Triệu chứng khi mang thai những ngày đầu tiên

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng khi mang thai những ngày đầu tiên

19/04/2015 11:53 AM
442

Bên cạnh việc dùng que thử, những dấu hiệu sau đây sẽ cho biết bạn đang mang thai. Chúng ta cùng điểm lại những triệu chứng khi mang thai những ngày đầu tiên nhé!



NHỮNG DẤU HIỆU SỚM NHẤT CỦA VIỆC BẦU BÍ



Khó thở

Một số phụ nữ cảm thấy khó thở, nhất là trong lần đầu tiên mang thai. Đôi khi hiện tượng này cũng diễn ra trong suốt 9 tháng của thai kỳ. Nguyên nhân khó thở khi mang thai là do bạn cần thêm oxy cho phôi thai đang phát triển. Đây cũng được coi là dấu hiệu bình thường khi có thai.

Tuy nhiên, nếu nhận thấy những bất thường như sau thì chị em cần tới thăm khám bác sĩ:

-    Tuy không bắt đầu khởi động tập thể dục nhưng bạn thấy khó thở một cách đột ngột.

-    Khó thở đi kèm những cơn đau không rõ nguyên nhân.

-    Khi nằm xuống cảm giác khó thở càng tồi tệ hơn.

Đây có thể là dấu hiệu của một bệnh nào đó nghiêm trọng hơn.

Căng tức ngực

Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang bầu. Nếu để ý một chút, bạn còn thấy núi đôi có phần đau tức hơn bình thường. Tuy nhiên, tất cả những triệu chứng này đều có thể thấy ở trước mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Dù vậy, nếu bạn đang chờ mong tin vui thì đây là một tín hiệu đáng hy vọng.

17 dấu hiệu sớm nhất của việc bầu bí - 1
Tăng kích thước vòng một là một trong những dấu hiệu đầu tiên
của việc mang bầu. (ảnh minh họa)

Mệt mỏi

Trong những tuần đầu tiên, bạn sẽ có cảm giác mệt mỏi vì chưa quen với tình trạng cơ thể luôn phải làm việc thêm 24/7 để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sự tiết ra nhiều hơn của hormone progesterone sau khi thụ thai khiến cho nhiệt độ cơ thể của bạn tăng lên, đốt cháy thêm nhiều năng lượng. Nhịp tim của bạn cũng tăng lên để đảm bảo cung cấp đủ ô xy cho buồng trứng. Tất cả những điều này dẫn đến hậu quả là bạn cảm thấy như bị vắt kiệt sức lực vậy.

Buồn nôn

Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những dấu hiệu khó chịu khi mang thai. Nó có thể bắt đầu sớm nhất khi bạn mang thai được 4- 6 tuần và xảy ra ở bất kỳ điểm nào trong ngày, không chỉ trong buổi sáng. Nếu bạn nhận thấy rằng bạn đột nhiên bắt đầu cảm thấy buồn nôn hoặc hay bị ốm, đó có thể là một dấu hiệu của thai kỳ.

Đi tiểu nhiều hơn

Nếu bạn đột nhiên đi tiểu nhiều hơn thường ngày thì đây có thể là một tín hiệu sớm cho biết bạn đã mang thai rồi đấy. Hiện tượng đi tiểu nhiều có thể xuất hiện 6 tuần sau khi thụ thai và do một số yếu tố. Một trong những yếu tố đó chính là những hooc môn thai kỳ và lưu lượng máu cơ thể nhiều hơn trước. Những tháng đầu thai kỳ, tử cung to ra chèn vào bàng quang, đẩy bàng quang lên phía trên cũng là nguyên nhân khiến bà bầu đi tiểu nhiều lần.

Đau đầu

Một số phụ nữ thường bị đau đầu. Điều này có liên quan đến sự tăng nhanh của hooc môn progesterone trong cơ thể, cộng thêm sự thiếu hụt lượng nước dẫn đến sự suy giảm nhanh chóng của hồng cầu trong máu. Lúc này, chị em nên tăng cường lượng nước hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu.

Đau lưng

Nếu bạn cảm thấy phần thắt lưng xuất hiện cơn đau nhức hoặc mỏi dọc sống lưng thì có thể là dấu hiệu dây chằng đang giãn ra.

Bị chuột rút

Tử cung của bạn đã kéo dài một chút để chuẩn bị cho sự xuất hiện của bé con trong chín tháng tiếp theo. Sức nặng của nó sẽ chèn ép vào các mạch máu ở chi dưới gây nên hiện tượng chuột rút. Bạn cần lưu ý ăn uống đủ canxi và kết hợp xoa bóp nhẹ nhàng.

17 dấu hiệu sớm nhất của việc bầu bí - 2
Buồn nôn hoặc ốm nghén là một trong những dấu hiệu
khó chịu khi mang thai. (ảnh minh họa)

Rối loạn thói quen ăn uống

Trước đó bạn có thể không có sở thích ăn đồ chua, ăn kem nhưng tự nhiên thời gian này bạn lại thấy thèm ăn đồ chua hoặc bất cứ đồ ăn gì để khỏi cảm giác nhạt miệng. Đây có thể là dầu hiệu sớm của việc mang bầu. Sở thích này cũng có thể kéo dài suốt thai kỳ. Ngược lại với một số mẹ bị nghén, nhiều mẹ khác lại có thể là nạn nhân của chứng “thèm ăn vô độ” trong thời gian “bầu bí”.

Táo bón và đầy hơi

Táo bón là hiện tượng thường thấy của mẹ bầu và triệu chứng sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu cũng thường gặp hiện tượng chướng bụng, đầy hơi. Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao trong thời kỳ mang thai làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Uống đủ lượng nước sẽ giúp làm mềm và dễ dàng di chuyển các khối chất thải, loại trừ nguy cơ mắc táo bón. Mỗi ngày nên uống từ 7-8 cốc nước nha mẹ.

Tâm trạng thất thường

Sự thay đổi mạnh mẽ lượng hormone trong cơ thể sẽ khiến tâm trạng bạn thay đổi rất thất thường. Đang buồn chán, tủi thân, bạn có thể trở nên nóng giận hoặc cảm thấy khó chịu, bứt rứt trong người. Khi bạn quen với tình trạng “bầu bí” của mình, những thay đổi thất thường đó cũng sẽ tự nhiên biến mất. Lúc này, bạn không cần phải nhờ đến liệu pháp y học nào để chấm dứt tình trạng này.

Thân nhiệt bất thường

Một sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể có xu hướng cao hơn thường xảy ra từ ngày thứ 6 đến 12 sau khi trứng rụng. Nếu thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể hoặc để ý một chút, bạn sẽ nhận ra dấu hiệu này.

Người ta vẫn tin rằng hiện tượng rôm sảy chỉ xuất hiện ở các bé nhưng phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ đối mặt với tình trạng này. Nguyên nhân là do sự tăng thân nhiệt khi mang bầu, làn da ẩm ướt do không thoát được mồ hôi, do sự ma sát giữa hai vùng da với nhau (ở vùng da gấp) hoặc do da với quần áo.

Nhạy cảm với mùi

Bạn có thể trở nên nhạy cảm trước bất kỳ mùi vị nào. Đó có thể là những mùi xưa nay vốn đã khó chịu như mùi khói thuốc lá, thậm chí bạn nôn ọe khi ngửi phải mùi nước hoa thân quen trên người ông xã mà lâu nay bạn vẫn thích. Đối với một số người thì việc bản thân trở nên nhạy cảm quá mức trước các mùi hương khiến họ thấy khó chịu và khổ sở. Không có cách nào để tránh được hiện tượng này ngoài cách, hãy tránh ngửi phải chúng nếu có thể, đặc biệt là khói thuốc lá vì nó có thể làm ảnh hưởng tới sức khỏe của cả mẹ và em bé.

Chóng mặt hoặc ngất xỉu

Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc chóng mặt trong khi mang thai. Thời kỳ này, hệ thống tim mạch của bạn trải qua những thay đổi lớn: nhịp tim của tăng lên, tốc độ bơm máu của tim nhanh hơn, và lượng máu trong cơ thể tăng 40-45%. Trong thai kỳ bình thường, huyết áp của bạn giảm dần trong thời gian đầu, đạt mức thấp nhất ở khoảng giữa thai kỳ. Sau đó bắt đầu tăng và trở về bình thường vào cuối thai kỳ.

Hầu như, hệ thống tim mạch và thần kinh của bạn có thể điều chỉnh để phù hợp với tất cả những thay đổi này vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, đôi khi sự điều chỉnh là không kịp thời và làm cho bạn có cảm giác choáng váng hay hơi chóng mặt. Nếu bạn thực sự ngất đi, đó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó nghiêm trọng hơn và bạn nên đi khám bác sĩ.

17 dấu hiệu sớm nhất của việc bầu bí - 3
Không có gì lạ nếu thỉnh thoảng bạn cảm thấy váng đầu hoặc
 chóng mặt trong khi mang thai. (ảnh minh họa)

Ra máu ngoài kỳ kinh

Sau khi trứng được thụ tinh từ khoảng 6 đến 12 ngày, bạn có thể bị chảy máu (màu nhạt hơn bình thường) một chút ít.

Thực ra, điều này hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn cảm thấy nghi ngờ hoặc lo sợ thì nên cho bác sĩ của mình biết, đề phòng đó là dấu hiệu của một điều gì khác.

Trễ kinh

Đây là một trong những triệu chứng chung báo hiệu bạn mang thai thường thấy ở tất cả phụ nữ. Nếu bạn có thai, bạn sẽ không thấy kinh nguyệt xuất hiện nưa. Tuy nhiên, cũng có phụ nữ chảy máu trong thai kỳ nhưng hiện tượng đó thường diễn ra trong thời gian ngắn và mức độ ít hơn bình thường.

Dương tính với thử máu, nước tiểu

Vào giữa tháng thứ nhất của thai kỳ (tức là khi bạn thấy trễ kinh khoảng 1-2 tuần), bạn đã có thể xác định được mình đã mang bầu nhờ thử máu hoặc nước tiểu. Cả 2 loại xét nghiệm này đều dựa vào lượng hormon HCG chỉ xuất hiện trong cơ thể khi mang bầu.

Cách đơn giản nhất là thực hiện thử nước tiểu tại nhà với bộ que thử mua tại nhà thuốc. Loại đắt nhất không hẳn đã là thứ tốt nhất. Bạn nên sử dụng hàng có thương hiệu hoặc đã được người quen, bạn bè tin dùng. Bạn nên thử vào buổi sáng khi thức dậy, cũng là lúc mức HCG đạt ngưỡng cao nhất.

Hãy mua 2 bộ que thử. Bạn đang ở giai đoạn rất sớm của thai kỳ, vì vậy việc ra kết quả không chính xác là điều có thể xảy ra. Nếu có thể lặp lại thử nghiệm một lần nữa để so sánh kết quả thì càng tốt.

Để xét nghiệm máu, bạn cần đến một phòng khám thai. Xét nghiệm máu tìm hormon HCG cho kết quả hoàn toàn chính xác, để bạn có thể yên tâm chuẩn bị cho giai đoạn 9 tháng mang bầu.

Nếu bạn thật sự đã cấn thai, chúc bạn sẽ được mẹ tròn con vuông vào khoảng 9 tháng nữa.

CHẾ ĐỘ ĂN TỐT NHẤT CHO THAI PHỤ

Nhu cầu canxi lúc này của bạn giống như khi bạn không mang bầu: 1.000 mg mỗi ngày, tương đương với 3 bữa sữa trong chế độ ăn.

Dù cả đời bạn cố gắng tránh tăng cân, thì riêng thời kỳ mang thai, bạn nên tăng cân một cách khỏe mạnh, các chuyên gia cho biết. Dưới đây là cách ăn uống cho từng giai đoạn bầu bí.

Chuyên gia Melissa Dobbins, từ Viện Nutrition and Dietetics (Mỹ) cho biết.

Chế độ ăn tốt nhất trong 3 tháng đầu

Thời gian này, bạn thật khó để giữ lại đồ ăn trong người với các cơn ốm nghén? Đừng lo lắng, cơ thể của bạn không cần bổ sung thêm bất cứ calo nào so với bình thường. Nhưng bạn cần bổ sung các vitamin sau:

Axit folic (hay folate) - là một vitamin nhóm B cần thiết trong 12 tuần đầu mang thai để tránh các khuyết tật bẩm sinh cho bé. Bổ sung chất này bằng cách ăn thêm các thực phẩm như thịt bò, cây họ đậu, cải bó xôi, ngũ cốc nguyên hạt, bí ngô, hạt vừng.

Sắt, giúp em bé tăng trưởng và giúp máu tuần hoàn tốt hơn trong cơ thể. Ăn các thực phẩm nhiều sắt như măng tây, súp lơ, cam quýt, ngũ cốc và bánh mỳ.

Ủy ban nhi khoa và sản khoa Mỹ khuyến cáo bà bầu nên uống 0,4 mg axit folic và 27 mg sắt mỗi ngày.

Chế độ ăn tốt nhất trong 3 tháng giữa

Giờ đã đến lúc để bạn ăn nhiều hơn đây, nhưng cũng chỉ cần thêm 300 calo mỗi ngày. Đảm bảo rằng chúng giàu dinh dưỡng. Điều này có thể dễ thực hiện, nếu bạn bổ sung một trong các bữa ăn nhẹ sau đây hàng ngày:

- Môt cốc rưỡi sữa + 4 lát bánh quy

- Một thìa rưỡi bơ lạc + 2 lát bánh mỳ

- Một cốc rưỡi sữa chua + nửa cốc nho khô tẩm mật ong

Nhu cầu canxi lúc này của bạn giống như khi bạn không mang bầu: 1.000 mg mỗi ngày, tương đương với 3 bữa sữa trong chế độ ăn. Đừng cắt giảm nhé. Canxi cần thiết để em bé phát triển hệ xương và cho chính bộ xương của bạn nữa.

Axit béo Omega-3 là cực kỳ quan trọng với sự phát triển não bé và hệ thần kinh. Nguồn tốt nhất cung cấp chất này là cá. Bạn cũng có thể bổ sung qua chế độ ăn quả óc chó, đậu phụ.

Chế độ ăn tốt nhất trong 3 tháng cuối

Cân nặng của bạn bắt đầu tăng chậm lại, và từ đây hầu hết tập trung nuôi em bé. Bạn cần ăn thêm khoảng 450 calo so với trước khi có bầu (tức là hơn 100 calo so với 3 tháng giữa).

Vì em bé lớn nhanh, bạn có thể thấy khó chịu ở dạ dày. Tránh ợ nóng bằng cách ăn các bữa nhỏ hơn, thêm bánh quy. Ăn thức ăn giàu chất xơ, uống đủ nước để tránh táo bón. Lúc này uống viên sắt có thể làm nặng thêm chứng táo bón, do đó hãy đề nghị bác sĩ đổi công thức vitamin.

XỬ LÝ 9 PHIỀN TOÁI KHI MANG THAI BÀ BẦU NÊN BIẾT


Mang thai là điều hạnh phúc với bất kỳ phụ nữ nào nhưng cũng khiến bạn gặp không ít phiền toái.

Buồn nôn, nôn: Hiện tượng này thường gặp trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Bạn nên tránh những thức ăn hoặc mùi làm bạn khó chịu và đừng để mình đói, cũng đừng ăn quá no, vì như thế rất dễ buồn nôn. Nếu hay nôn vào buổi sáng, khi thức giấc hãy nằm yên trên giường và ăn nhẹ, sau đó mới bước ra khỏi giường.

Khó tiêu, đầy hơi, đau dạ dày, táo bón: Bạn nên ăn các thức có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, tránh chất cay, đồ hộp, rượu, đồ uống có ga. Bên cạnh đó, ban nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, nhai kỹ, và sau khi ăn đừng nằm xuống ngay.

Đau lưng: Hãy luôn giữ lưng thẳng khi đứng, ngồi và nên thay đổi tư thế thường xuyên. Không đi giày, dép cao gót.

Phù chân: Bạn nên nằm nghỉ, gác chân cao. Uống nước nhiều (giúp cơ thể thải nước tốt hơn) và ăn nhạt.

Giãn tĩnh mạch hậu môn (trĩ): Không nên ngồi quá lâu. Nên ăn các thức ăn có nhiều chất xơ như rau, hoa quả, giảm ăn cay, vận động nhiều cho nhu động ruột mạnh hơn, tránh táo bón. Nếu muốn dùng thuốc bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ.

Chóng mặt: Không ngồi dậy hay đứng lên đột ngột. Ăn nhiều các thức ăn bổ máu như thịt, cá, trứng, sữa, đậu, lạc, rau màu xanh, có thể uống thêm viên sắt. Nếu tình trạng chóng mặt, hoa mắt kéo dài hoặc bị ngất, bạn cần đi khám.

Khó ngủ: Thường gặp vào tháng cuối của thai kỳ. Bạn hãy tập thể dục, hoạt động nhiều vào ban ngày. Buổi tối nên để cho tâm trí được nghỉ ngơi, đừng lo lắng. Hãy chọn một tư thế ngủ phù hợp. Nếu mệt mỏi mà không ngủ được, bạn hãy nằm thư giãn, giấc ngủ sẽ từ từ đến với bạn.

Chuột rút: đây là dấu hiệu thường gặp nếu bạn không được bổ sung canxi đầy đủ. Bạn nên ăn các thực phẩm giàu canxi như tôm, cua và uống thuốc bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ.

Cơ quan sinh dục ướt át khó chịu: khi có thai, khí hư ra nhiều hơn do đó bạn nên mặc quần áo lót rộng, bằng vải bông và lót vải thấm hoặc băng vệ sinh mỏng.


Đàn ông cũng cần chuẩn bị mang thai
Tình dục khi mang thai cần chú ý
Sốt xuất huyết khi mang thai
Chuẩn bị cho mang thai lần đầu
Dinh dưỡng khi mang thai
Điều trị viêm âm đạo ở phụ nữ mang thai


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý