Trứng hỏng là tình trạng trứng được thụ tinh, định cư ở thành tử cung nhưng phôi thai không phát triển. Chúng ta cùng tìm hiểu một số triệu chứng và cách xử lý khi không có tim thai nhé!
TRIỆU CHỨNG CỦA VIỆC KHÔNG CÓ TIM THAI
Túi thai vẫn được hình thành nhưng lại thiếu phôi thai.
Trứng hỏng thường xuất hiện trong quý I của thai kỳ, thậmchí, nó còn xảy đến trước khi bạn biết mình có thai. Sự bất thường về nhiễm sắcthể cũng khiến trứng bị hỏng một cách tự nhiên.
Thai phụ bị hỏng trứng vẫn mang những triệu chứng của thainghén như hàm lượng hCG tăng cao, nhau thai tiếp tục phát triển dù không cóphôi thai, ốm nghén hay mệt mỏi. Sự chẩn đoán trứng hỏng chính xác nhất vẫn làqua siêu âm vì không tìm thấy tim thai.
Dấu hiệu
Trứng hỏng đi kèm triệu chứng điển hình là cơn đau ở bụng vàra máu nhỏ giọt ở vùng kín.
Nguyên nhân
Khoảng 50% trường hợp sảy thai trong quý I là do hỏng trứngvà điều đó thường là do bất thường ở nhiễm sắc thể. Kết quả là bào thai khôngthể phát triển bình thường nên bị hỏng tự nhiên. Nó cũng có thể do sự bấtthường khi phân chia tế bào, do chất lượng trứng hoặc tinh trùng kém.
Ngăn ngừa
Hiện tượng hỏng trứng chưa có cách phòng tránh. Phần lớn cáctrường hợp chỉ bị hỏng trứng một lần, không lặp lại vào những lần sau.
Các bác sĩ khuyến cáo, vợ chồng nên đợi khoảng 3 tháng saukhi sảy thai mới nên bắt đầu có thai lại.2 LẦN MANG BẦU KHÔNG CÓ TIM THAI, PHẢI LÀM SAO?
Năm 2011, em mang thai khoảng được năm sáu tuần gì đó thì thấy có nước màu nâu, đi siêu âm bác sĩ bảo thai không có phôi. Hiện tại em mang thai được 7 tuần 4 ngày và bác sĩ cũng bảo chưa thấy phôi thai, lần này nước màu nâu vẫn ra, tuy nhiên túi thai lớn, cụ thể ngày 3/5 em siêu âm là 18mm, ngày 11/5 là 23mm. Xin hỏi thai của em thế nào? Nếu như hai lần đều gặp trường hợp như vậy thì em có gặp khó khăn gì việc mang thai lần sau không. Để phòng tránh trường hợp tương tự thì em phải làm như thế nào. Em xin cảm ơn. (Hương Giang)
Trả lời:
Bạn thân mến!
Hai lần mang thai của bạn đều chưa thấy phôi thai và có huyết nâu. Theo bạn nói hiện thai bạn 7 tuần 4 ngày, thông thường ở tuổi thai này đã có tim và phôi thai, còn của bạn chưa thấy, vậy bác sĩ hay nghĩ đến là trứng trống.
Trứng trống là hình ảnh được mô tả trên siêu âm với các dấu hiệu túi thai trên 30mm, không có hình ảnh của yolk sac và cấu trúc phôi. Để chẩn đoán chắc chắn, thường sẽ siêu âm ít nhất 2 lần cách nhau một tuần. Tỷ lệ trứng trống chiếm khoảng 5% tổng số các thai trong tử cung.
Nguyên nhân trứng trống thường do bất thường về di truyền và một số nguyên nhân khác hiếm gặp hơn như bệnh lý tế bào nuôi làm thai sẽ ngưng phát triển. Vấn đề tâm lý rất quan trọng. Tâm lý quá lo lắng sẽ là điều không tốt cho việc mang thai. Vì vậy, bạn nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để đánh giá thêm về tình trạng thai hiện tại.
Trước khi mang thai lần sau bạn nên đi khám hai vợ chồng. Bác sĩ sẽ cho hai vợ chồng bạn làm một số xét nghiệm liên quan để đánh giá và đưa ra hướng giải quyết tốt nhất cho bạn.
CHÚNG TA CÙNG TÌM HIỂU THÊM DẤU HIỆU CẢNH BÁO THAI KỲ KHÔNG AN TOÀN NHÉ
Nếu triệu chứng sưng vú đột nhiên biến mất và áo ngực trở nên lỏng lẻo thì khả năng hoại tử villous xảy ra, phôi có thể đang teo đi hoặc đã chết.
Tín hiệu 2: Nôn ói nhiều
Nôn ói là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Nó làm bà bầu khá khó chịu nhưng lại không gây hại cho mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bạn nôn nhiều hơn 2-3 lần/ngày trong quý I; nôn nhiều ở quý II hoặc những cơn nôn đi kèm dấu hiệu sốt nhẹ (tăng thân nhiệt) thì bạn cần đi khám ngay lập tức.
Tín hiệu 3: Chuyển động của thai nhi bất thường
Chuyển động của thai nhi thay đổi bất thường, đột ngột tăng gấp đôi hoặc giảm gần như một nửa so với thường ngày, trong vòng 12 giờ thì thai phụ cần đặc biệt chú ý.
Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng thiếu oxy của thai nhi. Nếu chuyển động của thai nhi biến mất (sau tháng thứ 5) thì có thể thai nhi đã bị tử vong.
Nếu thấy bất kì dấu hiệu bất thường, các mẹ phải đi khám ngay. |
Tín hiệu 4: Tử cung mở rộng
Nếu tử cung đột nhiên mở rộng hay tăng kích thước quá nhanh thì thai phụ cần phải chú ý đến khả năng mang song thai, thai to hoặc polyhydramnios và các vấn đề khác. Trong trường hợp này, siêu âm có thể giúp các bác sĩ xác định chẩn đoán chính xác.
Tín hiệu 5: Xuất huyết âm đạo
Xuất huyết âm đạo là một trong các tín hiệu nguy hiểm đe dọa sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung ở giai đoạn đầu của thai kỳ.
Trong ba tháng cuối thai kỳ, nếu có xuất huyết âm đạo và không có liên quan đến đau bụng thì đó là nguyên nhân phổ biến của nhau tiền đạo. Điều này sẽ ảnh hưởng đến cầm máu sau sinh hay các cơn co thắt tử cung. Cũng có thể gây ra xuất huyết sau sinh.
Tín hiệu 6: Đau bụng
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nếu thai phụ cảm thấy đau ở vùng bụng dưới (thường được mô tả đau dọc, song song theo hai nếp bẹn) lại đi kèm với xuất huyết âm đạo thì có thể có nguy cơ dọa sẩy hoặc thai ngoài tử cung.
Với thai ngoài tử cung, thường đau sẽ xuất hiện từ rất sớm, đau một bên vùng bụng, âm ỉ kéo dài, không giảm mà tăng dần, đỉnh điểm là tình trạng đau nhói đến mệt lả người, có khi ngất xỉu.
Đau của thai ngoài tử cung là do khối thai đóng ở vòi trứng gây căng giãn vòi trứng gây đau, khi vòi trứng bị vỡ thai phụ sẽ đau nhói, mệt xỉu. Kèm với đau bụng, còn có ra máu âm đạo dây dưa, kéo dài.
Tín hiệu 7: Chất lỏng từ âm đạo
Nếu chất lỏng âm đạo xuất hiện đồng thời cùng với những cơn co thắt trước tuần thai thứ 37 thì rất có thể bạn sắp sinh non. Trong trường hợp này bạn cần phải đến bệnh viện ngay lập tức.
Tín hiệu 8: Tăng cân quá nhanh hoặc quá chậm
Nếu thai phụ tăng cân nhanh chóng dù không ăn hay uống nhiều, đi kèm lại có dấu hiệu phù nề chân tay, đau đầu, rối loạn thị giác thì cần cảnh giác với tiền sản giật - một chứng bệnh vô cùng nguy hiểm với bà bầu. Nếu trong vòng ba tuần liên tiếp không tăng cân thì có thể xảy ra rối loạn phát triển đối với thai nhi.
Tín hiệu 9: Tiểu ít hoặc không buồn tiểu
Thai phụ thường có nhu cầu đi tiểu nhiều hơn trong thai kỳ. Tuy nhiên nếu đột nhiên bạn tiểu ít hoặc không buồn tiểu, đây có thể là dấu hiệu của chứng mất nước hay tiểu đường thai kỳ. Tình trạng này tương đối nguy hiểm với sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Tín hiệu 10: Nhức đầu kèm sưng phù chân tay
Nếu chứng đau đầu nhẹ xảy ra trong 3 tháng đầu mang thai thì không có vấn đề gì nghiêm trọng vì đó là triệu chứng của bệnh ốm nghén. Dấu hiệu sưng phù chân trong 3 tháng cuối thai kỳ cũng không ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu những cơn đau đầu vẫn tiếp diễn ở giai đoạn 2, 3 thì bạn cần đặc biệt chú ý. Nếu như khắp người từ chân, tay, mặt đều bị sưng phù nặng nề trong thời gian mang thai thì cần tới gặp bác sỹ ngay vì rất có thể bạn đang bị tiền sản giật.
Thai nhi khi nào có tim thai
Mẹo nhận biết thai nhi trai hay gái cực 'chuẩn'
Bệnh tim khi mang thai
Giao tiếp với thai nhi
Chăm sóc thai nhi tháng thứ 7
(ST)