Cách chăm sóc người bệnh sau mổ tốt nhất giúp bệnh nhân mau hồi phục

seminoon seminoon @seminoon

Cách chăm sóc người bệnh sau mổ tốt nhất giúp bệnh nhân mau hồi phục

19/04/2015 12:19 PM
2,362

Chăm sóc người bệnh sau mổ tốt nhất giúp bệnh nhân mau hồi phục.Sự thành công của cuộc mổ tùy thuộc một phần lớn vào sự chăm sóc sau mổ. Giai đoạn sau mổ là giai đoạn có nhiều rối loạn về sinh lý bao gồm các biến chứng về hô hấp, tuần hoàn, kích thích, đau, rối loạn chức năng thận, rối loạn đông máu, hạ nhiệt độ...gây ra do gây mê hoặc do phẫu thuật.





Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật









Để phát hiện sớm các biến chứng này cần có những nhân viên được huấn luyện, có kinh nghiệm, cần có các phương tiện để theo dõi bệnh nhân sau mổ. Điều quan trọng trong giai đoạn này là không bao giờ được để bệnh nhân chưa tỉnh thuốc mê nằm một mình.

II. Chăm sóc bệnh nhân sau mổ thông thường

1.Vận chuyển bệnh nhân, thay đổi tư thế
- Sau mổ khi đổi tư thế, vận chuyển bệnh nhân phải nhẹ nhàng. Thay đổi tư thế đột ngột có thể gây tụt huyết áp, trụy mạch, choáng. Do đó tốt nhất là đặt xe chuyển bệnh nhân cạnh bàn mổ và chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng sang xe đẩy.
- Trong trường hợp nặng bệnh nhân cần cho thở oxy từ phòng mổ đến hậu phẫu, có thể dùng loại tấm cuốn để chuyển bệnh nhân từ bàn mổ qua xe rất tiện lợi.
2. Giường, phòng bệnh nhân
- Giường nằm phải êm, chắc chắn, thoải mái, giường có thể đặt tư thế đầu cao, tư thế Fowler, tư thế đầu thấp.
- Trời rét phải có đủ chăn ấm, có túi nước nóng đặt xung quanh, có thể dùng máy sưởi, bố trí sẵn các đệm hơi nóng.
- Mùa nóng phải phòng thoáng và tốt nhất có máy điều hòa.
- Nếu bệnh nhân chưa tỉnh, phản xạ ho chưa có phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên hoặc bệnh nhân nằm ngửa có một gối mỏng lót dưới vai cho cổ và đầu ngửa ra sau.
3. Dấu sinh tồn
- Hô hấp: tần số thở, biên độ hô hấp, độ bão hoà oxy theo mạch đập (SpOz), màu da, niêm mạc.
- Tuần hoàn: mạch, nhịp tim, huyết áp, áp lực tĩnh mạch trung ương.
- Thần kinh: bênh nhân tỉnh hay mê
- Theo dõi mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở 15-30 phút một lần cho đến khi ổn định (huyết áp trên 90/60mmHg), sau đó mỗi giờ một lần.
- Những trường hợp đặc biệt cần theo dõi sát: rối loạn hô hấp, tím tái, chảy máu ở vết thương.
- Ngày nay tại các phòng hồi tỉnh có các phương tiện theo dõi, nhưng thăm khám, kiểm tra không nên hoàn toàn tin tưởng vào các chỉ số trên màng hình.
4. Sự vận động
- Thực hiện y lệnh nằm tại giường hoặc đi lại. Thường sau gây mê bệnh nhân phải được xoay trở mỗi 30 phút cho đến khi tự cử động được.
- Tập thở sâu, tập ho, tập cử động hai chân, hai tay sớm để tránh các biến chứng.
5. Lượng xuất nhập
- Ghi lại lượng dịch vào, ra trong 24 giờ, tính bilan dịch vào ra, trong một số trường hợp tính bilan dịch vào ra mỗi 6 giờ.
- Cho chỉ thị nhịn hay chế độ ăn sớm
- Nên cân bệnh nhân trong một số trường hợp cần thiết.
6. Nước tiểu
Theo dõi lượng nước tiểu sau mổ đặc biệt một số trường hợp bệnh nặng hoặc chưa có nước tiểu 6- 8 giờ sau mổ, dùng thuốc lợi tiểu.
7. Ống dẫn lưu
Phải có chỉ thị theo dõi các ống dẫn lưu nước tiểu, lồng ngực, bụng từ 1-2 giờ một lần. Trường hợp đặc biệt cần phải theo dõi các rối loạn về hô hấp, chảy máu ở vết thương, vết mổ hay máu chảy qua ống dẫn lưu.
8. Thuốc
- Thường dùng các loại thuốc giảm đau, chống nôn, kháng sinh...phải chú ý thuốc đặc biệt dùng trước mổ như insulin, digitalis...
- Trước khi cho thuốc phải:
+ Đánh giá lại tình trạng bệnh nhân sau mổ, khám lâm sàng, hỏi bệnh.
+ Xem lại bảng gây mê hồi sức, các thuốc, các dịch, máu, huyết thanh đã dùng trong mổ.
9. Liệu pháp oxy

III. Cách chăm sóc cụ thể

1. Thở oxy
- Ở giai đoạn sau mổ thiếu oxy hay gặp do những thay đổi hô hấp xảy ra khi gây mê, do còn tác dụng của thuốc mê, do đau bệnh nhân thở yếu, do run lạnh làm tăng tiêu thụ oxy. Cung cấp oxy làm giảm tần số và mức độ nặng của giảm oxy sau mổ, giảm các biến chứng tim mạch, thần kinh, giảm buồn nôn, nôn và tỷ lệ nhiễm trùng vết mổ. Vì vậy người ta khuyến cáo sử dụng oxy sau một cách hệ thống.
- Có ba cách cho thở oxy chính: Dùng mặt nạ cho bệnh nhân chưa tỉnh hoặc bệnh nhân chỉ thở bằng miệng. Dùng ống thông mũi đơn hay ống thông mũi hai nòng cho
những bệnh nhân thở đượ cả miệng-mũi tạo cho bệnh nhân dễ chịu, có thể nói chuyện được.
- Liều lượng cần 3-10lít/phút.
2. Giảm đau sau mổ
- Dự phòng và điều trị đau sau mổ là một vấn đề lớn trong chăm sóc sau mổ, nhiều kỹ thuật có thể áp dụng tuỳ theo mức độ đau đánh giá được mà có thể áp dụng riêng rẽ hay phối hợp các kỹ thuật.
- Cần nhớ rằng thuốc giảm đau nên được cho theo giờ không đợi đến lúc xuất hiện cảm giác đau mới tiêm.
- Đánh giá mức độ đau là dựa vào lâm sàng, dùng thang điđiểm đánh giá EVA (Echelle visuelle analogique) hoặc đánh giá định tính (đau ít, đau vừa, đau nhiều, đau khôn chịu nổi).
- Các thuốc có thể dùng hiện nay:
+ Paracetamol: Prodafalgan 1g, dùng liều 15mg/kg/6giờ không dùng quá 6g/ngày.
+ Prodafalgan là tiền chất của paracetamol sau khi tiêm 1g prodafalgan sẽ bị thuỷ phân cho 0,5g paracetamol.
+ Diclofenac (Voltarene 75mg) liều lượng 3mg/kg/ngày.
+ Morphine được sử dụng sau các phẫu thuật mà mức độ đau nhiều, vẫn còn đau nhiều sau khi dùng các thuốc giảm đau như trên.
- Bậc thang dùng thuốc giảm đau của Tổ chức y tế thế giới.
I. Không thuộc nhóm thuốc phiện: aspirine, paracetamol.
IIa. Thuốc phiện tác dụng yếu: codeine (Dafalgan codeine), dextropropoxyphen (Diantalvic).
IIb. Thuốc phiện tác dụng trung bình: temgésic, nubaine, topalgic, contramal.
IIIa. Thuốc phiện tác dụng mạnh: morphine, fentanyl.
IIIb. Thuốc phiện mạnh dạng tiêm: morphine.
3. Truyền dịch sau mổ
- Truyền dịch sau mổ để bù thể tích dịch thiếu do nhịn ăn, uống, dịch truyền cung cấp một ít năng lượng để giảm dị hoá.
- Người lớn trọng lượng 60kg lượng dịch cung cấp từ 2000-2500ml/ngày hoặc cho 35-40ml/kg/ngày, nếu thời tiết nóng hoặc bệnh nhân sốt có thể tăng lên 3000ml.
- Nhu cầu NaP+, K+:1mmol/kg/ngày.
- Các loại dịch có thể dùng sau mổ trong điều kiện hiện nay: dung dịch ringer lactate, dung dịch NaCl 0,9%, dung dịch glucose 5%, 10%. Có thể cho 500ml dung dịch ringer lactate, 500ml dung dịch NaCl 0,9%, 1000ml glucose 5%. Không nên cung cấp quá nhiều dung dịch NaCl 0,9% vì thận sẽ không thải hết natri. Không cung cấp quá nhiều dung dịch glucose vì bệnh nhân có nguy cơ ngộ độc nước nhất là ở trẻ em.
- Nếu can thiệp phẫu thuật lớn trong mổ đã cung cấp đủ dịch sau mổ ngày đầu chỉ cho 2000ml. Ngày tiếp theo có thể cho 3000ml sau khi bệnh nhân có nước tiểu bình thường.
- Bù Kali: Nên thêm 1g dung dịch KCl 10%(10ml) vào mỗi chai dịch trên. Chỉ cho kali khi bệnh nhân có nước tiểu bình thường, lượng kali duy trì tối đa 80mmol/ngày. Không nên dùng kali bơm tĩnh mạch trực tiếp.
- Bù dịch mất qua xông dạ dày đồng thể tích với dung dịch NaCl 0,9% hút ra, nếu hút ra 500ml dịch dạ dày thì bù thêm 20mmol K +vào dịch truyền tĩnh mạch.

IV. Các biến chứng sớm ngay sau mổ

Trong giai đoạn sau mổ có thể có các biến chứng sau: tắc nghẽn đường hô hấp trên, giảm oxy máu động mạch, giảm thông khí phế nang, hít dịch dạ dày.
1.1. Tắc nghẽn đường hô hấp trên
Đây là nguyên nhân thường gặp ở phòng hồi sức sau mổ
- Nguyên nhân:
+ Tụt lưỡi gây tắc hầu
+ Ứ đọng dịch, chất tiết trong hầu họng
+ Co thắt thanh quản, tổn thương trực tiếp thanh quản.
+ Co thắt thanh quản, phù thanh quản
+ Liệt dây thanh
+ Chèn ép từ bên ngoài: tắc nghẽn hầu, thanh quản có thể xảy ra sau khi phẫu thuật đầu, mặt cổ.
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Khó thở thì thở vào
+ Nghe âm thở ồn ào
+ Phập phồng cánh mũi
+ Rút lõm hỏm trên xương ức, các khoảng gian sườn
+ Co cơ bụng, cơ hoành dữ dội.
- Xử trí:
+ Ngửa đầu ra sau
+ Kéo hàm ra trước làm kéo lưỡi ra xa thành họng sau.
+ Đặt Airway nhưng có nguy cơ kích thích làm bệnh nhân nôn, ọe.
1.2. Hạ oxy máu động mạch
- Nguyên nhân:
+ Còn tác dụng của thuốc mê
+ Đau làm hạn chế hô hấp nhất là sau phẫu thuật bụng, ngực.
+ Xẹp phổi gây nên shunt phải-trái trong phổi là nguyên nhân chung nhất. Xẹp phổi do tắc các phế quản nhỏ do chất tiết. Giảm chỉ số thông khí tưới máu, giảm thể tích dự trữ cặn chức năng.
+ Hít dịch dạ dày: đóng các đường dẫn khí phản xạ, mất chất surfactant, tổn thương mạch máu.
+ Tắc mạch phổi do khí.
+ Giảm cung lượng tim
+ Phù phổi do suy tim trái
+ Tràn khí màng phổi
+ Bệnh nhân lớn tuổi, béo phì là yếu tố thuận lợi của hạ oxy máu động mạch
- Chẩn đoán hạ oxy máu đòi hỏi làm khí máu, gọi là hạ oxy máu khi PaO2 < 60mmHg, cần theo dõi độ bão hòa oxy để phát hiện. Các dấu hiệu lâm sàng thường không đặc hiệu: tăng huyết áp, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, kích thích. Hemoglobin thấp làm khó phát hiện dấu tím tái.
- Xử trí:
+ Cho thở oxy hỗ trợ
+ Điều trị nguyên nhân, nếu không hiệu quả phải thở máy chế độ PEEP (thở máy áp lực dương cuối kỳ thở ra)
1.3 Giảm thông khí phế nang
Dẫn đến tăng PaCO2 thường xảy ra sớm ở giai đoạn sau mổ.
- Nguyên nhân:
+ Ức chế trung tâm hô hấp
+ Ảnh hưởng của thuốc giãn cơ
+ Đau sau mổ
+ Bị bệnh tắc nghẽn đường hô hấp từ trước
- Chẩn đoán đòi hỏi làm khí máu: PaCO2> 44 mmHg
2. Các rối loạn tuần hoàn
2.1. Hạ huyết áp
- Nguyên nhân: Do nhiều nguyên nhân
+ Giảm tuần hoàn trở về và giảm thể tích là những nguyên nhân hay gặp nhất
+ Giảm co bóp cơ tim
+ Nhiễm trùng
+ Tràn khí màng phổi
+ Tràn dịch màng tim
- Xử trí: Tuỳ theo nguyên nhân
+ Bù dịch
+ Giải quyết nguyên nhân
+ Dùng thuốc vận mạch
2.2. Tăng huyết áp
- Nguyên nhân:
+ Đau là nguyên nhân thường gặp
+ Tiền sử tăng huyết áp: 50% số bệnh nhân bị tăng huyết áp sau mổ có tiền sử tăng huyết áp
+ Các nguyên nhân khác do truyền quá nhiều dịch, tăng phân áp CO2 máu động mạch, giảm phân áp oxy máu động mạch.
2.3. Loạn nhịp tim
- Nguyên nhân:
+ Phân áp oxy máu động mạch thấp là nguyên nhân đầu tiên
+ Giảm thể tích tuần hoàn
+ Đau
+ Hạ nhiệt độ
+ Dùng thuốc kháng cholin
+ Thiếu máu cơ tim
+ Rối loạn điện giải đồ
+ Toan hô hấp
+ Tăng huyết áp
+ Có loạn nhịp từ trước
- Xử trí: chủ yếu là giải quyết nguyên nhân
3. Kích thích sau mổ
Hay gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, sử dụng các thuốc kháng cholin.
4. Đau
Đau thường xuyên xảy ra sau mổ nhất là ở giai đoạn hồi tỉnh vì vậy cần chú ý áp dụng các biện pháp giảm đau tốt.
5. Rối loạn chức năng thận
Có thể do nguyên nhân trước thận như bù dịch chưa đủ trong mổ, nhưng cũng có thể do nguyên nhân thực thể vì vậy phải tìm kiếm nguyên nhân cụ thể để có biện pháp điều trị hợp lý.

