Đây là một căn bệnh có hai giai đoạn phát triển. Giai đoạn thứ nhất là tiền sản giật và thời kỳ này thường xảy ra sau tuần thứ 20 tuổi thai. Bạn có thể cảm tháy khỏe nhưng huyết áp của bạn đột nhiên tăng lên lần đầu tiên trong thai kỳ. Nếu không được khắc phục, huyết áp tiếp tục tăng khắc phục, huyết áp sẽ tiếp tục tăng lên và tiến triển đến tình trạng sản giật là một tình trạng rất nghiêm trọng đối với sức khỏe của cả em bé lẫn bà mẹ. Chứng bệnh sản giật hiện nay thường gặp vì những dấu hiệu báo động của căn bệnh phát triển chậm này sẽ được phát hiện ra ngay nếu bạn đi khám thai đều đặn.
Người ta không biết rõ nguyên nhân chứng tiền sản giật, song nó hay đi kèm theo tình trạng suy dinh dưỡng. Nếu quả thực bạn đã có những triệu chứng này, người ta sẽ chữa trị theo triệu chứng. Thường thì những triệu chứng này sẽ biến đi ngay sau khi em bé sinh ra. Nguy cơ đối với em bé tăng lên vì huyết áp tăng cao tạo ra một áp lực ảnh hưởng hiệu quả. Vì thế có khả năng chuyển dạ trước thời gian (đẻ non) hoặc thai nhi chết trong tử cung. Nguy cơ đối với bà mẹ xuất hiện với các cơn co giật có thể dẫn tới hôn mê.
Triệu chứng: - Phù nề; ngón tay bị sưng nên nhẫn đeo trở nên chặt, mắt cá chân sưng và mặt sưng húp. - Bất cứ dấu hiệu huyết áp gia tăng nào. - Tăng cân quá mức - Có hiện diện chất đạm (lòng trắng trứng) trong nước tiểu - Vào giai đoạn tiến triển, huyết áo tăng cao rõ rệt, buồn ói, nôn mửa, nhức đầu, trí óc chậm chạp, rối loạn thị giác, và co giật. |
Tôi có phải đi bác sĩ không?
Bản thân bạn có thể không để ý thấy sự khởi phát của căn bệnh, ngoài trừ triệu chứng mặt sưng, nhẫn đeo ngón tay hay giãy trở nên chật khi mang vào. Nếu có, bạn hãy báo bác sĩ càng sớm càng tốt. Chứng tiền sản giất thường phát triển chậm. Nếu bạn đi khám thai đều đặn, người ta sẽ lưu ý đến bất cứ sự biến chuyển nào về huyết áp hoặc dấu hiệu phù nề hay dấu hiệu có chất đạm trong nước tiểu.
Bác sĩ sẽ làm gì?
Trong những giai đoạn đầu của căn bệnh, người ta sẽ khuyên bạn nên nghỉ ngơi thật nhiều và giảm lượng muối ăn để giới hạn phù nề.
Trong trường hợp bạn đã mắc chứng sản giật thực sự, bác sĩ sẽ cho bạn nhập viện và cho nằm trên giường nghỉ ngơi, uống thuốc an thần và theo dõi thường xuyên huyết áp và chức năng thận của bạn. Tùy theo tình hình mức độ tiến triển của căn bệnh, chẳng hạn nếu bạn đang bị co giật, bác sĩ kê toa để giới hạn huyết áp của bạn. Các biện pháp này gần như bao giờ cũng có hiệu quả trong việc giới hạn sự tiến triển của căn bệnh và nếu huyết áp của bạn sụt xuống dưới một mức nào đó (120/90) và cứ ổn định ở mức này, người ta sẽ cho phép bạn xuất viện khi bạn có thể bảo đảm là bạn sẽ nghỉ ngơi thật nhiều.
Trong một số rất ít trường hợp, khi việc giới hạn chứng tiền sản giật bằng phương pháp trị liệu theo triệu chứng không thành công, thai nhi sẽ được theo dõi và có thể cho đẻ chỉ huy hoặc cho mổ theo phẫu thuật mổ lấy thai.
Tôi có thể làm được gì?
Tiền sản giật là một chứng bệnh thường gặp trong thai kỳ - chứng bệnh này ảnh hưởng đến từ 5 đến 10% tổng số phụ nữ mang thai – và hầu như ít khi phát triển tới chứng sản giật thực sự, song cách chữa trị tốt nhất là phòng ngừa và các bác sĩ cố vấn cho bạn sẽ là những người có thể giúp bạn bằng các giám sát thai kỳ của bạn qua những kỳ đi thăm khám thai đều đặn. Bạn đừng bỏ qua một kỳ hẹn nào. Bạn có thể làm được nhiều điều để tránh bị tiền sản giật bằng một chế độ ăn tốt và hấp thụ vào đủ lượng chất đạm protein, ngũ cốc nguyên hạt (có nhiều chất cám), trái cây và rau tươi
Bạn hãy nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt; hãy dành những thời gian nào đó trong ngày nằm gác chân lên cao. Đừng bao giờ đứng khi bạn có thể ngồi được, đừng bao giờ ngồi khi bạn có thể nằm được. Làm như vậy sẽ làm tăng lưu lượng máu dẫn tới tử cung và thai nhi.
Trong trường hợp mắt cá chân, ngón tay và mặt bạn bị sưng, bạn có thể phải xét đến việc nghỉ làm và có người giúp đỡ việc nhà trông coi các con của bạn
NHỮNG PHỤ NỮ CÓ NGUY CƠ
Những người mới mang thai lần đầu là có nhiều nguy cơ nhất, song những trường hợp sau đây cũng nên cẩn thận:
Người đã từng bị bệnh hoặc có tiền sử bệnh sản giật
Cả bệnh thận lẫn bệnh tiểu đường cũng như bệnh đau nửa đầu hay dẫn bạn tới chứng bệnh nhiễm độc thai nghén. Sau một lần phát bệnh, có 1/10 xác suất là bệnh sẽ tái phát
Người mang song thai hay đa thai
Mọi trường hợp đa thai đều làm gia tăng nguy cơ bị bệnh
Người có họ hàng bị bệnh
Trong trường hợp có người trong gia đình bị cao huyết áp hay tiền sản giật
Người bị cao huyết áp
Phụ nữ có số huyết áp tối thiểu là 140/90
Phụ nữ nhỏ tuổi hay lớn tuổi
Con gái dưới 20 tuổi và phụ nữ trên 40 tuổi có nguy cơ cao hơn.
(St)