Triệu chứng của bệnh ung thư máu

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Triệu chứng của bệnh ung thư máu

19/04/2015 12:19 PM
241


Bệnh bạch cầu là ung thư của những tế bào máu. Dưới đây là những triệu chứng của bệnh ung thư máu.



TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH UNG THƯ MÁU

Bệnh bạch cầu là ung thư của những tế bào máu. Mỗi năm, gần như 27,000 người lớn và hơn 2,000 trẻ con ở Hoa Kỳ biết bị bệnh bạch cầu. Để hiểu bệnh bạch cầu, thật có ích khi ta biết về những tế bào máu bình thường và cái gì xảy ra với chúng khi bệnh bạch cầu phát triển.

Bệnh bạch cầu là ung thư của những tế bào máu

Bệnh bạch cầu là ung thư của những tế bào máu

Tế bào máu bình thường

Máu gồm có chất dịch lỏng gọi là plasma và ba loại tế bào. Mỗi loại có chức năng riêng.

Tế bào bạch cầu giúp đỡ cơ thể chiến đấu chống bệnh truyền nhiễm và những bệnh khác.

Tế bào hồng cầu mang oxy từ phổi đến các mô cơ thể và lấy khí cacbonic từ mô quay trở lại phổi. Tế bào hồng cầu tạo màu đỏ của máu.

Tế bào tiểu cầu giúp đỡ tạo cục máu đông kiểm soát sự chảy máu.

Những tế bào máu được hình thành trong tủy xương, phần trung tâm mềm xốp của xương. Những tế bào máu mới (chưa trưởng thành) được gọi là các tế bào non. Vài tế bào non ở lại trong tủy để trưởng thành. Một số tới những phần khác của cơ thể để trưởng thành.

Bình thường, những tế bào máu được sản sinh theo trật tự, được kiểm soát theo cách khi thân thể cần chúng. Quá trình này giữ cho chúng ta mạnh khoẻ.

Bệnh bạch cầu

Khi bệnh bạch cầu phát triển, cơ thể sản sinh một số lớn những tế bào máu bất thường. Trong đa số các kiểu bệnh ung thư máu, những tế bào dị thường là những bạch cầu. Tế bào bệnh bạch cầu (thông thường nhìn khác với tế bào máu bình thường và chúng không thực hiện đúng chức năng của chúng).

Tại sao bị ung thư máu?

Cho đến hiện nay, chúng ta vẫn chưa biết nguyên nhân vì sao gây ra ung thư máu. Những nhà nghiên cứu đang cố gắng giải quyết vấn đề này. Những nghiên cứu cho thấy rằng, ung thư máu thường gặp ở nam hơn nữ và những người da trắng thường mắc bệnh hơn những người da đen. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa thể giải thích tại sao người này thì bị còn người kia lại không.

Qua việc nghiên cứu số lượng lớn người trên khắp thế giới, những nhà nghiên cứu đã tìm thấy những yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ phát triển bệnh bạch cầu. Ví dụ, sự tiếp xúc với một lượng lớn bức xạ năng lượng cao sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh bạch cầu. Các chất phóng xạ này thường được sản sinh sau vụ nổ bơm nguyên tử ở Nhật Bản trong thời gian chiến tranh Thế Giới thứ 2. Trong những nhà máy năng lượng hạt nhân, những quy tắc an toàn tuyệt đối nhằm bảo vệ công nhân và cộng đồng tránh tiếp xúc với khối lượng bức xạ có hại.

Nghiên cứu gợi ý rằng sự tiếp xúc trong những lĩnh vực điện từ là một yếu tố nguy cho bệnh bạch cầu (những lĩnh vực điện từ là một kiểu của bức xạ năng lượng thấp đến từ dây điện và thiết bị điện). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hơn cần thiết để chứng minh mối liên kết này.

Một số tình trạng di truyền có thể tăng thêm nguy cơ cho bệnh bạch cầu. Đó là hội chứng Down. Trẻ con sinh ra với hội chứng này có bệnh bạch cầu cao hơn so với trẻ khác.

Những công nhân tiếp xúc với hóa chất nhất định, trong cả một thời kỳ dài sẽ có nguy cơ cao bị ung thư máu. Benzen là một trong số hóa chất này. Đồng thời, vài thuốc sử dụng điều trị các loại ung thư khác có thể tăng thêm nguy cơ cho con người phát triển bệnh bạch cầu. Tuy nhiên, nguy cơ này rất nhỏ so với lợi ích mà mà hoá trị liệu mang lại.

Các nhà khoa học đã xác định được loại virut có khả năng làm tăng thêm nguy cơ mắc ung thư máu. Những nhà khoa học khắp thế giới tiếp tục nghiên cứu virut và nguy cơ có thể khác cho bệnh bạch cầu. Bằng việc nghiên cứu vì sau bị ung thư máu, từ đó các nhà khoa học hy vọng hiểu rõ hơn phương pháp để ngăn chặn và điều trị bệnh bạch cầu.

Có những loại ung thư máu nào ?

Có vài loại bệnh bạch cầu. Chúng được sắp xếp lại theo hai cách. Một cách là theo sự phát triển nhanh chóng ra sao và tồi tệ đi như thế nào. Cách khác bởi kiểu tế bào máu bị ảnh hưởng.

Bệnh bạch cầu hoặc là cấp hoặc kinh niên. Trong bệnh bạch cầu cấp, những tế bào máu dị thường là những tế bào non còn lưu giữ đặc tính chưa trưởng thành và không thể thực hiện những chức năng bình thường của chúng. Số lượng của tế bào non tăng thêm nhanh chóng, và bệnh trở thành xấu hơn đi nhanh chóng.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, một số tế bào non có mặt, nhưng nói chung, những tế bào này thì đã trưởng thành hơn và có thể thực hiện một số chức năng bình thường của chúng. Bệnh bạch cầu có thể xuất hiện trong cả hai kiểu bạch cầu chính: Những tế bào bạch huyết hoặc những tế bào tủy. Khi bệnh bạch cầu ảnh hưởng những tế bào bạch huyết, nó được gọi bệnh bạch cầu tế bào lymphô. Khi những tế bào tủy bị ảnh hưởng, bệnh được gọi tủy xương hoặc bệnh bạch cầu tạo tủy.

Đây là những kiểu chung nhất của bệnh bạch cầu:

Bệnh bạch cầu dòng lympho cấp là thể thường gặp nhất của bệnh bạch cầu ở trẻ em. Bệnh này cũng gây ra ở người lớn, đặc biệt là ở tuổi 65 hoặc già hơn.

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ hầu hết thường ảnh hưởng đến người lớn tuổi hơn 55. Nó thường xảy ra ở người trẻ hơn, nhưng hầu như không bao giờ gây bệnh ở trẻ em.

Bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn chủ yếu xảy ra ở người lớn. Rất ít trẻ em phát triển bệnh này.

Bệnh bạch cầu tế bào lông là một thể không binh thường của bệnh bạch cầu mạn. Thể loại này và loại bất thường khác của bệnh bạch cầu không được bàn đến ở đây. Dịch vụ thông tin ung thư có thể cung cấp thông tin về chúng.

Bệnh này cũng ảnh hưởng đến người lớn, đặc biệt những người tuổi 65 và già hơn.

Các triệu chứng của bệnh bạch cầu là gì?

Những tế bào bệnh bạch cầu là dị thường không thể làm việc bình thường mà những tế bào máu làm. Chúng không thể giúp đỡ cơ thể đấu tranh chống lại bệnh truyền nhiễm. Vì lý do này, những người mắc bệnh bạch cầu thường dễ bị nhiễm trùng và sốt.

Đồng thời, những người bị bệnh bạch cầu thường có số lượng hồng cầu và tiểu cầu ít hơn người bình thường. Kết quả là không có đủ hồng cầu để mang oxy tới khắp các cơ quan trong cơ thể. Điều kiện này, được gọi là sự thiếu máu, những bệnh nhân có thể trông nhợt nhạt và cảm thấy yếu và mệt. Khi không có đủ tiểu cầu, người bệnh dễ bị chảy máu, bầm tím da.

Như tất cả các tế bào máu, những tế bào bệnh bạch cầu cũng đi khắp cơ thể. Phụ thuộc vào số lượng tế bào dị thường và nơi mà những tế bào này tập trung, những bệnh nhân bệnh bạch cầu có thể có một số triệu chứng.

Trong bệnh bạch cầu cấp, những triệu chứng xuất hiện và trở nên tồi hơn nhanh chóng. Những người mắc bệnh này thường đến khám bác sĩ vì họ cảm thấy ốm đi nhanh chóng. Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những triệu chứng có thể không xuất hiện trong một thời gian dài. Khi những triệu chứng xuất hiện, lúc đầu nhẹ, sau đó xấu dần đi. Bác sĩ phát hiện bệnh bạch cầu kinh niên khi khám và làm xét nghiệm máu thường qui, mặc dù trước dó người bệnh không có bất kỳ những triệu chứng nào.

Đâu là triệu chứng chung của bệnh bạch cầu:

Sốt, rét run, và triệu chứng giống như cảm cúm khác.

Yếu và mệt.

Bị nhiễm trùng thường xuyên.

Kém ăn và giảm cân.

Sưng đau hạch bạch huyết, gan, lách to.

Bầm tím và chảy máu dễ dàng.

Sưng và chảy máu chân răng.

Vã mồ hôi , đặc biệt là về đêm.

Đau khớp và xương.

Viêm họng là một trong các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Viêm họng là một trong các triệu chứng của bệnh bạch cầu

Trong bệnh bạch cầu cấp, tế bào bất thường có thể tập trung trong não hoặc tủy sống ( cũng được gọi là hệ thần kinh trung ương). Kết quả có thể là những bệnh nhức đầu, nôn, lú lẫn, mất kiểm soát cơ bắp, và co giật. Trong bệnh bạch cầu, tế bào cũng có thể tập hợp ở tinh hoàn và gây sưng to. Một số bệnh nhân than đau ở mắt hoặc trên da. Bệnh bạch cầu cũng có thể ảnh hưởng bộ máy tiêu hóa, thận, phổi, hoặc những bộ phận khác của cơ thể.

Trong bệnh bạch cầu kinh niên, những tế bào máu dị thường có thể từ từ tập hợp trong nhiều bộ phận của thân thể. Bệnh bạch cầu kinh niên có thể ảnh hưởng da, hệ thần kinh trung ương, bộ máy tiêu hóa, thận, và tinh hoàn.


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ MÁU


Bệnh ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi năm trên thế giới (chiếm 2,8% trong số tất cả các bệnh ung thư) và 220,000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng năm.

Nhiều nghiên cứu cho rằng, với việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư máu ngày càng gia tăng. Sóng điện thoại di động tác động lên tủy xương trong vùng não người làm tăng tỷ lệ bạch cầu nhiều hơn tỷ lệ hồng cầu. Đây cũng là cảnh báo chung cho các nước đang phát triển trong khu vực Đông Nam Á với thói quen sử dụng điện thoại di động.

Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng khi bạch cầu trong cơ thể người bệnh tăng đột biến. Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể nên chúng cũng khá “hung dữ“, đặc biệt khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ làm chúng thiếu “thức ăn” và có hiện tượng ăn hồng cầu. Hồng cầu sẽ bị phá hủy dần dần, vì vậy người bệnh sẽ có dấu hiệu bị thiếu máu dẫn đến chết. Đây cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u.

Độ tuổi thường gặp đối với bệnh ung thư máu dưới 15 tuổi là 21.7% và trên 15 tuổi là 78.2%. Số lượng bệnh nhân ung thư máu chủ yếu từ 35-69 tuổi.

Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính

Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, thuộc loại ung thư ác tính

Nguy cơ dẫn đến bệnh ung thư máu

- Môi trường ô nhiễm, nhiều chất phóng xạ, bức xạ ở mức độ cao: bom nguyên tử, điều trị xạ trị kéo dài, X-quang, CT cắt lớp…

- Hút thuốc lá

- Tiếp xúc với benzene ở môi trường làm việc, môi trường sống… có cả trong khói thuốc lá và xăng dầu.

- Điều trị hóa trị đối với bệnh nhân ung thư

- Hội chứng bệnh Down

- Hội chứng rối loạn máu

- Siêu vi ung thư bạch cầu tế bào T ở người loại 1

- Yếu tố di truyền: rất hiếm gặp chỉ vài người trên thế giới. Gần đây có một số nghiên cứu kết luận rằng, bệnh ung thư bạch cầu hay bạch cầu cấp đều không qua yếu tố di truyền.

Phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư máu

Việc chẩn đoán u bạch huyết bắt đầu với những bệnh nhân có tiền sử và việc kiểm tra sẽ bao gồm nhưng bước như sinh thiết, chụp CT, chụp xương và chụp PET/CT.

Ngoài ra bác sĩ sẽ xét nghiệm thêm về Mô bệnh học, Mô bệnh học + đo dòng tế bào, Mô bệnh học + đo dòng tế bào + nhiễm sắc thể với mục đích nắm rõ loại bệnh ung thư máu để có thể đưa ra các phác đồ điều trị tốt nhất.

Ung thư máu là chứng bệnh phức tạp có thể xảy ra ở nhiều dạng. Do các triệu chứng đa dạng tùy thuộc vào loại biến chứng, nên việc chẩn đoán chính xác và chi tiết bởi các chuyên gia là rất cần thiết để có phương pháp chữa trị đúng lúc và thích hợp.

Một số phương pháp điều trị ung thư máu

Hiện nay căn bệnh này đã có một số biện pháp điều trị nhưng hiệu quả chưa phải là cao lắm so với các căn bệnh ung thư khác.

Tất cả các kết quả sẽ được phân tích để đưa ra chẩn đoán rõ ràng, xác định rõ giai đoạn của u bạch huyết và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp nhất. Các phác đồ điều trị được đưa ra sẽ tùy thuộc vào giai đoạn của căn bệnh và tình trạng sức khỏe tổng quát của bệnh nhân. Các phương pháp điều trị truyền thống cho bệnh ung thư máu bao gồm hóa trị, xạ trị, chữa trị kháng thể, và ghép tủy xương, truyền máu hay cấy tế bào mầm (tế bào gốc) tạo chất sinh huyết.

Sự lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp cho từng bệnh nhân phụ thuộc vào những điều sau đây:

- Loại bệnh ung thư máu (cấp tính/mãn tính)

- Tuổi tác của người bệnh

- Các tế bào ung thư máu được tìm thấy trong dịch não tủy.

- Tính năng của các tế bào ung thư máu

- Triệu chứng và sức khỏe của người bệnh

Hiện phương pháp điều trị ung thư máu đang được áp dụng tại các bước: hóa trị, liệu pháp sinh học trị liệu, ghép tủy/cấy tế bào gốc, hóa trị và xạ trị, uống thuốc. Các bác sĩ có thể kết hợp cho bạn từ 2 phương pháp điều trị trở lên.

- Hóa trị: sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư máu bằng các phương pháp như thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc truyền, hoặc tiêm vào dịch não tủy… theo từng chu kỳ.Mỗi chu kỳ có một khoảng thời gian điều trị và nghỉ ngơi để bệnh nhân có thể phục hồi sức khỏe.

- Điều trị nhắm vào mục tiêu: sử dụng thuốc để chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư bạch cầu.

- Liệu pháp điều trị sinh học: truyền chất kháng thể đơn dòng vào người bệnh để giết chết các tế bào ung thư máu, cải thiện khả năng kháng tự nhiên của cơ thể chống lại bệnh hoặc có thể làm chậm sự tăng trưởng của tế bào ung thư máu.

- Xạ trị: Sử dụng các chùm tia năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

- Thay tủy/Cấy tế bào gốc: sau khi áp dụng hóa trị, xạ trị người bệnh sẽ được cấy những tế bào gốc khỏe mạnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Những tế bào máu mới phát triển từ tế bào gốc (của chính cơ thể người bệnh hoặc của bất kỳ thành viên nào trong gia đình) được cấy vào và nó sẽ thay thế những tế bào bị hủy diệt trong quá trình điều trị trước đó.

Tác dụng phụ trong việc điều trị ung thư máu

- Khi điều trị ung thư máu bằng các phương pháp khác nhau dẫn đến giảm mức độ của các tế bào máu khỏe mạnh, bạn có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn, bị thâm tím hoặc chảy máu một cách dễ dàng, cảm thấy rất yếu và mệt mỏi, rụng tóc, chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, co rút bắp thịt, phát ban, đau đầu, suy nhược cơ thể.

- Một số loại hóa trị có thể gây ra vô sinh (có thể xảy ra nếu điều trị cho bệnh nhân dưới 15 tuổi).

- Có thể làm hỏng hoặc biến đổi các tế bào tinh trùng ở nam giới. Nếu nam giới đang ở độ tuổi sinh sản họ nên lưu trữ tinh trùng tại ngân hàng trước khi điều trị.

- Đối với nữ giới có thể thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, hỏng buồng trứng, kém rụng trứng, tính tình nóng nảy…

- Việc cấy/ ghép tế bào gốc có thể dẫn đến một số phản ứng chống lại các mô bình thường của người bệnh. Một số mô còn có thể bị đào thải hoặc ảnh hưởng như gan, da, tiêu hóa…


CHẾ ĐỘ ĂN CHO NGƯỜI BỊ UNG THƯ MÁU


Bệnh nhân bị ung thư máu nên ăn những thực phẩm như sau:

  - Ăn táo tàu rất tốt cho ung thư máu, những trường hợp như thiếu máu, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu nên ăn táo đỏ. Sau khi tiến hành xạ trị hoặc hoá trị, có thể nấu cháo với táo tàu đậu đỏ để ăn rất tốt cho bệnh nhân.

  - Ăn các loại nấm tươi, hoặc nấu những món ăn có nấm tốt cho bệnh nhân ung thư máu đồng thời có thể cải thiện chức năng miễn dịch.

bệnh nhân ung thư máu

Nấm tốt cho bệnh nhân ung thư máu

  - Sữa ong chúa cũng rất tốt cho bệnh nhân ung thư máu, việc uống sữa ong chúa có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu.

  - Lạc(đậu phộng), theo một thí nghiệm mới đây lạc cũng có tác dụng làm tăng số lượng bạch cầu, tốt cho bệnh nhân ung thư máu.

  - Ngoài ra còn một số loại như sâm, đường đỏ,mộc nhĩ,sữa, trứng gà, thịt heo nạc, các rau quả tươi, cà rốt, củ cải, ngân nhĩ đều có tác dụng tốt cho bệnh nhân ung thư máu.

  - Ăn nhiều hoa quả bổ xung những loại thực phẩm chứa nhiều chất sơ tránh táo bón.

  2. Bệnh nhân ung thư máu không nên ăn những thực phẩm sau:

  - Không nên ăn nhiều gia vị như tỏi sống, hành sống, gừng, những thực phẩm hoặc thức uống có chứa chất kích thích. Không nên hút thuốc, uống rượu.Ăn các loại thịt như chó, dê, các loại hải sản.

  - Không nên ăn những thực phẩm có nhiều dầu mỡ, khó tiêu, thức ăn cay, nóng, hạn chế tối đa ăn các loại cá đặc biệt là loại cá nhiều xương,các thực phẩm cứng, tránh gây tổn thương dẫn đến chảy máu nướu, chảy máu đường ruột.

  - Ăn những thức ăn tươi, không nên ăn thức ăn để quá lâu.Ăn trái cây nên gọt sạch vỏ và cần chú ý cao về vấn đề vệ sinh thực phẩm.

  Một chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp người bệnh có một cơ thể khoẻ mạnh hơn để có thể tiếp nhận quá trình điều trị và hiệu quả điều trị sẽ cao hơn.


Nguyên nhân của bệnh ung thư máu
Triệu chứng của bệnh bạch cầu
Nguyên nhân và cách phòng chống bệnh máu trắng
Ung thư âm đạo
Ung thư vòm họng

(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý