Để nhận biết đúng hơn về bệnh trĩ, bạn có thể theo dõi các triệu chứng cụ thể của bệnh trĩ giai đoạn đầu qua bài viết dưới đây.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRĨ GIAI ĐOẠN ĐẦU
Có dấu hiệu như khối huyết trĩ ngoại: người bệnh có cảm giác đau đớn rõ rêt, đôi khi có các triệu chứng trên toàn thân, đau đớn kể cả xảy ra khi vô tình tiếp xúc. Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động, khi xảy ra viêm nhiễm bề mặt da hậu môn bị loét, có mủ và hình thành rò hậu môn.
Khi đi đại tiện hoặc vận động mạnh các khối trĩ sẽ đột ngột lòi ra ngoài hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn bất thường, nhất là khi đại tiện hoặc vận động
Thời kỳ đầu, mô liên kết trĩ ngoại thường có biểu hiện sưng to ở nếp gấp. Có xuất hiện vùng viêm nhiễm vùng da bên ngoài hậu môn hoặc phía trước hậu môn, đôi khi là cả hai. Ngoài ra, người bị trĩ ngoại giai đoạn đầu còn xuất hiện kèm vói chai cứng hậu môn dễ gây kích thích, co thắt cơ vòng và gây ra đau nhức
Trĩ ngoại còn bao gồm viêm trĩ ngoại và sưng phồng tĩnh mạch trĩ ngoại, thường do hậu môn phải chịu tổn thương do viêm nhiễm, người bệnh thường có cảm giác nóng rát khó chịu ở hậu môn. Tĩnh mạch trĩ ngoại hậu môn sưng phồng nằm phái dưới đường lược, hình thành các khối hình tròn, hình bầu dục hoặc lăng trụ mềm ở lề hậu môn.Nếu có mụn nước thì tình trạng càng diễn biến nghiêm trọng hơn.Theo y học cổ truyền nó được xếp vào phạm vi trĩ khí.
Trĩ ngoại thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn
Gặp gỡ các bác sỹ để đưa ra kết luận về vấn đề này, sở dĩ trĩ ngoại có nguy cơ ở phụ nữ nhiều hơn vì:
- Thứ nhất: Do cấu tạo cơ thể nữ giới, vùng chậu nữ giới còn có tử cung, có thể chèn ép trức tràng khiến cho trực tràng nghiêng về sau, độ cong lớn, khi đi đại tiện sẽ chậm hơn nam giới, từ đó dễ dẫn đến táo bón rồi trĩ ngoại
- Thứ 2: Thời kỳ phụ nữ mang thai, thai nhi lớn dần lên chèn ép trực tràng, làm trở ngại lưu thông tĩnh mạch hậu môn trực tràng, từ đó dẫn tới trĩ ngoại.
- Thứ 3: Kinh nguyệt và khí hư tiết ra thường xuyên kích thích vùng da hậu môn,gây viêm mãn tính, làm tăng sinh các mô, dẫn tới trĩ ngoại
- Thứ 4: Đối với phụ nữ sau khi sinh con, khoang bụng trống rỗng, không có nhu cầu đi đại tiện, không đi đại tiện trong nhiều ngày , nằm trên giường lâu, đại tiện khó khăn dễ dẫn đến trĩ ngoại.
- Thứ 5: Do môi trường sống, phụ nữ phải đứng hay ngồi nhiều, áp lực công việc tăng, thường xuyên căng thẳng thần kinh, thói quen đi đại tiện không khoa học cũng là 1 yếu tố làm tăng nguy cơ trĩ ngoại ở nữ giới.
BÀI THUỐC TRỊ BỆNH TRĨ GIAI ĐOẠN ĐẦU
Lương y Đinh Công Bảy, Tổng thư ký Hội Dược liệu TP HCM phân tích các triệu chứng, nguyên nhân, cách phòng ngừa và một số bài thuốc trị bệnh trĩ hiệu quả.
Bệnh trĩ là bệnh được tạo thành do sự phình dãn quá mức các đám rối t��nh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn. Khi tĩnh mạch hậu môn hoạt động kém, máu đi đến đây sẽ không lưu thông được, ứ đọng làm cho tĩnh mạch bị dãn, phình ra.
Có hai loại trĩ là trĩ nội và trĩ ngoại.
Trĩ nội là khi các búi trĩ chịu lực nén bên trong nên có chiều hướng sung huyết, chảy máu và đôi khi bị sa.
Trĩ ngoại là khi các búi trĩ sa hẳn ra ngoài, mạch bị tắc gây phù nề và nghẹt không tụt trở lại trong lòng hậu môn được nữa, kèm theo triệu chứng nứt hậu môn và rất đau mỗi khi đại tiện.
Trĩ ngoại gây trở ngại nhiều tới cuôc sống của người bệnh, họ không dám ăn uống vì sợ phải đại tiện nhiều lần. Một số trường trường hợp do chảy máu nhiều sẽ dẫn tới thiếu máu nặng.
Ngồi làm việc quá nhiều cũng là nguyên nhân gây bệnh trĩ. Ảnh: congso
Có 2 triệu chứng chính
- Chảy máu: Là triệu chứng có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu.
Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
- Sa búi trĩ: Thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu, mỗi khi đại tiện thì thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được.
Càng lâu ngày, khối đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Cần phân biệt bệnh trĩ với một số trường hợp có chảy máu hậu môn khác
- Bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, cũng có triệu chứng chảy máu giống như bệnh trĩ, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ, không chịu đi khám và điều trị, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.
- Trường hợp polype trực tràng cũng cho dấu hiệu chảy máu, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.
- Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài, thường lầm với sa trực tràng (loài dom), cách điều trị của hai loại bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.
Nguyên nhân
Bệnh trĩ có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do táo bón lâu ngày, bệnh lỵ, nóng trong người do ăn uống các chất cay nóng (tiêu, ớt, cà ri, cà phê, rượu bia...), tăng áp lực ổ bụng do lao động, tư thế, sinh hoạt…
- Táo bón lâu ngày: Những bệnh nhân này mỗi khi đi cầu rặn nhiều, khi rặn áp lực trong lòng ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ sa ra ngoài.
- Bệnh lỵ: Khi bị bệnh lỵ, bệnh nhân đại tiện nhiều lần trong ngày, và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều làm tăng áp lực trong ổ bụng.
- Tăng áp lực ổ bụng: Những bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, những bệnh nhân dãn phế quản, phải ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác... làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
- Tư thế: Bệnh trĩ thường gặp ở những người phải đứng lâu, ngồi nhiều, ít đi lại, như thư ký bàn giấy, lái xe, nhân viên bán hàng, thợ may …
Ngoài ra, khi bị u bướu hậu môn trực tràng và vùng chung quanh có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng lên tạo thành bệnh trĩ. Trong những trường hợp này, trĩ được tạo nên do những nguyên nhân cụ thể, rõ ràng nên được gọi là trĩ triệu chứng, khi điều trị ta phải điều trị nguyên nhân chứ không trị như bệnh trĩ.
Phòng ngừa bệnh trĩ
- Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày. Không nên đứng hoặc ngồi quá lâu. Hạn chế những công việc nặng nhọc, tránh động tác mạnh làm cho áp lực trong xoang bụng tăng lên đột ngột. Sử dụng giấy vệ sinh mềm, sạch, hoặc dùng các loại xà phòng ít tính acid để làm sạch vùng hậu môn. Vận động thể lực vừa sức, nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ, đi xe đạp…
- Điều chỉnh thói quen ăn uống: Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà đậm, thuốc lá... Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu, cà ri, gừng, riềng...
Tránh ăn các gia vị, thức ăn cay, nóng. Ảnh: delta
Ăn nhiều chất xơ từ các loại rau quả để chống táo bón. Nên ăn thức ăn dạng luộc chín, nấu canh, hấp, tránh dạng chiên xào nhiều dầu mỡ khó tiêu, hoặc dạng nướng…
Hạn chế ăn muối, vì muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ.
Một số bài thuốc nam trị bệnh
- Chỉ huyết thang: Lá huyết dụ tươi 40 g, lá cây sống đời tươi 20 g, lá cây cỏ mực tươi (hoặc lá cây xích đồng nam tươi) 20g. Ba thứ rửa sạch, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn.
- Ngẫu tiết thang: Ngẫu tiết 20 g, cỏ mực 20 g, trắc bá diệp 16 g, bồ hoàng 16 g. Tất cả sao đen, sắc uống 2 lần trong ngày, trước bữa ăn hoặc lúc bị chảy máu.
- Hòe hoa tán: Hoa hòe sao đen, hoa kinh giới sao đen, lá trắc bá sao đen, chỉ xác sao. Tất cả lượng bằng nhau, rửa sạch, phơi sấy khô, tán và rây lấy bột mịn, cho vào lọ sạch để bảo quản (có thể chia thành từng gói nhỏ, mỗi gói 10 g). Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10 g, với nước sôi để nguội hoặc nước cơm, trước bữa ăn 30 phút hoặc khi đang chảy máu. Tùy tình hình bệnh, có thể gia thêm cỏ mực, địa du, bồ hoàng…
- Tứ sinh thang (Bốn loại thuốc tươi): Lá sen tươi, lá ngãi cứu tươi, lá trắc bá tươi, sinh địa hoàng tươi. Tất cả lượng bằng nhau 30-40g, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước để uống hoặc làm thang sắc uống, trước bữa ăn 30 phút đến 1 giờ.
Tác dụng: Điều trị các bệnh mãn tính có thể là nguyên nhân gây ra trĩ như viêm phế quản, dãn phế quản, táo bón, bệnh lỵ, mập phì…
- Chữa trĩ ra máu: Vỏ quả ấu sấy khô, đốt tồn tính, tán bột mịn, trộn đều với dầu mè để bôi hoặc đắp, ngày 3-4 lần.
- Chữa đại tiện ra máu: Trĩ ra máu: Vỏ quả ấu 60g, cỏ mực 8g, trắc bá diệp (sao đen) 8g, hoa hoè (sao) 8g, gương sen (sao) 8g. Sắc với 750ml nước, còn 300ml chia 2 lần uống trước bữa ăn.
NGƯỜI MẮC BỆNH TRĨ NÊN ĂN GÌ VÀ LÀM GÌ?
(Tribenhtri.vn) Người bị Bệnh trĩ nên ăn gì chế độ ăn uống tốt nhất và những lời khuyên hữu ích nhất dành cho người bị bệnh trĩ
Khi lỡ mang chứng này, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, nhất là những lúc ngồi trong toilet... rên rỉ, chịu đựng. Nói sao cho xiết cái cảm giác đọa đày.
"Đau khổ như những ai đau khổ vì bệnh trĩ...". Câu nói này diễn tả được phần nào nỗi khó chịu của một người bị mắc chứng này. Nhiều người Pháp khẳng định rằng đại tế Napoleon của họ lẽ ra đã không thua trận xiểng niểng tại Waterloo nếu ngài... không mắc bệnh trĩ, trị bệnh trĩ như thế nào
Chú trọng về ăn uống
Việc ăn uống đúng cách có thể làm một người bị bệnh trĩ nặng giảm hơn một nửa nỗi khó chịu, và có thể làm tiêu tan gần hết bệnh của một người ở thời kỳ nhẹ hay trung bình.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, nhưng trong đó nguyên nhân ít vận động, ngồi lâu, và chế độ ăn không hợp lý đóng một vai trò rất quan trọng.
- Hãy uống nhiều nước và ăn thức ăn có nhiều chất xơ.Nên ăn loại thức ăn lỏng dễ tiêu hóa. Khi bạn ăn uống như vậy, chắc chắn phân sẽ lỏng hơn. Bạn thường chỉ khó chịu khi phân quá cứng, quá đặc.
-Ăn Một số loại rau có tính nhuận tràng tốt như rau lang, rau mồng tơi, rau đay, rau dền nên dùng nấu canh ăn thường xuyên rất tốt cho người bệnh trĩ. Chuối cũng là loại quả có giá trị nhuận tràng tốt, sau mỗi bữa ăn nên dùng một quả chuối, hoặc ăn ít dưa hấu. Củ khoai lang cũng có công dụng nhuận tràng tốt, nên ăn thêm vào các bữa ăn phụ.
- Hạn chế ăn muối và kiêng các chất gia vị cay, nóng, cà phê, rượu, những thực phẩm chứa chất cafein. Muối có khuynh hướng giữ nước lại trong cơ thể, làm các tế bào và mạch máu trương căng ra, làm nặng hơn triệu chứng trĩ. Những gia vị cay, nóng và chất kích thích thường tạo cảm giác khó chịu khi phân đi qua hậu môn.
Người mập và có thai dễ bị bệnh trĩ hơn
Trọng lượng và sức nặng của bào thai tạo ra một áp suất đè lên các tế bào và mạch máu tại hậu môn, dễ tạo nên bệnh. Nếu bạn quá nặng cân, hãy giảm ăn và tập thể thao để giảm cân. Nếu bạn đang mang thai, nên nằm nghiêng về bên trái nhiều (20 phút/4 tiếng đồng hồ). Hành động này làm giảm bớt sức ép của bào thai trên tĩnh mạch hậu môn.
Nên rửa hậu môn sau khi đi vệ sinh
Thông thường, việc rửa sẽ làm hậu môn sạch hơn là lau bằng giấy. Khi bạn bị trĩ, việc lau chùi bằng giấy thường gây đau đớn. Nếu không thích rửa, hãy chùi bằng loại giấy lau mặt bán trong hộp loại giữ ẩm (moisturized facial tissue), nó sẽ ít làm trầy chỗ trĩ hơn. Phải dùng giấy lau mặt vì hiện trên thị trường không có loại giấy vệ sinh có giữ ẩm - moisturized toilet tissue).
Đừng rặn, và đừng khiêng nặng
Hành động rặn sẽ làm trĩ ló ra ngoài hậu môn nhiều hơn. Tương tự, bạn cũng sẽ phải gồng lên khi khiêng một vật nặng như tủ lạnh, bàn ghế... Trĩ thường xuất hiện do những tĩnh mạch bị trương căng lên. Hành động gồng hay rặn làm cao áp huyết trong các mạch máu và làm trương căng chỗ trĩ nhiều hơn nữa.
Khi mắc bệnh trĩ không uống rượi bia..
Khi mắc bệnh trĩ không nên uống nhiều rượu, bia, không ăn nhiều các loại gia vị cay như: ớt, hồ tiêu, hành... Do bệnh trĩ gây mất máu mạn tính nên người bệnh dễ bị thiếu máu, vì vậy nên dùng một số loại rau có chứa nhiều chất sắt như: rau cần, mộc nhĩ đen (nấm mèo đen), vừng...
Cần siêng năng vận động, không nên ngồi lâu một chỗ, nhất là những người làm việc văn phòng, thợ may, người ngồi nhiều với máy tính..., hằng ngày nên tập thể dục nhẹ nhàng...
(ST)