bạn nên nói thật một phần. Mặc dù tôi không khuyên bạn nói ra tất cả mọi điểm yếu của mình, nhưng chỉ nói ra một điểm yếu duy nhất thì cũng không phải là một ý tưởng hay. Một sự vừa phải sẽ là tốt nhất. Và bạn nên tập trung vào những điểm yếu mà không ảnh hưởng nhiều đến công việc bạn đang dự tuyển. Điều này nên là một điểm yếu mà bạn đang trong quá trình sửa chữa. Lưu ý rằng không phải là điểm yếu mà bạn đã sửa chữa được rồi, vì đó đâu còn là điểm yếu nữa.
Người phỏng vấn nhận ra rằng người tìm việc không chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với những câu hỏi về điểm yếu nhất. Ngày nay, có môt xu hướng mới trong các vòng phỏng vấn và người phỏng vấn càng ngày càng hỏi những câu hỏi đa dạng, bất ngờ. Làm việc này, người phỏng vấn có thể dễ dàng “cân não” ứng viên và từ các câu trả lời không chuẩn bị trước của ứng viên, người phỏng vấn có thể dễ dàng nhận ra các điểm mạnh , điểm yếu.
Những câu hỏi về “Điểm yếu nhất” tiêu biểu:
• Chúng ta thường có những việc mà chúng không thích làm. Vậy trong công việc hàng ngày của bạn, việc gì bạn không thích làm?
Với mong muốn giúp bạn cảm thấy thoải mái, người phỏng vấn thường đặt những câu hỏi bắt đầu bằng “Chúng ta.” Yếu tố tâm lý phía sau cách sử dụng này đó là giúp bạn cảm thấy như bạn đang nói chuyện với một người bạn, giúp bạn trở nên cởi mở hơn.
• Hãy nhớ lại lần đánh giá gần đây nhất của bạn. Cấp trên trực tiếp của bạn khuyên bạn nên cải thiện điều gì?
Đây là một cơ hội tốt cho bạn khi mà cấp trên trực tiếp của bạn cho bạn những lời khuyên để bạn hoàn thiện mình. Những người phỏng vấn thường biết rõ điều này và hy vọng rằng bạn sẽ tiết lộ một vài chi tiết về bản đánh giá gần đây nhất của bạn.
• Hãy mô tả một dự án bạn đã thực hiện mà kết quả không giống như bạn mong đợi.
Người phỏng vấn nhận thấy rằng người tìm việc sẽ tiết lộ nhiều hơn khi họ được yêu cầu kể một câu chuyện. Và người phỏng vấn thường cho rằng bạn càng nói nhiều thì bạn càng bộc lộ nhiều điểm yếu của mình.
• Bạn cảm thấy bạn phù hợp nhất với lĩnh vực nào trong công việc của mình?
Câu hỏi này rất giống với câu hỏi về “Điểm yếu nhất”. Tuy nhiên, người phỏng vấn tin rằng cách đặt câu hỏi như vậy sẽ khiến bạn cảm thấy tự tin hơn và dễ dàng trả lời hơn.
Kết luận: Dù bạn có muốn tiết lộ những thông tin nhạy cảm trong cuộc phỏng vấn hay không, người phỏng vấn, bằng cách này hay cách khác, sẽ cố tìm hiểu những thông tin mà họ cần về bạn. Người phỏng vấn muốn tìm ra tất cả những lý do tại sao họ không nên thuê bạn, và họ hy vọng những lý do này sẽ do bạn tự nói ra. Hãy chuẩn bị kỹ để đối phó
Những điểm yếu lớn nhất của anh/chị là gì?
Điểm yếu nhất của bạn là gì?
1. Các cách trả lời:
a) Cách đầu tiên: Hãy coi điểm mạnh của bạn cũng chính là
điểm yếu.
Ví dụ: Tôi là người cầu toàn chính vì vậy tôi thường nghĩ rằng không ai có thể thực hiện các công việc tốt như chính tôi làm. Và kết quả là, tôi sợ không dám giao các nhiệm vụ quan trọng cho người khác.
Kiểu trả lời này có điểm yếu là, nếu như bạn không khôn khéo, người tuyển dụng có thể nghĩ rằng bạn đang lừa họ.
b) Cách thứ 2: Các điểm yếu của bạn đã được khắc phục
Tốt nhất là bạn trình bày một điểm nào đó mà trước đây từng là điểm yếu của bạn nhưng giờ bạn đã khắc phục được nó.
Ví dụ: Tôi là người cầu toàn, vì vậy tôi không muốn giao việc cho người khác. Nhưng tôi nhận ra rằng, để phát triển một nhóm, từng các nhân trong nhóm đó cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau và điều đó rất tốt để tạo thành một nhóm làm việc hiệu quả.
2. Các bước để trả lời:
• Bạn nên thể hiện điều này qua thái độ và giọng nói của bạn: Trình bày điểm yếu của bạn. Và bạn nên kể ra một số ví dụ về những khó khăn mà bạn gặp phải chỉ vì điểm yếu của mình.
• Hãy đưa ra cách giải quyết để khắc phục điểm yếu, từng phần hoặc toàn bộ.
• Những điểm yếu này có thể được khắc phục bằng cách lắng nghe sự tư vấn của người khác, hay bằng cách luyện tập.
3. Các mẹo trả lời cho câu hỏi phỏng vấn về “điểm yếu”:
• Đây là câu hỏi rất phổ biến trong các buổi phỏng vấn, vì vậy đừng cố tránh để không phải trả lời chúng.
• Không nên nói về những điểm yếu mà có liên quan tới các yêu cầu quan trọng của công việc.
• Đừng cố gắng “tô vẽ” thêm cho điểm yếu
• Đừng nói rằng bạn không có điểm yếu. Không ai là hoàn hảo, vì vậy, bạn không nên nói bạn chẳng có điểm yếu nào cả
Bí quyết nói về điểm yếu lớn nhất của bạn trong một cuộc phỏng vấn
(Dưới đây là một số bí quyết giúp bạn khi đối mặt với câu hỏi này.
1. Hiểu rõ về những điểm yếu của mình
Penelope Trunk, một người huấn luyện nghề nghiệp và là tác giả của cuốn sách "Brazen Careerist: The New Rules for Success" đã đăng bài trên blog với chủ đề như sau: "Nếu bạn không nắm được các điểm yếu của mình, hãy thực hiện một bài kiểm tra về tính cách cá nhân và kết quả sẽ được chỉ ra cho bạn. Mọi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể nào đó. Tôi khá chắc rằng nếu bạn không hiểu rõ về điểm yếu của mình, bạn cũng sẽ không nắm được các điểm mạnh, và giá trị của bạn vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời".
2. Hãy thành thật nhưng đừng đề cập đến các kỹ năng thiết yếu của công việc
"Câu trả lời tốt nhất cho câu hỏi này là hãy nói sự thật, bởi vì bạn không thể che giấu được điểm yếu nhất của mình", Trunk viết trên blog của cô ấy.
"Ví dụ, một người đang ứng tuyển vào vị trí liên quan đến tài chính, nhưng lại nói rằng điểm yếu của anh ta là làm việc với các con số. Điều đó đồng nghĩa với việc anh ta sẽ không được tuyển dụng." Vì vậy, bạn nên tránh đề cập đến điểm yếu là các kỹ năng thiết yếu của công việc. Hãy đọc kỹ bản yêu cầu công việc để biết nhà tuyển dụng cần gì ở bạn.
3. Nói về việc bạn đã vượt qua các điểm yếu như thế nào
Hãy chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ với nhà tuyển dụng một câu chuyện về việc bạn từng vượt qua thất bại hay điểm yếu nào đó một cách thành công. Đừng nói về những điều bạn vẫn đang cố gắng để chinh phục.
Nếu bạn chỉ nói rằng bạn đã từng thường xuyên đi làm muộn trước đây, và bây giờ luôn luôn đến đúng giờ. Điều đó không hoàn toàn thuyết phục. Một câu chuyện như sếp, cố vấn hay các thành viên trong gia đình đã giúp bạn hiểu rõ việc đến muộn ảnh hưởng đến thương hiệu cá nhân như thế nào, bạn đã kịp thời hiểu ra và luôn đến sớm hoặc những câu chuyện thực tế sẽ giúp nhà tuyển dụng bị thuyết phục hơn bởi cách bạn vượt qua những điểm yếu của mình.
4. Đừng chuẩn bị một câu trả lời chính xác cho mọi trường hợp
Tất nhiên các ứng viên đều muốn chuẩn bị kỹ càng cho mọi câu hỏi phỏng vấn phổ biến-đặc biệt những câu hỏi khó như thế này. Hãy nghĩ về điểm yếu mà bạn sẽ trả lời nhưng không nhất thiết câu trả lời đó được dùng cho mọi trường hợp. Bạn cần linh hoạt tùy thuộc vào cuộc hội thoại của bạn với nhà tuyển dụng, đừng thể hiện một cách rõ ràng là bạn đang học thuộc bài.
5. Chỉ đề cập đến các điểm yếu liên quan đến công việc
Trong một vài trường hợp, đề cập đến các điểm yếu không liên quan đến công việc có thể được chấp nhận. Tuy nhiên những gì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết đó là chúng ảnh hưởng gì đến công việc và bạn vượt qua chúng như thế nào.
6. Đừng trả lời rằng bạn là người hoàn hảo hoặc bạn làm việc rất chăm chỉ
Những câu trả lời kiểu như "Tôi không có điểm yếu nào trong công việc cả" hay "Điểm yếu của tôi là tôi làm việc quá chăm chỉ đến mức không có thời gian giải trí" sẽ khó lòng được nhà tuyển dụng chấp nhận. Những người phỏng vấn nghe những câu trả lời tương tự rất nhiều lần và họ sẽ yêu cầu một ví dụ khác hoặc đơn giản họ chỉ cần hiểu về cách bạn chuẩn bị cho một câu trả lời như thế nào. Hãy tận dụng câu hỏi về điểm yếu như một cơ hội để nói về cách bạn vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc và ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Ngoài ra, nếu bạn được tuyển dụng về việc bạn quá hoàn hảo, những nhiệm vụ sau này sẽ là áp lực lớn đối với bạn.
Cách trả lời nhà tuyển dụng về điểm yếu của bạn
Nhiều ứng viên tỏ ra lo lắng khi nhà phỏng vấn yêu cầu nói cho họ nghe về điểm yếu của bản thân. Bởi ứng viên sợ rằng, nhược điểm sẽ khiến nhà tuyển dụng mất đi thiện cảm, có cái nhìn không tốt về bạn.
Không có ai là hoàn hảo cả, điểm yếu cũng là một đặc điểm trong sự hoàn thiện, phát triển bản thân người đó. Trên thực tế, nói về điểm yếu là một câu hỏi khá "dễ thương" và có nhiều cách để bạn đưa ra những câu trả lời cũng dễ thương không kém.
Khi nhà tuyển dụng yêu cầu kể về điểm yếu của bản thân, cách tốt nhất là đưa ra một dẫn chứng cụ thể và cả hướng để bạn khắc phục nhược điểm đó. Hãy nói về nhược điểm của mình một cách thật tự nhiên, chân thực, bởi bạn nên nhớ rằng, người đối diện bạn cũng là một con người bình thường, cũng có những điểm hạn chế riêng, họ không phải đến từ một hành tinh xa lạ nào để mà hoàn hảo một cách tuyệt đối.
Tuy nhiên, khi hỏi về nhược điểm, nhà tuyển dụng không mong muốn ứng viên sẽ kể lể một vài nhược điểm lặt vặt mang tính cá nhân. Ví dụ như việc bạn thường ngủ dậy khá muộn, vì thế bạn thích giờ làm việc bắt đầu từ 9h chứ không phải là 8h như đa số các công ty vẫn quy định hiện nay. Bạn lười đánh răng buổi tối, lười giặt quần áo... tất cả những điểm yếu đó không phải là điều nên nói với nhà tuyển dụng. Khi nêu câu hỏi này, người phỏng vấn chờ đợi để nghe ở bạn điểm yếu đối với công việc.
Vì thế, tốt nhất bạn hãy đề cập đến điểm yếu của mình khi có quá nhiều việc phải làm. Bạn là người tham công tiếc việc nhưng một khi có nhiều việc phải làm, bạn thường bị công việc cuốn theo. Lẽ ra, khi nhiều việc như thế, “tôi nên lập một danh sách những việc cần làm và tập trung thực hiện theo thứ tự ưu tiên, thế nhưng, tôi thường không dành thời gian để phân chia thời lượng cụ thể. Công việc cứ cuốn đi và nhiều lúc khiến tôi cuống cả lên”. Đó là câu trả lời khá hay, vượt ra ngoài phạm vi câu hỏi của người phỏng vấn. Tuy nhiên, câu trả lời này không đưa ra nhiều chi tiết cụ thể để cho nhà tuyển dụng hiểu rõ vấn đề và giải pháp. Nếu bạn kết thúc buổi phỏng vấn ở câu trả lời này cũng là tốt, nhưng nếu có thể, hãy đưa thêm một vài chi tiết nữa để người phỏng vấn có cái nhìn sâu sắc hơn về tác phong làm việc của bạn.
“Khi 2 hoặc 3 dự án đến dồn dập, tôi cảm thấy tim mình như đập nhnh hơn và tôi bắt đầu hủy bỏ bất cứ kế hoạch nào của buổi tối. Tôi lao vào làm việc như một con thiêu thân và lo sợ mình không hoàn thành công việc theo đúng tiến độ. Tôi hỏi mọi người xung quanh về những việc cần làm, thứ tự ưu tiên công việc, điều mà lẽ ra, tự tôi phải ngồi tính toán và phân chia ngân sách thời gian cho hợp lý”.
Với câu trả lời như thế, nhà tuyển dụng sẽ cảm nhận được sự đam mê công việc, toàn tâm toàn ý cho công việc của bạn. Lúc đó, điểm yếu "không biết phân bổ thời gian" kia cũng chẳng nghĩa lý gì.
Vì vậy, khi nghe nhà tuyển dụng hỏi về điểm yếu, đừng luống cuống vì sợ mình “mất điểm”. Sự thành thật và tự nhiên ngay cả khi nói về hạn chế của bản thân nhiều khi lại có tác dụng lớn hơn nhiều.
Mẹo" trả lời câu hỏi điểm yếu của bản thân
Câu hỏi về điểm yếu của bản thân là một trong những câu hỏi khó nhất trong cuộc phỏng vấn. Rất nhiều ứng viên đã phải “dừng bước” bởi không thể hoặc trả lời không tốt câu hỏi này.
Mục đích của câu hỏi này là xác định một phần tính cách, năng lực, sự linh hoạt và khả năng thích ứng với công ty của ứng viên.
Khi đặt ra câu hỏi này, điều đầu tiên người phỏng vấn mong chờ ở bạn là thẳng thắn trả lời, thay vì im lặng bỏ qua. Tiếp đó, anh/cô ấy mới để ý tới nội dung câu trả lời, tức là bạn có sự chuẩn bị và trả lời một cách rõ ràng với những thông tin liên quan.
Ngoài ra, người phỏng muốn cũng muốn kiểm tra phản ứng của bạn trước những điều bất ngờ.
Điều quan trọng là bạn phải trả lời trung thực và không nên nói ra điểm yếu nhất của mình. Nhà tuyển dụng hỏi điểm yếu một cách chung chung, không rõ thời gian, mức độ nên bạn có thể trả lời một cách chung chung.
Bạn không nên lo lắng điểm yếu đồng nghĩa với điều tiêu cực và rằng nhà tuyển dụng sẽ nghĩ bạn là người không có năng lực. Thật ra bạn có thể rút ra điểm tốt từ điều tiêu cực. Đó là thể hiện những giá trị bạn có thể mang lại cho nhà tuyển dụng thông qua cách trả lời.
Đáp án lý tưởng nhất cho câu hỏi là điểm yếu bạn đã khắc phục được. Qua câu trả lời này, bạn chứng tỏ những đặc điểm tích cực, như:
- Sự khiêm tốn vì biết được điểm yếu của bản thân và không tự hão mình là người hoàn hảo.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề vì biết cách khắc phục điểm yếu.
- Sự kiên trì vượt qua khó khăn.
- Tự tin sau khi vượt qua điểm yếu của bản thân.
Giả sử điểm yếu của bạn là luôn lo lắng, hồi hộp khi phải thuyết trình dù trước nhóm nhỏ hay đông người. Sau khi nêu điểm yếu, hãy nói cho nhà tuyển dụng biết bạn đã vượt qua nó như thế nào.
Bạn có thể nói: "Tôi nhận ra một trong những nguyên nhân của vấn đề là do sự thiếu chuẩn bị. Tôi đã nói chuyện với một đồng nghiệp giỏi thuyết trình. Anh ấy bình tĩnh và thoải mái khi thuyết trình. Bí quyết của anh ấy là luyện tập. Anh ấy còn cho tôi một số lời khuyên hữu ích để tập trung và phát biểu rõ ràng.
Ngoài ra, tôi còn tìm hiểu trên mạng cũng như luyện tập trước gia đình, bạn bè. Ban đầu cũng không dễ dàng và tôi không nhanh chóng thành công. Nhưng dần dần tôi thấy mình đỡ lo lắng và phát biểu hiệu quả hơn. Giờ đây tôi rất thích thuyết trình".
Những câu chuyện ngắn gọn như vậy sẽ cho nhà tuyển dụng hiểu rõ hơn về con người bạn và những điểm tích cực bạn có thể mang đến công việc cũng như công ty.
Vậy, điều bạn cần chuẩn bị cho câu hỏi về điểm yếu trước khi tham gia cuộc phỏng vấn là hãy nhìn lại sự nghiệp, kinh nghiệm học hành và tình nguyện của mình để tìm ra điểm yếu bạn đã vượt qua. Sau đó, viết lên một câu chuyện thành công để thuyết phục nhà tuyển dụng.
(ST)