Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết tốt nhất

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết tốt nhất

19/04/2015 12:19 PM
1,365

Cách chăm sóc khi trẻ bị sốt xuất huyết  tốt nhất. Hiện bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc đặc trị nên việc chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý tại nhà được coi là phương thức quan trọng nhằm nâng cao kết quả điều trị, giảm nguy cơ diễn tiến nặng, đồng thời giúp trẻ sớm hồi phục.


 



CÁCH CHĂM SÓC KHI TRẺ BỊ SỐT XUẤT HUYẾT TỐT NHẤT

Chăm sóc đúng cách khi trẻ bị sốt xuất huyết

Các bậc phụ huynh nên biết những kinh nghiệm phát hiện và chăm sóc trẻ bị bệnh sốt xuất huyết.
http://a8.vietbao.vn/images/vn888/hot/v2011/20120314-154545-1-cum-viem-phoi-viem-phe-quan-o-tre-em-2.jpeg

Theo bác sĩ Lê Bích Liên - Trưởng khoa sốt xuất huyết Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, rất khó để phân biệt bệnh sốt xuất huyết với bệnh nhiễm siêu vi thông thường. Sau đây là một số triệu chứng mà các bậc phụ huynh có thể căn cứ vào đó để có thể phát hiện ra con mình bị sốt xuất huyết: bé đang chơi bình thường thì đột ngột sốt cao liên tục từ 2 đến 3 ngày có khi lên đến 7 ngày, có nhiều chấm xuất huyết dưới da, bầm chỗ chích, máu chân răng... Trong giai đoạn nặng, sốt xuất huyết sẽ có những biểu hiện như chảy máu cam, chấm đỏ ngoài da, nôn ói, đau bụng nếu không có biện pháp hạ sốt sẽ dẫn đến tình trạng bị trụy tim mạch (sốc).

Khi phát hiện bé có những triệu chứng trên, các bậc phụ huynh phải đưa con đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và được theo dõi tình trạng bệnh.

Ảnh minh họa.
Đối với sốt xuất huyết, những trường hợp nặng thì phải nhập viện còn nhẹ thì có thể chăm sóc, theo dõi tại nhà. Trong thời gian chăm sóc bé tại nhà, các bậc phụ huynh nên thường xuyên lau mát cho bé, khuyến khích trẻ ăn uống, bú mẹ, nghỉ ngơi và đặc biệt là uống nhiều nước. Bố mẹ phải theo dõi trẻ 24/24, khi có dấu hiệu trở nặng như: trẻ ói mửa nhiều, đau bụng, bứt rứt, tay chân lạnh tím, vã mồ hôi... thì lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Bác sĩ Liên nói: "Khi trẻ sốt cao co giật, ta phải bình tĩnh, đặt trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng, dùng cây đè lưỡi, muỗng hoặc ngón tay cho vào giữa 2 hàm răng trẻ để tránh cắn lưỡi, lau mát bằng nước ấm và hạ sốt cho trẻ bằng thuốc đặt hậu môn, theo dõi trẻ xem cơn co giật thế nào, kéo dài trong bao lâu và nhanh chóng đưa trẻ đi đến cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý không được cho bất cứ đồ ăn, thức uống gì vào miệng trẻ (kể cả vắt chanh) khi trẻ đang co giật".

Để ngừa bệnh sốt xuất huyết, bác sĩ Liên cũng đề nghị các bậc phụ huynh nên thực hiện "3 không": không cho muỗi đẻ, không cho muỗi sống và không cho muỗi cắn

Sốt xuất huyết và cách chữa bệnh

Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm SXH thật sự không đơn giản chút nào.

Dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết và cách chữa bệnh.


- Sốt xuất huyết thường bùng phát trong mùa hè, do nhiều người khi ngủ không mắc màn; Nhưng không phải trường hợp sốt xuất huyết (SXH) nào cũng phải nhập viện. Nhiều trường hợp có thể điều trị tại nhà.

Cách nhận biết sớm bệnh sốt xuất huyết.

Đa số những trường hợp sốt xuất huyết (SXH) có biến chứng nặng thường là đến bệnh viện trễ, làm ảnh hưởng xấu đến kết quả điều trị. Vậy làm thế nào có thể nhận biết SXH sớm nhất? Đây là câu hỏi được đặt ra không chỉ cho gia đình bệnh nhân, mà còn là vấn đề của thầy thuốc, bởi vì chẩn đoán sớm SXH thật sự không đơn giản chút nào.

Thông thường SXH cần phải được xác định trong 3 ngày đầu tiên kể từ khi khởi sốt. Chẩn đoán sớm không dựa vào các xét nghiệm, mà chủ yếu dựa vào các triệu chứng của bệnh nhân. Bà con cần lưu ý hai yếu tố:

- Yếu tố dịch tễ (tức là trong gia đình hoặc hàng xóm có người bệnh SXH). Nếu cháu có sốt trong thời điểm hiện nay thì nghĩ nhiều đến khả năng cháu bị SXH.

- Yếu tố lâm sàng (triệu chứng của bệnh nhân): Lưu ý 3 ngày đầu tiên.


Ngày thứ 1:  Bệnh nhân sốt cao, đột ngột, liên tục, sốt không ớn lạnh, mặt ửng đỏ, họng đỏ không đau. Không cần làm xét nghiệm vì lúc này các xét nghiệm đều bình thường. Cần dặn dò bệnh nhân đến tái khám hàng ngày để theo dõi các dấu hiệu khác.

Ngày thứ 2: Bệnh nhân tiếp tục sốt cao, liên tục. Hãy cố gắng tìm các dấu hiệu xuất huyết trên cơ thể bé như xuất huyết dưới da trên bụng, tay chân, mí mắt, cổ. Trong trường hợp không thấy dấu xuất huyết tự nhiên thì chúng ta làm dấu xuất huyết nhân tạo, tức là làm dấu dây thắt bằng cách lấy máy đo huyết áp đo cho em bé, giữ mức huyết áp trung bình giữa huyết áp tối đa và tối thiểu trong 5 phút, sau đó xem trên tay có dấu xuất huyết dưới da hay không? Dấu “dây thắt” dương tính là có 5 nốt xuất huyết dưới da trở lên trên một diện tích da là 1cm2. Xét nghiệm máu trong ngày thứ 2 cũng chưa thay đổi rõ ràng nên cũng không cần làm.

Ngày thứ 3:  Dấu hiệu SXH trở nên rõ ràng hơn rất nhiều. Bệnh nhân vẫn còn sốt cao, có thể xuất huyết da niêm mạc như chảy máu mũi, máu răng. Nếu trẻ trên tuổi dậy thì hỏi thêm về kinh nguyệt có ra huyết bất thường không? Bệnh nhân có thể cảm giác khó chịu, đau bụng nhợn ói. Hãy làm xét nghiệm máu, kết quả máu nếu có Hct tăng 39-40%, tiểu cầu giảm dưới 150.000 tế bào/mm3 là chẩn đoán SXH chính xác đến trên 90%. Test nhanh SXH có thể làm trong ngày này.

Sang ngày thứ 4, thứ 5 các triệu chứng rõ ràng nhất

Như vậy để chẩn đoán sớm SXH là trong 3 ngày đầu tiên chúng ta lưu ý kỹ về các triệu chứng của bé. Các bà mẹ phải nhớ ngày khởi phát sốt của con, các dấu hiệu của con để báo bác sĩ và tập trung các trẻ có dấu hiệu đã kể ở trên để sớm nhận ra bệnh SXH. Hãy đưa trẻ đến khám bệnh hàng ngày và bất cứ khi nào trẻ có dấu hiệu khác thường như: Lừ đừ, ói nhiều, đau bụng nhiều, chảy máu nhiều, tay chân mát lạnh. Chẩn đoán sớm, đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời thì điều trị SXH sẽ đạt kết quả tốt nhất.

Khi trẻ được bác sĩ chẩn đoán là SXH thì các bà mẹ sẽ làm gì để chăm sóc con tại nhà?

Khuyến khích trẻ uống thật nhiều nước

Khi sốt trẻ dễ bị mất nước, cùng với triệu chứng mệt mỏi, kém ăn, kém uống làm cho trẻ dễ thiếu nước thêm, vì vậy chúng ta nên chú ý cho trẻ uống thật nhiều nước. Lượng nước dùng đối với trẻ dưới 5 tuổi khoảng 500-1.500ml trong ngày, trẻ trên 5 tuổi khoảng 2.000 đến 2.500ml trong ngày. Tất cả các loại nước mà trẻ thích đều dùng được như nước cam, nước dừa, nước chanh, nước suối, nước sôi để nguội. Nên thay đổi các loại nước khác nhau để trẻ không thấy chán.

Không nên cho trẻ uống những loại nước có màu đỏ, nâu, đen hoặc có ga như nước xá xị, nước trái cây sậm màu, nước củ dền, dưa hấu vì sẽ khó nhận biết giữa chảy máu ở bao tử có màu nâu đỏ và nước trái cây khi trẻ có nôn ói.

Cho trẻ ăn lỏng, dễ tiêu như cơm nhão, cháo, súp. Tránh ăn những thức ăn quá nhiều dầu mỡ trẻ sẽ thấy đầy bụng khó tiêu. Không ăn huyết heo, huyết vịt vì trẻ sẽ đi tiêu phân có màu đen, dễ lầm tưởng bị xuất huyết tiêu hoá.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của thầy thuốc

Không có thuốc điều trị đặc hiệu của bệnh SXH. Chỉ có thuốc hạ sốt và một ít thuốc bổ được thầy thuốc cho bệnh nhân dùng tại nhà. Thuốc hạ sốt chỉ dùng loại không ảnh hưởng xấu đến dạ dày hoặc làm tăng nguy cơ chảy máu. Thuốc dùng an toàn là Paracetamol, sử dụng liều lượng theo hướng dẫn, ngày dùng khoảng 4 lần khi bệnh nhân có sốt. Kết hợp với lau nước ấm nếu bệnh nhân sốt quá cao trên 39 độ C.

Các thuốc hạ sốt như Ibufrophen, Aspirin không được dùng, vì rất có hại trong bệnh nhân bị SXH.

Tái khám hàng ngày, có khi nhiều lần trong ngày, tuân thủ thực hiện các lời dặn của thầy thuốc, không nên tự ý ngừng tái khám, vì có những trường hợp các cháu hết sốt là biểu hiện của bệnh SXH đang trở nặng.

Có 5 dấu hiệu trẻ trở nặng, các bà mẹ cần nhận biết sớm để đưa con đến bệnh viện ngay: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh.

Chỉ cần có 1 trong 5 dấu hiệu trên thì phải đến bệnh viện gần nhất. Thực tế trong những trường hợp bệnh có dấu hiệu trở nặng, các bà mẹ hay bỏ qua, tưởng cháu bị đau bao tử hay ăn không tiêu nên tiếp tục để tại nhà, khi đưa vào bệnh viện thì đã quá muộn, điều trị khó khăn vô cùng.

Điều trị SXH là sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình bệnh nhân và thầy thuốc, trong đó vai trò của người chăm sóc trực tiếp các cháu nói chung, của bà mẹ nói riêng là hết sức quan trọng góp phần bảo vệ sức khoẻ của các cháu một cách tốt nhất.

Chăm sóc và theo dõi trẻ bệnh sốt xuất huyết tại nhà


Theo tổ chức y tế thế giới, hàng năm trên thế giới ước tính có khoảng 20 triệu trường hợp nhiễm siêu vi trùng dengue khiến khoảng 500 ngàn bệnh nhân SXH phải nhập viện, (tỉ lệ tử vong có thể từ 1- 5%).

Ở Việt Nam, những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, bệnh SXH xảy ra và nhanh chóng lây lan thành dịch ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Ở các tỉnh phía Nam, trận dịch SXH lớn năm 1998 có 123.997 bệnh nhân trong đó có 347 trường hợp tử vong đã được báo cáo. Năm 2004, có 66.183 bệnh nhân SXH và 103 trường hợp tử vong. Chủ yếu bệnh SXH xảy ra ở trẻ em 1-15 tuổi; tuy nhiên, người lớn và trẻ em dưới 12 tháng tuổi vẫn có thể bị bệnh SXH.

Cho đến nay SXH vẫn còn là bệnh rất nguy hiểm, chưa có thuốc đặc trị, rất dễ dẫn đến tử vong do trụy tim mạch (sốc) xuất huyết ồ ạt nếu bệnh nhân không được phát hiện sớm và điều trị đúng.

Mục tiêu của chăm sóc và theo dõi SXH tại nhà:

- Phát hiện sớm trẻ bị bệnh SXH.

- Chăm sóc đúng cho trẻ bị bệnh SXH.

- Phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế cấp cứu kịp thời.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh SXH:

Các dấu hiệu của bệnh SXH:

1. Sốt cao: Trẻ đột ngột bị sốt cao 39 - 410C. Sốt cao liên tục kéo dài từ 2 đến 7 ngày.

2. Biểu hiện xuất huyết: chấm xuất huyết dưới da, mảng xuất huyết, bầm chỗ chích, chảy máu mũi, chảy máu nướu răng, ói ra máu, tiêu ra máu.

3. Gan to, đau bụng, ói mửa.

4. Sốc (trụy tim mạch): Thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh. Trẻ thường hết sốt nhưng mệt, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, vã mồ hôi, mạch cổ tay nhanh, nhẹ và huyết áp kẹp hoặc tụt huyết áp.

Xét nghiệm máu sẽ cho thấy có dấu hiệu cô đặc máu (dung tích hồng cầu tăng) và giảm số lượng tiểu cầu.

Khi nào nghĩ đến trẻ bị bệnh SXH?

Tất cả trẻ bị sốt cao từ 2 ngày trở lên phải nghĩ ngay đến bệnh SXH và cha mẹ nên đưa các cháu đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và theo dõi bệnh. Các bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn cha mẹ cách theo dõi, chăm sóc cho trẻ. Khi cần thiết, bác sĩ sẽ cho các cháu thử máu để theo dõi diễn tiến của bệnh.

Chăm sóc và theo dõi trẻ bệnh sốt xuất huyết tại nhà

Trong mười trường hợp bị SXH, chỉ một đến 3 trường hợp trở nặng (có biến chứng) phải được nhập viện ngay và được chữa trị đúng tại bệnh viện. Các trường hợp còn lại (7/10 trường hợp) bệnh nhi được điều trị ngoại trú (tại nhà) và được tái khám theo dõi mỗi ngày, cho đến hết ngày thứ 7 của bệnh, khi trẻ hết sốt, thèm ăn, chạy chơi là an toàn. Riêng trường hợp các cháu nhà ở xa cơ sở y tế không thể nhập viện kịp thời, khi bệnh trở nặng được xem xét nhập viện để theo dõi.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh SXH tại nhà:

Những điều cần làm:

Hạ sốt cho trẻ: Cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol với liều 10-15 mg/kg cân nặng, 4- 6 giờ một lần. Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao, co giật.

Cho trẻ uống nhiều nước: Nước lọc, nước cam, chanh, nước oresol.

- Cho ăn thức ăn lỏng, nhẹ, nằm nghỉ ngơi.

- Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ.

Những điều không nên làm:

- Không nên cạo gió, cắt lể làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng trẻ.

- Không tự ý cho uống thuốc Aspirine vì có thể gây chảy máu dạ dày.

- Không cho trẻ bị SXH truyền dịch tại các phòng khám không đủ điều kiện vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh nặng kéo dài, phù nề, suy tim khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu được. Khi bệnh SXH trở nặng, trẻ cần được truyền dịch đúng và được theo dõi sát sao tại bệnh viện bởi các bác sĩ, điều dưỡng có kinh nghiệm và được trang bị đầy đủ phương tiện để theo dõi.

Phát hiện sớm những dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời:

Phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh SXH là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời.

Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH:

- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.

- Bứt rứt; quấy khóc; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.

- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu ra máu.

Trẻ hết sốt mà có một trong các dấu hiệu trở nặng trên phải đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu để được truyền dịch kịp thời.

Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

Tại sao trẻ bị SXH?

Trẻ bị lây bệnh SXH là do bị muỗi vằn đốt (chích). Đây là loại muỗi sống trong nhà, phát triển từ lăng quăng nơi nước đọng và đốt trẻ vào ban ngày. Muỗi vằn đốt trẻ mắc bệnh SXH và truyền bệnh SXH từ trẻ này sang trẻ khác.

Cách nào phòng ngừa bệnh SXH:

Bệnh SXH có thể phòng ngừa được. Biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất hiện nay vẫn là:

- Để tránh bị muỗi đốt nên cho trẻ ngủ mùng kể cả ban ngày, dùng nhang, phun thuốc diệt muỗi trong nhà.

- Diệt muỗi, diệt lăng quăng: Làm vệ sinh nhà cửa, dẹp bỏ các nơi đọng nước như lu, máng, bình bông, lon, hộp, gáo dừa, đậy kín các lu chứa nước sinh hoạt để không cho muỗi đẻ, hoặc thả cá bảy màu để ăn lăng quăng.

Thực hiện tốt phương châm “Nhà không lăng quăng thì không bị bệnh SXH” sẽ góp phần quan trọng trong phòng ngừa bệnh SXH.

Vắc xin phòng bệnh SXH:

Cho đến nay, bệnh SXH vẫn chưa có thuốc chủng ngừa hiệu quả. Hiện nay, Tổ chức Y tế Thế giới cùng với các nhà khoa học đang nỗ lực tìm ra một loại vắc xin ngừa bệnh SXH. Đã có một số loại vắc xin được cho phép thử nghiệm thực tế, tuy nhiên, theo ý kiến các chuyên gia thì cần ít nhất khoảng 5 năm nữa mới có thể có vắc xin an toàn, hiệu quả phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Trong giai đoạn hiện nay, việc diệt muỗi, diệt lăng quăng vẫn là biện pháp hiệu quả, thiết thực nhất giúp phòng bệnh SXH.

Xử lý tại nhà khi trẻ bị sốt xuất huyết

Hàng năm, ngành Y tế đều tổ chức không ít các cuộc tuyên truyền phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, phổ biến thông tin, nguyên nhân, cách phòng tránh cho người dân. Tuy nhiên, số ca mắc bệnh vẫn không hề giảm và dịch bệnh lại liên tục xảy ra mỗi năm.

CẦN TRÁNH NHỮNG SAI LẦM

Có trẻ bị sốt xuất huyết trong tình trạng rất nặng, người nhà mới đưa vào nhập viện. Một trong những nguyên nhân sai lầm là do gia đình chủ quan, thấy con mình biểu hiện nóng sốt, liền tự ý tới tiệm thuốc tây mua thuốc. Đến khi con vẫn chưa hết sốt lại đổi thuốc, hay tăng liều bằng cách dùng thêm Aspirin, Ibuprofen, Dexa… Điều này dẫn đến việc chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết có thể bị trễ và trẻ bị bệnh nặng hơn vì sử dụng thuốc không đúng. Không những vậy, trẻ có thể còn gặp những biến chứng nguy hiểm như ngộ độc thuốc, xuất huyết tiêu hóa, viêm gan do thuốc…

Ngoài việc tự ý dùng thuốc, một số gia đình còn hạ sốt cho trẻ bằng cách cắt lể lấy bớt máu độc (dùng dao lam rạch vào da). Sai lầm trên không giúp trẻ hết sốt mà còn làm vết cắt chảy máu rỉ rả, nhiễm trùng và bầm tím. Việc bắt gió, nặn chanh, dùng rượu chà khắp người… cũng không nên áp dụng, bởi những cách này sẽ tác động mạnh đến trẻ có thể gây sặc đường thở, ngộ độc rượu.

Nguy hiểm nhất là suy nghĩ “trẻ hết sốt có nghĩa sắp khỏi bệnh” của các bậc cha mẹ. Cần nhớ rằng, trong sốt xuất huyết, hết sốt cũng là lúc bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn (lừ đừ, ói). Lúc ấy, chữa trị sẽ gặp nhiều khó khăn và nguy cơ dẫn đến tử vong ở trẻ cao hơn.

XỬ LÝ TẠI NHÀ DƯỚI SỰ GIÁM SÁT CỦA TRẠM Y TẾ

Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết rất khó và dễ nhầm lẫn với các bệnh khác. Vì vậy cách tốt nhất, khi thấy trẻ có biểu hiện sốt cao từ hai ngày trở lên và xuất huyết thì cha mẹ cần nghĩ ngay đến bệnh sốt xuất huyết và đưa trẻ vào cơ sở y tế gần nhất để khám, phân loại giai đoạn bệnh như: Trạm y tế phường, xã, bệnh viện. Tuy nhiên, không phải trường hợp sốt xuất huyết nào cũng phải nhập viện. 70% các trường hợp sốt xuất huyết nhẹ có thể chăm sóc, điều trị, theo dõi tại nhà, dưới sự giám sát của trạm y tế.

Việc đầu tiên là người nhà hạ sốt cho trẻ bằng cách cho uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ và lau mát. Khi lau mát, chúng ta nên chú ý lau bằng nước ấm ở các kẽ nách, háng; lau nhanh ở ngực, lưng vì hai nơi này dễ dẫn đến viêm phổi.

Trẻ bị bệnh, cần được khuyến khích ăn, uống nhiều nước (nước sôi để nguội, cam, chanh, dừa…). Các bậc phụ huynh cũng nên nhớ đừng cho trẻ ăn, uống những thức ăn có màu sẫm vì khó phân biệt với màu máu khi trẻ ói hoặc đi ngoài.

Trường hợp trẻ sốt cao dẫn đến co giật thì phải xử trí bằng cách: Cha mẹ phải thật sự bình tĩnh, để trẻ nằm nghiêng trên mặt phẳng mềm, không nên cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì trẻ sẽ bị sặc, tiếp theo là lau mát và hạ sốt. Nếu áp dụng đúng, trẻ sẽ hết giật sau 2 đến 5 phút.

Cha mẹ phải luôn ở bên cạnh trẻ để theo dõi diễn biến của bệnh, có phát hiện dấu hiệu trở nặng của sốt xuất huyết không (như ói mửa nhiều, đau bụng, bứt rứt, quấy khóc, tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi; chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói và đi tiêu ra máu). Lúc này cha mẹ phải cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời.

“Thủ phạm” gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn cái, thường sống trong nhà, đẻ trứng trong các dụng cụ chứa nước. Vì vậy, trẻ có thể bị muỗi chích vào ban ngày hoặc xẩm tối. Để phòng ngừa bệnh, các thành viên trong gia đình nên tích cực diệt muỗi, lăng quăng; ngủ mùng kể cả ban ngày. Việc phòng chống bệnh sốt xuất huyết không phải chỉ riêng gia đình bạn, mà cần tuyên truyền cho lối xóm, cộng đồng cùng tham gia.

Cách chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà - Chăm sóc bé - Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ em - Chăm sóc trẻ em

Dấu hiệu phát hiện trẻ bệnh

Sốt xuất huyết là bệnh sốt gây ra bởi siêu vi trùng Dengue nên có tên gọi đầy đủ là sốt xuất huyết Dengue. Đây là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, truyền từ người bệnh sang người lành, qua vết đốt của muỗi vằn. Bệnh hay gặp vào mùa mưa, bắt đầu với ba dấu hiệu: sốt đột ngột, sốt cao, sốt liên tục. Kèm theo sốt, nhiều trẻ còn phát ban, đau bụng, ói mửa,… Thể điển hình sau khi bị muỗi đốt từ 2 – 7 ngày, trẻ đột ngột sốt, nhiệt độ cơ thể lên đến 39,5oC hoặc cao hơn 41oC.

Triệu chứng xuất huyết biểu hiện bằng những chấm xuất huyết ở da, dạng nhỏ li ti, khi căng da vẫn còn, thường xảy ra sau khi bắt đầu sốt một vài ngày với nhiều hình thức: nôn ói ra máu, tiêu ra máu, chảy máu cam, chảy máu dưới da,… Cần lưu ý, xuất huyết không phải là dấu hiệu bắt buộc của bệnh, bởi có trẻ tuy mang bệnh này nhưng lại hoàn toàn không có triệu chứng xuất huyết. Và dù có hoặc không triệu chứng xuất huyết thì bệnh vẫn có thể dẫn tới một biến chứng vô cùng nguy hiểm, có thể khiến trẻ tử vong, đó là sốc (một hội chứng gồm ba tình trạng suy giảm: giảm tri giác, giảm nhiệt độ, giảm huyết áp).

