TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH ĐỘNG KINH Ở TRẺ EM
Bệnh động kinh có nhiều thể, với những triệu chứng hơi khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế ở nước ta có 3 thể chủ yếu hay gặp nhất: thể động kinh toàn thân, thể động kinh cục bộ và thể động kinh kịch phát Rolando.
3 loại chủ yếu
Thể động kinh toàn thân: Rất hay gặp. Cơn động kinh của thể này thường tiến triển qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn trương lực: Là giai đoạn khởi đầu của cơn động kinh, người bệnh đang bình thường đột nhiên ngã xuống ngất đi, trong khi đó chân tay cứng lại, ngực không thở được nữa, người xanh tái, hai hàm răng nghiến chặt, mắt trợn ngược, giai đoạn này thường kéo dài khoảng nửa phút.
Giai đoạn giật rung: Toàn thân người bệnh bị rung động mạnh bởi những cơn co giật toàn thân, những cơn này mỗi lúc một mạnh hơn, lưỡi bị đẩy hẳn ra ngoài từng đợt, trong lúc hàm răng cắn lại, do đó luôn xảy ra chảy máu ở lưỡi, ở miệng.
Nhiều bà mẹ có kinh nghiệm, lúc đó đặt ngang qua mồm giữa hai hàm răng trẻ một chiếc đũa để tránh tình trạng răng cắn vào lưỡi. Các cơ ở mặt cũng giật, làm méo mặt người bệnh, và nước bọt có thể sùi ra ở mép. Trong cơn nhiều trẻ tiểu ngay ra quần. Giai đoạn này thường kéo dài 2-3 phút, sau đó đột nhiên trẻ mềm nhão cả người, và bệnh chuyển sang giai đoạn hôn mê.
Giai đoạn hôn mê: Là giai đoạn cuối cùng của cơn động kinh toàn thân, người bệnh nằm yên, toàn thân mềm nhão, thở khò khè, không biết gì nữa, hoàn toàn như một bệnh nhân hôn mê, dần dần da dẻ bớt xanh tái nhìn như một người ngủ say. Giai đoạn này thường kéo dài khoảng 15 phút, nhưng cũng có khi tới 1 giờ hoặc vài giờ. Cuối cùng bệnh nhân tỉnh lại, rất mệt mỏi, nhưng không còn nhớ những gì vừa xảy ra.
Thể động kinh cục bộ: Là thể động kinh có những cơn chỉ xảy ra ở một phần cơ thể. Thông thường là cơn động kinh ở nửa bên thân hoặc trái hoặc phải. Người bệnh cũng có những hiện tượng co giật, nhưng chỉ co giật ở một nửa bên thân, còn bên kia bình thường. Trong thể động kinh cục bộ này, thông thường người bệnh không ngất, không mê, trong khi một nửa thân co giật, họ vẫn tỉnh vẫn biết. Tuy nhiên đôi khi cũng có trường hợp cơn động kinh cục bộ lan tỏa dần thành cơn động kinh toàn thân, và lúc đó triệu chứng hoàn toàn giống với cơn động kinh toàn thân.
Thể động kinh kịch phát Rolando: Là thể động kinh có những cơn có thể toàn thân có thể cục bộ nhưng thường chỉ xảy ra trong giấc ngủ. Thông thường các cơn này hay xảy ra trong giấc ngủ đêm, nhưng cũng có thể xảy ra trong giấc ngủ trưa, ít khi xảy ra ngoài giấc ngủ. Đây là thể động kinh hay xảy ra ở trẻ nhỏ, sở dĩ có tên là Rolando vì người ta cho rằng nguyên nhân do tổn thương ở vùng Rolando, là một vùng trên não.
Nguyên nhân phát sinh bệnh động kinh
Như trên đã nói, bệnh động kinh là bệnh của não, do các tổn thương ở não gây ra, vì thế tất cả các nguyên nhân gây tổn thương não đều là nguyên nhân gây động kinh:
Đẻ khó: Chuyển dạ đẻ lâu phải can thiệp bằng foócxép, giác hút. Có trẻ khi sinh bị ngạt, nếu kéo dài làm cho một bộ phận não thiếu ôxy gây tổn thương, nếu tổn thương đó không hồi phục được thì cũng có thể gây ra bệnh động kinh sau này.
Bệnh của não và màng não: Một số trẻ bị viêm não hoặc viêm màng não, bệnh nặng lại chữa chạy muộn, có thể khỏi nhưng có thể để lại di chứng như một cái “sẹo” ở não hoặc màng não, cái “sẹo” đó cũng có khả năng gây bệnh động kinh sau này.
Chấn thương ở đầu: Do bị ngã đập đầu vào vật cứng hoặc nền gạch cứng, hoặc trẻ ngủ trên giường ngủ mơ lăn xuống đất đập đầu xuống đất gây chấn thương ở đầu. Những chấn thương đó luôn gây tổn thương cho não và cũng là nguyên nhân hay gặp của bệnh động kinh.
Bướu não (u não): Một số trẻ khi sinh ra có một hay vài bướu trong não, bướu này ngày càng lớn, và cuối cùng gây nên các cơn động kinh. Trong nhiều trường hợp, khoa học chưa tìm được nguyên nhân của các bướu này.
Di truyền: Trong gia đình có ông bà cha mẹ... cũng bị động kinh. Tuy nhiên nhiều khi sự di truyền này rất kín đáo, quan sát bên ngoài không thấy được. Nhưng khi làm xét nghiệm “điện não đồ” thì lại thấy người cha hoặc mẹ có dấu hiệu tổn thương ở não giống như bệnh động kinh, nhưng các tổn thương đó chưa nặng nề đến mức gây ra các cơn động kinh.
Cách phòng tránh các tai nạn và cách chăm sóc người bị động kinh
Nói chung bệnh động kinh là một bệnh nguy hiểm, luôn luôn có thể gây chết người: có người chết ngay trong cơn động kinh nặng do ngạt thở, chết do nhiều cơn động kinh kéo dài, liên tục gây suy tim cấp. Rất nhiều trường hợp các em nhỏ bị tai nạn chết người do cơn động kinh xảy ra đột ngột trên đường đi, đang câu cá, đang trèo cây... Phần lớn các trường hợp này do gia đình không trông nom, giáo dục các em chu đáo.
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần dùng thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn. Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết.
- Gia đình cần luôn luôn động viên trẻ, khích lệ tinh thần trẻ, khi tâm hồn trẻ được an bình, tư tưởng vui vẻ thì các cơn động kinh sẽ thưa dần. Trái lại, phải tránh các thái độ giận dữ, lạnh nhạt với trẻ, vì sự lo sợ, buồn chán, giận dỗi sẽ làm các cơn động kinh dễ xuất hiện...
- Cần trông nom giáo dục trẻ, tránh cho trẻ các nguy hiểm có thể xảy ra khi lên cơn mà không có người lớn bên cạnh như không cho trẻ ra ao một mình, không cho trẻ trèo cây, lái xe một mình ra đường..., cũng không nên cho trẻ đi lâu dưới nắng to vì nhiệt độ cao rất dễ làm xuất hiện cơn động kinh.
- Cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
- Gia đình cần cho trẻ dùng thuốc đúng, uống thuốc đều đặn, không được quên cho trẻ uống thuốc, dù chỉ quên một ngày một lần cũng có thể làm cơn động kinh tái phát, và khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Phải xác định bệnh động kinh là một bệnh chữa trị lâu dài, nếu nóng vội sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại và chắc chắn sẽ thất bại trong điều trị.CÁC THỂ ĐỘNG KINH LÀNH TÍNH Ở TRẺ NHỎ
Các cơn này xuất hiện đột ngột, ngắn, cơn sau giống cơn trước và lặp lại nhiều lần, tuy nhiên ngoài cơn trẻ hoàn toàn khỏe mạnh. Nhìn chung, động kinh toàn bộ tự phát ở trẻ nhỏ đa phần lành tính, tiên lượng tốt.
Co giật sơ sinh lành tính, vô căn
Xuất hiện trong vòng 7 ngày đầu sau sinh, đỉnh cao là vào ngày tuổi thứ 5 ở trẻ ra đời bình thường: Sinh đủ tháng, cân nặng bình thường, không bị ngạt và không bị chấn thương sản khoa. Thể bệnh này thường hay gặp ở trẻ trai hơn trẻ gái. Bệnh biểu hiện bằng những cơn giật cơ, khởi đầu là giật cục bộ ở một bên cơ thể, sau đó có xu hướng lan tỏa sang bên đối diện nhưng rất ít khi chuyển thành toàn bộ hóa.
Các cơn giật này chỉ ngắn từ 1-3 phút, có thể kèm theo ngừng thở; Một số ít trường hợp có các cơn động kinh liên tục, thời gian từ 1-20 giờ, thậm chí là 3 ngày. Khám thần kinh cho trẻ giữa các cơn giật hoặc trước khi có động kinh liên tục thấy bình thường; Tuy nhiên sau cơn động kinh, trẻ có thể ngủ gà, giảm trương lực cơ kéo dài đến vài ngày sau. Nếu làm điện não đồ giữa các cơn, đa số có hình ảnh sóng theta nhọn xen kẽ. Tiến triển của thể động kinh này tương đối tốt, rất ít hoặc không ảnh hưởng đến sự phát triển tâm thần vận động và cũng không trở thành động kinh sau này.
Co giật sơ sinh có tính chất gia đình lành tính
Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc 3 (có thể muộn hơn vào ngày thứ 21 hoặc 1 tháng sau sinh) ở trẻ ra đời bình thường và tỷ lệ mắc bệnh ở bé trai cũng nhiều hơn bé gái. Triệu chứng chính của bệnh là các cơn giật cơ, cơn ngưng thở hoặc cơn co cứng - co giật, diễn ra chỉ trong 1-2 phút, cơn có thể tái phát tới ngày thứ 7 hoặc trong vài tuần tiếp theo; Khám thần kinh ngoài cơn bình thường và làm điện não không thấy bất thường.
Chứng co giật loại này có tiền sử gia đình liên quan đến gen di truyền nằm trên nhánh ngắn của nhiễm sắc thể số 20. Tiến triển của bệnh đáp ứng tốt với điều trị, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí - vận động của trẻ; Tuy nhiên 10-15% trẻ vẫn có thể bị động kinh thứ phát hoặc bị sốt cao co giật sau này.
Động kinh giật cơ lành tính ở trẻ bú mẹ
Gặp ở trẻ dưới 2 tuổi, thường thấy ở trẻ trai hơn trẻ gái. Các cơn động kinh dưới dạng cơn giật cơ toàn bộ ngắn, cường độ nhẹ ở mặt, thân và các chi nhưng trẻ vẫn tỉnh táo. Một ngày trẻ có thể bị hàng chục cơn nhưng chỉ xảy ra lẻ tẻ chứ không đồng loạt và cơn sẽ mất đi khi trẻ ngủ say. Khám thần kinh cho trẻ ngoài cơn thấy bình thường, kết quả điện não cho thấy các đợt nhọn sóng nhanh toàn thể. Tiến triển của bệnh tốt, ít ảnh hưởng đến vấn đề phát triển tâm trí và vận động. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị động kinh cơn lớn lúc trưởng thành.
Động kinh cơn vắng ý thức ở trẻ nhỏ
Có thể bắt đầu từ lúc 3 tuổi, đỉnh cao là 6-7 tuổi, thường gặp ở trẻ gái hơn trẻ trai. Cơn động kinh khởi đầu và kết thúc đột ngột làm trẻ ngừng mọi hoạt động và gián đoạn tiếp xúc với người xung quanh; Ví dụ như trẻ đang nói tự nhiên ngưng lời, đang chơi đùa tự nhiên đứng sững lại và đánh rơi đồ chơi, hoặc đang ăn thì ngừng nhai, mặt “ngây” ra, gọi hỏi trẻ không biết. Các cơn này chỉ kéo dài 10-15 giây, mỗi ngày trẻ có thể bị lên cơn từ 10-200 lần nhưng không biết mình đã lên cơn.
Lưu ý: Ở trẻ nhỏ, cơn động kinh loại này rất khó nhận biết nếu không quan sát kỹ. Khám thần kinh ngoài cơn ghi nhận trẻ hoàn toàn bình thường, làm điện não thấy trên nền hoạt động điện bình thường có hình ảnh phức hợp nhọn sóng tần số 3Hz, đối xứng đồng thì, lan tỏa hai bán cầu. Tiến triển của thể động kinh này cũng đa dạng, tuy cơn đáp ứng tốt với điều trị và bệnh nhi có thể hết cơn trước 15 tuổi, nhưng 40% các trường hợp trẻ sẽ bị động kinh cơn lớn lúc 10-15 tuổi, thậm chí đến lúc 20-30 tuổi mới bị.
Điều trị
Phải tuân thủ theo nguyên tắc điều trị động kinh. Trong phần lớn các trường hợp, thuốc chống động kinh nhóm valproat (Dépakine) có hiệu quả rất tốt với động kinh toàn bộ tự phát.
CÁCH CHĂM SÓC TRẺ BỊ ĐỘNG KINH
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần dùng thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn. Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết.
Nói chung bệnh động kinh là một bệnh nguy hiểm, luôn luôn có thể gây chết người: có người chết ngay trong cơn động kinh nặng do ngạt thở, chết do nhiều cơn động kinh kéo dài, liên tục gây suy tim cấp. Rất nhiều trường hợp các em nhỏ bị tai nạn chết người do cơn động kinh xảy ra đột ngột trên đường đi, đang câu cá, đang trèo cây... Phần lớn các trường hợp này do gia đình không trông nom, giáo dục các em chu đáo.
Bệnh động kinh có thể chữa khỏi hoàn toàn, nghĩa là sau một thời gian dài chữa trị, bệnh thuyên giảm dần và hoàn toàn các cơn mà không cần dùng thuốc nữa. Điều chủ yếu và quan trọng là bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần hết sức kiên nhẫn. Trong việc chữa trị bệnh động kinh, sự hợp tác giữa gia đình và thầy thuốc là vô cùng cần thiết.
- Gia đình cần luôn luôn động viên trẻ, khích lệ tinh thần trẻ, khi tâm hồn trẻ được an bình, tư tưởng vui vẻ thì các cơn động kinh sẽ thưa dần. Trái lại, phải tránh các thái độ giận dữ, lạnh nhạt với trẻ, vì sự lo sợ, buồn chán, giận dỗi sẽ làm các cơn động kinh dễ xuất hiện...
- Cần trông nom giáo dục trẻ, tránh cho trẻ các nguy hiểm có thể xảy ra khi lên cơn mà không có người lớn bên cạnh như không cho trẻ ra ao một mình, không cho trẻ trèo cây, lái xe một mình ra đường..., cũng không nên cho trẻ đi lâu dưới nắng to vì nhiệt độ cao rất dễ làm xuất hiện cơn động kinh.
- Cho trẻ ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng, không cho trẻ dùng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá.
- Gia đình cần cho trẻ dùng thuốc đúng, uống thuốc đều đặn, không được quên cho trẻ uống thuốc, dù chỉ quên một ngày một lần cũng có thể làm cơn động kinh tái phát, và khi đó việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn.
- Phải xác định bệnh động kinh là một bệnh chữa trị lâu dài, nếu nóng vội sẽ dẫn đến nhiều hậu quả tai hại và chắc chắn sẽ thất bại trong điều trị.Bệnh động kinh ở trẻ
Bệnh động kinh ở phụ nữ có thai
Bệnh động kinh ở người cao tuổi
Nguyên nhân của bệnh động kinh
Xơ vữa động mạch
Bệnh Động Kinh
(ST)