Chuyển dạ là đỉnh cao của quá trình thai nghén, một điều thú vị đối với bạn và chồng bạn. Nếu biết được những gì sắp xảy ra cho bạn, bạn sẽ chuẩn bị trước cho những tình huống có thể xảy ra. Bạn có thể ghi chép lại một số điều bạn đã quyết định, ví dụ như việc bạn chấp nhận được gây tê, gây mê giảm đau hay gắn dây cho máy theo dõi. Tuy nhiên bạn hãy chuẩn bị thay đổi ý kiến, nếu như các bác sĩ tham vấn cho bạn nêu lên cho bạn hiểu lý do của những việc này.
CÁC TƯ THẾ CHUYỂN DẠ
Mười năm trước, tư thế chuyển dạ truyền thống là nằm ngửa, hai chân giơ lên đặt vào bàn đạp. Người ta gọi đó là tư thế để cắt sỏi (lithotomy) và tư thế này được các bác sĩ và nữ hộ sinh chỉ định, phần lớn do thuận tiện cho công việc của họ. Người ta ít quan tâm đến nguyện vọng của người mẹ hay là tới các sức mạnh tự nhiên, kể cả sức mạnh của trọng lực, coi như hoàn toàn bị loại bỏ trong tư thế trái tự nhiên này. Tư thế có nhiều điều bất lợi.
- Tiến trình chuyển dạ trở nên trì trệ hơn, kéo dài lâu hơn và đau đứon hơn.
- Huyết áp có thể sụt xuống nên lượng máu và dưỡng khí tới em bé ít đi.
- Các mô mềm sàn khung chậu bị em bé đè xuống, sẽ chùng giãn dần dần, dẫn tới việc đòi hỏi phải cắt tần sinh môn trở nên vô cùng cần thiết. Một trong những nguyên do thông thường nhất dẫn tới sa tử cung là tình trạng các mô mềm sàn khung chậu trong quá trình chuyển dạ. Tình trạng này có thể xảy ra nếu giai đoạn hai hoàn tát quá nhanh trước khi các mô mềm có được cơ hội giãn ra.
- Thời gian chuyển dạ kéo dài quá lâu dễ dẫn tới tình trạng kiệt sức của thai nhi và càng thêm có nhu cầu dùng kẹp forceps để đỡ đẻ.
- Tiến trình sổ nhau tự nhiên gần như bao giờ cũng chậm
- Trong tư thế đó, dễ bị sức kéo vào phần lưng dưới hơn tư thế đúng.
Các tư thế tự nhiên
Một phụ nữ, nếu để cho tự do làm theo cách của mình cùng với những phụ nữ khác trong phòng sanh, gần như bao giờ cũng chọn tư thế đứng và có nhiều lý do chính đáng cho sự lựa chọn này:
- Tận dụng được lực kéo hướng xuống của trọng lực kéo hướng xuống của trọng lực để giúp cho em bé ra ngoài.
- Khi co thắt, tử cung co dồn xuống dưới theo chiều thẳng đứng.
- Sức ép hướng xuống của em bé tạo cơ hội cho cổ tử cung và các mô mềm sàn khung chậu có thể căng giãn ra suốt một khoảng thời gian. Hiện tượng này có nghĩa là ít khi có vết rách và ít khi phải cần tới thủ thuật cắt tầng sinh môn và về sau này, ít bị sa tử cung hơn.
- Đường kênh sinh đẻ có dịp được giãn nở dần dần, điều này có nghĩa là ít khi phải dùng tới kẹp forceps.
- Tư thế thẳng đứng rút bớt áp lức đè lên cơ hoành khiến cho hô hấp được dễ dàng và thoải mái hơn.
- Trương lực cơ bắp và chứng đau lưng giảm đi và do đó bớt làm rối trí trong khi chuyển dạ
- Tư thế thẳng đứng có hiệu quả về mặt cơ học, giảm bớt căng thẳng trên cột xương sống và các khớp xương khung chậu. Việc phụ giúp của chồng bạn hay một người bạn trong khi chuyển dạ sẽ được dễ dàng.
Không có tư thế chuyển dạ nào là đúng hay sai; bạn sẽ cần tìm ra tư thế nào thoải mái nhất cho bạn khi chuyển dạ của bạn tiến triển.
Bạn có thể giảm tối đa khả năng làm tổn thương các cơ bắp sàn khung chậu trong suốt thời gian chuyển dạ bằng cách thực hiện các bài tập sàn khung chậu trong suốt thời gian mang thai,hầu giữ cho các cơ bắp và mô mềm được săn chắc. trong khi chuyển dạ, bạn hãy cố gắng chọn tư thế thẳng đứng và cố gắng đi lại càng nhiều càng tốt.
Sau khi sinh em bé,bạn hãy cố gắng bắt đầu tập theo các bài tập luyện sàn khung chậu.
ĐỂ CHO KHỎI ĐAU
Một quyết định lớn đối với phụ nữ là có hay không nên tiến hành đẻ tự nhiên, tức là trông cậy vào các bài tập thở để đối phó với lo âu và đau đớn không nhờ đến thuốc chống đau tổng hợp, hay là lợi dụng các thuốc giảm đau sẵn có cho việc sinh đẻ.
Quyết định hành không phải lúc nào cũng dễ dàng và bạn nên bàn vấn đề này với chồng bạn, với càng nhiều càng tốt những người bạn đã từng sinh đẻ, với các bác sĩ và nữ hộ sinh. Bạn cũng nên thu thập càng nhiều thông tin càng tốt về các biện pháp thay thế, bằng cách đọc sách báo nói về vấn đề này..
Theo chỗ tôi biết, phụ nữ thường quyết định không dùng thuốc chống đau hơn là quyết định chấp nhận được giảm đau. Trong trường hợp bạn thực sự chấp nhận dùng thuốc giảm đau trong khi chuyển dạ, bạn nên nhớ rằng, ngoài việc làm giảm đau, các thuốc này sẽ làm cho bạn ngủ luôn. Một số thuốc khác có thể khiến cho bạn cảm thấy đầu rỗng tuếch và không ở trong thế giới bình thường bởi lẽ bạn đã phần nào không còn ý thức về những điều xảy ra quanh mình. Nhiều phụ nữ muốn được trải qua hết mọi gian nan của tiến trình sinh đẻ, can thiệp như vậy vào chức năng sinh đẻ bình thường của họ là điều họ không chấp nhận được.
Bạn cũng phải cân nhắc rằng đa số các thứ thuốc sẽ thấm qua bánh nhau để tới em bé một khi bạn đã dùng thuốc và trong máu em bé nồng độ thuốc sẽ cao hơn là trong máu bạn. Một số phụ nữ không thể chấp nhận được điều này.
Một điều phổ biến là phụ nữ khi bước vào chuyển dạ thường tin rằng mình kiên cường và có thể không cần tới thuốc chống đau. Tuy nhiên, không thể nào biết trước được sức chịu đau của bản thân mình là đến đâu và không thể nào tiên đoán được bất cứ vấn đề gì, vậy bạn hãy bỏ hết thành kiến khi bước vào tiến trình chuyển dạ và nếu bạn thực sự cảm thấy cần được giảm đau, bạn hãy thực sự cân nhắc vấn đề này khi bác sĩ đề nghị. Nếu chấp nhận thì bạn cũng đừng cảm thấy mình tội lỗi. Mặt khác, không bó buộc phải dùng thuốc giảm đau sớm hơn ý muốn. Một câu nói khích lệ của chồng bạn hay một người bạn có thể giúp bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này. Đừng tránh dùng thuốc chống đau để rồi có mặc cảm mình là vật hy sinh
Thuốc an thần
Cho uống với liều nhỏ trong giai đoạn đầu của tiến trình chuyển dạ, các thuốc này nhằm làm giảm lo âu và khiến cho bạn buồn ngủ. Thuốc an thần thông dụng nhất trong sản khoa là Valium.
Trong trường hợp bạn ngủ thiếp đi hoặc ngủ gà ngủ gật, bạn có thể thức dậy còn ngái ngủ và không có khả năng đương đầu với tiến trình chuyển dạ của mình. Những thuốc này cũng làm yếu đi chức năng hô hấp của em bé.
Thuốc làm giảm đau
Các loại thuốc này làm cho trung khu cảm giác đau trong não tê cóng và người ta sử dụng loại thuốc này để làm giảm sự âu lo và căng thẳng cũng như làm giảm cơn đau. Người ta sử dụng chúng như phẫu thuật viên sử dụng một loại thuốc chuẩn bị làm cho bệnh nhân thư giãn trước khi mổ. Trong nhiều bệnh viện có thông lệ là cho meperidine (Demerol) trong giai đoạn đầu chuyển dạ. Mục đích của việc cho thuốc giảm đau như meperidine là vì nếu giai đoạn chuyển dạ kéo dài, người mẹ sẽ kiệt sức, tuy nhiên với những phương tiện hiện đại, cũng ít chuyển dạ kéo dài và dù sao thì meperidine cũng không có tác dụng giảm đau đối với mọi phụ nữ, như buồn ói và có cảm giác hão huyền. Nói chung, đây là một loại thuốc ngủ. Thêm vào đó, thuốc thấm qua nhau khiến cho em bé ngủ lơ mơ khi ra đời.
Làm mất cảm giác đau bằng cách cho hít thuốc xông hay khí và không khí (nhiều khi là một hỗn hợp dưỡng khí và nitơ ôxýt) được cho tự hít ngay trước đỉnh cao co thắt và khiến cho bạn cảm thấy đầu rỗng tuếch. Một trong những lợi ích chính của hình thức làm giảm đau này là, dù nó không có tác dụng đi nữa, thì nó cũng cho bạn có việc gì làm để quên những cơn co thắt khó khăn.
Phương pháp làm giảm đau bằng khí xông được sử dụng tốt nhất là trong giai đoạn đầu của tiến trình chuyển dạ. Bạn cần cho đầu óc được sáng suốt trong giai đoạn thứ nhì khi bạn rặn để em bé ra đời. Khí nitơ ôxyt có tới được em bé, song cả ôxy cũng tới được, nên cũng có lợi
Thuốc tê, thuốc mê
Các thuốc này làm giảm ý thức cảm giác đau của bạn và là những phương tiện có hiệu quả nhất để chuyển dạ mà “không đau”
Phương pháp gây mê ngoài màng cứng làm giảm cơn đau nhưng còn để lại cho bạn ý thức mình có khả năng tham gia vào tiến trình sing đẻ.Ngay cả trong phẫu thuật mổ lấy thai người ta cũng sử dụng cách gây mê ngoài mang cứng.Phương pháp này quả là gia tăng phần kỹ thuật hỗ trợ tiến trình sinh nở của bạn vì bạn sẽ cần tơi một dịch truyền qua tĩnh mạch để giữ cho thành phần nước trong cơ thể bạn được duy trì ở mức cao nếu như hưyết áp của bạn có hạ thấp.Người ta sử dụng một ống thông vì bạn có thể mất cảm giác ở bàng quang, mọt máy theo dõi thai và một máy ghi biểu đồ các co thắt tử cung.
Người ta chỉ cần gây mê trong trường hợp bạn cần phải mổ lấy thai cấp cứu. Người ta sử dụng thuốc tê tại chỗ lúc đỡ đẻ trong trường hợp bạn phải đỡ đẻ bằng forceps hay hút với máy tạo chân lông, hoặc khi bạn có chỗ rách hoặc bị cắt âm hộ cần khâu. Thuốc tê được chích vào lớp mô đáy chậu hoặc vào vách âm đạo.
Các phương pháp khác
Phương pháp châm cứu đã được sử dụng thành công cho phụ nữ trong tiến trình chuyển dạ. Bạn sẽ cần phải biết tường tận phương pháp này tác động như thế nào và quen với những gì bạn sẽ cần phải làm.
Kích thích dây thần kinh qua da (TENS) là một phương pháp - bắt nguồn từ Thụy Điển - sử dụng các chất chống đau tự nhiên của cơ thể, là các chất endorphin. Người ta kích thích các chất này bằng một dòng điện, truyền qua những điện cực gần lên cơ thể bạn và bạn có thể điều chỉnh cường độ dòng điện để thích hợp với nhu cầu của bạn.
SINH ĐẺ TỰ NHIÊN
Việc kết hợp các kỹ thuật thư giãn và thở như một phương tiện làm giảm đau trong khi sinh đẻ là một phương pháp cổ xưa. Có một phương pháp có tên là Tâm Lý Dự Phòng (Psychoprophylaxis) dùng tâm trí để tránh khỏi sợ hãi và đau đớn.
Có nhiều phương pháp khác nhau và các phương pháp này được giảng dạy trong các khóa học về sinh đẻ và thông qua các nhóm học tập sinh đẻ. Người ta sẽ khuyên bạn nên học các khóa này và thực tập đều đặn cùng chồng.
Phương pháp này đòi hỏi bạn hiểu tường tận điều gì xảy ra cho bạn vào bất cứ giai đoạn nào của tiến trình chuyển dạ. Bạn sẽ cần phải học cách thư giãn cả về mặt thể chất lẫn tinh thần. Ở đây, bạn có thể được chồng bạn giúp đỡ bằng ánh mắt hay mát-xa chẳng hạn.
CÁC KỸ THUẬT THỞ
Nếu bạn học thở ở nhiều mức nông sâu khác nhau, bạn có thể sử dụng những cách thở này cho những giai đoạn khác nhau của tiến trình chuyển dạ để giúp bạn thư giãn, làm chủ cơ thể của bạn và giữ bình tĩnh khi các cơn co thắt trở nên mạnh mẽ hơn.
Thở sâu
Thở như vậy là lý tưởng lúc bắt đầu và lúc kết thúc các cơn co. Để kiểm tra xem bạn có thở đúng cách không, bạn hãy nhờ ai đó áp hai bàn tay lên phía lưng dưới của bạn. Khi bạn hít vào, hai bàn tay của họ phải chuyển động. thở sâu làm cho ta trầm tĩn lại.
Thở nông
Tới đỉnh cao của một cơn co, bạn phải thở mau và nông. Bạn chỉ đưa không khí vào phần đỉnh của lồng ngực thôi nên làm chuyển động hai bàn tay áp lên hai xương bả vai. Bạn hãy hơi hé môi và thở qua cuống họng.
Thở nhẹ
Trong giai đoạn chuyển tiếp khi các cơn co dồn dập và khó khăn, nhưng bạn vẫn cố gắng không quỵ cho đến khii cổ tử cung mở rộng hoàn toàn, bạn phải thở hổn hển để tự ngăn chặn cho đừng rặn. Các hơi thở này ngắn và mau, giới hạn khả năng đẩy dồn xuống của bạn, tuy nhiên bạn chớ đưa không khí vào nhiều quá kẻo bạn sẽ cảm thấy muốn xỉu đấy. Bạn hãy hở hổn hển trong 15 giây, rồi bạn hãy nín hơi trong 5 giây. Bạn có thể nghĩ ngay cả tới nhịp “hứ, hứ, phù”
THƯ GIÃN THỂ CHẤT
Nếu bạn gồng một phần đoạn nào đó trên cơ thể bạn, như nắm tay chẳng hạn, rồi buông thả, bạn có thể nhận thấy ngay sự khác biệt. Đó là căn bản cho một kỹ thuật thư giãn trong khi sinh đẻ. Để học được kỹ thuật này, bạn hãy ra lệnh lần lượt cho những phần đoạn cơ thể của mình gồng lên rồi thả lỏng. Như vậy bạn sẽ có thể nhận thức được cảm giác thư giãn và sẽ thực hiện được cảm giác đó trong một cơn co và để cho tử cung co thắt mà phần cơ thể còn lại không phải gồng theo. Chồng bạn có thể phụ giúp bằng cách nhận ra xem bạn có gồng mình không và cho bạn thấy điều đó bằng bàn tay chạm nhẹ để cho bạn thả lỏng ra. Bạn có thể thực tập kỹ thuật này mỗi ngày.
- Bạn hãy nằm xuống trong một tư thế thoải mái và nhắm mắt lại
- Hai tay xuôi hai bên gan bàn tay ngửa lên, bạn hãy tập trung nghĩ tới tay bên phải
- Gồng tay lên rồi buông thả. Hãy khiến cho bàn tay cảm thấy nặng trĩu và ấm lên.
- Đè khuỷu tay bạn xuống giường hay xuống sàn và thả lỏng.
- Bạn hãy tập trung vào phía bên phải cơ thể bạn, và gồng lên rồi thả lỏng thông qua cần tay, cánh tay và vai. Bạn hãy nhũn vài lên rồi thả xuống.
- Lặp lại động tác trên phía bên trái cơ thể bạn.
- Thư giãn hai khớp hông bằng cách xoay đầu gối bạn ra phía ngoài. Bạn hãy đè lưng xuống sàn hay mặt giường rồi buông lỏng.
- Giờ đây chắc là nhịp thở bạn đã chậm lại rồi. Hãy kiểm tra xem có đúng là đã chậm lại chưa
- Bạn hãy ngậm miệng lại rồi nới lỏng xương hàm ra, lưỡi nằm trên khoang miệng. Bạn hãy nghĩ tới gương mặt mình và làm cho mặt thư giãn, loại bỏ hết các nếp nhăn.
THEO DÕI THAI BẰNG MÁY ĐIỆN TỬ
Trong trường hợp bạn quyết định chấp nhận được đỡ đẻ bằng kỹ thuật tiên tiến trong bệnh viện, người ta sẽ gắn dây nối liền bạn với máy kiểm tra điện tử để theo dõi các cơn co thắt tử cung và nhịp tim em bé. Trang thíêt bị này thật ra là một ống nghe và một ống soi thai kỹ thuật siêu đẳng.
Máy ngày hoạt động ra sao?
Người ta sẽ cột những dây đai quanh người bạn và một điện cực nhỏ xíu sẽ được gắn vào đầu em bé. Đường biểu diễn các cơn co của bạn và nhịp tim em bé ghi trên giấy được in ra. Các cơn co và nhịp tim cũng được ghi hình trên màn hình video dưới dạng những đợt sóng ngắt quãng bằng những điểm đèn nháy.
Trong một cơn co, luồng máu đưa tới bánh nhau bị chặn lại một giây. Nếu em bé nhận được đủ ôxy nhịp tim phải tiếp tục đập đều. Bác sĩ sẽ theo dõi các đường biểu diễn in ra xem có dấu hiệu vực sâu trên biểu đồ nhịp tim không.
Để gắn điện cực lên đầu em bé, người ta chọc cho vỡ nước ối khi cổ tử cung giãn nở được ít nhất 2- 3 cm. Ngoài máy ghi nhịp tim theo dõi em bé, người ta có thể đặt thêm một dụng cụ thứ hai giữa em bé và vách tử cung để đo áp suất bên trong tử cung khi tử cung co thắt và ghi nhịp co thắt. Một điều bất lợi hiển nhiên của cách theo dõi thai bằng máy điện tử này (electronic fetal monitoring EFM) là bạn không thể nào đi lại trong quá trình chuyển dạ.
Có thể nhận thấy một điều bất lợi nhỏ của phương pháp EFM. Vì nhân viên điều hìanh máy chú ý hơn đến những biến động nhỏ, họ dễ can thiệp vào tiến trình chuyển dạ hơn là để cho tiếp diễn một cách tự nhiên.
Thêm vào đó, các em bé được theo dõi bằng máy điện tử ra đời bằng phẫu thuật mổ lấy thai nhiều hơn gấp ba.
Phương pháp EFM làm tăng rất nhiều số trang thiết bị điện tử trong phòng sinh, khiến cho bầu không khí nơi này trở nên vô trùng và có không khí buồng bệnh, bác sĩ trong phong cũng vậy, họ tập trung vào máy hơn là vào bạn.
Kiểu mới nhất của phương pháp EFM sử dụng các làn sóng truyền thanh.Người ta gọi đó là Đo Vô Tuyến(Telemetry).Không có giây nối liền với trang thiết bị theo dõi, do đó bạn tự do đi lại trong phòng.Máy theo dõi em bé được gắn liền với một máy truyền thanh cột đai vào đùi bạn.
Khi nào thì cần thiết?
Bạn sẽ luôn luôn được theo dõi bằng máy điện tử trong trường hợp bạn được đỡ đẻ chỉ huy hay vì bất cứ lý do gì khiến người ta phải thúc đẩy tiến trình chuyển dạ của bạn.Những tiến trình thai ngén có nguy cơ cao, như khi bạn có bệnh tiểu đường hay huyết áp cao, hoặc khi bạn được gây tê ngoài màng cứng, cũng cần phải được theo dõi.
Các vấn đề trong tiến trình chuyển dạ
Với việc chăm sóc tiền sản cẩn trọng, người ta phải tiên lượng được bất cứ vấn đề nào có thể xẩy ra trong tiến trình chuyển dạ. Những vấn đề này bao gồm những chứng bệnh như nhau tiền đạo, khi nhau gắn phía dưới tử cung và có thể gây trở ngại cho tiến trình sinh đẻ.Tình trạng không cân xứng, khi khoang ổ chậu quá hẹp để cho đầu em bé lọt được xuống đường kênh sinh đẻ,phải được ghi nhận ngay trong kỳ khám thai đầu tiên.Trong những trường hợp như vậy,bác sĩ sẽ phải thực hiện môt phẫu thuật mổ lấy thai,mặc dù bác sĩ có thể cho bạn thử chuyển dạ xem có thể đỡ đẻ qua đường âm đạo tự nhiên được không.
Người ta có thể xác định tư thế của em bé trong tử cung vào tuần thứ 36.Trường hợp em bé ở tư thế ngôi mông, xương chẩm phía sau hay xoay ngang, có thể dẫn tới chuyển dà kéo dài.
Một số yếu tố mà người ta không phải lúc nào cũng tiên lượng được là trường hợp chuyển dạ kéo dài do cái được gọi là tử cung “lười biếng”, khi tử cung không thể co đủ mạnh hay một cách đều đặn.Bạn có thể cần truyền dịch qua tĩnh mạch để làm cho các cơn co mạnh hơn, cần mổ lấy thai hay được đỡ đẻ bằng kẹp forceps.
Khoảng 5% em bé ra đời trước thời hạn 37 tuần, gọi là sinh thiếu tháng.Một em bé ra đời lúc được 39 tuần nhưng cân năng dưới 2,5 kg cũng có thể gọi là sinh non.
Chắc hẳn là em bé sẽ cần được đưa vào khoa chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh để người ta có thể kiểm tra giám sát thân nhiệt, việc nuôi dưỡng và chức năng hô hấp.Bạn sẽ phải kiên nhẫn và ở gần lồng ấp em bé để chăm lo cho bé càng nhiều càng tốt.
CÁC TƯ THẾ ĐỂ CHUYỂN DẠ
Bạn hãy dựa vào chồng bạn để lấy khối nặng của em bé rời khỏi cột sống của bạn. Anh ấy có thể thoa nắn lưng cho bạn.
Bạn hãy đặt một chiếc gối lên tựa lưng của ghế và bạn hãy ngồi tì lên gối, hai đầu gối co lại. Tư thế này thoải mái trong giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ
Trong trường hợp em bé của bạn ở tư thế ngôi mông, bạn hãy chọ tư thế quỳ bốn chân để giảm áp lực lên cột sống của mình
CÁC TƯ THẾ ĐẺ
Trong quá trình chuyển dạ, bạn sẽ khám phá ra những tư thế nào giúp bạn cảm thấy dễ chịu và đó có thể là một trong những tư thế bạn lựa chọn để đẻ.
Người ta đã sử dụng những hình thức ghế đẩu ngồi đẻ hàng thế kỷ nay
Ngồi chồm hỗm là một tư thws sinh đẻ lý tưởng. Nếu bạn ngồi chồm hỗm trên giường, phải có người đỡ bạn
Trong tư thế ngồi ngả lưng này, bạn có thể dựa lưng vào chồng bạn, như một điểm tựa
(St)