Hạ sốt đúng cách

Trẻ bệnh cần nghỉ ngơi, chơi, ngủ ở nơi thoáng mát, không chạy nhảy nhiều. Tránh dùng quần áo quá dày, hoặc ủ kín. Trẻ đang sốt cần theo dõi nhiệt độ thường xuyên mỗi ngày hai lần vào sáng, chiều và mỗi khi sốt đột ngột. Sau khi uống thuốc hạ sốt một giờ, cần đo lại nhiệt độ. Quan sát các dấu hiệu chảy máu, lượng nước tiểu, các biểu hiện bất thường, tình trạng ăn uống, chơi của trẻ. Khi hạ sốt từ ngày thứ ba trở đi phải theo dõi kỹ hơn. Nếu trẻ vẫn chơi bình thường, ăn uống được là đang hồi phục. Ngược lại, trẻ chơi kém, lừ đừ, than đau bụng nhiều hay có bất kỳ dấu hiệu trở nặng nào khác cũng cần đưa đi khám ngay.

Việc dùng thuốc phải đúng chỉ định bác sĩ. Thường các bác sĩ sẽ cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol (10 – 15mg/kg). Đặc biệt, tránh cho trẻ dùng các thuốc nhóm Aspirine vì các loại thuốc Aspirine có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và gây một số tai biến khác. Đã có trẻ tử vong do người nhà thiếu hiểu biết, tự ý cho dùng Aspirine. Khi trẻ sốt cao trên 40oC dùng thêm những phương pháp hạ nhiệt vật lý như lau mát, nằm phòng lạnh, để quạt, uống nước lạnh. Lau mát bằng nước ấm hoặc nước thường trong vòng 20 phút lên đầu, lên trán trẻ; đắp khăn ướt ở những vùng có mạch máu lớn nằm sát da như nách, bẹn…

Đảm bảo trẻ ăn đủ chất

Sự chịu đựng nhiệt độ trên 39oC trong thời gian dài sẽ dẫn đến trẻ bị mất nước và các chất điện giải kèm theo, dẫn đến rối loạn thần kinh, thậm chí co giật. Vì vậy cho trẻ uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết. Có thể cho trẻ uống Oresol (chất thường dùng để bù nước trong bệnh tiêu chảy) hoặc uống nước cam, chanh, nước khoáng, nước lọc đun sôi…

Khi mắc bệnh, trẻ thường có triệu chứng ói mửa, miệng lạt không chịu ăn, dẫn đến không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết nên dễ bị hạ đường huyết. Để đảm bảo cho trẻ ăn đủ chất, cần tiếp tục cho trẻ ăn các thức ăn hàng ngày, dễ tiêu, đầy đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng cơ thể. Nếu trẻ bị nôn ói, giảm số lượng thức ăn mỗi bữa, phải cho ăn thành nhiều bữa, ăn từ từ, tránh đầy bụng gây nôn ói. Tránh thức ăn nhiều mỡ. Ăn nhiều hơn vào buổi sáng cũng giúp trẻ dễ chịu. Nếu trẻ chán ăn nên chọn thức ăn lỏng như cháo, hủ tiếu, bánh canh…; thức ăn trẻ ưa thích, hợp khẩu vị để ăn được nhiều. Dùng thêm sữa để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.

Những ứng xử sai lầm

­­Cắt lể theo kinh nghiệm dân gian: cách này không những không hạ được sốt mà còn gây chảy máu khó cầm, dẫn đến mất máu.

Cho trẻ cữ nước, tránh gió: làm tình trạng mất nước của trẻ nặng hơn.

Tự ý tăng liều thuốc hạ sốt, số lần uống: gây hại thêm cho gan, ngộ độc.

Kiêng ăn, cữ uống: khiến trẻ càng suy nhược, mất nước.

Khi trẻ hạ sốt cho rằng trẻ đã khỏi bệnh nên không theo dõi nữa: điều này dễ dẫn đến nguy cơ bỏ qua, không phát hiện kịp thời dấu hiệu trở nặng của bệnh.


Bệnh Sốt xuất huyết ở trẻ em
Triệu chứng khi trẻ bị sốt xuất huyết
Bé bị sốt xuất huyết
Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết
Thức ăn cho người bị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng ngừa
Nguyên nhân, cách điều trị sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết ở người lớn
Ăn uống sau khi bị sốt xuất huyết như thế nào để phục hồi sức khỏe?



(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý