Cách chăm sóc cây may mắn tặng người thân yêu của bạn. Cây được trồng trong chậu sứ hình trái tim với lớp cỏ xanh mượt phía dưới, dáng đẹp, giúp không gian quanh bạn thêm sinh động, đẹp mắt.
CÁCH CHĂM SÓC CÂY MAY MẮN
Cây Tài Lộc tượng trưng cho sự sung túc, đem lại cát khí mạnh mẽ cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh.
Giúp cho gia chủ luôn tinh thông, sáng suốt, rất phù hợp với những công việc gắn với sự đầu tư tài chính để có thể thu vào được nhiều Tài - Lộc như ý.
Có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt do đó rất dễ dàng chăm sóc, không cần phải tưới nước hằng ngày.
Cây có sức sống tốt, khỏe khoắn và phát triển đều đặn, thậm chí trong môi trường thiếu ánh sáng, môi trường máy lạnh…
Thích hợp để làm quà tặng ý nghĩa dành cho cấp trên, đối tác, bạn bè và người thân.
Chiều cao của cây: 15-20cm.
Có 3 loại cây gồm: 03 quả, 04 quả, 05 quả.
Cây Tài Lộc là loại cây có tuổi thọ cao và khả năng chịu úng hạn tốt, tượng trưng cho sự sung túc, đem lại cát khí mạnh mẽ cho ngôi nhà, văn phòng hoặc cửa hàng kinh doanh, giúp cho gia chủ luôn tinh thông, sáng suốt, rất phù hợp với những công việc gắn với sự đầu tư tài chính để có thể thu vào được nhiều Tài - Lộc như ý.
Cây Tài Lộc May Mắn có xuất xứ từ nguồn gốc ở Châu Mỹ, có ở châu Phi, Ấn Độ, Nhật Bản và vùng Trung Đông, sống được ở những vùng nóng khắc nghiệt và chịu hạn tốt.
Cây có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt do đó rất dễ dàng chăm sóc, không cần phải tưới nước hằng ngày. Dù không am hiểu nhiều về kỹ thuật chăm sóc cây kiểng, bạn vẫn có thể yên tâm vì cây có sức sống tốt, khỏe khoắn và phát triển đều đặn, thậm chí trong môi trường thiếu ánh sáng, môi trường máy lạnh…
Cây tài lộc có hình dáng đẹp mắt với quả giống như quả cau, bên dưới có một lớp cỏ xanh mượt.
Cây được trồng trong chậu sứ sang trọng, thích hợp để bày trên bàn làm việc, ở cửa hàng hay ở nhà.
Cây tài lộc có ý nghĩa cầu mong sự may mắn, hạnh phúc, tài lộc đến với gia chủ.
THAM KHẢO THÊM:
Những cách chọn cây cảnh mang lại nhiều may mắn nhất
– Theo chia sẻ của các nghệ nhân trồng cây cảnh lâu năm, để chọn được những cây đào, quất có thể chơi lâu và mang lại may mắn, hạnh phúc cho gia chủ trong năm mới, thì những cây cảnh này phải hội tụ đủ bộ tứ quý: hoa, nụ, lộc và quả.
Phong tục chơi cây cảnh ngày Tết đã là một nét đẹp, được người Nam lưu giữ trong nhiều thế kỷ nay. Tuy nhiên, để chọn được những cây đào, quất đẹp và có thể chơi được lâu thì không phải người nào cũng có thể biết.
Hãy cũng VnMedia điểm qua những cách chọn và mua cây cảnh đơn giản nhất, để có thể đem lại niềm vui và sự đề huề, ấm no của gia đình.
Đối với quất, theo những nghệ nhân đã có nhiều năm trồng và chăm sóc, để có được cây quất đẹp thì người chọn phải tìm được cây hội tụ đủ các yếu tố: dáng đẹp; quả đẹp và đủ xanh, chín; lá, lộc xanh mơn mởn; và đặc biệt có chút nụ, hoa trắng.
Người tiêu dùng cần lưu ý, để có một cây quất đẹp, nhất thiết là cây phải xanh và quả to đều, gồm cả xanh và chín. Tuyết đối không được chọn cây có lá vàng, vàng quá nhỏ, bởi vì những cây có là vàng là biểu hiện của hiện tượng thối rễ, còn quả nhỏ sẽ không đẹp.
|
Đặc biệt, người mua quất cũng cần chú ý, khi chọn quất phải tìm những cây có lộc, lá của. Bởi vì theo quan niệm của người xưa, thì một cây được xem là hoàn hảo và có thể đem lại nhiều may mắn trong nắm mới thì không thể chọn cây có bộ lá nhỏ, cằn, không có chút lộc non nào.
Cũng theo quan niệm của những người trồng cây lâu năm, để tránh tình trạng mua phải những cây yếu, quả bị gài làm giả, khi mua bạn nên rung thật mạnh cây quất và vạch đài quả ra xem.
Khi chọn được cây quất ưng ý với đầy đủ yếu tố gồm dáng, quả, hoa, lộc, thì việc chăm sóc cây cũng là một khâu khá quan trọng. Bởi vì một cây quất đẹp nếu không biết chăm sóc sẽ khiến cây bị úng, quả rụng.
Kinh nghiệm của những người trồng quất cho biết, khi mua quất về nhà chơi tuyệt đối không nên tưới nước quá nhiều vào rể. Bởi khi cây đã được bấm lên khỏi đất và nuôi vào chậu thì rể cây rất yếu, do đó nếu tưới nhiều nước vào rể cây sẽ dễ sinh ra bị úng, quả theo đó rất nhanh rụng.
Cách tốt nhất để giữ được cây luôn tươi và lâu rụng quả là chỉ nên phun nước và lá cây và quả, ngày một lần.
|
Còn đối với đào, theo quan niệm phong thủy, hoa đào có thể trị bách quỷ và còn là biểu tượng cho sự đổi mới và sức sinh sôi phát triển mạnh mẽ. Tuỳ theo từng không gian của các gia đình, đào có thể được mua về cắm vào bình hoặc có thể trồng vào chậu to bày ở giữa nhà.
Theo tìm hiểu từ những người am hiểu đào, khi chọn đào chơi cành về cắm vào bình, chúng ta nên tìm mua đào tơ, thân to mập, nhiều cành dăm, mắt dầy, nhiều nụ. Loại đào này không mang lá, nên sự mất nước qua lá không có hoặc rất ít. Do đó khi cắm đào vào bình chỉ cần đổ một ít nước giữ cân đối trọng lượng để bình khỏi đổ.
Riêng đối với đào cây trồng vào chậu, thì chúng ta nên chọn những cây gốc lớn, thân đào thế to, khỏe sần sùi.
Ngoài những cách chọn đơn giản trên, nhiều người cũng lựa chọn đào theo không gian, theo loại đèn, màu tường, cách trang trí đồ đạc trong nhà, với mục đích tạo sự hài hoà và sáng sủa cho căn nhà của mình.
Theo đó, đối với những ngôi nhà nhỏ, với những chiếc đèn tuýp treo trên tường thì chúng ta nên chọn những cành đào phai để tạo cảm giác sáng sủa, nhẹ nhàng. Còn đối với những căn nhà rộng, thoáng nên dùng bích đào sẽ tạo được những điểm nhấn, cảm giác ấm cúng hơn.
Khi chọn được một cành hoặc cây đào ưng ý rồi thì cách chăm sóc nó ra sao để nở hoa đúng trong 3 ngày Tết cũng rất quan trọng. Bạn có thể điều khiển cành đào nở nhanh hay chậm tùy theo ý muốn. Để đào được bền, tươi lâu, với đào được trồng trong chậu, bạn nên tưới thường xuyên, giữ cây sạch, mát.
|
Muốn hoa đào nở nhanh, bạn có thể dùng một nắm vôi đắp quanh gốc, sau một đêm đào sẽ nở tung. Còn để hãm hoa nở quá nhanh, có thể dùng dao sắc cứa một vòng quanh thân, cách gốc cành đào 1 gang tay hoặc cho sỏi vào trong bình giữ lạnh để hoa nở chậm lại.
Riêng đối với hoa lan, nếu chất trồng còn ẩm thì không nên tưới cây. Bình thường từ 2 - 3 ngày thì tưới nước 1 lần vừa đủ ấm. Đặc biệt, khi hoa tàn cây chuyển sang chậu khác rộng hơn và treo ở vị trí thoáng máit, và phải được che mưa.
Điểm cần lưu ý khi chơi là là đặt biệt không để cây hoa trực tiếp ra ngoài ánh sáng mặt trời, không tưới nước trực tiếp vào bông hoa.
Theo những người chơi hoa lan lâu năm, nhiệt độ thích hơn cho cây này là 18 - 25 độ C, với ánh sáng từ 30 - 40%, độ ẩm là 60 - 80%.
Những "bí kíp" hay chăm sóc cây xanh trong nhà
Chẳng có người nào lại muốn cây cảnh trồng trong nhà của mình bị chết, nhưng đôi khi rất nhiều người lại không ngờ rằng chính sự chăm sóc của họ lại vô tình giết chết chúng...
Trồng cây xanh ngoài tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà mà về phương diện phong thuỷ, các gia chủ còn có mong muốn cầu tài cầu lộc, mang lại may mắn cho gia đình thông qua ý nghĩa, biểu tượng của các loại cây. Vì vậy, chẳng có người nào lại muốn cây cảnh trồng trong nhà của mình bị chết, nhưng đôi khi rất nhiều người lại không ngờ rằng chính sự chăm sóc của họ lại vô tình giết chết chúng...
Khi trồng cây cảnh trong nhà, gia chủ cần phải biết cách tự tạo môi trường thời tiết tự nhiên cho cây trồng, bởi vậy, dành một khoảng thời gian nhất định ban đầu để thử nghiệm loại cây mà mình dự định trồng là rất cần thiết, đó là cơ sở tìm ra phương pháp điều chỉnh môi trường tác động nhằm giúp cây trồng thích nghi với điều kiện sống đó.
Phần đông nhiều người không thực sự biết cách chăm sóc cho cây trồng dẫn đến những sai lầm phổ biến như sau:
1. Tưới nhiều nước
Tưới nước là việc làm cần thiết để cây trồng luôn khoẻ mạnh và phát triển tốt, tưởng chừng đây là việc đơn giản và dễ thực hiện nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm khi quá chăm chú tưới nước nhiều lần trong một ngày. Cây trồng hấp thụ không khí qua rễ cây, nếu như đất trồng lúc nào cũng ẩm ướt thì việc hấp thụ không khí sẽ diễn ra khó khăn, hơn nữa tưới nhiều nước sẽ làm rễ cây nhanh mục, khiến cho cây trồng chóng chết.
Chính vì lẽ đó mà đừng có tưới nước cho cây trồng một cách thụ động. Hãy kiểm tra liệu đất trồng ở bên dưới (chỗ thấp hơn 2,54cm so với bề mặt bên trên) liệu có khô hay không, nếu khô thì cần tưới nước. Khi tưới thì hãy tưới thật kỹ, tưới cho đến khi nhìn thấy nước thoát ra từ lỗ thoát nước ở bên dưới chậu cảnh. Đây là cách kiểm tra hữu ích không chỉ đối với đối với những người ít khi dành thời gian tưới nước cho cây trồng, mà còn hữu ích cho cả những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm tưới nước cho cây.
Không để cho cây trồng ngâm trong nước. Nếu như muốn tăng độ ẩm cho cây trồng bằng cách đặt chúng lên một cái khay nước có chứa đá cuội thì phải đảm bảo mực nước thấp hơn so với lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu cảnh.
2. Độ ẩm không thích hợp
Rất nhiều cây trồng trong nhà luôn ở tình trạng thiếu độ ẩm cần thiết, đặc biệt là vào mùa đông. Dấu hiệu nhận biết được thông qua màu sắc trên đỉnh của lá cây. Nếu trên đỉnh lá có màu hơi nâu có nghĩa là cây trồng đang thiếu nước, chúng sẽ trở nên khô héo, và rụng lá.
Thiếu độ ẩm cũng là nguyên nhân làm chết cây trồng, để chắc chắn rằng cây trồng có độ ẩm cần thiết, đầu tiên gia chủ cần phải tìm hiểu xem lượng nước tưới thích hợp cho cây trồng của mình là ở mức nào. Nếu như cây trồng có xu hướng khô đi, thì có thể tăng cường độ ẩm cho cây bằng cách đặt một khay nước có chứa đá cuội ngay ở phía dưới chậu cảnh (chú ý là chỉ đổ đầy nước cho đến mực dưới lỗ thoát nước của chậu cảnh).
3. Thiếu, thừa ánh sáng
Nếu như cây cảnh không hấp thụ được lượng ánh sáng cần thiết thì trông chúng sẽ nhợt nhạt hơn so với những cây được hấp thụ ánh sáng mặt trời. Dấu hiệu nhận biết là những chiếc lá mới mọc có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Xác định xem lượng ánh sáng mà cây cảnh trồng trong nhà cần phải có cũng giống như việc ước lượng xem lượng nước mà cây trồng cần là bao nhiêu. Đơn giản là người chăm sóc nên dành thời gian ban đầu để tìm hiểu xem cây trồng của mình sẽ phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng như thế nào.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các cây cảnh trồng trong nhà đều không nên đặt chúng ở chỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như gần cửa sổ chẳng hạn. Tia nắng mặt trời sẽ làm cháy lá cây. Chỉ có những cây ưa ánh sáng như cây hoa anh thảo, cây dành dành, cây phong lữ là có thể đặt ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Các cây không cần tiếp xúc nhiều với ánh sáng như cây ráy thơm thì tốt nhất là nên được đặt tại nơi mà không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
4. Không chú ý việc loại bỏ sâu bọ
Sâu bọ có khả năng sản sinh rất nhanh và không có cách nào để ta có thể kiểm soát được số lượng của chúng, gây hại nhiều cho cây trồng chính vì vậy cần phải đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu trên cây trồng của mình để ứng phó kịp thời. Loại bọ bét, rệp vừng, loài rệp bột và loài vảy bắc có thể sinh sôi nảy nở trên cây trồng trong vòng vài ngày, trong trường hợp xấu nếu những loại sâu bọ này bám trên cây trồng dai dẳng thì cây sẽ chóng chết. Gia chủ nên để ý tới những lá cây bị bạc mầu hay uốn quăn lại, và hãy kiểm tra khi thấy cây trồng trở nên mềm và ủ rũ ngay cả khi đã được tưới nước.
Những loại sâu bọ phổ biến thường “tá túc” trên cây trồng như:
Bọ bét: Chú ý ở những vị trí nối các nhánh, đặc biết chú ý đối với những cây có tán lá sum sê. Các con bọ bét có kích cỡ nhỏ, chúng gây hại bằng cách hút các tinh tuý của cây trồng. Lá cây nếu bị bọ bét gây hại thì sẽ có các chấm vàng vàng ở bề mặt của lá. Khi sự phá hoại của bọ bét trở nên ngày một tệ hại hơn, lá cây sẽ đổi hoàn toàn sang màu vàng, dần dần lá cây trở nên giòn và dễ vỡ, kết quả là cây sẽ chóng chết.
Để phòng trừ và diệt bọ bét, bạn cần phải phun thuốc trừ sâu cho cây trồng theo hướng dẫn chỉ định sẵn của nhà sản xuất.
Rệp bột: Trông như những đốm có mầu trắng bông, chúng thường bám vào điểm nối của các cuống lá, cũng có thể nhìn thấy chúng ở dọc thân cây. Chúng sinh sản, phát triển và dần dần hút hết các tinh chất có trong cây trồng, khi cây trồng bị rệp bột phá hoại, chúng trông như bị khô dần đi ngay cả khi được tưới nước. Rất khó để diệt trừ loại rệp này. Nếu như cây trồng của bạn có rệp bột bám vào, hãy cắt nhánh cây có rệp rồi bỏ đi. Bạn cũng có thể dùng miếng dẻ lau có nhúng cồn rồi chấm vào những chố rệp bột bám vào. Nếu như cây trồng nhiễm rệp bột nặng thì tốt nhất là bạn nên bỏ chúng đi. Nếu giữ lại cũng không ích gì vì rệp bột sẽ tự sinh sôi phát triển rất nhanh.
Vảy bắc: là loại sâu bọ cỡ nhỏ, chúng bám vào thân, cọng và cuống lá của cây trồng, bên ngoài của chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ cứng có hình bầu dục. Giống như rệp bột, chúng hút dần tinh chất của cây trồng, khiến cho cây trồng trở nên yếu ớt không thể duy trì khả năng tồn tại được. Cũng giống như loài rệp bột, rất khó để loại bỏ và diệt trừ loại vảy bắc. Thuốc trừ sâu thì không thể thấm qua lớp vỏ cứng bao phủ bên ngoài bảo vệ chúng. Đôi lúc, bạn có thể dùng móng tay để cậy, loại bỏ chúng ra khỏi cây trồng. Đối với những con vảy bắc còn non, chúng phải trườn bò mà không có lớp vỏ ngoài bao phủ để tìm chỗ bám, lúc này bạn có thể dùng thuốc trừ sâu để phun, diệt trừ chúng.
Rệp vừng: trông giống như những nốt nhỏ mầu xanh, trắng, vàng hoặc đen bao phủ trên toàn bộ bề mặt của cây trồng. Rệp vừng sinh sôi và nảy nở rất nhanh, chúng có thể bám đầy trên cây của bạn chỉ trong một vài ngày. Rệp vừng là loài sâu bọ có thân mềm, vì vậy ta có thể diệt chúng một cách dễ dàng bằng cách tạt nước mạnh vào cây hay là phun thuốc trừ sâu liên tục. Tuy nhiên loại sâu bọ này bám rất dai dẳng, bạn cần phải kiên trì để tiêu diệt chúng.
Những loại cây mang lại may mắn
Vật đem lại may mắn và không may mắn
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Chọn hoa mai ngày Tết đón may mắn
Những loại cây mang lại may mắn
Cách trồng cây kim phát tài
(ST)