Cách sắp xếp bàn tiệc đẹp mắt sang trọng và nghệ thuật. Có nhiều loại bàn tiệc như bàn dài, bàn vuông, bàn tròn, bàn chữ T, bàn chữ U …. Việc chọn kiểu bàn này tùy thuộc vào tính chất cuộc chiêu đãi, số lượng và thành phần thực khách.
Cách sắp xếp chỗ ngồi bàn tiệc
. Về cách sắp chổ ngồi quanh bàn tiệc, cần tôn trọng một số qui tắc.
-
Bàn dài:
+ Chủ chính ngồi giữa, khách chính ngồi đối diện ( theo lối Pháp ): bên phải chủ chính là khách số 1, bên trái là khách số 2, tiếp theo, xếp phía chủ và phía khách theo thứ tự Lễ tân , xen kẽ, bên phải rối bên trái cho đến hết.
+ Chủ chính và khách chính ngồi hai đầu bàn ( theo lối Anh) : Bên phải chủ chính là khách số 1 ( ở đầu bàn ), bên trái là khách số 2 ( ở đầu bàn ); bên phải khách chính là khách số 1 ( ở đầu bàn ), bên trái là chủ số 2( ở đầu bàn) tiếp theo, xếp phía chủ và phía khách xen kẽ nhau vào phía bên trong cho đến hết.
Nói chung kiểu này chỉ nên xếp đối với một bữa tiệc không nhiều người dự vì phải đảm bảo khoảng cách không quá xa để chủ và khách chính có thể nói chuyện dễ dàng.
+ Hai ông bà chủ chính ngồi giữa và đối diện : kiểu xếp này được áp dụng trong trường hợp phía chủ và phía khách là những cặp vợ chồng, hoặc chủ chính và khách chính có phu nhân hoặc phu quân.
Cách xếp như sau : bên phải ông chủ chính là bà khách chính, bên trái là bà khách số 1; bên phải bà chủ chính là ông khách chính, bên trái là ông khách số 1; tiếp theo xếp các vợ chồng ngồi chéo nhau bên phải rồi bên trái cho đến hết
+ Hai ông bà chủ tiệc ngồi hai đầu bàn : Kiểu này thường được áp dụng cho những bữa tiệc gồm các cặp vợ chồng.
Cách xếp như sau : bên phải ông chủ chính là bà khách chính, bên trái là bà khách số 1; bên phải là bà chủ chính là ông khách chính, bên trái là ông khách số 1; tiếp theo xếp các cặp vợ chồng ngồi chéo đối diện bên phải rồi bên trái cho đến hết.
-
Bàn tròn :
Có một số cách xếp như sau :
+ Chủ chính và khách chính ngồi đối diện ; bên phải ông chủ chính là phu nhân hoặc phu quân khách chính ; bên phải khách chính là phu nhân hoặc phu quân chủ chính. Trong trường hợp không có phu quân hoặc phu nhân dự thì hai vị trí này thuộc về người số 1 phía chủ và phía khách. Các vị trí tiếp theo, xếp chủ và khách theo thứ tự lễ tân bên phải rồi bên trái, xen kẽ.
+ Chủ chính và khách chính ngồi bên nhau ( chủ chính ngồi bên trái ,khách chính ngồi bên phải ) bên trái là chủ chính và phu nhân hoặc phu quân khách chính ; bên phải khách chính là phu nhân hoặc phu quân chủ chính; tiếp theo xếp phía chủ và phía khách theo thứ tự lễ tân, bên phải và bên trái, xen kẽ nhau cho đến hết.
Chú ý : Đối với bàn tròn cũng như bàn chữ nhất, nên xếp chủ chính quay mặt ra phí cửa ra vào ( để có thể chỉ đạo phục vụ trong khi đang nhập tiệc ).
-
Bàn danh dự hình chữ nhật :
Trong trường hợp bữa tiệc lớn, phía dưới có nhiều bàn tròn hoặc bàn chũ nhật, thì nên xếp chổ ngồi tại bàn danh dự như sau : bàn danh dự đặt phía trên cùng, tất cả khách ngồi quay mặt xuống phía dưới; chủ chính và khách chính ngồi giữa; tiếp theo xếp theo kiểu bàn chữ nhật nói trên.
Đối với phiên dịch (nếu có) nên xếp phía sau hoặc ngồi phía đối diện quay mặt lại, nhưng không nên xếp ngồi chính giữa bàn ( cản trở tầm nhìn chủ và khách chính )
-
Bàn danh dự hình tròn :
Nên xếp theo cách chủ tiệc và khách chính ngồi bên nhau phía trước các bàn tròn khác, ngồi về phía các bàn tròn bên dưới. Xếp xen kẽ chủ và khách.
-
Bàn hình bầu dục :
Tùy theo hình dáng chiếc bàn mà sắp xếp theo kiểu bàn tròn hoặc bàn chữ nhật.
-
Bàn chữ T :
Xếp chủ tiệc và khách chính ngồi giữa bàn để ngang, nhìn xuống phía dươi bàn để đứng. Khách chính ngồi bên phải chủ tiệc; bên trái chủ tiệc là khách số 1; bên phải khách chính là chủ số 1; xếp tiếp theo bên phải,bên trái theo thứ tự lễ tân; bàn ngang coi như bàn danh dự; phía bên trong bàn ngang để trống hoặc xếp cho phiên dịch; xếp xem kẽ chủ và khách hai bên bàn đứng theo thứ tự lễ tân tính từ bàn ngang trở xuống.
-
Bàn chữ U
Xếp chủ tiệc là khách chính ngồi giữa bàn ngang nhìn xuống phía hai bàn dọc. Cách xếp tiếp theo như đối với bàn chữ T; Phía trong bàn ngang để trống hoặc xếp chỗ cho phiên dịch.
Cách sắp xếp chỗ ngồi trong tiệc cưới
Phần sắp xếp chỗ ngồi cho các vị khách mời trong đám cưới không hề đơn giản với nhiều cặp đôi. Tiệc cưới ngày nay thường được tổ chức tại các nhà hàng, khách sạn vì thuận tiện và không gian sang trọng. Khi bạn đã ước lượng được số bàn cần đặt, bạn phải bố trí chỗ ngồi sao cho hợp lí nhất vừa phù hợp nhất.
Nhiều vị khách đến đám cưới hiện nay thường được gia đình cô dâu hoặc chú rể xếp vào bàn tiệc với những người không quen biết, miễn là đủ chỗ ngồi. Tuy nhiên việc ngồi dự tiệc giữa những người xa lạ sẽ làm khách không thoải mái, thậm chí cảm thấy khó chịu. Để khắc phục điều này, ở các nước phương Tây thường sắp xếp vị trí ngồi cho từng khách bằng cách ghi sẵn tên khách trên một tấm thiếp nhỏ đặt trên bàn hay được viết nắn nót trên bảng danh sách khách. Họ sẽ cảm thấy được tôn trọng và thích thú hơn.
Với việc xếp chỗ ngồi cố định, bạn dễ dàng nhìn rõ các vị khách quan trọng ở gần sân khấu, và đảm bảo được những người quen biết sẽ được ngồi cạnh nhau. Tuy nhiên, việc xếp chỗ cũng có điểm bất hợp lí như người Việt Nam thường đến dự tiệc theo cảm hứng, người đến sớm, người đến muộn hoặc bận việc không đến. Nên nếu bạn nếu xếp chỗ cho khách mời nhưng họ không đến, bàn tiệc sẽ bị trống, lúc đó khó ghép khách lại lần nữa hoặc những người đến muộn nhưng đồ ăn không còn nhiều. Bài viết này xin chia sẻ với các bạn 2 cách sắp xếp chỗ ngồi cho khách mời dựa trên đối tượng khách mời.
1. Khách mời là những người trẻ tuổi
Bạn có thể áp dụng cách như các nước phương Tây với các đám cưới nhỏ, dưới 200 khách mà đa phần là bạn bè, những người trẻ tuổi. Đồng thời, khi in thiệp cưới, bạn nhớ in thêm dòng chữ nhỏ, nhắc nhở người thân và bạn bè xác nhận việc có mặt trong đám cưới trước 1 tuần để chuẩn bị. Bạn cũng nên ghi rõ về kế hoạch sắp xếp chỗ ngồi trong thiếp mời, sau đó gọi điện lại cho từng vị khách để xác nhận việc vắng hoặc có mặt.
Khi đã quyết định việc sắp xếp bàn tiệc, bạn có thể in một tấm bảng lớn đặt tại sảnh đón khách, trong đó chia cụ thể khách về từng bàn, ví dụ bàn số 1 có 6 người, gồm bạn bè cấp 2, bàn số 2 có 8 người là đồng nghiệp tại cơ quan… Sau đó bạn in số bàn và tên từng khách mời vào từng tờ thiếp nhỏ, đặt lên bàn đã định sẵn.
Hoặc bạn cũng in tấm bảng phân chia chỗ ngồi đặt tại sảnh và in số bàn đặt trên bàn cố định nhưng bỏ qua việc in tên từng khách. Những người tới dự đám cưới của bạn sẽ tự tìm tên mình trên bảng và tìm về bàn của họ. Không đặt thiệp in tên khách trên bàn cũng giúp tiết kiệm diện tích, khiến bàn tiệc rộng hơn
2. Khách mời có nhiều độ tuổi khác nhau
Với những tiệc cưới mà thành phần tham dự gồm nhiều độ tuổi khác nhau như ông bà, các bác, các chú, bạn bè, đồng nghiệp… Bạn sẽ sắp xếp bàn chia theo khu vực gồm: bàn 2 bên gia đình, bàn dành cho người lớn tuổi, bạn cho bạn bè và đồng nghiệp.
Bàn của hai bên gia đình
Thông thường bàn của hai bên gia đình sẽ được để ở vị trí trang trọng nhất là trên cùng: sát sân khấu và gần lối đi của cô dâu, chú rể. Theo truyền thống cưới hỏi của người Việt thì sắp xếp theo “nam tả, nữ hữu”, vì thế nhà trai sẽ ở bên trái, còn nhà gái sẽ được xếp ngồi bên phải. Tương tự vị trí khách mời của hai bên gia đình cũng sẽ được chia theo như thế.
Bàn của những người lớn tuổi
Sau khi đã đặt bàn cho hai bên gia đình, bạn hãy lưu ý tới bàn của những người cao tuổi, không nên được xen kẽ lung tung với những bàn còn lại. Họ thích sự yên tĩnh nên bạn không nên xếp xen kẽ với những bàn toàn người trẻ tuổi. Bố trí một khu riêng giành cho những người lớn tuổi, cho dù họ không quen biết nhưng họ cũng dễ dàng trò chuyện, chia sẻ với nhau về quá khứ, con cái… tạo nên không khí vui vẻ.
Bàn của bạn bè và đồng nghiệp
Bàn của bạn bè xem ra có vẻ đơn giản để xắp xếp hơn. Vị trí càng gần sân khấu trung tâm thì càng thể hiện rõ sự ưu ái của bạn đối với những khách mời trong bàn tiệc đó. Thế nhưng đừng để những vị khách bị xếp bàn quá xa sân khấu. Nếu trong số những bạn bè tới dự có người là người nổi tiếng thì bạn hãy xếp cho họ vị trí đừng quá trung tâm khu vực đãi tiệc vì rất có thể khi đó họ sẽ là trung tâm chú ý của mọi người mà quên đi bữa tiệc của bạn, trừ khi anh ấy hay cô ấy là bạn bè thân thiết hay họ hàng của bạn.
Những lưu ý khác:
- Ngày đám cưới cần có người hướng dẫn dẫn khách mời vào bàn của mình.
- Các khách mời sẽ ngồi chung một bàn có có sẵn bảng chú thích. Họ có thể chọn bất kỳ chỗ ngồi nào trong phạm vi chiếc bàn đã được xếp. Mọi thứ sẽ thoải mái hơn.
- Giữa các bàn tiệc phải có đủ không gian, để tiện cho việc giao lưu, chúc tụng giữa khách mời và chủ nhân.
- Không nên có bàn riêng cho trẻ con hay các em trong nhà, hàng xóm của bạn. Hãy để chúng được ngồi chung với gia đình nhé.
Sắp xếp bàn tiệc theo phong cách vòng tròn ấn tượng
Phong cách trang trí theo hình tròn phù hợp nhất với những đám cưới tổ chức ngoài trời hoặc có sảnh rộng.
Hình tròn là biểu tượng của sự thủy chung, vĩnh cửu nên những phụ kiện hay cách trang trí có liên quan đến vòng tròn được nhiều đôi uyên ương ưa chuộng vì hợp phong thủy. Trong nhiều cách trang trí, không ít cặp đôi chọn cách sắp xếp chỗ ngồi theo vòng tròn.
Ở Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều đám cưới được tổ chức theo phong cách phương Tây với khu vực làm lễ và khu vực đãi tiệc riêng. Với những đám cưới này, bạn có thể sắp xếp chỗ ngồi trong khu vực làm lễ thành hôn theo hình tròn rộng, vừa khiến mọi người dễ theo dõi nghi lễ, vừa tạo ra sự độc đáo. Cách sắp đặt này thích hợp nhất với những đám cưới trên biển hoặc đám cưới ngoài trời.
Mời các bạn tham khảo một số không gian làm lễ có hình tròn đẹp mắt:
Nếu tổ chức tiệc ngoài trời, bạn nên chọn những chiếc ghế nhỏ, mảnh mai để khi sắp xếp theo hình tròn không bị tốn nhiều diện tích.
Cô dâu chú rể sẽ làm lễ với sự góp mặt quây quần của bạn bè, người thân.
Bạn có thể đặt ghế so le nhau để mọi vị khách đều có thể quan sát được buổi lễ.
Ngoài hình tròn truyền thống, các cô dâu chú rể cũng có thể biến tấu không gian làm lễ bằng cách sắp xếp chỗ ngồi theo hình xoắn ốc.
Hình tròn được nhiều đôi uyên ương ưa chuộng vì nó tượng trưng cho sự vĩnh cửu, lâu bền.
Bàn ăn
Bàn ăn có thể đặt trong phòng ăn hoặc trong bếp. Một số gia đình có sân vườn rộng rãi có thể bố trí ngoài trời. Nếu bàn ăn được làm từ gỗ đẹp, bạn nên chọn khăn trải bàn theo kiểu riêng từng mảnh khăn trải thay vì loại khăn trải lớn bao phủ cả bàn ăn. Đối với các kiểu bàn hiện đại nên sử dụng loại khăn lót không trang trí cầu kỳ nhằm giữ sự đơn giản cho căn phòng.
Dụng cụ
Dụng cụ ăn phụ thuộc vào loại tiệc. Nếu bạn muốn dọn một bữa tiệc theo phong cách Âu, đòi hỏi phải có đầy đủ dụng cụ như đĩa, nĩa, dao, muỗng, chén nước chấm phù hợp và đồng bộ. Trường hợp bạn muốn dọn bàn tiệc theo phong cách Việt Nam cũng cần chú ý đến việc chọn chén bát và muỗng đũa. Thông thường, các món gỏi, salad, món khai vị hoặc món chiên, xào sẽ sử dụng đĩa lớn để bày thức ăn. Với các món canh, xúp cần đặt một chiếc đĩa bên dưới tô đựng thức ăn. Chiếc đĩa đặt bên dưới tô hoặc chén ăn cá nhân chỉ dùng để trang trí nên có thể sử dụng nhiều màu sắc. Ví dụ với chiếc bàn màu vàng, các đĩa màu trắng đặt ở dưới chén cá nhân làm cho bàn tiệc thêm hấp dẫn.
Sắp xếp bàn ăn
Việc sắp xếp bàn ăn theo Âu hay Á có nhiều điểm khác biệt, phụ thuộc vào tính chất các món ăn và thói quen ăn uống của gia đình. Có thể thay đổi cách sắp xếp tùy theo tính chất bữa ăn. Thông thường vật dụng dọn ăn theo phong cách Việt Nam gồm có: chén ăn cơm hay các thức ăn khác; đĩa lót; dụng cụ gác đũa, muỗng (nếu có); đũa; muỗng ăn canh; khăn ăn (khăn vải hoặc khăn giấy); ly nước; chén đựng nước chấm. Chén úp trên đĩa lót nhỏ, được đặt trên bàn, ngay trước chỗ ngồi của khách. Đũa đặt bên tay phải của chén, muỗng ăn canh đặt bên tay trái của chén.
Khăn ăn
Khăn ăn cá nhân thường đặt bên trên đĩa lót chén, sau đó úp chén lên trên khăn ăn. Nếu khăn ăn bằng vải có thể xếp theo những hình trang trí và đặt trên miệng chén hoặc miệng ly. Ly nước được đặt trước đầu đũa và cách đầu đũa độ 1cm. Chén đựng nước chấm để trước chén ăn cơm.
7 quy tắc cơ bản sắp xếp bàn tiệc
Cuối năm là dịp để người thân, bạn bè xum họp trong những bữa tiệc ấm áp. Sắp xếp bàn ăn dường như là việc khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết có những nguyên tắc cơ bản cần phải tuân theo, đặc biệt là khi sắp xếp bàn ăn đồ Âu. Nhữnga sẻ dưới đây của Kitchen Art hi vọng sẽ thêm gợi ý cho bạn trong những dịp tiệc tùng sắp tới.
Những quy tắc cơ bản
-
Đĩa ăn chính sẽ được đặt ở chính giữa chỗ ngồi, đĩa ăn salat được đặt phía trên.
-
Khăn ăn được gấp gọn, đặt phía trên cùng của đĩa hoặc bên trái.
-
Khi sắp xếp bàn ăn, dao ăn được đặt bên phải và lưỡi dao quay vào phía trong đĩa. Bên phải của dao đặt thìa ăn, nếu tiệc có món soup thì muỗng ăn soup được đặt bên phải chiếc thìa đó.
-
Dĩa ăn được đặt bên trái của đĩa và dĩa dùng cho món salad được đặt bên trái dĩa ăn, và một chiếc dĩa nhỏ nhất dùng cho món tráng miệng được đặt ngoài cùng hoặc song song với thìa ăn tráng miệng đặt phía trên đĩa ăn chính.
-
Đĩa đựng bánh mì và bơ phải được đặt phía trên những chiếc dĩa.
-
Khi sắp xếp ly, từ ngoài vào trong theo thứ tự sử dụng, lần lượt là ly rượu champagne, ly rượu vang, ly uống nước. Đặt ly nước ở chính phía trên những chiếc dao.
-
Không đặt cùng một lúc quá 3 chiếc thuộc cùng một loại dụng cụ, ngoại trừ dĩa ăn hải sản. Nếu cần nhiều hơn hãy dọn chúng ra cùng món ăn cần dụng cụ đó.
Bàn tiệc trong buổi chiêu đãi tối
Bàn ăn tối thường ngày
Đồ bạc, inox 1.Dĩa ăn 2. Dao ăn 3. Thìa súp 4.Thìa món tráng miệng 5.Dĩa món tráng miệng |
Đồ sứ, thủy tinh 6. Đĩa lót 7. Đĩa ăn chính 8. Ly nước 9. Ly rượu vang |
Đồ bạc, inox 1. Dĩa salat 2. Dĩa ăn 3. Dao ăn 4. Thìa súp/Thìa ăn 5. Dao bánh mỳ và bơ 6. Thìa món tráng miệng |
Đồ sứ, thủy tinh 7. Đĩa ăn chính 8. Đĩa bánh mỳ, bơ 9. Ly rượu vang 10. Ly nước |
Bàn ăn trưa thường ngày
Đồ bạc, inox 1. Dĩa salat 2. Dĩa ăn 3. Dao ăn 4. Thìa súp/Thìa ăn 5. Thìa món tráng miệng |
Đồ sứ, thủy tinh 6. Đĩa ăn chính 7. Ly nước 8. Tá |
Trang trí bàn tiệc cưới
Cách trang trí bàn tiệc Buffet sang trọng
Mẫu hoa bàn tiệc cưới đẹp mê hồn
Cách trang trí bàn tiệc giáng sinh lung linh ấm áp nhất
Trang trí trái cây bàn tiệc cực đẹp và hấp dẫn
Cách ứng xử trên bàn tiệc lịch sự tao nhã
Chỗ ngồi trong tiệc cưới
Trang trí tiệc cưới tại nhà và những xu hướng mới nhất
Tự may váy dạ hội để chào bàn tiệc cưới cho cô dâu
(ST)