NGUYÊN NHÂN - BIỂU HIỆN CỦA BỆNH MỘNG DU
Nguyên nhân gây ra mộng du
Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du. Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du. Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não...
Biểu hiện của bệnh mộng du
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi. Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài... Thậm chí người bệnh tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số người còn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện. Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Có thể rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn. Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.
BỆNH MỘNG DU ẢNH HƯỞNG NGHIÊM TRỌNG ĐẾN CUỘC SỐNG
Các nhà khoa học đã tìm thấy tần số xuất hiện triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi, mất ngủ, trầm cảm và lo âu và chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân mộng du bị thay đổi vào ban ngày cao hơn so với nhóm đối chứng. Bác sĩ, tiến sĩ, giáo sư sinh lý học và thần kinh học Yves Dauvilliers là giám đốc của phòng thí nghiệm giấc ngủ, Bệnh viện Gui-de-Chauliac tại Montpellier, Pháp cho biết, mộng du thường được xem là một căn bệnh lành tính và người lớn mắc căn bệnh nguy hiểm này chúng ta không nên bỏ qua những dấu hiệu của bệnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy 22,8% bệnh nhân mắc bệnh mộng du xuất hiện vào ban đêm và 43,5% xuất hiện mộng du hàng tuần. Ngoài ra, lịch sử của các hành vi bạo lực có liên quan đến giấc ngủ đã được tìm thấy có 58%, trong đó có 17% những bệnh nhân có liên quan đến việc gây chấn thương cho người khác. Vì vậy, căn bệnh này cần được chữa trị và chăm sóc. Những chấn thương được báo cáo trong nghiên cứu bao gồm các vết bầm tím, chảy máu mũi và gãy xương, và chấn thương nặng ở đầu sau khi nhảy ra khỏi cửa sổ ở tầng thứ ba.
Mộng du là do parasomnia ảnh hưởng đến bốn phần trăm người lớn. Căn bệnh có liên quan đến hành vi phức tạp xảy ra trong thời gian khuấy động giấc ngủ do sự chuyển động của mắt chậm (NREM). Trong thời gian mộng du, một phần não tỉnh táo, dẫn đến các hành vi phức tạp và một phần não còn lại trong giấc ngủ NREM, bệnh nhân không có ý thức về các hành vi của họ gây ra.
Theo các tác giả, đây là một nghiên cứu lớn nhất về những bệnh nhân mộng du là người lớn được tập hợp ở phòng khám bệnh, bệnh nhân phải đối mặt với các cuộc phỏng vấn lâm sàng, câu hỏi được chuẩn hóa và đánh giá khách quan bằng polysomnography để nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, hậu quả và sự hoành hành của bệnh mộng du.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí SLEEP có liên quan đến một nghiên cứu đối chứng ở 100 bệnh nhân là người lớn được chẩn đoán mắc bệnh mộng du từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 1 năm 2011. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh bao gồm lịch sử lâm sàng có liên quan đến rối loạn hành vi giấc ngủ REM (RBD), một parasomnia tương tự có liên quan đến các hành vi bạo lực xuất hiện trong giấc ngủ REM. Độ tuổi của bệnh nhân mộng du dao động từ 18 đến 58 tuổi, độ tuổi mắc bệnh trung bình là 30 tuổi. Kết quả nghiên cứu được so sánh với 100 đối chứng khỏe mạnh.
Các yếu tố khởi phát bệnh tăng cả về tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh mộng du được báo cáo có 59%, bệnh có liên quan chủ yếu đến sự căng thẳng, cảm xúc tích cực quá mạnh, mất ngủ, và thường xuyên sử dụng các loại thuốc có ảnh hưởng đến thần kinh vào buổi tối, rượu và ma túy. Tất cả những yếu tố này làm cho bệnh nhân có giấc ngủ chập chờn (SWS) và giấc ngủ NREM không ổn định.
Mộng du là một căn bệnh được chẩn đoán có những hậu quả rõ ràng do rối loạn tâm thần, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Gánh nặng của bệnh mộng du ở người lớn cần được làm nổi bật và nhấn mạnh.
CÁCH TRỊ BỆNH MỘNG DU HIỆU QUẢ
Mộng du là một chứng bệnh thường gặp nhưng lại không xác định được nguyên nhân chính xác gây bệnh. Có tới 40% trẻ em có mộng du vào một thời gian nào đó. Trong gia đình có trẻ mộng du, các trẻ khác cũng dễ mắc và hầu hết là các trẻ phát triển nhanh.
Mộng du là tình trạng đi trong giấc ngủ. Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, người đi trong giấc ngủ tiến hành một số hoạt động trong khi dường như vẫn đang ngủ. Mộng du có thể gặp ở bất cứ tuổi nào, thường gặp ở trẻ em, ngay cả trẻ em mới biết đi, tuổi hay gặp nhất là từ 3-7 tuổi.
Người bệnh đang ngủ, ngồi, mở mắt, đi vòng quanh phòng hoặc đi về phía có ánh sáng, trẻ đi về phòng ngủ của bố mẹ, hoặc đi đến cửa sổ, trèo lên cửa sổ, mở cửa phòng đi ra ngoài...
Thậm chí người bệnh tiến hành một số hoạt động phức tạp như di chuyển đồ đạc, đi vào nhà tắm, cởi hoặc mặc quần áo và nhiều hoạt động tương tự khác. Một số người còn vào ô tô, lái ô tô đi một quãng đường dài trong lúc thực sự đang ngủ. Một số hành vi tình dục có thể xuất hiện.
Người lớn có thể hoặc có ảo giác hoặc ăn trong lúc đang đi. Có thể rất khó đánh thức người đang mộng du như vậy, họ có thể tấn công người đánh thức mình. Thường người bệnh trông vụng về, lóng ngóng, có hành vi kỳ lạ như đi tiểu vào thùng rác. Đôi khi xuất hiện sự kích động, đàn ông hay có hành vi bạo lực hơn.
Mộng du có thể đột ngột kết thúc, người bệnh có thể trở lại giường và tiếp tục ngủ. Mộng du thường xuất hiện 1-2 giờ sau khi ngủ vào giai đoạn 3 và 4 của giấc ngủ NREM (giấc ngủ sâu) và kéo dài từ vài giây đến 30 phút. Khi ngủ dậy, người bệnh không nhớ gì về sự việc đã xảy ra. Mộng du có thể xảy ra hằng đêm, cũng có thể không thường xuyên.
Một số yếu tố liên quan đến mộng du
Người ta cho rằng tình trạng lo âu, mệt mỏi, mất ngủ, hoảng sợ ban đêm, ngủ không có giờ giấc, sốt, ốm đau triền miên, thiếu magiê, trào ngược thực quản, sử dụng một số thuốc điều trị bệnh tâm thần, thuốc an thần, thuốc kháng histamin là những nguyên nhân có thể gây ra tình trạng mộng du.
Tuy nhiên, các yếu tố khác cũng được nhiều chuyên gia tâm thần kinh đề cập đến nữa là lúc đi ngủ bàng quang đầy nước tiểu, ngủ ở môi trường lạ, nơi ngủ ồn ào, có quá nhiều ánh sáng, người ngủ bị stress... cũng có thể dẫn đến tình trạng mộng du.
Ở người lớn, tình trạng này có thể liên quan tới rối loạn tâm thần, phản ứng với thuốc, người uống nhiều rượu, có xảy ra những cơn động kinh cục bộ. Ở người già có thể là biểu hiện của bệnh não như thiếu máu não thoáng qua, các bệnh mạch máu não...
Xử trí bệnh mộng du như thế nào?
Những trường hợp bắt đầu ở tuổi trưởng thành cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa tâm thần nếu bị mộng du thường xuyên, tự gây hại cho bản thân hoặc tấn công người khác... Để an toàn cho người bệnh, nên để họ ngủ ở tầng trệt, trong phòng không có đồ đạc có thể gây hại, cửa phòng và cửa sổ được cài then. Nên để chuông ở cửa ra vào để báo thức cho người khác khi bệnh nhân mở cửa.
Khi đó cần đưa bệnh nhân trở lại giường ngủ và không nên cố gắng đánh thức người đang mộng du vì có thể làm họ bị kích động, để người bệnh ngủ đủ thời gian và có giờ giấc.
Trong một số trường hợp có thể sử dụng thuốc an thần nhóm benzodiazepin, thuốc chống trầm cảm 3 vòng. Nếu bị các bệnh lý khác như động kinh, rối loạn tâm thần cần điều trị các bệnh lý đó.
Riêng đối với trẻ em, khi bị mộng du cần dịu dàng đưa trẻ trở lại phòng ngủ. Trước hết đưa trẻ vào nhà vệ sinh vì có thể trẻ đi tìm chỗ vệ sinh, sau đó đưa trẻ về giường. Mộng du có thể kết thúc ngay khi trẻ nằm lên giường. Đừng trông đợi trẻ thức tỉnh khi trở lại giấc ngủ bình thường.
Bảo vệ trẻ khỏi các tai nạn, mặc dù hiếm nhưng trẻ có thể bị tai nạn, nhất là lúc trẻ đi ra ngoài, có thể bị tai nạn giao thông, bị chó cắn, lạc đường. Vì thế cần khóa cửa, không để trẻ ngủ ở giường hẹp. Giúp trẻ tránh mệt mỏi, kiệt sức vì mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng mộng du.
Nếu trẻ cần được đánh thức sớm vào buổi sáng thì phải đi ngủ sớm hơn vào tối hôm trước. Cố gắng đánh thức đúng giờ đề phòng mộng du: Nếu con bạn thường bị mộng du, ghi chép thời gian từ lúc trẻ ngủ đến lúc bắt đầu mộng du. Sau đó đánh thức trẻ 15 phút trước khi trẻ bắt đầu mộng du, giữ cho trẻ thức 5 phút. Làm như vậy 7 đêm liền. Nếu trẻ bị mộng du lại thì luyện tập tiếp 7 đêm nữa.
MỘT SỐ CÂU CHUYỆN KỲ LẠ VỀ BỆNH MỘNG DU
Mua vé xem bóng đá sân Hàng Đẫy, tỉnh dậy ở triển lãm Giảng Võ
Một trong những bệnh nhân của chứng mộng du đã từng đến khám tại Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hương là một anh bộ đội. Nhận nhiệm vụ đi lấy vé xem bóng đá cho mọi người, sáng sớm anh đạp xe từ Hà Đông đi vào nội thành Hà Nội để mua vé tại sân Hàng Đẫy. Thế nhưng, trưa, rồi chiều không ai thấy anh về. Nửa đêm, anh tỉnh dậy, thấy mình đang ở trong Triển lãm Giảng Võ. Anh không hiểu vì sao mình đi vào được đây, đã gặp những ai trước đó, nói chuyện gì, đã làm gì, đã lang thang những đâu. Chỉ có điều, nhiệm vụ chính là mua vé xem bóng đá thì vẫn chưa hoàn thành.
“Lúc anh đến khám, chúng tôi đã điện não đồ và phát hiện anh đã mắc một cơn động kinh thái dương, khiến anh bị mộng du khi đang thức. Lúc đó, anh tự động đi lang thang. Trông bên ngoài anh này cứ như người tỉnh, ăn mặc đàng hoàng, giao tiếp một cách tự động. Nhưng lúc đó, các vỏ não ngủ, còn trung tâm dưới vỏ não hoàn toàn tự động điều khiển con người. Bởi vậy, lúc tỉnh dậy, anh ấy không thể nhớ mình đã làm gì, gặp những ai” - BS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện tâm thần ban ngày Mai hương kể lại.
Theo BS Hồi, y văn thế giới cũng từng ghi nhận một trường hợp mộng du nhiều giờ liền. Người này đã di chuyển từ nước này sang nước khác bằng máy bay. Trong quá trình mộng du, họ vẫn thực hiện được các thao tác như mua vé máy bay, lên máy bay mà không ai phát hiện ra sự bất thường ở họ. Đến lúc tỉnh dậy, đã thấy mình ở một nơi hoàn toàn xa lạ và không thể nhớ được chuyện gì xảy ra.
Ngoài ra, có không ít người mộng du, đến khi tỉnh dậy thấy mình nằm ở đâu đó gốc cây, chuồng bò, ngoài sân mà bản thân họ cũng không hiểu vì sao. Vì các cơn mộng du thường đến vào lúc giấc ngủ say nhất.
Người mộng du leo trèo như vượn
Với một số người mắc chứng mộng du, họ có thể thực hiện được những chuyến du hành ngoạn mục mà khi tỉnh, họ không thể thực hiện lại được. Chính vì ngủ say nên ý thức lúc đó không hoạt động, sự sợ hãi, kiềm chế không còn, nên những người mộng du này có thể làm các động tác mạo hiểm, khơi dậy những bản năng của tổ tiên. Họ có thể trèo lên mái nhà, đi trên bờ tường hay leo trèo rất nhẹ nhõm. BS Hồi cho rằng, đó là lúc kỹ năng của tổ tiên, bản năng của loài vượn được đánh thức.
Nhà sinh học nổi tiếng người Nga I. I. Metanikôp đã kể về một trường hợp mộng du như vậy. Đó là một cô gái 24 tuổi, làm hộ lý của một bệnh viện. Nhiều đêm, cô gái mắc chứng mộng du này đã lang thang khắp viện. Có lần, bác sĩ trực đã chứng kiến cảnh cô gái tỉnh dậy và đi lên tầng áp mái… Khi tới buồng cầu thang trên cùng, cô mở cửa sổ, đi ra và dạo bước trên mép mái nhà; sau đó cô này lại vào bằng cửa sổ khác và xuống thang. Cô đi không hề gây ra tiếng động nào, các cử chỉ của cô hoàn toàn tự động, hai tay thõng theo thân người hơi cúi xuống; đầu cô giữ thẳng và bất động; mái tóc cô buông xuống, mắt mở to. Trông nữ hộ lý này như một bóng ma.
Cũng phát huy được bản năng của tổ tiên, cô Rachel Wark, 18 tuổi, một sinh viên Mỹ, đã mắc chứng mộng du, nhảy ra khỏi cửa sổ phòng ngủ để đi chơi và rơi xuống từ độ cao khoảng 7,5 mét. Thật ngạc nhiên là sau cú ngã đó, Rachel đã không hề gãy đến một chiếc xương nhỏ.
Tuy vậy, không phải ai cũng may mắn như cô gái trên. Đã có người, chỉ mặc phong phanh đồ ngủ để lang thang trong đêm và chết cóng. Đó là trường hợp của Timothy Brueggeman, 51 tuổi, làm nghề thợ điện ở Wisconsin, Mỹ. Vào tháng 1/2009, người đàn ông này đã đi ra khỏi nhà trong lúc đang “ngủ” chỉ với 1 bộ đồ lót trên người. Sáng hôm sau, người ta tìm thấy ông cách nhà khoảng 200 mét, đã chết vì lạnh cóng dưới nhiệt độ âm 26°C.
Chứng bệnh chỉ phát vào đêm trăng tròn?
Mặc dù chưa có một nghiên cứu khoa học nào khẳng định, chứng bệnh mộng du có trong bệnh động kinh hoặc do rối loạn giấc mơ, thường xảy ra vào đêm trăng tròn. Người ta gọi đó là hội chứng lunatic, lien quan đến ánh trăng. Nhưng đến nay cơ chế người mộng du bị tác động như thế nào vào đêm trăng tròn vẫn chưa giải thích được.
“Hiện tượng thì đúng, các bác sĩ nghiên cứu nhiều, chiêm ngẫm nhiều nhưng chưa giải thích được. Đó là do từ trường, địa từ trường, hay các nhịp vũ trụ, các chu kỳ lớn ảnh hưởng đến con người? Não bộ của con người là một bộ phận cực kỳ nhạy cảm về điện từ trường. Nhưng trong cơ thể con người, với nam hoặc nữ, thì lại có nhiều chu kỳ khác của tự nhiên tác động lên. Phụ nữ thường mắc mộng du nhiều hơn khi có sự kết hợp giữa tuần trăng và chu kỳ kinh nguyệt, thường rơi vào khi nội tiết tố thấp, trước hoặc sau nguyệt san.
Nhưng trong cơ thể con người, còn nhiều bộ phận phụ thuộc vào các nhịp khác, thông số khác như nhịp thời tiết, nhịp mùa, nhịp ngày đêm… Ví như, nhịp tim theo giây, nhịp thở theo phút còn nhịp cảm xúc lại chậm” – BS Hồi lý giải.
Tuy nhiên, chính vì khi mộng du, ý thức con người không hoạt động, trong khi những bản năng gốc lại được trỗi dậy, nên những người khi bị chứng bệnh mộng du cũng có thể trở thành tài năng nhưng cũng có thể trở thành là thảm họa cho người thân nếu có sự can thiệp không đúng lúc.
Những điều cần biết về chứng bệnh mộng du
Bệnh mộng du và cách xử trí
Bệnh mê sảng khi ngủ
Khắc phục tình trạng mộng tinh cho quý ông hết âu lo
Những điều cần biết về chứng bệnh mộng du
(ST)