Cách chăm sóc chim chích chòe trọn bộ cho người yêu chim cảnh. Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa đá rất hăng.
CÁCH CHĂM SÓC CHIM CHÍCH CHÒE TRỌN BỘ CHO DÂN YÊU CHIM CẢNH
Cách chăm sóc chim chích chòe lửa
Thức ăn và chăm sóc:
Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.
Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.
Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.
Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.
Một con chòe lửa đẹp cần hội tụ 4 yếu tố "Dáng, Thanh, Sắc, Bộ":
+ Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng .....
+ Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) .....
+ Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt ....
+ Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục....
Chim thay lông và cách chăm sóc
Mỗi năm chim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường kéo dài từ ba đến bốn tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.
Với chim nuôi trong lồng, trong thời gian chúng thay lông, sức khỏe chúng sút kém, chim hết "lửa" nên không hót; nếu có hót thì hót ít và giọng nhỏ như kiểu chim "nói chuyện đi gió" vào lúc ban trưa.Trong thời gian chim thay lông, ta vẫn cho chim ăn uống và tắm như thường lệ. Có điều là nên treo lồng vào những nơi mát mẻ, yên tĩnh. Tốt hơn cả là ta nên trùm kín áo lồng cho chim để chúng được tĩnh dưỡng nhiều hơn. Suốt thời gian chim thay lông, chim không hót nên người chăn nuôi không tránh được sự buồn lòng.
Có nhiều người lại cố ý để cho lồng dơ dáy để chim thay lông để chim thay lông được nhanh. tuy nhiên đây là phương pháp không thuyết phục, vì như chúng ta biết trong lúc chim thay lông sức khỏe cũng giảm đi rất nhiều nếu lồng chim không giữ vệ sinh chim dễ bị nhiễm bệnh...Khi bạn thấy chim có hiện tượng thay lông thì pha 1 ly dấm ăn vào thau nước cho chim tắm, khi tắm xong trùm áo lồng lại và treo vào nơi mát mẻ làm khoảng 2 đến 3 lần chim đổ lông rất nhanh đây là phương pháp mà tôi đã làm có hiểu quả khá hay mà lại không ảnh hưởng sức khỏe của chim. ( đây là phương pháp mà những người chuyên nhận nuôi chim thuê cho đổ lông ở Sài gòn họ đều thực hiện phương pháp này)...Khi chim thay lông nếu chúng trút bỏ được bộ lông cũ hoàn toàn, thì hy vọng mùa lông tới chim mới chơi hay được, còn ngược lại nếu chim chì thay dặm lác đác thì chắc chắn trong mùa tới chim không thể hay, đặc biệt các loài chim đá như chích chòe than hay họa mi...
Chăm sóc chim đang thay lông:
Một số loài có phương pháp chăm sóc lúc thay lông khá giống nhau. Tuy nhiên riêng chim Chích Chòe Lửa bạn phải kỹ lưỡng hơn đôi chút.
Thời gian chim Chích Chòe Lửa thay lông khá lâu từ lúc chim đổ lông đến khi có lửa để chúng hót lại khoảng 3 tháng, bạn lưu ý đừng mở áo lồng quá sớm, nhất là cho chúng đi đấu khi lông đuôi chưa ra đủ hết cỡ, như vậy sẽ làm hạn chế chiều dài của đuôi, cũng như làm cho đuôi của chúng bị chẻ làm hai thành chữ V, khi chân lông chưa cứng cáp, chỉ vì chúng ta nôn nóng mà làm mất đi về thẩm mỹ của chim Chích Chòe Lửa.... muốn làm lại ta phải đợi mùa thay lông năm tới. Như vây chịu khó đợi không lâu nữa thì sẽ là biện pháp tốt hơn...
Ngoài việc cho chim ăn uống đúng công thức pha chế tối ưu, ta thường cho chim ăn thêm cào cào, con mối, gián đất, thằn lằn, thịt bò, chuối, mật... Dĩ nhiên là tùy theo giống chim mà bồi bổ những thức ăn thích hợp cho chúng.
Ví dụ: cào cào, sâu tươi, sâu khô, trứng kiến, mối, gián thì giành cho Chích Chòe Than, Chích Chòe Lửa... thằn lằn, thịt bò thì dùng cho Khướu...
Ngoài ra chúng ta có thể dùng những loại thuốc bổ GIMBORN RICH HEALTH FEATHER GLO AVI VITE, hay thuốc SKIN PLUMAGE FOOD SUPPLEMENT...
Lồng, chuồng và trại (nếu có) phải thật vệ sinh.
- Thức ăn, nước uống vừa bổ vừa tinh khiết.
- Tránh cho chim bị nắng, mưa, gió lùa...
Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ, hy vọng sẽ mang lại cho các bạn sự thành công nhất định...
chúc các bạn vui vẻ....
THAM KHẢO THÊM:
Chim bạc má
-
Nếu có điều kiện bạn hãy thử nuôi 1 cặp đi, rồi bạn sẽ thấy chúng yêu thương nhau như thế nào. hạnh phúc nhất là lúc đứng cạnh chiếc lồng chim mà nghe được tiếng chim con,
KHÔNG DIỄN TẢ HẾT CẢM XÚC ĐÂU.
mua đôi này tặng vợ thì chắc vợ mình cũng muốn nuôi chim cảnh mất
-
Cách phân biệt bạc má trống mái !!!
Có ai nuôi nhiều về loại này có kinh nghiệm chỉ giùm em cách phân biệt tụi này với !
-
Cách chọn - nuôi chim cảnhChuyên đề 11 năm 2011: Trồng cây cảnh theo phong thủy
Lê Hữu Thuận - Trưởng phòng Tư liệu thực hiện
I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶC BIỆT CHÚ Ý TRƯỚC KHI NUÔI CHIM
Hẳn nhiều bạn sẽ buồn cười, có gì mà phải suy xét, thích thì nuôi, vậy thôi! Vâng, đồng ý là như vậy, nhưng vẫn có những vấn đề mà trước khi nuôi chim, chúng ta nên lưu ý tới:
1) Sức khoẻ: hãy đảm bảo là bạn và những thành viên trong gia đình bạn không có ai bị bệnh dị ứng, hen suyễn... Bụi lông chim là một trong những tác nhân kích ứng ghê gớm với những căn bệnh này!
2) Thời gian: Nếu bạn hay đi công tác xa, nếu bạn thường xuyên vắng nhà, nếu cuộc sống sinh hoạt của bạn không đều đặn, nếu bạn quá vướng bận công việc, hoặc bận chăm lo con cái còn nhỏ... thì không nên nuôi chim. Bạn phải có thời gian, không nhiều, nhưng nhất thiết phải có một khoảng thời gian tương đối đều đặn trong ngày để chăm sóc chim cảnh. Hãy nhớ là cuộc sống, sức khoẻ... của chim phụ thuộc hoàn toàn vào bạn. Nếu bạn quên cho chim ăn, quên cho uống nước, quên trùm áo lồng, lười không dọn vệ sinh..., không sớm thì muộn, bạn sẽ đánh mất chú chim ấy!
3) Kinh phí: Hãy xác định trước là bạn có thể chi được bao nhiêu để nuôi chim. Thức ăn cho chim không quá tốn kém với người nuôi ít, nhưng có khá nhiều loại chim cảnh cao cấp đắt tiền. Cộng thêm tiền lồng chuồng, tiền mua các vật dụng liên quan, chúng sẽ ngốn của bạn không ít, nếu bạn không lên kế hoạch mua sắm trước. VD: ở TP HCM hiện nay, một cặp chim Giuoldian Finch màu Natural chất luợng tốt giá khoảng 300 ngàn đồng. Các loại màu lai giá trung bình 1-3 triệu / cặp. Yến hót loại thường 300 ngàn/con, loại khá (Hồng yến, Agate, Issabel tương đối thuần chủng: 800ngàn/cặp. con trống 500 ngàn/con), loại đặc biệt (Mosaic, Lizard, Crested, Frill, Border, Norwich... thuần chủng giá 5-7 triệu đồng/cặp).
Với những loại chim cao cấp đắt tiền, không chỉ cần có tiền, bạn còn cần phải có kinh nghiệm nuôi, vì chúng đòi hỏi chế độ chăm sóc đặc biệt hơn. Nếu không, bạn sẽ tốn tiền vô ích!
II. VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG CHIM
Nguyên tắc chung khi xác định vị trí đặt lồng chim: nơi thoáng mát, tránh gió lùa, ránh mưa hắt, tránh ánh nắng mặt trời gay gắt chiếu thẳng. Nên đặt lồng chim cạnh tường, cao quá đầu người, để tạo cho chim cảm giác an toàn hơn. Với các loại chim rừng hoặc chim treo ngoài trời, ngoài hiên nhà, nên có áo lồng hoặc lợp mái che chắn cho chim.
III. LỒNG CHIM
Lồng chim nên cố gắng đảm bảo rộng rãi, để chim bay nhẩy được dễ dàng. Nhược điểm của các loại lồng gỗ, lồng tre... là khó chùi rửa, dễ tạo ổ trú ẩn cho các loại rận, mạt kí sinh, gây bệnh cho chim và cho cả con người. Nếu bạn sử dụng loại lồng này, nên cọ rửa bằng xà phòng, phơi nắng thường xuyên.
Nhược điểm của lồng kim loại là nặng, hình dáng không đẹp, dễ bị rỉ sét, nếu sử dụng loại lồng này, nên chọn mua lồng kẽm không rỉ, hoặc lồng sắt tráng nhựa, hoặc tự tay sơn bảo vệ bên ngoài. Nếu tự tay sơn lồng, nên lưu ý chọn loại sơn không có chì, vì chì rất độc hại với chim.
Có một kinh nghiệm chống rận mạt kí sinh rất hay, là bạn sử dụng dầu hôi (dầu lửa) bôi lên nan lồng, đáy lồng. Kiến, rận mạt đều không thích mùi dầu này, chúng sẽ bỏ đi ngay.
IV. CÁC PHỤ KIỆN
1) Cóng thức ăn, nước uống:
Hãy cố gắng chọn mua các loại cóng tự động, bạn sẽ đỡ mất thời gian thay thức ăn, nước uống hàng ngày cho chim. Mặt khác, cóng tự động sẽ giảm bớt tình trạng chim làm vấy bẩn vào thức ăn, nước uống. Nếu không có cóng tự động, bạn nên chùi rửa cóng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh cho chim. Tránh tình trạng thức ăn thừa lên men, nước uống bẩn rất dễ gây ra các bệnh đường ruột.
2) Cần đậu: cần đậu cho chim thường làm bằng tre hoặc gỗ. Hãy chọn các loại cây không có nhựa độc! Cần đậu làm từ cành các loại cây ăn quả rất thích hợp, vì thớ gỗ của chúng tương đối mềm, móng chim dễ bám. Chim rất thích các loại cần đậu bằng cành ổi, cành hồng xiêm (Sabuchê), cành táo, cành me... Chặt cành, để nguyên vỏ cây, cọ rửa sạch, ngâm nước muối hay thuốc tím pha loãng, phơi khô: vậy là bạn đã có một chiếc cần đậu rất căn bản! Và bạn sẽ thấy chim thích thú với cần đậu này hơn hẳn các loại cần đậu bán sẵn ngoài chợ! Ngoài ra, vỏ cây tươi của cần đậu sẽ là món khoái khẩu để chim chùi mỏ (!), và là nguồn cung cấp lượng vitamine, khoáng chất tự nhiên rất tuyệt vời cho chim.
Nên có ít nhất 2 cần đậu, để cách xa nhau và chênh lệnh về độ cao, giúp chim có điều kiện bay, chuyền quãng ngắn-một bài tập thể dục rất cần thiết với chim nuôi nhà. Dĩ nhiên, với các loại lồng tre, lồng gỗ tròn... chật chội, khả năng này là không thể!
3) Khay hứng phân: có thể sử dụng khay nhựa, khay tôn, hoặc bố lồng bằng simili, vải dày... Quan trọng là phải được chùi rửa, tẩy trùng sạch sẽ thường xuyên. Bạn có thể lót một lớp cát mỏng, hoặc giấy báo, giấy thấm... để thấm hút phân chim nhanh hơn.
4) Ổ chim: với các loại chim nuôi đẻ, cần phải có chiếc tổ thích hợp. Ngoài ra bạn cẫn chuẩn bị sẵn xơ dừa, rơm, cỏ khô... đã được phơi sạch để làm vật liệu lót ổ cho chim.
5) Thùng, lọ, khạp... đựng thức ăn cho chim: Luôn kiểm tra, lau chùi để tránh tình trạng thức ăn bị khô, mốc, mọt...
V. CHỌN MUA CHIM
Bạn sẽ đặt câu hỏi: vậy tôi nên mua chim gì?
1) Ba lựa chọn khi chọn mua chim:
a) Chim rừng: là các loại chim bắt từ rừng về, không có khả năng thuần hoá sinh sản trong điều kiện nuôi nhân tạo: hoạ mi, chích choè, hồng tước, thanh tước, sơn ca, khướu, cu gáy...
Bạn là người mới chưa có kinh nghiệm? Hãy mua chim thuộc (chim đã được thuần, đã quen với thức ăn nhân tạo, quen cảnh sống lồng chuồng... ). Không nên mua chim bổi (chim mộc) mới bắt ở rừng về, khả năng sống sót là rất ít!
b) Chim nói: một số là chim rừng, một số là chim sinh sản trong lồng chuồng: vẹt (két) Alexander (con xít), vẹt xanh VN, vẹt Mã Lai, vẹt châu Úc...; nhồng (yểng), sáo, cưỡng, quạ... Nên chọn mua chim non mới bắt đầu tập ăn, chim mập mạp, nên có tương đối đầy đủ lông, có thể bay chuyền quãng ngắn. Bạn sẽ phải đóng vai bảo mẫu mớm ăn cho chim, nhưng như vậy chim sẽ dễ quen với bạn và học nói nhanh hơn.
c) Chim cảnh nhỏ: phần lớn người ta nuôi chim cảnh nhỏ để thưởng thức màu sắc đa dạng của chúng, quan sát cách chúng làm tổ, ấp trứng, nuôi con; gán ghép, lai tạo màu sắc mới. Tiếng hót của chim cảnh nhỏ không lớn (kích thước chúng nhỏ mà lại!), thường đơn điệu, nhưng nghe khá vui tai. Cá biệt là trường hợp Yến hót (canary) thì vừa hót hay, giọng khá lớn và có khả năng sinh sản trong lồng được.
Ở VN hiện nay chim cảnh nhỏ có nhiều loại: yến phụng (vẹt Hồng Kông), vẹt Nhật... chim họ Finch: Bảy màu, Manh manh Nhật, Sắc nhật, Diễm Ấn, Bạc má, Long cơ... Nên chọn mua chim đã thay lông hoàn toàn (chim lứa), chúng sẽ dễ thích nghi với môi trường mới hơn. Với Yến phụng, Vẹt Nhật có thể chọn mua khi chim được 2-3 tháng tuổi; Manh manh, Sắc, Bạc má... từ 3-5 tháng tuổi. Với các loại chim nhạy cảm hơn như Bảy màu, Long cơ, Yến hót Frill, Yến Border... nên chọn mua khi chúng được khoảng 7-10 tháng tuổi.
2) Các nguyên tắc chọn mua chim:
- Chọn chim khỏe mạnh, nhảy nhót vui vẻ, ăn uống dễ dàng
- Chọn chim mắt sáng, không chảy nước mắt; mũi sạch, không có nhầy nhớt; không hắt xì.
- Bộ lông óng mượt, sạch sẽ, ép sát vào thân.
- Da chân mịn màng là chim tơ (chim còn nhỏ), càng sần sùi chứng tỏ chim càng lớn.
- Chân chim sạch sẽ, không nổi u cục, không có vết xước. Móng chân dài vừa phải, thẳng với ngón chân, không cong quặp, không mất ngón.
- Hậu môn sạch sẽ, không dính phân nhớt bẩn.
- Lật ngửa chim trên lòng bàn tay: lườn chim mềm mại, đầy đặn, có lớp mỡ mỏng (chứng tỏ chim được nuôi dưỡng tốt).
- Quan sát chim bay nhảy: nhanh nhẹn, không lệch vẹo. Khi đứng, tất cả các ngón chân chim đều cong lại, bám chắc vào cần đậu, chim đứng vững không nghiêng ngả.
Đó là các nguyên tắc chung khi chọn mua chim cảnh. Mức độ chim thuần chủng, hót hay... hay không thì người có kinh nghiệm mới có thể nhận biết được. Nếu có thể, hãy mua của người quen hay nghệ nhân có kinh nghiệm, bạn sẽ giảm thiểu được rủi ro hơn.
3) Lưu ý: Chim mới mua tuyệt đối không thả nuôi chung hoặc nuôi quá gần với chim đã có ở nhà. Cần cách li theo dõi một thời gian, thông thường từ 1- 4 tuần tuỳ theo loại chim và khả năng lây bệnh của chúng. Nếu không, rất có thể chú chim mới tuy trông khỏe mạnh nhưng đã là nguồn ủ bệnh, và sẽ lây lan bệnh gây thiệt hại với chim nhà.
Cách chọn chim Chào Mào chuẩn của dân sành chơi chim
Bí quyết nuôi chào mào
Cách chọn chim cu gáy hay nhất
Cách chọn mua Vẹt ưng ý nhất
Hướng dẫn làm thức ăn chào mào để chim lớn nhanh hót hay
Cách nấu cháo cá ngon, không bị tanh
Kinh nghiệm nuôi chim chào mào
Cách kho cá ngon
(ST)
-