Triệu chứng của bệnh suy thận thường không xuất hiện trong giai đoạn đầu của bệnh. Tuy nhiên, khi mắc bệnh, người bệnh vẫn có một số thay đổi nhất định.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH SUY THẬN
Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ
Triệu chứng thường thấy
Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:
- Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu
- Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt
- Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.
- Nước tiểu của bạn có thể có máu
- Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn
Dưới đây là môt tả của bệnh nhân:
“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”
“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”
“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”
Triệu chứng 2: Phù
Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và/hay tay
Mô tả của bệnh nhân
“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”
“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”
“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”
Triệu chứng 3: Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith'-ro-po'-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.
Mô tả của bệnh nhân
“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh nào.”
“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”
“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”
Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi mãu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.
Mô tả của bệnh nhân:
“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà đào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”
“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”
Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn
Mô tả của bệnh nhân
“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”
“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”
“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”
Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn
Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.
Mô tả của bệnh nhân
“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”
“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”
Triệu chứng 7: Thở nông
Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở nông
Mô tả của bệnh nhân
“những lúc tôi thở nông, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”
“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”
“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”
Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lanh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lanh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”
“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”
Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung
Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”
“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”
“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”
Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn
Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.
Mô tả của bệnh nhân“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rắng đó là do các vấn đề ở thận”
“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”
“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”
CÁC BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GÂY TỬ VONG Ở BỆNH SUY THẬN MẠN
Suy thận mạn là hội chứng mà chức năng thận bị giảm dần, không hồi phục và ngày càng nặng. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối, nếu không được điều trị thay thế, bệnh nhân sẽ bị tử vong do các biến chứng.
Suy thận giai đoạn đầu thường ít triệu chứng, khi đã có dấu hiệu như: buồn nôn, nôn, biếng ăn, mệt mỏi, tiểu ra máu, tăng creatinin huyết… thì có thể bệnh đã ở giai đoạn muộn.
Phương pháp điều trị suy thận chủ yếu là bảo tồn, cải thiện triệu chứng bằng cách dùng thuốc, kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đến giai đoạn cuối, điều trị thay thế thận là bắt buộc để kéo dài sự sống của bệnh nhân.
Hiện nay, nhiều bệnh nhân đang có xu hướng dùng bổ sung các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, an toàn khi dùng lâu dài để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị suy thận, nổi bật cho dòng sản phẩm này và đã được khẳng định qua nhiều hội thảo khoa học uy tín là thực phẩm chức năng Ích Thận Vương. Sản phẩm có thành phần chính là cây dành dành chứa nhiều chất có hoạt tính sinh học cao, kết hợp với một số dược liệu khác như: đan sâm, hoàng kỳ, râu mèo, mã đề, linh chi đỏ,… giúp bảo vệ, tăng cường chức năng thận, kiểm soát các nguyên nhân gây suy thận, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị và ngăn chặn biến chứng của bệnh suy thận.
THỰC PHẨM NGƯỜI BỆNH THẬN CẦN TRÁNH
Năm 2006, tạp chí Nephrology của Mỹ có đưa tin một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận đã phát sinh phản ứng nguy kịch sau khi ăn khế, khiến chức năng thận giảm và dẫn đến tình trạng thận bị hỏng hoàn toàn.Hiện tượng thường gặp khi trúng độc khế là nấc (thể nhẹ), nôn mửa, suy nhược thần kinh, mất ngủ, thay đổi ý thức, co giật và huyết áp hạ vv...
Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia chuyên trị bệnh thận ở Bệnh viện Shijianzhuarg (Trung Quốc) nói về những loại thực phẩm nhóm người mắc bệnh thận không nên ăn.
Nguyên tắc chung
Những người mắc bệnh thận tránh ăn hải sản, thực phẩm chứa nhiều gia vị và chất gây kích thích như rượu bia, cay nóng và các loại thức ăn gây cảm ứng. Nên tránh tất cả các loại thực phẩm làm tăng nhiệt bên trong cơ thể. Những người mắc bệnh phù nề nên giảm ăn muối, những người không mắc chứng phù nên cũng nên hạn chế muối ăn. Riêng những người suy thận, tăng kali huyết cần tránh xa thực phẩm có hàm lượng kali cao. Bệnh nhân tiểu tiện máu (huyết niệu) và axit uric cao nên tránh ăn phủ tạng động vật.
Đối với đồ uống, thuốc lá và thuốc chữa bệnh:
- Chỉ nên uống một lượng nhỏ rượu bia, bệnh nhân suy thận nên tránh hẳn rượu.
- Chè có thể uống được nhưng chè đặc nên tránh. Đơn giản, những hợp chất có trong chè, nhất là caffein có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Trong số những loại chè thì chè xanh được xem là tốt nhất vì có hàm lượng caffein thấp, giàu polyphenol có tác dụng khử caffein và lợi tiểu.
- Không nên dùng cà phê vì nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, làm xơ cứng động mạch và có hại cho thận.
- Tuyệt đối không được hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipit và gây co thắt động mạch. Tất cả những yếu tố này đều làm trầm trọng thêm cho bệnh gan và thận.
- Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong điều trị bằng liệu pháp hóa trị liệu, các loại thuốc kháng viêm steroid và các loại thuốc giảm đau , thuốc gây mê và các tác nhân làm co giãn tĩnh mạch.
Đối với các loại thịt:
- Nhóm người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận không nên ăn thịt gà, bởi thịt gà giàu protein, nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra hiện tượng tăng urê huyết và gây suy thận.
- Không nên ăn thịt ngỗng
- Không nên ăn thận lợn vì nó giàu cholesterol và purin, nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây hiện tượng tăng lipit huyết và tăng axít uric-huyết, cả hai hiện tượng này đều làm cho bệnh thận thêm trầm trọng. Vì lý do trên những người mắc bệnh thận, đặc biệt là nhóm có hàm lượng mỡ máu cao cần tránh xa món ăn khoái khẩu này.
Nhóm hải sản cần tránh:
Cá sú vàng (yellow croaker), cua, cá cơm, cá trích, sò.. là nhóm thực phẩm không có lợi cho người mắc bệnh thận, vì chúng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, tạo gánh nặng cho thận...
Hoa quả, trái cây cần tránh:
- Tránh ăn chuối vì chuối có hàm lượng natri cao, vì những người bệnh thận, phù nề, cao huyết áp cần hạn chế muối. Ăn chuối thường xuyên có thể tạo gánh nặng cho thận, gây bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính.
- Tránh ăn dưa hấu vì giàu hàm lượng kali. Ở những người khỏe mạnh không có vấn đề gì nhưng những người mắc bệnh thận, suy thận có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.
- Đường và enzyme có trong dứa là thuốc lợi tiểu có lợi cho người viêm thận và cao huyết áp, nhưng nó lại giàu bromelain làm hòa tan hemaleucin và casein nên những người mắc bệnh thận không nên ăn quá nhiều dứa.
- Quýt là vị quả giàu vitamin C, làm tăng quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate làm cho bệnh tình thêm nặng nên người bệnh thận không nên ăn quá nhiều quýt.
- Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn thực phẩm mát không nên ăn lựu mặc dù nó rất tốt cho nhóm người khỏe mạnh.
Các loại rau cần tránh:
Gồm rau bina, gừng, măng tre. Ăn nhiều rau bina có thể làm tăng quá trình kết tinh muối trong ống nước tiểu. Bệnh nhân nhiễm trùng nước tiểu viêm bàng quang không nên ăn quá nhiều gừng. Măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Những người bị suy thận cũng nên tránh ăn đậu đỗ vì chúng rất giàu protein, làm tăng quá trình tiết protein qua đường tiểu.
Bệnh suy thận nên ăn gì?
Nguyên nhân suy thận
Ăn kiêng cho người suy thận
Triệu chứng khi bị suy thận
Bệnh suy thượng thận
(ST)
Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.
Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.
Những thức ăn nên hạn chế
- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.
- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….
Những thức ăn nên dùng
- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.
- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.
- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.
Các món ăn có lợi nhất:
- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
- Bột sắn dây nấu chè.
- Bánh bột lọc.
- Khoai tây, khoai lang rán.
Lượng thực phẩm dùng trong một ngày
- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.
- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.
- Nước mắm 1 thìa.
- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.
- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/chedoan/suythan.html#sthash.RIixdYT9.dpufNgười bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia… Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.
Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300 ml.
Những thức ăn nên hạn chế
- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.
- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim….
Những thức ăn nên dùng
- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến dong, bột sắn, khoai lang.
- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.
- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.
Các món ăn có lợi nhất:
- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
- Bột sắn dây nấu chè.
- Bánh bột lọc.
- Khoai tây, khoai lang rán.
Lượng thực phẩm dùng trong một ngày
- Thịt nạc (cá, tôm) 100 g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.
- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
- Gạo (hoặc mì) 120 g. Có thể thay bằng 150 g miến dong hoặc 300 g khoai lang, khoai sọ.
- Nước mắm 1 thìa.
- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300 g.
- Chuối, na, vải, nhãn 200-300 g.
- See more at: http://www.thaythuoccuaban.com/chedoan/suythan.html#sthash.RIixdYT9.dpuf