TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ
Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.
Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ
Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.
Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.
Tùy nguyên nhân mà dùng các thuốc phù hợp.
Đau mắt đỏ do virut, vi khuẩn
Đau mắt đỏ virut hoặc vi khuẩn có thể xảy ra ở một hoặc hai mắt. Đau mắt đỏ do virut hay chảy nước mắt hoặc dịch nhầy. ĐMĐ do vi khuẩn thường tạo ra dử dày hơn, màu vàng xanh và có thể liên quan với nhiễm khuẩn hô hấp hoặc viêm họng. Cả Đau mắt đỏ do virut và vi khuẩn có thể liên quan với cảm lạnh.
Đau mắt đỏ do vi khuẩn được điều trị bằng kháng sinh do bác sĩ khám và kê đơn. Kháng sinh có thể được dùng dưới dạng nhỏ mắt, mỡ hoặc viên uống. Thuốc nhỏ hoặc mỡ cần được tra trong mắt 3-4 lần một ngày trong 5-7 ngày. Thuốc mỡ hay dùng để tra vào mắt trẻ. Nhiễm khuẩn sẽ cải thiện trong vòng 1 tuần. Bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ thậm chí cả khi triệu chứng bệnh đã hết.
Đau mắt đỏ do virut không đáp ứng với điều trị bằng thuốc tra mắt nước hoặc mỡ kháng sinh. Giống như cảm lạnh, bạn có thể dùng thuốc không cần kê đơn để giảm triệu chứng vì virut phải tiến triển hết quá trình của nó. Kháng sinh chloramphenicol có thể dùng để phòng nhiễm khuẩn thứ phát. Đau mắt đỏ do virut sẽ thấy các triệu chứng trầm trọng hơn vào 3-5 ngày đầu. Sau đó các triệu chứng giảm dần và bệnh có thể tự khỏi. Đau mắt đỏ do virut và vi khuẩn đều rất dễ lây. Người lớn cũng như trẻ em đều có thể bị hai loại nguyên nhân này nhưng Đau mắt đỏ do vi khuẩn hay gặp ở trẻ em hơn.
Đau mắt đỏ do dị ứng
Đau mắt đỏ do dị ứng thường bị ở cả hai mắt và là một phản ứng dị ứng với chất gây dị ứng. Trong phản ứng dị ứng, cơ thể tạo ra một kháng thể gọi là IgE. Kháng thể này khởi động các tế bào đặc biệt gọi là các tế bào mast trong lớp nhầy của mắt và đường thở để giải phóng các chất kháng viêm là histamin. Việc giải phóng histamin có thể gây ra nhiều triệu chứng dị ứng trong đó có đỏ mắt. Nếu bị ĐMĐ dị ứng bạn sẽ rất ngứa, chảy nước mắt và viêm mắt, hắt hơi, sổ mũi, có thể phù nề kết mạc trông như vết phỏng trong lòng trắng. Bác sĩ có thể kê cho bạn một trong các loại thuốc tra mắt dưới đây: kháng histamin, thuốc thông mũi, ổn định tế bào mast, chống viêm steroid và các thuốc chống viêm khác. Thuốc tra corticoid thường được dùng nhưng cần có sự giám sát của bác sĩ mắt. Quan trọng là phải phát hiện được nguyên nhân gây dị ứng để loại bỏ.
Đau mắt đỏ do nhiễm hóa chất
Triệu chứng kích thích do nhiễm hóa chất hoặc dị vật cũng có liên quan đến đau mắt đỏ. Đôi khi việc rửa để loại bỏ hóa chất hoặc dị vật có thể gây đỏ mắt. Triệu chứng thường bao gồm dử nhày mắt, không có mủ, thường tự khỏi trong vòng một ngày. Dùng nước ấm rửa mắt trong vòng 5 phút. Mắt bạn có thể dễ chịu hơn trong vòng 4 tiếng sau rửa chất kích thích, nếu không đỡ bạn cần gặp bác sĩ.
Mắt khô gây đau mắt đỏ
- Dấu hiệu chủ quan: Cảm giác như phỏng, khô, dính mắt, không muốn mở mắt, như có vật lạ trong mắt.
- Khám nghiệm: Tròng trắng không bóng. Thấy ở những người ít nhắm mắt, làm việc trong môi trường khô (như làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian lâu, nơi gió cát), người cao tuổi, uống các loại thuốc dị ứng, an thần... lâu ngày hay nhỏ thuốc trị cườm nước.
- Ðiều trị: Nhỏ nước mắt nhân tạo, tránh nơi gió cát, khô.
Viêm bờ mi
- Dấu hiệu chủ quan: Mắt đỏ kinh niên (ở bờ mi mắt), cảm giác như có vật lạ. Khi nặng sẽ làm mắt toét.
- Khám nghiệm: Có vảy chân lông mi, bờ mi đỏ.
- Ðiều trị: Uống và nhỏ kháng sinh, chủ yếu dùng nhóm Tetracycline, thường do mắt hột (chữa mắt hột).
Glaucoma cấp
- Dấu hiệu chủ quan: Ðỏ nhiều ở một mắt, lan lên đầu gây nhức đầu (thường xuất hiện ở người trên 45 tuổi). Xuất hiện về đêm làm mắt mờ, nhìn vòng màu.
- Khám nghiệm: Ðồng tử nở, có vòng đỏ quanh tròng đen, đo thấy nhãn áp cao.
- Ðiều trị: Ðây là một bệnh nguy hiểm trong nhãn khoa, cần đến bác sĩ khám kịp thời.
Những lưu ý khi bị đau mắt đỏ
- Bạn có thể làm dịu khó chịu bằng cách đắp khăn ấm lên mắt bị đau. Ngâm một miếng vải sạch trong nước ấm và vắt nước trước khi đặt nó nhẹ nhàng lên mắt đau.
- Rửa mặt và mắt bằng xà phòng nhẹ hoặc dầu gội đầu trẻ em, rửa với nước để loại bỏ chất kích thích.
- Với Đau mắt đỏ dị ứng, tránh dụi mắt vì làm thế bạn không giảm được ngứa. Thay vì việc đó bạn nên đắp một miếng gạc lạnh để làm dịu. Cũng có thể dùng thuốc tra mắt không kê đơn như Naphcon-A hoặc Opcon-A, chứa kháng histamin và tác nhân gây co mạch.
- Thuốc không cần kê đơn có thể giúp bạn giảm ngứa và bỏng rát mắt do chất kích thích. Cần chú ý là thuốc tra mắt cũng có thể gây kích thích mắt do đó cần dừng thuốc đó ngay.
Phòng bệnh đau mắt đỏ
Vệ sinh tốt là cách tốt nhất để kiểm soát lây lan Đau mắt đỏ . Một khi đã được chẩn đoán là đau mắt đỏ bạn cần thực hiện các bước sau:
- Không dụi mắt bằng tay.
- Rửa tay kỹ và thường xuyên với nước ấm, điều này rất quan trọng.
- Lau rửa dịch dử mắt 2 lần một ngày bằng khăn giấy hoặc cotton ẩm, sau đó vứt ngay.
- Giặt ga giường, vỏ gối, khăn tắm trong nước tẩy và ấm.
- Tránh dùng chung các vật dụng như khăn mặt, chậu rửa.
- Rửa tay sau khi tra thuốc mắt.
- Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn.
Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Quan trọng là chúng ta phải biết cách nhận biết những dấu hiệu để chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp nhằm tránh những tổn hại về sau.
CÁCH XỬ LÝ NHANH VÀ CHUẨN KHI BỊ ĐAU MẮT ĐỎ
ĐAU MẮT ĐỎ NÊN ĂN GÌ
Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên tránh ăn những thực phẩm kích thích, có vị nóng như hành, tỏi, hẹ, ớt cay, thịt dê, thịt chó; tránh thức ăn tanh như cá chép, cá mè, tôm và cua.
Để phòng bệnh đau mắt đỏ, chúng ta cần giữ vệ sinh đôi mắt:
- Tuyệt đối không dùng tay bẩn hoặc khăn bẩn lau dụi mắt.
- Cần giữ vệ sinh tay sạch sẽ bằng cách rửa xà phòng.
- Tránh tiếp xúc và không dùng chung đồ dùng như khăn, chậu với người đau mắt đỏ.
- Trong môi trường tập thể: nhà trẻ mẫu giáo, trường hợp bị đau mắt đỏ cần được nghỉ ở nhà điều trị.
Khi mắc bệnh:
- Có thể chườm lạnh mắt 3-4 lần trong ngày.
- Có thể sát trùng nhẹ bằng nước muối nhẹ
- Trường hợp khó chịu nhiều, cộm mắt, tra dung dịch kháng sinh
Ngoài ra, các bạn cần lưu ý thêm về chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt:
- Chắc chắn rằng chế độ ăn uống của mình có chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho mắt, nhất là vitamin A.
- Các loại thành phần dinh dưỡng tốt cho mắt bao gồm cần tây, dầu cá, lòng đỏ trứng gà, gan động vật...
- Uống nhiều nước, khoảng 6 - 8 ly nước/ngày để giữ độ ẩm cần thiết cho mắt.
- Ngủ đủ thời gian, ít nhất là 7 giờ/ngày, bởi đó là cách tốt nhất giữ cho đôi mắt của bạn luôn trẻ trung, khỏe mạnh và sẵn sàng cho một ngày mới.
Trẻ sơ sinh bị đau mắt nên làm gì
Chữa bệnh đau mắt của trẻ sơ sinh
Điều trị viêm màng bồ đào
Chữa bệnh đau mắt cho cá La Hán
Bệnh đau mắt trắng
(ST)