Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm gan B thường không cảm thấy có triệu chứng gì và thậm chí không biết là mình nhiễm bệnh. Chúng ta cùng tìm hiểu một số triệu chứng khi bị bệnh viêm gan B để phòng tránh nhé!
MỘT SỐ LƯU Ý VỀ BỆNH VIÊM GAN B
Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Căn bệnh này do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Khoảng 4.9% (1 trong 20) người Mỹ bị nhiễm HBV. Khi đa số những người lớn khỏe mạnh và trẻ em lớn tuổi nhiễm HBV, hệ miễn dịch của họ có thể chống lại căn bệnh này. Họ bị nhiễm bệnh viêm gan B “cấp tính” trong thời gian ngắn.
Khoảng 90% trẻ nhỏ sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều nhiễm bệnh viêm gan B.
Khi bạn nhiễm HBV trong sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn được coi là mắc bệnh lâu dài hoặc “mãn tính.” Theo Các Trung Tâm Kiểm Soát và Ngừa Bệnh Hoa Kỳ (CDC), khoảng 20 tới 30% trong số 1.25 triệu người Mỹ mắc bệnh viêm gan B mãn tính đã mắc bệnh trong thời thơ ấu.
Bệnh viêm gan B ảnh hưởng như thế nào?
Nhiều người mắc bệnh viêm gan B mãn tính thường không có triệu chứng gì và vẫn sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, một số người bị tổn thương gan do bệnh viêm gan B, đặc biệt là nếu họ đã mắc bệnh trong nhiều năm hoặc hàng chục năm. Khoảng một phần tư số người mắc bệnh viêm gan B có thể bị tổn thương gan nghiêm trọng. Trong đa số các trường hợp nghiêm trọng, bệnh viêm gan B có thể gây ung thư gan và suy gan.
Bệnh viêm gan B lây lan như thế nào?
Viêm gan B là căn bệnh viêm nhiễm do máu, điều đó có nghĩa là có siêu vi gây bệnh trong máu và chất dịch cơ thể của những người mắc bệnh. Nếu máu hoặc chất dịch cơ thể nhiễm HBV xâm nhập vào cơ thể của quy vị qua vết cắt hoặc chỗ hở khác, quy vị rất dễ có nguy cơ mắc bệnh.
HBV là loại siêu vi sống rất dai; thậm chí chúng còn có thể sống trong máu khô trong nhiều ngày! Chính vì vậy rất dễ nhiễm HBV nếu bạn sinh hoạt tình dục không có biện pháp bảo vệ với một người đã nhiễm bệnh hoặc nếu máu hoặc chất dịch cơ thể có siêu vi HBV đã tiếp xúc với một vết thương hở miệng hoặc da bị bong. Chính vì vậy những em bé sinh ra đã có mẹ mắc bệnh, dễ có nguy cơ mắc bệnh vì các em tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người mẹ trong khi sinh.
HBV cũng lây lan dễ dàng qua dụng cụ y tế, ví dụ như kim tiêm và ống tiêm sử dụng lại hoặc không tiệt trùng đúng cách. HBV cũng có thể lây lan qua lượng máu nhỏ trong dụng cụ chích ma túy, cottons, và các dụng cụ khác được dùng để chích ma túy.
Các vật dụng khác tiếp xúc với máu và có thể làm lây lan siêu vi là dao cạo râu, bông tai hoặc bàn chải đánh răng, và các dụng cụ để xăm mình và xâu khuyên trên người.
Cách ngừa bệnh viêm gan B
Có một loại siêu vi rất an toàn và hiệu quả, có thể ngừa bệnh viêm gan B. Loại thuốc này được cho dùng theo đợt ba mũi chích ngừa. Các viên chức y tế khuyến cáo nên chích ngừa loại thuốc này cho trẻ sơ sinh khi ra đời, và tất cả những trẻ em và thanh thiếu niên đều nên đi chủng ngừa. Họ cũng khuyến cáo rằng những người lớn dễ có nguy cơ mắc bệnh viêm gan B do công việc hoặc tiếp xúc với người bạn tình hoặc người nhà đã mắc bệnh đều nên đi chủng ngừa.
Nhờ có chủng ngừa, tỷ lệ mắc bệnh viêm gan B mãn tính tại Hoa Kỳ đã giảm 78% trong 15 năm qua. Tuy nhiên, bệnh HBV vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những người lớn không đi chủng ngừa, số người này chiếm 95% trong số khoảng 51,000 trường hợp mới mắc bệnh HBV trong năm 2005. Chính vì vậy việc người lớn đi chủng ngừa là rất quan trọng.
Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.
- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.
- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.
- Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.
- Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM GAN B
Đa số người lớn và trẻ em bị viêm gan siêu vi B đều không có triệu chứng. Khi kết quả xét nghiệm cho thấy họ đang có bệnh, họ tỏ ra rất ngạc nhiên.
Trong trường hợp có triệu chứng, có thể bệnh nhân sẽ có thể có một hoặc nhiều dấu hiệu sau:
Chán ăn
Vàng da, vàng mắt
Buồn nôn, ói mửa.
Sốt nhẹ
Uể oải, mệt nhọc, không thể làm việc trong hàng tuần hoặc hàng tháng.
Đau bụng và/hoặc đau khớp.
Tiểu sậm màu.
NHỮNG THÓI QUEN ĐỘC HẠI CHO NGƯỜI MẮC VIÊM GAN B CẦN TRÁNH
Nếu cơ thể âm tính với vi rút viêm gan B không có nghĩa sẽ không nhiễm phải căn bệnh chiếm 15-18% dân số nước ta. Những thói quen không tốt trong cuộc sống hằng ngày là một trong những nguyên nhân cơ bản thúc đẩy sự tấn công của căn bệnh này.
Dưới đây là 7 thói quen độc hại có ảnh hưởng trực tiếp đối với người mắc viêm gan B:
Uống quá nhiều rượu
Chuyên gia phân tích: Rượu sau khi vào cơ thể một lượng nhỏ thông qua quá trình trao đổi chất chủ yếu thực hiện ở gan, được bài tiết ra ngoài qua hơi thở, phổi và tuyến mồ hôi; lượng còn lại cùng với ethanol trong gan hình thành dehydrogenase, chất này rất có hại cho tế bào gan, người bình thường thông qua quá trình chuyển hóa của aldehyde dehydrogenase thành axit acetic sinh ra nhiệt lượng.
Tuy nhiên lượng lượng được chuyển hóa trong cơ thể là rất thấp. Nếu uống quá nhiều, rượu sẽ tích tụ trọng gan đến một mức nhất định sẽ gây tổn thương gan. Vì vậy, người mang vi rút viêm gan B không nên uống quá nhiều rượu, tránh tăng gánh nặng và tổn thương cho tế bào gan.
Chuyên gia kiến nghị: Rượu rất có hại cho những bệnh nhân viêm gan B mãn tính, vi rút viêm gan B và rượu khi cùng tồn tại sẽ gia tăng tổn hại cho gan, dẫn đến xơ gan, ung thư gan.
Những người có vi rút viêm gan B âm tính nếu uống rượu trong thời gian dài thì khả năng bị xơ gan, ung thư gan và giảm tuổi thọ cao hơn nhiều. Vì vậy, khuyến cáo người có viêm gan B không nên uống rượu và đồ uống có cồn.
Loạn dùng thuốc
Cùng với sự xuất hiện của quá nhiều loại thuốc trên thị trường, việc mua và sử dụng thuốc đúng liều, đúng lượng là khá khó khăn với người tiêu dùng. Việc sử dụng thuốc tràn làn sẽ chỉ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn!
Chuyên gia phân tích: Thuốc có ảnh hưởng nhất định đến các mô và các cơ quan của cơ thể. Thuốc sau khi vào cơ thể đa số được chuyển hóa qua gan. Với người có vi rút viêm gan B, gan sẽ yếu hơn do ảnh hưởng của vi rút.
Khi sử dụng thuốc, gánh nặng của gan sẽ gia tăng do gan là cơ quan trao đổi chất và đóng vài trò phân hủy biến đổi thuốc. Một số loại thuốc gây tổn hại cho gan vì vậy, cần hết sức thận trọng khi sử dụng.
Chuyên gian kiến nghị: Một số bệnh nhẹ như cảm lạnh không nên lạm dụng thuốc, hãy nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
Nếu cần hãy sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ và lựa chọn các loại ít gây tổn thương cho gan. Với những loại thuốc cấm dùng, người bị bệnh gan nên tuyệt đối tuân theo.
Những người nhiễm viêm gan B nên chú ý điểm sau:
- Cố gắng tránh dùng thuốc.
- Kịp thời thông báo với bác sĩ tình hình bệnh.
- Tránh sử dụng các loại thuốc có hại cho gan.
- Lựa chọn các loại thuốc ít có tác động đến chức năng gan.
- Thường xuyên kiểm tra chức năng gan trong thời gian sử dụng thuốc.
Thiếu ngủ
Chuyên gia phân tích: Trung y cho rằng, gan là bộ phận lưu trữ điều chỉnh các chức năng của máu. Nếu cơ thể được nghỉ ngơi trong trạng thái yên tĩnh, khi nhu cầu máu của các bộ phận được giảm xuống thì lượng máu đó được trở lại gan.
Khi vận động học tập làm việc gia tăng, nhu cầu máu gia tăng, lượng máu tích lũy trong gan lưu thông nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Nếu thiếu ngủ, hoặc nghỉ ngơi không hợp lí dẫn đến sự thiếu hụt của máu ở gan ảnh hưởng đến sự nuôi dưỡng tế bào gan gây ra khả năng miễn dịch giảm. Với người nhiễm vi rút viêm gan B, tế bào bị hư hại sẽ rất khó phụ hồi và có khả năng nguy hiểm hơn.
Chuyên gia kiến nghị: Nên nghỉ ngơi từ 23h để có được giấc ngủ sâu vào 1-3h sáng, bởi đây là thời gian tốt nhất nuôi dưỡng máu trong gan. Nên ngủ 8 tiếng mỗi ngày, người già là 7-9 tiếng.
Dễ nổi giận và bực tức
Cuộc sống khó tránh những lúc thất vọng, oán giận, thù hận để tìm kiếm sự cân bằng tâm lí chúng ta cần giải phỏng cảm xúc của mình. Pavlov chỉ ra rằng: “Sự buồn bực và lo lắng dai dẳng là căn nguyên của bệnh tật”, giải phóng tình cảm đôi khi rất có lợi cho cơ thể, sự căng thẳng kéo dài, cáu giận vô cớ lại rất có hại cho cơ thể.
Chuyên gia phân tích: Nếu một người bị căng thẳng trong thời gian dài, tâm trạng không được giải tỏa, khiến khí không được lưu thông, gây tổn hại cho gan, có biểu hiện như tức ngực, đau xương sườn.
Chuyên gia kiến nghị: Trước khi nổi giận hãy nghĩ đến người bị tổn thương sau cơn thịnh nộ của bạn là ai? Bạn sẽ nhanh chóng phát hiện đó không phải ai khác chính là bạn.
Hãy thường xuyên nói chuyện tiếp xúc với người thân và bè bạn, đồng nghiệp để học cách điều hòa và khắc phục trấn áp trạng thái tâm lí. Học cách thích ứng với hoàn cảnh và các tình huống khó khăn.
Ăn đồ dầu mỡ
Mỡ không thể thiếu trong cuốc sống hàng ngày và là thành phần dinh dưỡng quan trọng của cơ thể. Lượng mỡ thích hợp đưa vào cơ thể cung cấp năng lượng và duy trì chức năng sinh lý. Nhưng nếu thường xuyên sử dụng thực phẩm có hàm lượng mỡ cao lại gây ra tác hại khó lường cho sức khỏe con người.
Chuyên gia phân tích: Trong số các thực phẩm, dầu mỡ chính là kẻ thù số một của gan. Các thực phẩm có hàm lượng mỡ cao, qua đường ruột được hấp thụ vào máu, thông qua hệ thống tuần hoàn được gan hấp thụ và chuyển đổi thành lipoprotein tổng hợp mật độ thấp; người có gan không tốt nếu hấp thụ lượng chất béo cao sẽ tăng gánh nặng cho gan.
Có thể trực tiếp gây viêm gan, và khó phân giải lượng mỡ tích tụ trong gan dễ gây ra các bệnh như xơ gan, ung thư gan.
Chuyên gia kiến nghị: Là người nhiễm viêm gan B mãn tính bạn cần hết sức chú ý đến thói quen dinh dưỡng hàng ngày, đặc biệt là thành phần mỡ trong thức ăn, nên lựa chọn thức ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, thay thế bổ sung các loại thực phẩm nhiều vitamin như hoa quả tươi.
Hay ăn đêm
Chuyên gia phân tích: Gan là công xưởng của cơ thể, các thành phân dinh dưỡng sau khi được hấp thụ vào cơ thể đều được chuyển hóa qua gan.
Việc ăn đêm ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của gan, tăng gánh nặng cho chức năng này, thậm chí gây rối loạn chức năng gan. Đối với người bệnh là hết sức tối kị. Ngoài ra ăn đêm còn không có lợi cho các chức năng khác như: dạ dày, tì vị, thận, mật…
Chuyên gia kiến nghị: Những người mắc viêm gan B mãn tính tốt nhất không nên ăn đêm hoặc cố gắng giảm thiểu ăn đêm. Nếu cần bổ sung dinh dưỡng vào buổi tối nên lựa chọn các thực phẩm có thành phần đường như kẹo hay bột mỳ, nhưng không nên ăn quá nhiều.
Hút thuốc lá
Sự độc hại của thuốc lá ai cũng được tới. Sự nguy hại của việc hút thuốc lá bắt nguồn từ chính độc hại từ khói thuốc, sau khi được hít vào cơ thể đều gây tổn hại với các cơ quan trong cơ thể ở những mức độ khác nhau, là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư và các bệnh khác.
Chuyên gia phân tích: Gan là cơ quan giải độc, sau khi bị nhiễm vi rút gan B, chức năng của gan giảm xuống, sự gia tăng nicotin trong cơ thể gia tăng gánh nặng cho gan và gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe.
Ngoài ra hút thuốc còn gây trở ngại và tăng gánh nặng cho hệ tuần hoàn máu trong cơ thể khiến lượng máu không được cung cấp đầy đủ, giảm khả năng miễn dịch, gây ra các bệnh về hô hấp và khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Chuyên gia kiến nghị: Những bệnh nhân viêm gan B mãn tính tuyệt đối không nên hút thuốc.
Triệu chứng của bệnh nấm âm đạo
Khắc phục triệu chứng ốm nghén
Nguyên nhân và triệu chứng đau thần kinh tọa
Triệu chứng khi bị dị ứng thuốc
Triệu chứng của bệnh đau ruột thừa
Viêm hang vị dạ dày triệu chứng và cách điều trị
(ST)