6. Rối loạn đông chảy máu

Nếu không có bệnh lý của máu thì nguyên nhân thường là do mất nhiều máu ở thời gian trước, trong mổ hoặc sau mổ còn tiếp tục chảy máu.
7. Hạ nhiệt độ
Do truyền nhiều dịch trong mổ, thời gian mổ lâu nhất là về mùa đông đặc biệt sử dụng các thuốc mê bốc hơi.
8. Chế độ ăn sau mổ
- Trong những ngày đầu bệnh nhân không ăn uống gì được, việc hồi sức bằng
đường tĩnh mạch là cần thiết.
- Những ngày sau nếu như không phải mổ đường tiêu hoá thì cho bệnh nhân ăn sữa, cháo; Còn nếu mổ ở đường tiêu hoá thì chờ trung tiện (sự lưu thông ruột trở lại) mới được cho ăn. Tuy nhiên 6 giờ đầu sau mổ có thể cho bệnh nhân uống một ít (5- 10ml) nước cho đỡ khô miệng.
V. Các biến chứng trong thời gian hậu phẫu
1. Biến chứng tuần hoàn
- Viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc tĩnh mạch sâu
- Tắc mạch phổi
- Nhồi máu động mạch phổi
Chú ý đề phòng viêm nhiễm chỗ tiêm tĩnh mạch, cho bệnh nhân tập cử động sớm, đi lại. Nếu cần cho các thuốc chống đông máu như heparine tiêu chuẩn hoặc heparine trọng lượng phân tử thấp.
2. Hô hấp
- Xẹp phổi
- Viêm phổi
- Thuyên tắc và nhồi máu phổi
3. Vết mổ
- Chảy máu vết mổ: do cầm máu không kỹ hoặc do rối loạn đông máu
- Nhiễm trùng vết mổ
- Bục vết mổ
4. Bụng
- Liệt ruột
- Giãn dạ dày cấp
- Áp xe dưới cơ hoành
5. Bí tiểu sau mổ
- Nguyên nhân:
+ Phản xạ co thắt cơ vòng do đau đớn hoặc lo sợ
+ Liệt cơ chế tống nước tiểu do mổ trong vùng chậu
+ Thuốc mê hoặc thuốc hủy phó giao cảm, gây tê tủy sống
- Chẩn đoán: thường bệnh nhân muốn đi tiểu nhưng không tiểu được, sờ có cầu bàng quang.
- Xử trí: thông bàng quang thường đưa đến nhiễm trùng bàng quang 20% trường hợp do đó phải dùng những biện pháp đơn giản trước.
+ Làm giảm đau, an thần
+ Cho bệnh nhân ngồi trên ghế có lỗ ở dưới hay đứng tiểu nếu bệnh nhân nam
+ Chườm nước nóng
+ Đặt ống thông tiểu khi các biện pháp trên thất bại có thể đặt lại sau 6-8giờ nếu cần.
+ Kích thích điện hoặc châm cứu sau khi đã loại bí tiểu do nguyên nhân cơ học.
6. Biến chứng khác
- Sốt: thường phải giải quyết nguyên nhân trước. Nếu nhiệt độ trên 400C phải dùng các biện pháp hạ nhiệt không đặc hiệu: đắp đá hoặc nước mát ở trán, ở các mạch máu lớn (nách, bẹn, cổ), lau toàn thân bằng cồn 700 để làm bốc hơi giảm nhiệt độ,dùng thuốc hạ sốt.
- Buồn nôn và nôn: làm giảm triệu chứng này bệnh nhân sẽ dễ chịu và ngăn được rối loạn nước điện giải.
- Nấc cục
- Táo bón
- Mảng mục: thường xảy ra do nằm lâu, thường xuất hiện ở xương cụt, ụ ngồi, gót..., ở những người già, suy dưỡng không được săn sóc, những người tiểu tiện không tự chủ trên giường gây kích thích da.
+ Đề phòng: biện pháp tốt nhất là săn sóc kỹ, xoa nắn vùng da sát xương, các điểm tì đè, cử động sớm, thay đổi tư thế, nuôi dưỡng tốt. Ở bệnh nhân nằm lâu phải quan sát thường xuyên vùng da dễ bị loét tránh để bẩn vì tiểu tiện. Giường có những nệm nhỏ, dùng đệm nước.
+ Điều trị:
Biện pháp chung: thường xuyên thay đổi tư thế, thay khăn trải giường, giữ sạch và khô da bệnh nhân. Nuôi dưỡng tốt, kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn rất cần thiết để làm lành vết loét.
Biện pháp tại chỗ: chỗ loét phải được giữ sạch, khô, băng vô trùng.
Biện pháp ngoại khoa: ghép da nếu vùng loét lớn và không lành.

Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ

Chăm sóc sản phụ sau sinh mổ, cham soc san phu sau sinh mo



Ngày nay với sự phát triển y học tiên tiến, việc sinh nở trở nên dễ dàng hơn, giảm nhiều nguy cơ biến chứng do đẻ khó, thai to … gây ra, những trường hợp đó đều được chuyển sang đẻ mổ để giảm thiểu nguy cơ thai nhi ngạt thở do quá to, mẹ bầu sợ đau khi đẻ … Nhưng sau sinh mổ thì phải chăm sóc các sản phụ như thế nào? đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Suckhoe24h.edu.vn xin được hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ cho các bà mẹ mới sinh.

Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ

Tuần lễ đầu sau sinh mổ

  1. Chăm sóc vết mổ:
    - Trong tuần đầu tiên vừa sinh mổ, vết mổ vẫn chưa khô nên các bác sĩ sản khoa sẽ chăm sóc sản phụ, chăm sóc vệ sinh vết mổ, cho các thuốc giảm đau, kháng sinh, co hổi tử cung để tránh các biến chứng, nhiễm trùng có thể xảy ra sau sinh mổ. Các mẹ không cần lo lắng vì những thuốc này không ảnh hưởng tới sữa non.
    - Sau khi sinh cần cho con bú ngay càng sớm càng tốt, vì lúc này sữa non có chứa nhiều dinh dưỡng nhất, chứa nhiều chất đề kháng nhất cung cấp các chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và tăng cường sự miễn dịch cho trẻ.
    - Chỉ trong trường hợp vết mổ khiến sản phụ thấy đau quá không chịu được mới nên nói với các bác sĩ để họ cho thuốc giảm đau an toàn với sản phụ.

  2. Dinh dưỡng chế độ ăn:
    - Trong ngày đầu vừa sinh các bà mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống dinh dưỡng. Chỉ nên uống nước lọc, nước đường, ăn cháo loãng, cho tới khi bạn bắt đầu “xì hơi” được mới bắt đầu ăn sữa, phở, mì …
    - Từ ngày thứ hai trở di, các bà mẹ ăn uống như bình thường, tăng cường thức ăn giàu đạm và canxi, đồng thời uống nhiều nước để có nhiều sữa cho con bú.

  3. Vận động, nghỉ ngơi:
    - Sau sinh mổ, các bà mệ cần dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, nên nằm nghiêng sang 1 bên để tránh bị đau do tử cung co thắt và tránh bị nôn. Khi đã cảm thấy đỡ đau và thoải mái hơn các bà mẹ nên ngồi dậy và tập đi lại nhẹ nhàng để khí huyết lưu thông, tránh tình trạng bị dính ruột và viêm tắc tĩnh mạch.

Tuần lễ thứ hai trở đi sau sinh mổ

Hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ, cach cham soc vet mo sau sinh mo

Chăm sóc vết mổ:
-Khi mổ đẻ bước sang tuần thứ 2, lúc này nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ không tiêu thì sẽ xem xét vết mổ khổ sạch thì sẽ được bác sĩ cắt chỉ, còn nếu các bà mẹ khâu vết mổ bằng chỉ tự tiêu (chỉ thẩm mĩ) thì không cần cắt chỉ. Thời gian này nên lau người bằng nước ấm, hoặc tắm nhanh chóng, tránh việc ngâm cơ thể trong bồn tắm khiến vết mổ bị ướt. Sau khi tắm rửa xong thì cần dùng bông sạch thấm khô vết mổ, để vết mổ hở không cần băng kín, giữ cho vết mổ luôn khô sạch, có thể vệ sinh thấm vết mổ bằng dung dịch betadin hoặc povidine 10% sẽ nhanh liền sẹo và tránh nhiễm trùng.


Chế độ dinh dưỡng:
- Trong quá trình liền vết mổ thì các vitamin A, B, C có vai trò kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giảm sự viêm nhiễm nhiễm trùng vết mổ như cam, quít, bưởi, cà rốt …
- Vitamin K và các yếu tố vi lượng như canxi, kẽm, sắt, đồng có vai trò chính trong việc cầm máu, tạo máu và làm lành vết mổ như trứng, sữa …
- Protein là nguyên liệu chính tạo ra tế bào mới hình thành nên lớp da non và làm liền vết mổ. Mỗi ngày nên cung cấp cho cơ thể khoảng 200g thức ăn có chứa protein như: thịt, cá, trứng, sữa, đậu…


Những bà mẹ cơ địa sẹo lồi:
-Sẹo lồi là vết mổ sau khi liền sẽ lồi hẳn khỏi mặt da, có màu sậm hoặc hơi tím, khi đụng vào có thể đau hoặc ngứa, nó tồn tại mãi với thời gian, sẹo lồi thường không tự giảm mà lại có xu hướng phát triển trở lại nếu cắt đi do ảnh hưởng của di truyền hoặc cơ địa mỗi người gây ra.
- Với sẹo lồi, cần thay băng hàng ngày rửa sạch vết mổ bằng dung dịch Betadine để tránh nhiễm trùng, từ ngày thứ 3 trở đi có thể để hở cho vết mổ khô, thoáng, tránh làm căng da quá mức.


Những lưu ý khác mang tính tham khảo:
- Ăn rau muống dễ bị sẹo lồi.
- Ăn thịt gà khiến vết mổ lâu lành.
- Ăn gạo dẻo dính như gạo nếp dễ khiến vết mổ bị sưng, mưng mủ.
- Ăn hải sản dễ bị dị ứng, ngứa ngáy, nổi ban.


Với hướng dẫn cách chăm sóc vết mổ sau sinh mổ phía trên, các bà mẹ hãy yên tâm có thể tự chăm sóc bản thân và tránh được nhiều nguy cơ viêm nhiễm sau mổ. Chúc các bà mẹ luôn khỏe mạnh.

Dinh dưỡng cho bệnh nhân sau phẫu thuật.


Khi trải qua một cuộc phẫu thuật, dù lớn hay nhỏ, cũng sẽ tạo ra một kích ứng (stress) về chuyển hoá. Khi đó, cơ thể sẽ hồi đáp lại bằng một số biểu hiện như: tăng năng lượng chuyển hoá, tăng phân huỷ chất đạm ở bắp thịt…


Những phản ứng này cần được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nếu không sẽ suy dinh dưỡng và kéo theo giảm khối lượng các tế bào có ích và các chất hoá học trong cơ thể giúp lành vết thương. Hệ luỵ là người bệnh có thể sẽ gặp một số biến chứng như vết mổ lâu lành, nhiễm trùng, bung vết mổ…

Ngoài ra, dinh dưỡng không hợp lý trong quá trình phục hồi sau phẫu thuật còn có thể làm cơ thể gầy yếu do mất dần bắp thịt (khối cơ), rối loạn các chất và nội tiết tố, làm ảnh hưởng đến hoạt động của đường tiêu hoá, hô hấp… thậm chí có thể gây suy kiệt, tử vong.

Bồi bổ cả trước và sau mổ

Không như quan niệm của nhiều người bệnh, chỉ tập trung bồi bổ sau khi đã mổ xong, quá trình hồi phục của bệnh nhân phẫu thuật phụ thuộc cả vào trước, trong và sau khi phẫu thuật. Do vậy việc hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cũng cần diễn ra song hành với quá trình này.

Trước phẫu thuật: dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp làm giảm nhiễm trùng, gia tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụt cân và cải thiện chức năng ruột.

Tuỳ tình trạng bệnh lý để xây dựng thực đơn cho phù hợp, miễn sao đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, thành phần các chất phải hợp lý, nên ăn thức ăn thông thường, có thể bổ sung thêm sữa. Nên phối hợp đa dạng thực phẩm, phù hợp với tình trạng bệnh và chỉ định điều trị nhằm giúp cơ thể hấp thu được tốt các chất.

Trường hợp bệnh nặng, mắc các bệnh lý gây khó khăn trong ăn uống bình thường thì việc hỗ trợ dinh dưỡng cần được tiến hành sớm như nuôi ăn bằng ống thông, hoặc nuôi ăn tĩnh mạch.

Sau phẫu thuật: bồi bổ đúng cách sẽ giúp giảm được dị hoá chất đạm (tránh teo cơ, mau hồi phục vết thương), kiểm soát được nhiễm trùng sau mổ, giảm kích ứng sau phẫu thuật, tăng sức đề kháng cơ thể. Muốn vậy, cần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng (lưu ý thêm phần năng lượng bù đắp cho cơ thể do phẫu thuật và quá trình hồi phục sau phẫu thuật tạo nên).

Chia nhỏ bữa ăn trong những ngày đầu sau phẫu thuật để giúp cơ thể dung nạp được. Tuỳ theo loại phẫu thuật, nếu không có chống chỉ định thì khuyến khích ăn qua đường tiêu hoá sớm vì sẽ giúp duy trì chức năng và cấu trúc ruột, hạn chế nhiễm trùng.

Tuỳ phẫu thuật, cách ăn riêng

Để có được một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh sau phẫu thuật, phải tuỳ theo độ tuổi, mức độ bệnh lý, phương pháp phẫu thuật, tình trạng dinh dưỡng trước phẫu thuật, cũng như quá trình điều trị đi kèm (điều dưỡng, thuốc, vật lý trị liệu, tâm lý…)

Ngoài ra cần chọn phương pháp nuôi ăn phù hợp với loại phẫu thuật và thời gian sau phẫu thuật. Ăn bằng đường miệng phù hợp với các phẫu thuật bên ngoài đường tiêu hoá.

Nuôi ăn qua ống sonde và qua đường truyền tĩnh mạch thường áp dụng cho đại phẫu vùng cổ (ung thư hầu, họng…), đại phẫu vùng ngực, bụng (thực quản, dạ dày, tá tuỵ…) và sau phẫu thuật do chấn thương nặng. Để người bệnh dễ hấp thu, nên chia nhỏ bữa ăn, từ 6 – 8 bữa hoặc 4 – 6 bữa, theo từng giai đoạn.

Khi đã ăn được bằng đường tiêu hoá, cần chọn thức ăn bình thường hoặc dung dịch nuôi ăn chuẩn hoặc sữa chuẩn. Bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất có vai trò quan trọng trong quá trình làm lành vết thương nhanh. Đa dạng thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày nhằm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nhằm đánh giá tác động của chế độ dinh dưỡng trong quá trình phẫu thuật, để xem có phải thay đổi ăn uống gì không, bệnh nhân cần được thăm khám định kỳ và ghi nhận các thông tin như khả năng dung nạp với bữa ăn (đau bụng, nôn ói, tiêu chảy…), cân nặng; các dấu hiệu khác như vẻ mặt, sức cơ, mức độ lành vết mổ, lượng nước tiểu, tính chất phân… Ngoài ra cũng cần thực hiện ion đồ máu, kiểm tra đường huyết, lipit máu…

Bệnh nhân sau phẫu thuật nếu không được chăm sóc sức khỏe đúng cách và chế độ dinh dưỡng không hợp lý, dễ dẫn đến những biến chứng cho vết mổ.

Nguy cơ tử vong cao, tăng bệnh và nguy hiểm………

Theo thông tin viện dinh dưỡng quốc gia có đến 50% bệnh nhân nhập viện bị suy dinh dưỡng trước khi phẫu thuật. Suy dinh dưỡng làm cho vết thương lâu lành, suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỉ lệ biến chứng, tử vong và chi phí điều trị.

Bệnh nhân suy dinh dưỡng có nguy cơ biến chứng cao hơn gấp 2 – 20 lần bệnh nhân bình thường. Do đó việc chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân trong bệnh viện rất quan trọng, cần phải có chế độ dinh dưỡng trước và sau khi mổ vì sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân nhanh hay chậm là tùy thuộc vào cơ chế dinh dưỡng cho cả 2 giai đoạn chứ không chỉ phụ thuộc vào giai đoạn sau khi mổ.

Giai đoạn trước phẫu thuật: dinh dưỡng hợp lý làm giảm nhiễm trùng, gia tăng khả năng lành vết thương, hạn chế sụt cân và cải thiện chức năng đường ruột. Nguyên tắc dinh dưỡng chung trong giai đoạn này cần bổ sung nhiều dưỡng chất cho người bệnh trước khi trải qua phẫu thuật.

Giai đoạn sau phẫu thuật: bồi bổ đúng cách giảm được dị hóa chất đạm (tránh teo cơ, mau phục hồi vết thương) kiểm soát nhiễm trùng, tăng sức đề kháng. Trong thời gian này chia làm hai giai đoạn: thời kỳ đầu sau phẫu thuật cơ thể mất nước, mất máu vì vậy cần phải bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng dạng nước, sau giai đoạn này cơ thể bắt đầu hồi phục cần bổ sung lượng protein và calo lớn, lượng protein bổ sung cần phải cung cấp lên đến 120-150g để cơ thể nhanh chóng phục hồi. Vì vậy bệnh nhân nên chọn các loại thực phẩm cung cấp lượng protein cao và dễ hấp thụ.

Yến Sào cao cấp A1 – Tăng cường miễn dịch và sức đề kháng.

Theo các nghiên cứu hiện đại cho thấy, Yến Sào là hợp chất bao gồm 2 yếu tố chính: glyco và protein (45 – 55%) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể, cần thiết cho bệnh nhân sau phẫu thuật vì có hàm lượng protein cao.

Ngoài ra, theo số liệu của trung tâm nghiên cứu công nghệ sinh học thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia, trong thành phần Yến Sào có 18 loại acid amin, đặc biệt là acid valine, isoleusine…có tác dụng phục hồi và chữa lành vết thương, tăng hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa nhiễm khuẩn sau các cuộc phẫu thuật. Vì vậy đây là thực phẩm bổ dưỡng tốt cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Yến Sào A1 – Malaysia, chọn lọc tinh túy từ thiên nhiên.

Yến Sào A1 được sản xuất từ nguồn nguyên liệu tổ yến được chọn lọc từ các tổ yến thiên nhiên tinh túy nhất ngoài các đảo khơi Malaysia nên Yến Sào A1 có chất lượng dinh dưỡng vượt trội so với sản phẩm trên thị trường.

Yến Sào A1 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại, quá trình sản xuất được tinh lọc từ chất lượng yến ban đầu và xử lý bằng tia cực tím tuần hoàn trong quá trình sản xuất nên sản phẩm được giữ nguyên tinh chất yến ban đầu sau khi sản xuất.

Hệ thống sản xuất áp dụng tiêu chuẩn GMP, ISO 9001 và HACCP để kiểm soát các yếu tố liên quan đến “chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm” trong quá trình sản xuất. Vì vậy Yến Sào A1 hoàn toàn không sử dụng hóa chất bảo quản, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Kết hợp độc đáo tinh chất Yến Sào với nhân sâm.

Yến Sào A1 kết hợp được tinh chất yến với nhân sâm - quá trình cộng hưởng này ngăn ngừa sự phát sinh cholesterol có hại, vì vậy mà ngăn ngừa sự hình thành xơ vữa động mạch. Nhân sâm có tác dụng dược lý: tăng lực, tăng trí nhớ, bảo vệ cơ thể chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, bảo vệ tế bào, chống lão hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Yến Sào cao cấp A1 - Nguồn dinh dưỡng lý tưởng để bảo vệ sức khỏe, nâng cao thể lực và giữ gìn tuổi thanh xuân cho bạn mỗi ngày. Với 2 dòng sản phẩm: Yến Sào chưng đường phèn và Yến Sào có nhân sâm.



Kiêng cữ sau khi sinh mổ
Phẫu thuật cắt vú
Cắt bỏ tử cung
Bệnh trĩ
Triệu chứng của bệnh thủng dạ dày tá tràng
Cách chăm sóc em bé sau khi sinh mổ phát triển khỏe mạnh
Món ăn chữa bệnh sỏi mật giúp bệnh mau hết.
3. Sau khi sinh mổ


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Bệnh nhân sau phẫu thuật có được uống nước ngọt và nước uống có ga không
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý