NGUYÊN NHÂN - TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH THỦY ĐẬU
Vì sao con bạn bị thủy đậu?
- Các nhiễm virus được chuyển từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp với các mụn nước thủy đậu bị phá vỡ và thông qua không khí.
- Thời kỳ lây nhiễm thủy đậu thường kéo dài từ khoảng 3 ngày trước khi thấy phát ban xuất hiện cho đến khi tất cả các mụn nước đã hình thành vảy.
- Thời kỳ ủ bệnh từ khi nhiễm bệnh thủy đậu cho đến khi các mụn nước vỡ ra và các triệu chứng xuất hiện là từ 10 đến 20 ngày.
Điểm mặt các triệu chứng của bệnh thủy đậu?
- Trẻ sẽ bị một phát ban và phát ban này thường bắt đầu ở cơ thể và khuôn mặt, sau đó mới lây lan đến da đầu và chân tay.
- Nó cũng có thể lan ra các màng nhầy, đặc biệt là trong miệng và trên bộ phận sinh dục của trẻ.
- Các phát ban này thường ngứa.
- Đầu tiên, thủy đậu chỉ là những đốm nhỏ màu đỏ, sau đó chúng tiếp tục phát triển thành mụn nước trong một vài giờ.
- Sau 1-2 ngày, các mụn nước chuyển thành ghẻ lở.
- Số lượng những nốt thủy đậu nhiều hay ít thường rất khác nhau ở mỗi trẻ.
- Những trẻ bị nhiễm bệnh có thể bị sốt
- Bệnh thủy đậu kéo dài từ 7 đến 10 ngày ở trẻ em.
- Nếu như khi đã trưởng thành mới b��� thủy đậu thì bạn có thể cảm thấy bệnh nặng hơn và mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Người lớn cũng có nhiều khả năng bị biến chứng nhiều hơn so với các em nhỏ.
Những ai có nguy cơ biến chứng?
- Phụ nữ mang thai
- Những người có hệ miễn dịch yếu, chẳng hạn như những người bị bệnh bạch cầu cấp tính, mãn tính hoặc HIV.
- Bệnh nhân dùng thuốc để ngăn chặn hệ thống miễn dịch
- Những người trong nhóm người có nguy cơ tiếp xúc với siêu vi khuẩn varicella-zoster hoặc có thể tiêm varicella-immunoglobin-zoster để tăng cường khả năng miễn dịch của họ.
Làm thế nào để các bác sĩ chẩn đoán?
- Chẩn đoán thủy đậu được thực hiện bằng cách quan sát các triệu chứng và sự xuất hiện đặc trưng của phát ban.
Thủy đậu điều trị như thế nào?
- Việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng.
- Hãy nhớ rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên ở nhà để tránh truyền nhiễm cho người khác.
- Tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ.
- Chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tìm cách giảm ngứa cho trẻ
- Nếu con bạn bị đau hay bị sốt, bạn có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn.
- Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho tình trạng ngứa tồi tệ hơn.
- Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.
Những biến chứng có thể phát sinh?
- Vi khuẩn có thể lây nhiễm ở các mụn nước.
- Thỉnh thoảng có thể để lại các vết sẹo trên da
- Viêm kết mạc.
- Viêm phổi.
- Trong trường hợp hiếm gặp, bệnh thủy đậu có thể dẫn đến biến chứng như viêm màng não, viêm não, viêm tim hay hội chứng mắt đỏ...
Lưu ý:
Khi một đứa trẻ đã bị thủy đậu, trẻ sẽ có miễn dịch đối với bệnh này cho phần còn lại trong cuộc sống của trẻ sau này. Tuy nhiên, virus có thể trở lại giống như bệnh zona.
CÁCH BẢO VỆ TRẺ TRƯỚC MÙA DỊCH THỦY ĐẬU
Thủy đậu là một bệnh có tính lây nhiễm rất cao và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Phòng ngừa bằng vắc-xin được xem là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay.
Đến hẹn lại lên, mỗi năm vào khoảng tháng 2, thủy đậu trở thành mối lo của các bậc phụ huynh có con nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 1 - 13 tuổi, vì đây là thời điểm dịch thủy đậu xảy ra. Có đên 90% sô tre em măc bên h trong giai đoạn 1 - 10 tuổi. Bệnh biểu hiện qua các ban sần - mụn nước gây khó chịu và ngứa toàn thân, kèm theo sốt. Trẻ thường gãi móng tay vào mụn nước khiến chúng vỡ ra gây nhiễm trùng, do đó, lẽ ra con siêu vi trùng này chỉ gây tổn thương nông ở bề mặt da, nay bị các vi khuẩn làm tổn thương sâu da bé, khi lành bệnh tạo thành những sẹo.
Bệnh xuất hiện chủ yếu tại các trường học, cơ quan hay xí nghiệp và thường gây thành dịch vì siêu vi có tốc độ lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh ở những nơi đông người; qua tiếp xúc với dịch tiết của các bóng nước vỡ ra; và từ mẹ sang con khi bị nhiễm thủy đậu trong thai kỳ; bệnh còn có thể lây lan từ những người bệnh trong giai đoạn ủ bệnh chưa có triệu chứng.
Nguy hiểm và dễ lây lan như thế nhưng không ít người vẫn cho rằng thủy đậu là bệnh nhẹ, nên chủ quan và không chú ý đến việc phòng ngừa. Những suy nghĩ kiểu như: “Bị thủy đậu, chỉ cần chăm sóc kỹ và bôi thuốc la hêt ngay, không an h hươn g đên sưc khỏe”; “không cần phải chích ngừa sớm, đợi đến khi có dịch chích ngừa luôn thể”; hay “người lớn không cầm phai chích ngưà thuỷ đâụ ”… la nhưn g suy nghĩ sai lâm kha phô biên hiên nay của người dân. Rất nhiều trường hợp cha mẹ chỉ khi nhìn thấy đứa trẻ bên cạnh nhà bị thủy đậu mới hốt hoảng mang con đi chủng ngừa, nhưng con vẫn bị thủy đậu cho dù đã chích ngừa. Kiểu nước đến chân mới nhảy này vô tình khiến con em họ phải gánh chịu những hậu quả không mong muốn do thủy đậu gây ra.
Nên chủng ngừa thủy đậu trước khi mùa dịch bắt đầu
Ngoài việc cách ly, vệ sinh và chăm sóc cẩn thận cho trẻ khi trẻ bệnh, chủng ngừa vắc-xin là chính là biện pháp hữu hiệu nhất để bảo vệ trẻ và cả người lớn tránh khỏi thủy đậu vì đây là bệnh có khả năng lây lan sớm, độ lây lan cao. Tuy nhiên, khi chủng ngừa thủy đậu cho trẻ và cho bản thân, cần lưu ý đến một số điểm sau:
- Chủng ngừa 2 liều vắc-xin cho cả trẻ em và người lớn để bảo vệ tối ưu.
- Vắc-xin có thể áp dụng cho cả trẻ em từ 12 tháng trở lên, thanh thiếu niên và người lớn chưa nhiễm bệnh.
- Phụ nữ có thai thì không chích ngưà văc -xin này , và chỉ nên có thai tốt nhất là 3 tháng sau khi chủng ngừa.
Tốt nhất là thực hiện tiêm ngừa cho trẻ trước muà trước khi muà bệnh xảy ra. Hơn nữa trong mùa dịch, trẻ có nguy cơ tiếp xúc với người bệnh mà không biết vì bệnh có thể lây lan trước khi có triệu chứng nên tiêm ngừa trong mùa dịch có nguy cơ là trẻ đã tiếp xúc với người bệnh nên đôi khi vẫn có thể mắc bệnh do đã bị nhiễm bệnh mà vắc-xin chưa kịp có tác dụng. Hơn nữa trong mùa bệnh, nhu cầu chủng ngừa tăng cao thường khan hiếm thuốc chủng ngừa.
Nếu trẻ chưa được chủng ngừa thủy đậu, đây chính là lúc tốt nhất để đưa tre đến các bệnh viện và trung tâm y tế dự phòng để chủng ngừa trước khi mùa dịch bắt đầu.
CẢNH GIÁC VỚI BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM TỪ THỦY ĐẬU
Thủy đậu không chỉ đơn giản là những nốt phỏng trên da, mà nó có thể gây biến chứng nguy hiểm, viêm não, màng não, viêm phổi, sốc nhiễm trùng… nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng nguy hiểm
PGS.TS Bùi Vũ Huy, Trưởng Khoa Nhi (BV Bệnh nhiệt đới Trung ương) cho biết, thông thường bệnh thủy đậu hay gặp giai đoạn cuối đông, đầu xuân. Tuy nhiên thời điểm này, khi mới bắt đầu vào mùa đông khoa đã tiếp nhận rải rác những bệnh nhân mắc thủy đậu, trong đó có những trẻ biến chứng, phải điều trị kéo dài.
“Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây nên, tuy lành tính nhưng nếu bệnh nhân không được chăm sóc đúng cách, có thể bị nhiều biến chứng. Trong đó phải kể đến bốn biến chứng rất hay gặp, phổ biến là viêm da do bội nhiễm, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, viêm não màng não sau thủy đậu”, TS Huy nói.
Hai ca tử vong mới nhất do thủy đậu, một do bị biến chứng sốc nhiễm trùng, viêm phổi nặn sau thủy đậu, một bị sốt co giật, viêm não trong đó có một bác sĩ vừa xảy ra tại TP Hồ Chí Minh càng cho thấy không thể chủ quan với căn bệnh này. “Bởi vốn lành tính, nhưng bệnh có tỉ lệ nhất định để lại những biến chứng nguy hiểm kể trên. Trong những biến chứng đó, biến chứng nào cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị kịp thời”, TS Bùi Vũ Huy khẳng định.
Khoa Nhi BV Bệnh Nhiệt đới T.Ư cũng vừa điều trị khá dài ngày cho một bệnh nhi bị nhiễm trùng do thủy đậu. Bé N.N.A (15 tháng tuổi, Bắc Ninh) đến khám tại viện trong tình trạng da nhiễm trùng, có dấu hiệu sốt cao, bội nhiễm và phải nhập viện điều trị.
Đầu tiên, bé gái này chỉ xuất hiện một vài nốt phỏng trên đầu, sau đó xuất hiện dày đặc toàn thân nhưng vì không chịu được ngứa, bé gãi gây trầy xước da, vỡ các nốt phỏng, cộng thêm không được giữ vệ sinh đúng cách do mẹ bé kiêng tắm nên bị nhiễm trùng, sốt cao phải dùng cả kháng sinh phòng bội nhiễm.
“Nhiễm trùng da do thủy đậu không chỉ để lại nguy cơ vết xẹo trên da, mà từ những tổn thương này, vi khuẩn bên ngoài có thể xâm nhập, tấn công vào cơ thể gây nhiễm trùng máu cực kỳ nguy hiểm”, TS Huy nói.
Theo TS.BS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ, thủy đậu, sởi là những bệnh thường lành tính với trẻ nhỏ, nhưng khi xảy ra ở trẻ lớn và người lớn, nguy cơ gặp các biến chứng nhiều hơn.
Cùng quan điểm này, TS.BS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ cho biết: “Dù chưa có điều kiện thống kê tỷ lệ gặp biến chứng ở người lớn và trẻ nhỏ, cũng chưa nghiên cứu được cơ chế rõ rệt, nhưng thực tế điều trị cho thấy, biến chứng viêm não năm ở người lớn khi bị các bệnh này nhiều hơn hẳn ở trẻ nhỏ”.
“Những tổn thương ở một cơ quan, bộ phận nào trong cơ thể phụ thuộc vào phản ứng của cơ thể với tác nhân gây bệnh. Nếu phản ứng mãnh liệt, “chiến trường” ác liệt thì tổn thương ở cơ quan đó nặng hơn. Ở người lớn đã có một ít miễn dịch, khi gặp các tác nhân, bệnh này sẽ chiến đấu mạnh mẽ với vi-rút, gây ra tổn thương nặng nề. Trong khi đó ở trẻ em miễn dịch với các tác nhân này chưa có, sự phản ứng nhẹ nhàng nên gây thương tổn nhẹ hơn. Có thể đó là lý do khiến các ca biến chứng do các bệnh này thường chủ yếu gặp ở trẻ lớn và người lớn”, TS Hà nói thêm.
Chăm sóc và phát hiện sớm biến chứng
TS Huy cho biết, khi bị thủy đậu, quan trọng nhất là chăm sóc tại nhà và hướng dẫn phụ huynh phát hiện sớm biến chứng cho con em mình.
Việc đầu tiên là chăm sóc da khi bé bị thủy đậu. Bởi bị thuỷ đậu, nhiễm trùng là biến chứng thường gặp nhất, biểu hiện chủ yếu là nhiễm trùng da. Khi lên những nốt đỏ, trẻ hay bị ngứa thường gãi làm nốt đậu bị vỡ, trầy xước da khiến vi trùng bên ngoài dễ dàng xâm nhập làm lên mủ và sẽ để lại sẹo lõm. Nặng hơn, vi trùng có thể xâm nhập từ mụn nước vào máu, gây nhiễm trùng huyết, viêm màng não… rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh bị tử vong.
Vì thế, tuyệt đối không kiêng tắm cho trẻ mà tắm sạch cho trẻ bằng nước ấm, không nên tắm lâu như lúc trẻ khỏe mạnh để phòng các biến chứng khác. Cần lưu ý, khi lau, tắm cho trẻ cần phải rất nhẹ nhàng, tuyệt đối không để nốt đậu bị trợt, chảy nước. Khi có nốt phỏng trợt ra thì bôi trực tiếp Xanh Methylene lên vết trợt để sát khuẩn, còn những nốt phỏng nước chưa vỡ thì không cần bôi thuốc. Khi bị vỡ, trợt nhiều nốt đậu, cần đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được điều trị. Vì tình trạng vỡ mụn nhiều có thể làm cho trẻ bị mất nước, nhiễm trùng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Vì trên thực tế, đã có nhiều trẻ bị trầy xước da nhiều đã bị mất nước, phải có chế độ điều trị đặc biệt, rửa hàng ngày, truyền, tiêm thuốc chống nhiễm khuẩn.
Ngoài ra cũng cần chú ý vệ sinh răng miệng vì ban thủy đậu có thể mọc ngay trong miệng, gây biến chứng bội nhiễm khiến trẻ đau đớn, khó ăn uống. Ngoài đánh răng, cần thường xuyên xúc miệng bằng nước sát trùng, trong trường hợp trẻ không ăn được phải đi khám để được tư vấn.
Ngoài chăm sóc da, dinh dưỡng cần chú ý phát hiện các biến chứng viêm da, viêm phổi, viêm não màng não để kịp thời điều trị. Với biến chứng viêm da, biểu hiện là phỏng nước có màu đục mủ, vết loét không khô, không đóng vảy mà có biểu hiện nhiễm trùng. Viêm phổi bệnh nhân ho, sốt trở lại, mệt mỏi nhiều hơn. Viêm não biểu hiện đau đầu, nôn có xu hướng tăng lên, trẻ chậm chạp hơn.
“Để phòng bệnh, tốt nhất nên cho trẻ tiêm vắc-xin phòng thuỷ đậu, kể cả trẻ lớn và người lớn mà chưa miễn dịch với thuỷ đậu cũng nên chủ động đi tiêm ngừa lại để phòng bệnh, tránh nguy cơ biến chứng xảy ra dù biết rằng không phải ai cũng bị biến chứng, nhưng không ai có thể chắc chắn biến chứng không rơi vào mình”, TS Nguyễn Hồng Hà, Phó Giám đốc BV Bệnh nhiệt đới TƯ khuyến cáo.
Bệnh Thủy Đậu ở người lớn
Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi
Làm sao để hết ngứa khi bị thủy đậu
Hướng dẫn điều trị bệnh thủy đậu
Thuốc trị sẹo và vết thâm tốt nhất
(ST)