Bệnh nhiễm trùng bàng quang (hay viêm bàng quang) tuy dễ xử lý có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã gây biến chứng. Dưới đây là triệu chứng của bệnh viêm bàng quang.
TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH VIÊM BÀNG QUANG
Viêm bàng quang là viêm bọng đái do bị nhiễm trùng đường tiểu, và phụ nữ bị nhiều hơn đàn ông. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến nhiễm trùng thận nghiêm trọng.
Triệu chứng của viêm bàng quang
• Rát bỏng khi tiểu
• Thường xuyên muốn đi tiểu.
• Đau kéo dài trên vùng xương mu, đặc biệt là sau khi tiểu.
• Nước tiểu có mùi, hoặc có máu hay mủ.
Nếu viêm bàng quang cứ tiếp tục tấn công một cách không kiểm sóat, sẽ tiến đến đau lưng, sốt hoặc những cơn rùng mình. Điều này có nghĩa là thận đã bị nhiễm trùng, bạn phải đi khám bác sĩ ngay lập tức, nếu kéo dài sẽ gây tổn hại thận.
Nguyên nhân nào gây ra viêm bàng quang
Hầu hết nhiễm trùng bàng quang do bởi vi khuẩn E.coli gây ra. Vi khuẩn này sống trong ruột, nó vô hại ở ruột nhưng sẽ gây ra vấn đề khi nó đi vào niệu đạo. Việc này xảy ra trong khi quan hệ tình dục hoặc sau khi đi vệ sinh bạn lau từ sau ra trước.
Một số nhiễm trùng bàng quang gây ra bởi vi khuẩn trong âm đạo đi vào niệu đạo gần đó.
Những điều bạn có thể làm
Khi bạn cảm thấy mình vừa bị nhiễm, để làm giảm những triệu chứng, bạn có thể :
• Uống nửa lít nước sau đó uống tiếp ¼ lít, cứ thế mỗi 20 phút cho đến khi bạn tiểu được một khối lượng lớn nước tiểu.
• Uống một thìa cà phê Citravescent ( có thể mua ở hiệu thuốc ) hoặc một thìa canh bicarbonate of soda trong nước cứ mỗi giờ liên tiếp trong ba tiếng đầu, và ba lần một ngày sau đó.
• Dùng aspirine hay paracetamol nếu bạn thấy đau nhức.
• Đặt một chai nước nóng ở lưng và một chai khác ở giữa hai chân. Tắm nước nóng hoặc đắp chăn điện khi đi ngủ.
Thuốc điều trị
Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm bàng quang, bạn phải đi khám bác sĩ. Thường bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh và nghỉ ngơi.
Triệu chứng sẽ biến mất sau vài ngày điều trị, nhưng điều quan trọng là bạn phải hòan tất đủ một đợt kháng sinh theo toa,vì có thể vẫn còn trong tình trạng nhiễm bệnh. Nếu kháng sinh không hiệu quả, bạn phải đi bác sĩ trở lại để bác sĩ chỉ định một lọai kháng sinh khác, và đồng thời kiểm tra những nguyên nhân khác như kiểm tra khung chậu để chắc chắn là âm đạo tốt hoặc chụp Xquang hệ thống đường niệu. Những bệnh lây qua đường tình dục (STDs) cũng thường là nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo, bạn nên luôn luôn lưu ý đến khả năng của STD khi bạn bị viêm bàng quang.
Những nguyên do khác của viêm bàng quang gồm những vấn đề tiềm ẩn của sức khỏe như sỏi thận, sự phát triển bất thường của đường niệu.
Những phụ nữ bị tiểu đường có khuynh hướng dễ bị viêm bàng quang.
Làm thế nào để ngăn chặn bệnh tấn công
Nếu bạn can thiệp kịp thời, bạn có thể làm giảm thậm chí còn ngăn cản được bệnh tấn công. Nếu bạn thấy có nguy cơ viêm bàng quang, bạn nên:
• Mặc quần bằng vải cotton thay vì jean chật và quần lót chật.
• Uống nhiều nước – một lít rưỡi đến hai lít một ngày – để làm lõang nước tiểu.
• Tránh uống rượu. Vì nó lọai nước ra khỏi cơ thể khiến nước tiểu đậm đặc và có tính axít, làm cho bệnh dễ tấn công.
• Đi tiểu thường. Đừng nhịn tiểu.
• Nghỉ ngơi nhiều.
• Bảo đảm một chế độ ăn uống cân bằng.
NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH VIÊM BÀNG QUANG Ở PHỤ NỮ
Hầu hết phụ nữ từng biết đến tình trạng liên tục buồn đi tiểu, rát bỏng khi đi, rồi đau ở bụng dưới, triệu chứng của viêm bàng quang. Bệnh này tuy dễ xử lý nhưng cũng có thể rất khó điều trị nếu không được phát hiện sớm và đã có biến chứng. Các lý do khiến chị em dễ mắc bệnh này gồm:
Cấu tạo đường tiểu: Hệ tiết niệu - sinh dục của nữ có cấu tạo phức tạp hơn. Niệu đạo, tức đường dẫn nước tiểu của phụ nữ ngắn nên mầm bệnh ở vùng hậu môn thường di chuyển dễ dàng đến bàng quang.
Thuốc tránh thai: Loại thuốc này có thể gây tác dụng phụ là cản trở sự bài tiết, thay đổi hệ vi khuẩn ở cơ quan sinh dục - tiết niệu, dẫn đến viêm nhiễm bàng quang.
Vệ sinh quá ít hay quá nhiều: Việc không làm sạch đầy đủ hoặc ít thay băng trong kỳ kinh nguyệt dễ dẫn đến viêm nhiễm. Ngược lại, làm vệ sinh quá nhiều cũng chưa hẳn đã tốt. Chất diệt khuẩn trong các sản phẩm làm sạch có thể gây hại.
Xịt vòi sen vào âm đạo: Đây cũng là một cách vệ sinh sai lầm. Tia nước xịt trực tiếp vào âm đạo sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn.
Thay đổi nội tiết: Một số trường hợp viêm bàng quang chịu ảnh hưởng của đời sống tình dục và sự thay đổi hoóc môn. Ở phụ nữ, chứng viêm này hay xuất hiện vào thời kỳ đang mang thai hoặc mãn kinh, vì đây là giai đoạn thay đổi hoóc môn mạnh mẽ nhất.
Do quần áo: Việc mặc quần áo quá chật, chất liệu không thoáng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể, gây ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.
Cách giảm nguy cơ
Uống đủ nước: Mỗi ngày nên uống từ 1,5 đến 2 lít nước để giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh tình trạng nước tiểu ứ đọng ở bàng quang.
Không nhịn đi tiểu: Cố gắng đi tiểu đều đặn và không được nhịn lâu vì sẽ gây ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.
Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục: Nếu thấy hiện tượng đau của viêm bàng quang sau khi "yêu", bạn nên đi tiểu ngay vì nước tiểu sẽ giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại đang trú ngụ ở niệu đạo.
Mặc thoáng mát: Tránh gây ẩm ướt hay làm tăng nhiệt độ cơ thể. Tránh mặc quần áo quá chật và bí, nhất là đồ lót vì sẽ kích thích tiết mồ hôi.
Ngoài ra, cần chú ý giữ vệ sinh, nhất là trong thời gian hành kinh nguyệt. Khi mắc bệnh, không tự điều trị mà cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa, sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để tránh vi khuẩn kháng thuốc, làm bệnh tái phát.
MỘT SỐ THẮC MẮC XUNG QUANH BỆNH VIÊM BÀNG QUANG
Khổ hơn nữa là quí bà, quí cô trong độ tuổi 25-55 vì ai cũng nhiều lần trong năm đứng ngồi không yên, phần vì bàng quang dễ bị viêm tấy do ống dẫn tiểu ngắn hơn nam giới, phần do hệ thống phòng vệ của cơ thể làm không xong nhiệm vụ như mong đợi.
Không lạ gì khi viêm bàng quang được đánh giá như bệnh bội nhiễm thường gặp nhất, đặc biệt mỗi khi trở trời trái gió. Ấy thế mà không hẳn ai ai cũng rõ về căn bệnh này. Ít nhất có hơn chục điểm lưu ý về viêm bàng quang.
Triệu chứng khó lường của viêm bàng quang?
Nếu tưởng dấu hiệu bệnh lý bao giờ cũng gắn liền với chức năng tiểu tiện, chẳng hạn tiểu rát, tiểu nhiều, tiểu ra máu... thì lầm. Không ít trường hợp viêm bàng quang chỉ biểu lộ bằng triệu chứng mệt mỏi, ớn lạnh trong mấy ngày đầu.
Vi khuẩn nào là thủ phạm?
80-90% viêm bàng quang là do vi khuẩn đường ruột, cụ thể là Escherichia coli, Staphyllococcus. Kế đến là Chlamydien lây lan qua đường sinh dục. Cũng có thể nguyên nhân là nấm, như Candida albicans, nhưng hiếm. Như thế, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn trước sau là biện pháp cần lưu tâm hàng đầu để phòng bệnh đường tiểu.
Tại sao bệnh dễ tái phát?
Có nhiều nguyên nhân, từ điều kiện chủ quan như ống dẫn tiểu bẩm sinh quá hẹp khiến nước tiểu dễ ứ đọng, bước qua nhân tố khách quan như tình trạng suy nhược vì stress hay môi trường ngoại vi quá ô nhiễm, cho đến yếu tố tâm lý như mâu thuẫn trong gia đình, nghề nghiệp. Nhiều nhà điều trị đã không cường điệu khi xếp viêm bàng quang vào nhóm bệnh xã hội.
Khi nào nên đến thầy thuốc?
Không nên chần chừ nếu bệnh không thuyên giảm sau hai ngày uống nhiều nước, nghỉ ngơi, ngâm chân nước ấm... Đến thầy thuốc ngay, cho dù chỉ nghi ngờ, nếu là trẻ con, thai phụ, người bệnh tiểu đường, người có tiền căn viêm thận.
Có nhất thiết phải dùng thuốc kháng sinh?
Có hai quan điểm trái ngược. Phe này tán đồng việc dùng ngay thuốc kháng sinh liều mạnh để bảo vệ thận. Phe kia chủ trương không cần thuốc nếu không bội nhiễm và nếu sức đề kháng của người bệnh còn tốt. Dung hòa là tốt nhất bằng cách dùng thuốc kháng sinh đúng bài bản, nếu bệnh không thuyên giảm sau hai ngày dùng dược thảo và nếu trong cặn nước tiểu có vi khuẩn.
Tại sao nên uống nhiều nước?
Đúng là nên uống nhiều nước trong lúc viêm bàng quang, càng nhiều càng tốt, nếu không có bệnh tim, bệnh thận, nghĩa là theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc. Nếu được trà dược thảo có công năng lợi tiểu nhẹ càng hay. Mặt khác tránh rượu mạnh, cà phê, trà đen vì dễ gây co thắt cơ bàng quang.
Món ăn nào nên thuốc?
Bên cạnh các loại thực phẩm có tác dụng tăng sức đề kháng như mật ong, sữa chua, chú trọng nước ép trái dâu, dâu tây cũng như dâu tằm. Theo nghiên cứu ở Scandinavia và ở Hoa Kỳ, tỉ lệ tái phát có thể giảm 50% nếu uống mỗi ngày hai lần, mỗi lần 200ml nước ép trái dâu pha loãng với nước khoáng loại có nhiều kali trong suốt thời gian điều trị viêm bàng quang.
Hồ bơi có là nguồn bội nhiễm?
Không, nếu nước hồ bơi được sát trùng đúng cách. Nhưng bộ áo tắm ướt đẫm lại thêm ngay ngọn gió lạnh là đòn bẩy khiến bàng quang trở nên nhạy cảm.
Mối quan hệ giữa viêm bàng quang và chức năng sinh dục
Mọi tác động cơ học gây áp lực trên thành và cơ vòng bàng quang tất nhiên là điều kiện thuận lợi cho viêm bàng quang. Do đó không lạ gì khi căn bệnh này còn có tên là "bệnh tuần trăng mật". Nhưng nếu bệnh không xuất hiện ngay mà vài ngày sau khi có quan hệ tình dục thì bệnh rõ ràng là do nguyên nhân khác.
Vai trò của biện pháp vệ sinh phụ khoa
Sạch tất nhiên tốt hơn bẩn. Nhưng trái với cái nhìn thông thường của nhiều người, biện pháp vệ sinh vùng cơ quan sinh dục không hữu ích bao nhiêu vì có giữ sạch cách mấy thì tập thể vi khuẩn chực chờ ở đó vẫn tồn tại. Biện pháp thanh trùng thái quá có khi thậm chí bất lợi vì gây kích ứng niêm mạc đường dẫn tiểu.
Ảnh hưởng của giai đoạn mãn kinh
Niêm mạc bàng quang và đường tiết niệu đồng loạt trở nên mỏng, khô và nhạy cảm hơn khi nội tiết tố giới tính giảm thiểu trong giai đoạn tiền mãn kinh. Viêm bàng quang vì thế dễ bộc phát ở phụ nữ bước qua tuổi trung niên.
Làm sao tăng cường sức đề kháng của bàng quang?
Muốn tiếp hơi kịp thời cho bàng quang lưu ý một số biện pháp như: uống nhiều nước khi đổ mồ hôi, trong giờ làm việc đừng nín tiểu quá lâu, mặc quần áo đủ ấm và khô, giữ nhiệt độ ổn định ở nơi sinh hoạt, tránh lạnh lòng bàn chân, tăng rau quả tươi trong khẩu phần (nhất là xà lách xoong), tập thể dục vùng chậu (bằng cách đạp xe, đi bộ, yoga...).
Viêm bàng quang đúng là bệnh khó tránh nhưng không thể vì thế mà phải chấp nhận cắn răng xuýt xoa như thạch sùng tiếc của. Trái lại, bệnh có thể dự phòng không khó, hay tối thiểu giới hạn mức độ tác hại, nếu biết cách bọc lót chỗ yếu của người bệnh.VIÊM BÀNG QUANG NÊN ĂN GÌ
Thực phẩm nên dùng
Uống 300ml nước mỗi nửa giờ và đi tiểu ngay mỗi khi mắc tiểu để “rửa” đường tiết niệu.
Uống nước ép dâu tây, hay dâu tằm, tối thiểu 300ml mỗi lần, nếu được 3-4 lần trong ngày càng tốt. Kết quả nghiên cứu cho thấy nước ép hai loại dâu này nhờ tác dụng ngăn không cho các loại vi khuẩn sinh bệnh bám vào niêm mạc đường tiết niệu và đành theo dòng nước tiểu vào đường đào thải nên an toàn hơn các loại thuốc kháng sinh kinh điển.
Nấu canh với rau cần tây để tận dụng khả năng hạ chất acid uric của món ăn này nhằm gián tiếp góp phần ngăn chặn tình trạng bội nhiễm trên đường tiết niệu.
Tăng lượng tỏi trong khẩu phần hàng ngày để mượn tác dụng kháng sinh của hoạt chất kháng sinh trong tỏi. Để tránh mùi hăng của tỏi gây trở ngại cho sinh hoạt cộng đồng có thể nhai chút ngò rồi uống ngay ngụm sữa tươi.
Thức ăn nên tránh
Giảm tối đa các loại thức uống như cà-phê, cola, nước uống có ga vì kích ứng phản ứng co thắt của bàng quang khiến người bệnh tiểu rắt nhiều lần.
Tránh nước chanh, gia vị cay nồng như tiêu, ớt, rượu bia, sôcôla và nhất là cà chua vì đó là những yếu tố khiến tình trạng nhiễm trùng tiết niệu thêm trầm trọng.
Ung thư bàng quang
Triệu chứng của bệnh đau bàng quang
Tìm hiểu về bệnh viêm đường tiết niệu
Viêm đường tiết niệu khi mang thai
Chữa bệnh viêm đường tiết niệu
(ST)