Triệu chứng của bệnh bướu cổ basedow

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Triệu chứng của bệnh bướu cổ basedow

19/04/2015 11:54 AM
9,612

Nhiều người cho rằng bướu cổ (basedow) là bệnh lành tính nên chữa trị không đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, bệnh basedow không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng, có thể tử vong. Chúng ta cùng xem thêm những triệu chứng của bệnh bướu cổ basedow để có cách điều trị tốt nhất nhé!



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH BƯỚU CỔ BASEDOW


NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH:

- Basedow được coi là bệnh tự miễn nhưng không rõ nguyên nhân.

- Bệnh có tính chất gia đình, với khoảng 15% các BN có họ hàng cùng bị bệnh và 50% họ hàng các BN có kháng thể kháng tuyến giáp lưu hành.

Kết quả hình ảnh cho bệnh basedow

- Nữ giới bị bệnh nhiều gấp 5-10 lần nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng nhiều nhất là trong độ tuổi 20 – 40.

- Trong bệnh Basedow, tế bào lympho T trở nên nhạy cảm với các kháng nguyên nằm trong tuyến giáp, và sẽ kích thích tế bào lympho B tổng hợp các kháng thể với các kháng nguyên này. Một trong các kháng thể đó tác động vào receptor của TSH trên màng tế bào tuyến giáp, kích thích tế bào tuyến giáp phát triển và hoạt động (TSH-RAb).

- Có 1 số yếu tố được cho là có thể khởi động đáp ứng miễn dịch của bệnh Basedow là:

+ Có thai, đặc biệt là giai đoạn sau đẻ.

+ Ăn quá nhiều iode, đặc biệt là tại những vùng thiếu iode

+ Điều trị lithium, có lẽ do thuốc này làm thay đổi đáp ứng miễn dịch

+ Nhiễm vi khuẩn hoặc virus

+ Ngừng điều trị corticoide

+ Các stress

- Bệnh sinh của bệnh mắt có thể có liên quan đến tế bào lympho gây độc (T killer) và các kháng thể gây độc rất nhạy với các kháng nguyên thông thường như TSH-R có trong tế bào sợi và cơ ở hốc mắt, và trong mô giáp. Các cytokine từ các tế bào lympho gây viêm cơ và viêm tế bào sợi trong hốc mắt, làm sưng phù các cơ trong hốc mắt gây lồi mắt, nhìn đôi, cũng như gây mắt đỏ, xung huyết, phù kết mạc và quanh hốc mắt.

- Còn cơ chế bệnh sinh của phù niêm trước xương chày có thể do cytokin của tế bào lympho kích thích các tế bào sợi tại các vị trí này.

- Có rất nhiều các triệu chứng của nhiễm độc giáp gợi ý là có tình trạng tăng cao catecholamine, như nhịp tim nhanh, run, ra nhiều mồ hôi... nhưng xét nghiệm thấy nồng độ các epinephrine bình thường chứ không tăng và như vậy chỉ có thể giải thích là do các catecholamine tăng hoạt động. Cũng có thể 1 phần do hormon tuyến giáp làm tăng các receptor catecholamine tại tim.

LÂM SÀNG

Bệnh hay gặp ở phụ nữ trẻ 20-50 tuổi, khởi phát bệnh có thể đột ngột sau rối loạn tâm lý, tình cảm bất kỳ nào đó hoặc sau nhiễm trùng. Cũng có trường hợp bệnh diễn biến từ từ gày sút mệt mỏi dần dần khó nhận biết ngay được.

Triệu chứng cơ năng:

- Gày xút là dấu hiệu thường gặp, gày 3-20 kg trong vài tuần - vài tháng mặc dù có thể vẫn ăn ngon. Một số BN nữ trẻ tuổi có khi lại tăng cân do ăn rất nhiều.

- Rối loạn tính cách và khí sắc: lo lắng, dễ bị kích thích, dễ cáu gắt, hay khóc, khó tập trung, cảm giác mệt mỏi nhưng khó ngủ.

- Rối loạn điều hoà nhiệt: có những cơn nóng bừng, vã mồ hôi nhiều nhất là ở ngực và bàn tay (dấu hiệu bàn tay Basedow), sợ nóng. BN khát và uống nhiều nước

- Tim-mạch: hay hồi hộp, đánh trống ngực, cảm giác ngẹt thở, đau vùng trước tim.

- Rối loạn tiêu hoá: đi ngoài nhiều lần phân nát do tăng nhu động ruột, gặp ở 20% BN Basedow. BN có thể bị buồn nôn, nôn, đau bụng

Triệu chứng thực thể

Triệu chứng tim-mạch

- Nhịp tim nhanh > 100 c/ph thường xuyên ngay cả khi nghỉ, lúc gắng sức hoặc xúc cảm tim đập nhanh hơn thường gây khó thở. Nghe tim có thể thấy tiếng thổi tâm thu cơ năng. Ngoại tâm thu hoặc rung nhĩ xuất hiện ở khoảng 10% BN Basedow, đa số là ở người trên 40 tuổi, rung nhĩ có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh Basedow.

- Huyết áp tâm thu tăng, huyết áp tâm trương không tăng.

- Các mạch máu đập mạnh. Có thể nhìn thấy các mạch máu lớn (mạch cảnh, mạch dưới đòn, mạch chủ bụng, mạch đùi) đập, có dấu hiệu mạch kích động: ĐM chủ bụng đập mạnh, có thể nhìn thấy và sờ thấy đập rất mạnh dưới tay. Có thể có tiếng thổi tâm thu tăng cung lượng.

- Suy tim xung huyết thường xảy ra ở người có tuổi hoặc ở người có bệnh tim từ trước. Suy tim do cường giáp thường kháng lại digitalis.

Biểu hiện thần kinh-cơ

- Run đầu chi, biên độ nhỏ, tần số nhanh, run tăng lên khi xúc động hoặc cố gắng tập trung làm việc nên BN khó làm được các công việc tinh tế như viết chữ, khâu vá...

- Phản xạ gân xương thường tăng, nhạy với pha phục hồi nhanh.

- Yếu cơ tứ chi, nhất là các cơ gốc chi, BN đi lại chóng mỏi, lên thang gác khó khăn, ngồi trên ghế đứng dậy bắt buộc phải có dùng tay chống đẩy (dấu hiệu ghế đẩu). Có trường hợp yếu cơ cả ở thân mình, cơ cổ, cơ chân. Làm điện cơ đồ thấy tổn thương cơ do cường giáp. Yếu cơ nặng tác động đến cả cơ hô hấp gây khó thở. Có thể bị chuột rút.

Bướu giáp

- Bướu giáp là dấu hiệu thường gặp, có ở khoảng 80% các BN Basedow, thường là bướu độ II, lan toả, mật độ mềm hoặc chắc, di động khi nuốt. Bướu giáp trong Basedow là bướu mạch nên có thể sờ thấy rung miu và/ hoặc nghe thấy tiếng thổi tâm thu hoặc thổi liên tục, tiếng thổi thường nghe rõ ở cực trên thuỳ giáp và rõ hơn ở tư thế nằm. Đôi khi bướu có thể nhỏ hoặc chìm sâu vào trung thất.
- Mức độ to của bướu giáp có thể thay đổi sau khi được điều trị, nhất là ở những BN mới bị bệnh.

Bệnh mắt nội tiết: Gặp trong khoảng 40 – 60 % các BN Basedow

- Thường tổn thương xuất hiện ở cả 2 mắt nhưng có 10% trường hợp chỉ bị ở 1 bên. Tiến triển của tổn thương mắt có thể độc lập với tiến triển của bệnh Basedow

- Dấu hiệu điển hình:+ Stellwag: mi mắt nhắm không kín.

+ Dalrymple: co cơ mi trên gây hở khe mi.

+ Von Graefe: Mất đồng tác giữa nhãn cầu và mi trên (co cơ mi trên khi mắt nhìn đưa xuống dưới)

+ Moebius: giảm hội tụ nhãn cầu gây nhìn đôi do liệt cơ vận nhãn.

- Phân loại theo mức độ NOSPECT của Hội tuyến giáp Mỹ (ATA):+ Độ 0: Không có dấu hiệu hoặc triệu chứng gì

+ Độ 1: Co cơ mi trên, giảm hội tụ nhãn cầu.

+ Độ 2: Tổn thương kết mạc và phù mi, phù kết mạc chảy nước mắt, cảm giác có vật lạ ở mắt, sợ ánh sáng.

+ Độ 3: Lồi mắt, đo bằng thước đo độ lồi Hertel (bình thường: 16-18mm).

+ Độ 4: Tổn thương thâm nhiễm các cơ vận nhãn, thường gặp nhất là cơ thẳng trong gây hạn chế nhìn lên, tiếp đến là cơ thẳng ngoài hận chế nhìn sang bên. Thị lực bị rối loạn hoặc nhìn đôi.

+ Độ 5: Tổn thương giác mạc (đục giác mạc, loét giác mạc) vì không nhắm kín được mắt.

+ Độ 6: Giảm thị lực đến mất thị lực (tổn thương dây thần kinh thị giác).

- Kết quả sinh thiết thấy các cơ vận nhãn và tổ chức hậu nhãn cầu có thâm nhiễm lymphocyte.

Bệnh da do Basedow: Hiếm, chỉ gặp ở 2- 3% các BN Basedow.

- Phù niêm trước xương chày: Da dày lên không thể véo da lên được, đặc biệt ở phần thấp xương chày do sự tích luỹ các chất Glycosaminoglycan, đôi khi xuất hiện ở toàn bộ cẳng chân và có thể lan tới cả bàn chân. Da sần sùi, có màu nâu vàng hoặc tím đỏ.

- Tổn thương xương: Dày tổ chức quanh màng xương, nhất là ở xương ngón tay.

- Dấu hiệu móng tay ngắn lại, giường móng tay dài ra (onycholysis)

Các triệu chứng khác:

- Vết bạch biến

- Vàng da do tắc mật và do viêm gan: Hiếm gặp, dễ lẫn với vàng da do tác dụng phụ của thuốc kháng giáp trạng tổng hợp. Sinh thiết gan thấy gan nhiễm mỡ nhẹ với phản ứng viêm khoảng cửa.

- Biểu hiện sinh dục:

+ Ở nam giới giảm sinh hoạt tình dục, có thể có vú to

+ Ở nữ giới: kinh nguyệt thưa, ít kinh thậm chí vô kinh, vô sinh.

- Loãng xương (giảm khối xương), viêm quanh khớp vai...

- Bong móng tay, gây tách móng khỏi phần chân móng nhất là ở ngón nhẫn

BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH BƯỚU CỔ BASEDOW

Nhiều người cho rằng bướu cổ (basedow) là bệnh lành tính nên chữa trị không đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, bệnh basedow không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng, có thể tử vong.

Suýt mất mạng vì nhầm ung thư tuyến giáp là basedow

Theo thống kê tại bệnh viện Nội tiết trung ương, bệnh bướu cổ chiếm 40% trên tổng số người đến khám, 95% bệnh nhân là nữ.

 

 

 

Gần 1 năm trước, chị Lệ (ở Thanh Hóa) thấy ở cổ trước có dấu hiệu sưng, vướng, bướu càng ngày càng to ra, người xanh xao, mắt lồi… Đi khám ở viện Nội tiết, bác sĩ cho biết chị bị bướu cổ basedow và kê đơn thuốc về điều trị. Tuy nhiên, vì chủ quan nghĩ rằng đó là bệnh thông thường nên uống hết thuốc chị Lệ không đi khám lại. Cách đây ba tháng chị phải cấp cứu trong tình trạng suy tim cấp, hôn mê… Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận chị bị ung thư tuyến giáp.

Khi thấy có những biểu hiện tương tự chị Lệ, chị Thanh (ở Cầu Giấy, Hà Nội) liền đi khám, kết quả chị bị bướu cổ basedow nặng và phải nằm lại viện theo dõi. Bác sĩ cho biết thêm, may mà chị đi khám sớm và được điều trị kịp thời chứ nếu không, để lâu mắt sẽ bị viêm loét, nhiễm trùng và có thể dẫn đến bị mù.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh bướu cổ basedow
 
Biến chứng nguy hiểm của basedow
 
Các chuyên gia y tế đã khẳng định, basedow (nhiễm độc giáp) có nhiều biến chứng rất nguy hiểm như lồi mắt ác tính (mù mắt), biến chứng tim, cơn cường giáp cấp.  Bướu cổ basedow là một bệnh lý của tuyến giáp. Bệnh xuất hiện do tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone. Hàm lượng hormone ở tuyến giáp cao gây ra những tổn hại về mô và chuyển hoá.
 
Bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, song phần lớn là ở độ tuổi lao động, nữ giới hay mắc hơn nam giới. Trong bệnh bướu cổ basedow, ngoài triệu chứng điển hình như bướu cổ, rối loạn tim mạch thì lồi mắt cũng là dấu hiệu đặc trưng.
 
Bệnh diễn biến thành từng đợt cấp nối tiếp nhau, kết cục là người bệnh bị suy kiệt, có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh còn tác dụng lên chức năng sinh dục cả nam và nữ giới, phụ nữ dễ lãnh cảm, rối loạn kinh nguyệt, vô kinh; ở nam giới là tình trạng liệt dương, vú to.
 
Như trường hợp của chị Lệ, khi bệnh ở giai đoạn nặng, sức khỏe suy kiệt phải đi cấp cứu. Lúc này bác sĩ phát hiện chị bị ung thư tuyến giáp và bệnh tiểu đường. May mắn hơn chị Lệ, chị Thanh đã kịp thời đi khám và kịp thời chữa trị. Nhiều bệnh nhân hoặc đi khám muộn hoặc điều trị không hiệu quả dẫn đến mắt bị lồi quá mức, khó nhắm kín, mi hở dẫn đến viêm loét giác mạc, tổn thương cơ quan mắt, thậm chí mù mắt.
 
Cho đến nay, nguyên nhân của bệnh bướu cổ vẫn chưa được làm rõ. Theo một số chuyên gia thì đây là một bệnh tự miễn (cơ thể người bệnh tự sinh ra các yếu tố chống lại chính mình và gây nên bệnh).
Các chuyên gia khác lại cho rằng yếu tố khiến bệnh khởi phát thường là stress, chấn thương thần kinh, nhiễm khuẩn, uống nhiều loại thuốc có chứa chất iốt như Cordarone (chống loạn nhịp tim) và nhất là yếu tố gia đình.

THỰC PHẨM CHỮA BƯỚU CỔ HIỆU QUẢ

Cải xoong chữa bướu cổ

Ngoài ra, cây cải xoong còn có thể chữa tàn nhanh, huyết áp, bí tiểu tiện…

Về thành phần hoá học, trong 100g cải xoong có 93,7g nước, 2,1g protit, 1,4g gluxit, 2g xenlulo, 69mg canxi, 28mg photpho, 1,6mg sắt, nhiều iốt và vitamin C. Cây có hoạt chất gọi là senevol và tinh dầu, tỷ lệ tinh dầu khoảng 0,05%.

Cải xoong có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt là hoạt chất senevol, iốt chữa được bệnh.

Cải xoong được dùng ăn sống (trộn dầu giấm), ăn tái, xào tái, nấu canh với thịt nạc. Ngoài giá trị ăn uống, cải xoong còn được dùng làm thuốc chữa ho, viêm phế quản mạn tính, phòng và chữa bướu cổ, chữa chứng chảy máu chân răng và bệnh scorbut (một bệnh do thiếu vitamin C).

Kết quả hình ảnh cho cải xoong

Thường cải xoong được dùng tươi, ngày 20 - 100g rau tươi và ép lấy nước. Không nên sắc uống vì sẽ kém tác dụng do hoạt chất của cây thuốc đã bị bay hơi. Chính nhờ hoạt chất này (chất senevol) nên cải  xoong có mùi đặc biệt và có tác dụng chữa ho.

Ở miền núi, nơi có bệnh bướu cổ lưu hành, việc phát triển trồng cải xoong rất tốt, không những có một loại rau ăn ngon mà còn góp phần phòng chống bướu cổ vì cải xoong là nguồn cung cấp iốt cho cơ thể.

Món cải xoong trộn dầu giấm ăn sống không chỉ là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích, mà còn là một bài thuốc chữa ho, chảy máu chân răng và phòng bệnh bướu cổ tốt.

Cách làm rất đơn giản. Nguyên liệu gồm một mớ cải xoong khoảng 200g; Một quả cà chua; Rau mùi, kinh giới mỗi thứ một ít; Dầu ô liu hai thìa canh; Tỏi, ớt, mắm, giấm vừa đủ.

Các loại rau đều được nhặt và rửa thật sạch, vẩy hết nước. Cà chua thái lát mỏng. Cách trộn dầu giấm như trộn rau xà lách.

Cũng có thể dùng những nguyên liệu trên, thêm lạc rang giã nhỏ vào chế biến thành món nộm cải xoong, ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa bệnh.

Ngoài ra, cải xoong còn được dùng chữa một số bệnh khác, như tàn nhang, tăng huyết áp, bí tiểu tiện...

Chữa tàn nhang: Dùng hỗn dịch gồm dịch cải xoong 3 phần, mật ong 1 phần, trộn đều. Lấy vải mềm đắp tẩm ngày 2 lần (sáng, chiều), rồi rửa sạch.

Chữa bí tiểu tiện: Cải xoong 1 nắm, hành 3 củ, củ cải 2 củ, nước 1 lít, sắc lấy nước uống vào giữa bữa ăn.

Chữa tăng huyết áp: Lấy dịch cải xoong uống ngày 2 lần, mỗi lần 100ml.

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
benh buou co kien an nhung gi
hơn 1 tháng trước - Thích (8) - Trả lời
Bạn tham khảo chế độ ăn cho người bị bưới cổ ở bài viết theo link dưới đây nhé: http://www.phununet.com/wikiphununet/ChiTietWiki.aspx?m=0&StoreID=29965
e muốn đi khám thì đến bv nào là chuyên về khoa này.e ở khu vực hà nội bắc ninh
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em khám ở bv nội tiết thì kqua là TrAb 2.93 nằm ngoài trị số bình thường. Còn tất cả T4;TSH đều bình thường. Mạch tuyến giáp của e thì tăng tốc độ dòng chảy; nhu mô hai bên không đều và có 3 đốm mạch/ cm2. Vậy trường hợp của em như vậy thì có cần uống thuốc không ạ????
hơn 1 tháng trước - Thích (1) - Trả lời
em bi buou co basedow tim nhip xoang nhanh 133ck/phut .mat hoi loi . tuyen giap kich thich to. tang sinh mach muc do nhieu.nguoi gay sut can hay hoi hop. nhung bieu hien tren lieu e co bi ung thu tuyen giap chua. co co hoi khoi benh dc k ah. e co uong thuoc tay kem ich giap vuong dc k ah
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý