Triệu chứng của bệnh dị ứng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng của bệnh dị ứng

19/04/2015 11:54 AM
216
Dị ứng là căn bệnh thường gặp. Bệnh thường có nhiều biểu hiện khác nhau, nhưng các dấu hiệu cơ bản sau đây sẽ giúp bạn nhanh chóng nhận biết chứng bệnh này một cách dễ dàng, để kịp thời có những xử trí trước khi chưa quá muộn.



NHỮNG TRIỆU CHỨNG KHI BỊ DỊ ỨNG



Phát ban


Phát ban là một trong những triệu chứng rõ ràng nhất của bệnh dị ứng. Thường thì phát ban là do dị ứng thực phẩm gây nên, nhưng đôi khi các tác nhân như yếu tố môi trường, việc sử dụng thuốc…lại cũng chính là thủ phạm.

Khi bị phát ban bạn thường phải chịu đựng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Trên da có xuất hiện những mụn sần, mọc theo nốt hay lan rộng ra thành từng đám lớn.

Da bị sưng rộp hay tấy đỏ

Cũng có nhiều trường hợp, dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng da xung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu.  

Đa phần kiểu dị ứng như thế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.

Viêm mũi dị ứng

Nguyên nhân của chứng viêm mũi dị ứng thường do bụi bẩn hay phấn hoa gây nên. Bên cạnh đó, viêm mũi dị ứng cũng có thể là do việc cơ thể bạn bị kích ứng với những loại sản phẩm đóng hộp hay bơ sữa.

Chàm bội nhiễm

Eczema còn gọi là chứng viêm da atopic, nếu bị mắc chứng chàm bội nhiễm bạn sẽ có cảm giác rất ngứa và đau.

Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ và có xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay. Nếu không may là “nạn nhân” của chứng chàm bội nhiễm bạn cần tránh để cơ thể tiết ra mồ hôi, hay tránh thời tiết khô hanh.  

Nếu không tuân thủ nguyên tắc trên, tình trạng của bạn sẽ ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Lý do chủ yếu gây nên chứng Eczema là do bị dị ứng với những loại thực phẩm như bột mỳ, trứng, sữa và cá.


Gặp rắc rối ở hệ tiêu hoá

Những biểu hiện như tiêu chảy, nổn mửa hay táo bón cũng có thể là biểu hiện của chứng dị ứng thực phẩm. Nhưng cũng có thể đó là dấu hiệu của phản ứng cơ thể với những loại thực phẩm được “thu nạp” vào. Nếu không chắc chắn nguyên nhân gây ra những biểu hiện bất thường trên, bạn có thể gặp bác sĩ để được thăm khám và có kết luận chính xác.


Nổi mề đay cấp tính

Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, nhưng điều đáng mừng là triệu chứng này cũng là biểu hiện ít gặp nhất của chứng dị ứng.

Khi bị nổi mề đay cấp tính, người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.

Nên nhớ khi bị nổi mề đay cấp tính cần được nhanh chóng cấp cứu ngay lập tức, tốt nhất là nên nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất trước khi quá muộn.


NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY DỊ ỨNG THƯỜNG GẶP

Dị ứng khiến bạn ngứa, ho và sổ mũi. Thủ phạm gây ra có thể là những chất gây dị ứng trong không khí mà bạn tiếp xúc khi ở nhà, nơi làm việc hoặc ngoài trời.

Dưới đây là 6 nguyên nhân gây dị ứng phổ biến nhất.

Phấn hoa

Phấn hoa là một trong những chất gây dị ứng phổ biến nhất và rất khó để tránh. Theo bác sĩ Summit S. Shah, Bệnh viện Dublin Methodist, Ohio thì: “Hầu hết các triệu chứng từ dị ứng phấn hoa có thể điều trị được. Rất khó khăn để tránh bị dị ứng phấn hoa hay dị ứng phấn hoa cỏ dại trừ khi bạn sống trong bóng tối hoặc trên mặt trăng”.

Hầu hết mọi người có thể chữa trị bằng cách uống thuốc theo đơn thuốc của bác sĩ. Nếu bạn thường xuyên bị di ứng thì những tiêm phòng ngăn ngừa dị ứng có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này.

Bụi ve

Dị ứng phấn hoa thường xuất hiện khi bạn hoạt động ngoài trời, còn bụi ve thường bắt gặp ở trong nhà, kể cả trong nhà riêng của bạn. Phấn ve thường có trong đệm, gối, ghế bọc và thảm sàn nhà. Thực chất chúng hoàn toàn vô hại nhưng nếu bạn bị dị ứng với phấn ve thì nó có thể gây ra các vấn đề quan trọng như tắc mũi, viêm xoang, đau đầu, khó ngủ. Bọ ve ăn da chết của con người nên chúng tập trung với mật độ cao ở những nơi như gối và đệm.

Lông thú

Bạn không cần phải từ bỏ các con thú cưng của mình để tránh bị dị ứng. Nếu có thể, hãy để các con vật nuôi ở ngoài trời để làm giảm thời gian tiếp xúc của bạn với các chúng. Tắm rửa cho chúng hàng tuần cũng có thể làm ít đi sự tiếp xúc của bạn với phấn hoa, cỏ có trong lông của chúng. Ngoài ra chất gây dị ứng cũng được tìm trong nước bọt và nước tiểu vật cưng của bạn, vì vậy bạn hãy chắc chắn là luôn luôn tránh xa những gì chúng “thải” ra.
Nấm mốc

Nếu bạn hay bị dị ứng vào mùa thu thì nguyên nhân gây ra có thể là nấm mốc. Để không phải tiếp xúc nhiều với nấm mốc, bạn hãy tránh những đống lá khô gần khu vực nhà bạn. Thực hiện các bước để giảm độ ẩm trong nhà mình bằng cách: sử dụng máy hút ẩm, hạn chế số lượng cây xanh trong nhà, đóng cửa sổ khi không khí bên ngoài có độ ẩm cao, sử dụng các bộ lọc HEPA điều hòa không khí và thay đổi chúng mỗi tháng.

Khói thuốc lá

Khói thuốc lá thường là chất kích thích hơn là chất dị ứng nhưng nó cũng có thể dễ dàng gây dị ứng cho người dễ bị dị ứng. Các bác sĩ đã nhận thấy những người bị dị ứng bởi phấn hoa, lông động vật rất dễ gặp vấn đề về da khi tiếp xúc với khói thuốc lá hay mùi nước hoa quá mạnh. Cách tốt nhất ở đây là tránh xa khỏi thuốc lá.
 
Gián
Loài gián gây ra bệnh hen suyễn và dị ứng ở người. Các chất gây dị ứng có trong nước bọt và phân của chúng. Hãy chắc chắn là làm sạch ngôi nhà của bạn để loại bỏ gián là hành động tốt nhất tránh được những hậu quả mà chúng gây ra.


NHỮNG CÁCH NGĂN NGỪA DỊ ỨNG TRONG MÙA THU

Khi chuyển sang mùa thu, cũng là lúc chuyển mùa nên rất nhiều người dễ bị dị ứng. Sau đây là một số hướng dẫn đơn giản giúp bạn đề phòng dị ứng hiệu quả và thiết thực.

Kiểm tra định kỳ 

Nấm mốc thường phát triển nhanh vào đầu mùa thu và do vậy thật khôn ngoan khi kiểm tra mọi khu vực trong nhà có nguy cơ ẩn chứa nấm mốc. 

Luôn thay thế những tấm thảm đã bị nước làm hỏng và ẩm ướt, cần đảm bảo những chiếc vòi nước nhà bạn không bị rò rỉ. 

Đừng biến ngôi nhà thành hộp kính 

Cần giữ độ ẩm trong nhà ở mức 50% hoặc ít hơn, tránh sự phát triển của nấm mốc và các bụi bẩn trong nhà nếu bạn có tiền sử bị dị ứng. 

Ở những phòng thấp như tầng hầm có thể là một trở ngại, khó khăn, trong trường hợp này sử dụng mái giảm độ ẩm là lý tưởng nhất. 

Chú ý độ ẩm trong nhà 

Bạn có thể mua dụng cụ tạo và hút ẩm để giữ độ ẩm ở mức thích hợp và giảm thiểu các triệu chứng dị ứng. 

Đồng thời cũng nên kiểm tra ảnh hưởng của mức hơi ẩm do cây cảnh trong nhà gây ra, đặc biệt trong phòng ngủ.

Chú ý tới chất chống dị ứng 

Nếu bạn bị dị ứng với các chất dị ứng ở trong nhà, nên phủ lên gối và đệm lớp chống dị ứng.  

Một nghiên cứu gần đây của nước Anh cho biết “hạn chế thời gian sử dụng giường vào ban ngày” sẽ giảm lượng đáng kể bụi bẩn, nấm mốc ở giường. 

Có kế hoạch hoạt động ngoài trời 

Nên lập kế hoạch các hoạt động ngoài trời khôn ngoan để tránh phấn hoan và các vật ẩm mốc - nguồn dị ứng phổ biến. Phấn hoa xuất hiện nhiều trong những ngày khô và gió, giảm nhanh vào những ngày ít gió, mưa hoặc ẩm ướt. 

Vệ sinh máy điều hòa 

Chỉ sử dụng máy điều hòa khi cần thiết và đừng quên vệ sinh máy. 

Giữ nhà cửa thoáng sạch  

Đời sống tình dục cũng có thể bị ảnh hưởng nếu tình trạng dị ứng không được kiểm soát tốt. Một nghiên cứu gần đây phát hiện ra rằng có hơn 80% các cặp đôi thừa nhận có những ảnh hưởng tiêu cực của dị ứng đối với đời sống tình dục cũng như giấc ngủ. Do vậy, luôn đảm bảo các vật dụng sạch sẽ và cửa nhà thoáng cũng là cách giảm nguy cơ dị ứng, nâng cao đời sống tình dục. 

Thuốc chống dị ứng 

Ngăn ngừa các triệu chứng dị ứng bằng thuốc chống dị ứng. Cũng nên đi kiểm tra để được kê thuốc khi dị ứng da, giúp hạn chế đến mức tối đa các triệu chứng dị ứng khó chịu. 

Không để các chất gây kích ứng trong nhà 

Tránh để các chất gây kích ứng trong nhà như các sản phẩm tẩy rửa, vật dụng gia đình, nhà vệ sinh nếu gia đình có người bị bệnh dị ứng và hen suyễn. Tốt nhất nên có thiết bị thông gió ở trong nhà. 

Chú ý chất liệu sàn nhà 

Sàn nhà tốt nhất là sàn bằng gỗ, có vải sơn lót sàn nhà và sàn bằng đá lát. Nếu sàn nhà bạn trải thảm nên sử dụng máy hút bụi chân không phù hợp.

 

10 LOẠI THỰC PHẨM DỄ GÂY DỊ ỨNG NHẤT

Nhà dinh dưỡng học Nimisha Shukla cho biết dị ứng thực phẩm là phổ biến "dị ứng xảy ra do rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Đó là một phản ứng với protein thực phẩm", bà giải thích.

Dưới đây là 10 loại thực phẩm hàng đầu dễ gây dị ứng với nhiều người nhất.

Sữa: Dị ứng sữa thường xảy ra ở trẻ em, nhưng hầu hết trẻ em bị dị ứng sữa thường tự hết sau 3 năm. Dị ứng sữa là do cơ thể không sản xuất lactase, một enzyme cần thiết để tiêu hóa đường chủ yếu trong sữa. Vậy nên, tránh sữa, sữa chua, bơ, pho mát và kem nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose.

Lúa mì: Lúa mì có protein có thể gây ra phản ứng với hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số người có phản ứng tiêu hóa với một chất dính gọi là gluten có trong protein lúa mì. Không phải tất cả mọi người không hấp thụ gluten là dị ứng với lúa mì. Các triệu chứng bao gồm đau bụng, buồn nôn và ói mửa.

Thực phẩm có vỏ như sò, tôm hùm và tôm: Một số người bị dị ứng với chỉ một loại động vật có vỏ và có thể những loại có vỏ khác". Các triệu chứng dị ứng loại thực phẩm này bao gồm sưng tấy, thở khò khè, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng, buồn nôn và chóng mặt.

Trứng: Các triệu chứng của dị ứng với trứng bao gồm phát ban da, nôn, viêm mũi... Cả hai lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng có chứa một số protein có thể gây ra dị ứng. Tuy nhiên, những người bị dị ứng lòng trắng trứng thường phổ biến hơn cả.

Sô-cô-la: Làm sao mà lại có thể dị ứng với sô-cô-la được chứ nhỉ - chắc chắn nhiều người sẽ nghĩ vậy. Thật không may, mặc dù không phổ biến nhưng vẫn có xảy ra. Số-cô-la chứa bột ca cao mà một số người lại không hấp thụ được bột ca cao nên bị dị ứng. Những người bị dị ứng với sô-cô-la cũng nên tránh các sản phẩm khác có chứa ca cao.

Đậu tương: Dị ứng đậu nành thường gặp ở trẻ em hơn là ở người lớn, nhưng hầu hết trẻ em lên 3 tuổi sẽ tự mất đi tình trạng dị ứng này. Các triệu chứng dị ứng đậu tương bao gồm ngứa ran trong miệng, phát ban, ngứa, sưng tấy, thở khò khè, chảy nước mũi hoặc khó thở. Đau bụng, tiêu chảy và buồn nôn cũng rất phổ biến.

Dứa: Shukla nói dứa có thể gây ra phản ứng dị ứng ở một số người chưa thành niên. Một nhiễm trùng cổ họng và sưng trong cơ thể là triệu chứng phổ biến của tình trạng dị ứng này.

Chanh: Chanh có thể gây ra một phản ứng dị ứng nếu cơ thể bạn có một hàm lượng axit cao. Tiêu thụ chanh sẽ làm tăng hàm lượng axit, sau đó chảy qua mạch máu, gây phát ban.

Đậu phộng: Trẻ em thường dị ứng với đậu phộng hơn người lớn. Phản ứng da và các vấn đề về tiêu hóa và hô hấp là các triệu chứng phổ biến. Nếu bạn bị dị ứng với đậu phộng, thêm một biện pháp phòng ngừa là phải tránh sô-cô-la với đậu phộng.

Các loại hạt khác: Điều này bao gồm chủ yếu là trái cây khô như hạt điều và hạt hạnh nhân. Dị ứng các hạt xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Tránh các loại dầu có nguồn gốc từ hạt là tốt nhất. Lối sống của bạn cũng có thể gây dị ứng. Một lối sống lành mạnh sẽ làm cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ hơn và giảm bớt nhạy cảm cảm.



Cách chữa dị ứng đơn giản mà hiệu quả
Mẹo chữa dị ứng thời tiết
Dị ứng thuốc kháng sinh
Trẻ em bị dị ứng nổi mề đay nên xử trí thế nào
Chăm sóc da mặt sau khi bị dị ứng đơn giản rất hiệu quả


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý