Cách chăm sóc sau khi nhổ răng tốt nhất để răng nhanh hết đau. Việc nhổ răng đối với những răng không thể giữ lại được như: răng sâu quá lớn chỉ để lại chân, răng lung lay do bệnh nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến, hoặc cần nhổ bớt răng để điều trị chỉnh hình....
CÁCH CHĂM SÓC SAU KHI RĂNG KHÔN TỐT NHẤT
Chăm sóc sau khi nhổ răng
Ngày nay, cùng với những tiến bộ vượt bậc trong công nghệ nha khoa, các Nha sĩ hướng đến việc giữ gìn và bảo tồn các răng hư ngày càng phổ biến, các chỉ định nhổ răng ngày càng ít đi. Tuy nhiên, đôi khi vẫn phải thực hiện Việc nhổ răng đối với những răng không thể giữ lại được như: răng sâu quá lớn chỉ để lại chân, răng lung lay do bệnh nha chu, răng khôn mọc kẹt, mọc lệch gây tai biến, hoặc cần nhổ bớt răng để điều trị chỉnh hình.... Nha Khoa Hùng Cường chia sẻ một số kiến thức phòng tránh những biến chứng sau khi nhổ răng nếu bạn gặp phải:
Bạn Vừa trải qua một cuộc tiểu phẫu, tình trạng sau đây là bình thường :
1. Đau: xảy ra khi hết thuốc tê. Cần uống thuốc giảm đau khi đã ăn thứ gì đó.
2. Chảy máu: rỉ máu có thể xảy ra trong vòng 24 giờ đầu , cắn gạc chặt khi nha sĩ đưa cho .
3. Sưng nề: Sưng to nhất sau 24h và có thể kéo dài một tuần.
Việc cần làm:
---> Uống thuốc theo đơn.
---> Cắn gạc cầm máu từ 1 đến 1,5h. Không được thay gạc.
---> Chườm lạnh để giảm sưng cứ 30p rồi nghỉ 30p.
---> Nghỉ ngơi, ngủ gối đầu cao.
---> Súc mjệng nhẹ bằng nước muối nhạt sau 24h đầu.
---> Ngày đầu ăn nhẹ, các ngày sau ăn bình thường.
Việc cần tránh:
* Không ăn đồ cứng, thô sau khi nhổ răng
* Không mút, chép miệng, không khạc nhổ
* Không chườm nóng, không nhai kẹo cao su, không hút thuốc
* Tránh làm việc nặng trong 24h đầu.
* Không uống rượu bia, đi xe khi uống thuốc giảm đau.
* Không súc miệng sớm.
Chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng - tiểu phẩu
-
Cắn chặt gòn từ 30 phút đến 1 tiếng rồi nhả ra
-
Không khạc nhổ nước bọt suốt buổi, không súc miệng nhất là với nước muối.
-
Ngày đầu đắp nước đá ngoài môi hoặc má tương ứng với vùng nhổ răng.
-
Các ngày đầu đắp khăn ấm để tan máu tụ và giảm sưng
-
Có thể có vết bầm ở môi hay má
-
Sưng lớn nhất vào ngày thứ hai rồi giảm dần
-
Không chùi màng trắng nơi vết thương, ngày hôm sau đánh răng bình thường
-
Uống thuốc theo toa bác sĩ
-
Ăn uống bình thường, tránh nhai mạnh ở vùng nhổ răng
-
Một tuần trở lại cắt chỉ (nếu có khâu)
-
Nếu có bất thường như chảy máu nhiều, sưng lớn, đau kéo dài,... vui lòng tái khám hoặc gọi điện thoại ngay cho phòng mạch
-
Xem thêm các phương pháp niềng răng, làm răng sứ, trám răng, cạo vôi răng, tẩy trắng răng của trung tâm nha khoa thẩm mỹ Hoa Mỹ
Chăm sóc răng khôn sau khi nhổ
Trường hợp bạn cần phải tiểu phẫu để nhổ răng khôn bạn nên biết và tuân theo một số lời khuyên sau đây. Khi tuân thủ theo các lời khuyên này sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn, mang đến cho bạn sự an toàn và giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn
1. Nghỉ ngơi đủ
Sau khi nhổ răng khôn cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi một thời gian để chữa lành vết thương, do vậy bạn nên có kế hoạch nghỉ ngơi hoặc làm việc nhẹ nhàng sau khi nhổ răng
2. Uống thuốc giảm đau
Sau khi nhổ răng, bác sỹ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc giảm đau, bạn phải tuân thủ và uống điều độ theo đơn thuốc. Cách tốt nhất bạn nên uống thuốc trước khi cơn đau tái phát bởi cần có một khoảng thời gian nhất định thuốc mới ngấm và có hiệu quả
3. Chống sưng bằng chườm đá lạnh
Thông thường sau khi nhổ răng, các mô nưới của bạn sẽ bị sưng, bạn nên gói một ít đá lạnh chườm lên vùng má đó là cách tốt nhất để giảm sưng và giúp bạn thấy dễ chịu hơn
4. Cẩn trọng trong ăn uống
Trong vòng một tuần sau khi nhổ răng bạn nên ăn đồ lỏng mềm nguội, uống nhiều nước, tránh đồ ăn cứng và dai.
Bởi đồ ăn rắn có thể làm vỡ đông máu – gắc chắn bảo vệ các vết thương, ảnh hưởng tới việc phục hồi răng.
5. Nên cẩn thận khi cho bất kỳ việc gì vào miệng
Bạn không nên hút thuốc lá hoặc uống các chất kích thích bới chúng có ảnh hưởng nghiêm trọng đến răng miệng. Và những việc này đồng nghĩa bạn sẽ kéo theo một luồng không khí mạnh vào miệng tạo nên một lực mạnh làm tan máu đông đang bảo vệ vết thương của bạn, do vậy vết thương sẽ rất dễ bị chảy máu lại.
THAM KHẢO THÊM:
Qui trình phẫu thuật nhổ răng khôn
Phẫu thuậtrăng khôn là loại trung phẫu phải thực hiện theo qui trình vệ sinh vô trùng, gồm các bước như sau:
1. Khám tư vấn
* Sức khỏe răng miệng: kiểm tra răng sâu, vôi răng…chụp phim toàn cảnh hai hàm, nếu răng đang nhiễm trùng, Bs sẽ cho uống thuốc trước phẫu thuật.
* Sức khỏe toàn thân: kiểm tra huyết áp, các bệnh lý toàn thân: tim mạch, tiều đường… cho phiếu xét nghiêm máu.
2. Thực hiên tiểu phẫu
* Chuẩn bị: súc miệng, đo huyết áp…
* Bs gây tê vùng răng nhổ và thưc hiện phẫu thuật.
* Cắn gòn gạc và kết thúc điều trị
* Dặn dò BN
3. Tái khám
* Cắt chỉ 1 tuần sau đó và kiểm tra vết thương.
4. Điều trị nha khoa khác: trám răng, bọc mão…
Những lưu ý sau khi nhổ răng khôn:
* Cắn chặt gòn cuộn trong 20-30 phút lấy gòn cuộn ra, nếu máu còn chảy tiếp tục cắn thêm gòn cuộn sạch trong 30 phút
* Chườm lạnh trong 3-4 giờ đầu: 15 phút chườm, 15 phút nghỉ để giảm sưng và đau ( nên để túi chườm trong ngăn mát của tủ lạnh )
* Khi còn tác dụng của thuốc tê, cẩn thận khi ăn nhai để tránh cắn vào môi, má và lưỡi.
* Không đụng chạm, mút chip, súc miệng mạnh, uống qua ống hút hoặc đặt bất cứ vật gì vào vết thương.
* Không được súc miệng bằng nước muối trong 2 ngày đầu sau khi nhổ răng.
* Không hút thuốc và uống rượu cũng như hoạt động gắng sức trong 1 tuần sau khi nhổ răng.
* Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng nên ăn thức ăn bổ dưỡng mềm, nguội và uống nhiều nước.
* Ngày hôm sau ăn uống bình thường nhưng tránh nhai bên phía vết thương trong vài ngày.
* Chải răng sạch, súc miệng với nước muối pha loãng có độ mặn như nước canh( nửa muỗng cà phê muối/200ml nước ) từ ngày thứ ba sau tiễu phẩu. Tránh sử dụng các loại nước súc miệng khác trừ khi Bs chỉ định.
* Uống thuốc theo đúng toa bác sĩ ( nếu có ).
* Nên liên lạc với bác sĩ hoặc trở lại phòng khám nếu có những dấu hiệu bất thường: cảm giác tê, chảy máu, sốt, sưng, đau nhiều và kéo dài khác….
Những lưu ý khi nhổ răng
Bạn gặp trường hợp rắc rối về răng, bạn lo lắng nếu các bác sỹ nha khoa chỉ định nhổ răng liệu có đau đớn và gây ra những biến chứng gì không. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài lưu đối với việc nhổ răng để các bạn tham khảo
Những trường hợp cần nhổ răng
Không phải bất cứ trường hợp nào cũng được chỉ định loại bỏ răng. Thông thường các bác sỹ sẽ thăm khám và cố gắng giữ lại răng cho bạn, tuy nhiên, một số trường hợp đặc biệt bạn cần phải loại bỏ răng sẽ tốt hơn là giữ lại như:
- Răng mọc lệch: Phổ biến nhất là răng hàm trên và răng khôn, trong trường hợp này thì nhổ răng là giải pháp hiệu quả nhất sẽ tránh được những nguy cơ xấu xảy ra đối với các răng còn lại. Vì nếu răng khôn mọc lệch có thể đâm vào răng hàm quanh nó làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng, khiến hàm răng bị nghiêng, thậm chí răng bên cạnh có thể bị vỡ, ảnh hưởng đến tủy răng, sâu răng…
- Hay như trường hợp sâu răng quá nặng không thể thực hiện các cách điều trị cơ bản như trám răng; răng bị mất chức năng nhai, lung lay đáng kể do xương bao bọc xung quanh hỗ trợ răng không thể phục hồi được nữa, khiến người bệnh đau đớn, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe… thì nhổ răng chính là giải pháp đơn giản và tiết kiệm nhất.
- Mặt khác, đối với những bệnh nhân không may mắn sở hữu hàm răng dị dạng, vẩu, khấp khểnh và có nhu cầu thẩm mỹ phục hình răng cũng có thể sẽ phải loại bỏ một số răng để dễ dàng trong việc thực hiện nắn răng, chỉnh hình…
Nhổ răng có nguy hiểm không?
Nhiều người bệnh vẫn lo lắng liệu nhổ răng có nguy hiểm không, có ảnh hưởng gì đến sức khỏe sau này. Theo các bác sỹ nha khoa, thực hiện phương pháp loại bỏ răng có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố như tình trạng bệnh lý của bệnh nhân và tay nghề bác sỹ. Nhổ răng sẽ nguy hiểm nếu như bác sỹ không nắm rõ được tình trạng hiện tại của bệnh nhân như: bệnh nhân có bệnh lí về đông máu, bệnh tim mạch không kiểm soát, bệnh máu ác tính, bệnh tiểu đường không kiểm soát và một số loại thuốc điều trị…
Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn các trung tâm nha khoa uy tín như Nha Khoa Nụ Cười Duyên, các bác sỹ nha khoa tay nghề cao, chuyên nghiệp, có kinh nghiệm, tận tình… và tình trạng sức khỏe của bạn ổn định thì việc loại bỏ răng lại vô cùng dễ dàng. Thời gian đầu khi nhổ răng, do ảnh hưởng của thuốc tê nên bạn không cảm thấy đau đớn, bạn sẽ được các bác sỹ kê đơn thuốc và theo dõi trong 3 ngày. Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sỹ nha khoa bạn sẽ nhanh chóng phục hồi sau khi nhổ răng.
Bạn cũng lưu ý rằng, sau khi răng bị mất đi tạo nên một khoảng trống giữa các răng, theo thời gian sẽ khiến các răng xung quanh có xu hương nghiêng về răng bị mất và khiến hàm bị lệch, ảnh hưởng đến chức năng nhai của răng… do đó, bạn nên trồng răng giả thay thế cho răng bị mất để hàm răng của bạn thực hiện chức năng nhai tốt nhất và an toàn cho sức khỏe của bạn sau này.
NHỮNG LƯU Ý TRƯỚC VÀ SAU KHI NHỔ RĂNG
Nhổ răng chỉ được thực hiện khi đạt đủ các điều kiện của chỉ định nhổ răng:
Bn sau khi đã được tư vấn và đồng ý nhổ răng
Các điều kiện sức khỏe chung tốt: Không có hoặc đã kiểm soát được các bệnh liên quan đến quá trình can thiệp, dùng thuốc nha khoa trước,trong và sau nhổ răng: Huyết áp cao, máu khó đông, ung thư xương hàm hoặc vùng đầu mặt cổ, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch…
Thông tin tới bác sĩ các tình trạng bệnh mạn tính đang mắc: Viêm dạ dày, cao huyết áp, bệnh tim mạch, bệnh cơ xương khớp…Các thuốc đang dùng: thuốc chống đông, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, các thuốc có thể gây dị ứng ở mỗi cá thể khác nhau…
Giảm tối thiểu số lương vi khuẩn trong khoang miệng: không có tình trạng viêm nhiễm, đau do nhiễm khuẩn ở trong miệng và vùng răng dự định nhổ, các lỗ sâu răng nên được trám hết để loại bỏ các vùng chứa vi khuẩn tiềm tàng trong miệng, lấy sạch cao răng và điều trị triệt để viêm lợi trước khi nhổ răng, nếu răng dự định nhổ còn bị đau ( đặc biệt là răng số 8 ) thì nên trì hoãn và điều trị loại bỏ nhiễm khuẩn cho đến khi hết đau vì nếu còn viêm nhiễm quanh răng sẽ gây giảm hiệu quả của thuốc gây tê trong lúc nhổ răng. Có đơn thuốc và uống kháng sinh nha khoa một hoặc hai ngày trước khi nhổ răng nhằm tăng tính kháng khuẩn cho toàn bộ cơ thể
Vùng răng cần nhổ cần được chụp phim XQ hoặc phim XQ kỹ thuật số để bác sĩ kiểm soát được hình thể, sỗ lượng chân răng, tình trạng xương quanh ổ răng
Nên thu xếp buổi nhổ răng vào đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều để có nhiều thời gian theo dõi và kiểm soát sự cầm máu sau nhổ răng. Nên ăn no trước khi nhổ răng và ăn các thức ăn mềm 3 đến 5 bữa sau ngày nhổ răng và hạn chế giao tiếp nói nhằm tạo sự thuận lợi cho quá trình lành thương của vùng lợi và xương ổ răng ở răng vừa nhổ. Phụ nữ không nên nhổ răng trong khi mang thai, khi cho trẻ em bú và trong những ngày có kinh nguyệt.
Cắn gạc cầm máu ít nhất 10 phút sau nhổ răng để tạo thuận lợi cho việc hình thành nút máu đông trên ổ răng, không cố mút, chíp tạo áp lực âm trong khoang miệng để tìm kiếm xem có máu chảy trong khoang miệng hay không, nếu có thể chườm lạnh ngoài miệng ngay vùng nhổ răng tạo nhằm giảm sự sưng nề sau nhổ răng
Tuyệt đối tuân theo hướng dẫn dùng thuốc kháng sinh của bác sĩ để nhằm tránh biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng. Thuốc dùng trong nhổ răng thường gồm: thuốc kháng sinh ( uống 5-7 ngày, thường uống trước khi nhổ răng 1 đến 2 ngày và tiếp tục uống sau nhổ răng cho đến khi hết thuốc này, rượu bia trong thời gian uống thuốc này làm ảnh hưởng đến hoạt động của gan ), thuốc giảm đau ( uống khi đau và ăn no trước khi uống thuốc-ngừng dùng thuốc này khi hết cảm giác đau ), thuốc chống sưng nề và thuốc sát trùng trong miệng ( dùng để xúc miệng và họng 5-6 lần/ngày kéo dài cùng thời gian uống kháng sinh ).
Không: Mút, chíp tạo áp lực âm trong miệng để thử xem máy có chảy không, không ăn thức ăn quá nóng làm chậm thời gian đông và cầm máu
Giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ để thông báo về tình trạng cầm máu, sự giảm dần cảm giác đau, nguy cơ nhiễm khuẩn, tình trạng sưng nề, tác dụng phụ của thuốc hoặc sự tương tác thuốc.
Nắm được các phương pháp để có lại răng mới ở vùng răng vừa nhổ trừ răng số 8. Có kế hoach để phục hồi răng đã mất càng sớm càng tốt nhằm tránh các hậu quả của việc để mất răng lâu ngày
(ST)