Kỹ thuật trồng:
1. Cây giống: nên sử dụng cây giống cấy mô vì có ưu điểm sạch bệnh sinh trưởng khỏe mạnh, có khả năng chống chịu với điều kiện bất lợi của môi trường, chọn loại cây hoa có màu sắc được ưa chuộng như hoa kép đỏ hoặc tím hay đỏ viền trắng, tím viền trắng…
2. Giá thể: Cây hoa Phú Quý không kén giá thể trồng, chỉ yêu cầu tơi xốp thoát nước tốt là rễ phát triển tốt do đó các loại vật liệu như đất mùn, xơ dừa, tro trấu …. Ở vùng Sađéc nguồn phân rơm dồi dào nên có thể dùng nguồn phân này là chính và nguyên liệu sử dụng trộn ủ giá thể là xơ dừa + phân rơm + tro trấu & cát xây + phân hữu cơ vi sinh theo tỷ lệ: 1: 0.7 :1 : 1/50. Hổn hợp trên được trộn ủ với trichoderma theo liều khuyến cáo, trong thời gian 25 ngày (Giá thể này để ra ngôi cây cấy mô và trồng cây hoa trong chậu).
3. Trồng cây và chăm sóc:
- Nơi trồng: thường phải thoáng mát, tốt nhất nên để trên giàn che nắng bằng lưới đen giảm 50% ánh sáng.
- Trồng cây trong chậu: Kích thước chậu lớn hay nhỏ tùy cách trồng có cơi hay không cơi, nếu có cơi trồng chậu 7 (ĐK 16cm x 14cm), không cơi đọt trồng chậu 6 (ĐK 14cm x 12cm).
Trước khi tiến hành trồng cho giá thể vào chậu (khoảng 2/3 thể tích chậu) tưới nước cho thật ẩm để giá thể ổn định 7 -10 ngày, sau đó trồng cây con vào chậu, nên trồng vào buổi chiều cây con không bị mất nước tỷ lệ sống sẽ cao hơn.
- Tưới nước: sau khi trồng cần tưới nước ẩm giá thể, những ngày sau chỉ phun sương 2 – 3 lần/ngày, khi cây lớn có thể tưới bằng vòi sen đủ ẩm cho cây, chú ý theo dõi thường xuyên chế độ nước của cây hoa Phú Quý, vừa kết hợp tưới gốc vừa phun sương tùy theo độ ẩm trong giá thể, và khi hoa nở tuyệt đối không phun nước lên hoa sẽ làm hoa nhanh tàn.
- Bón phân: dùng các loại phân 30 - 10 -10, 20 - 20 - 15, Urea, DAP, dầu cá, B1, rong biển, Atonik, siêu kali, phân dơi.
Thời kỳ bón: do thời gian sinh trửởng của cây hoa Phú Quý ngắn nên cần phun phân sớm, bón định kỳ.
Cách bón phân định kỳ cho hoa Phú Quý:
+ Giai đoạn còn nhỏ: Sau khi trồng 1 tuần phun 30 - 10 -10 sau đó 5 ngày phun 1 lần có kết hợp dầu cá hoặc B1 hay rong biển, urea tưới 10g/10 lít nước tưới đều cho 40 cây, một tuần/lần.
+ Giai đoạn cây lớn 3 tuần sau trồng: Tiến hành bón gốc 20 20- 15, DAP với liều lượng 1,5 g/cây, kết hợp phun dầu cá, rong biển, Super Boom xen kẽ, 2 tuần bón gốc một lần đến khi cây gần có nụ bón thêm phân dơi, phun canxi Bo làm cho màu sắc hoa thêm đậm rực rở.
+ Tỉa nụ: muốn cho hoa trổ tập trung ta tiến hành cắt bỏ 2 nụ hoa đầu tiên khi các nụ hoa sau xuất hiện.
- Phòng trừ sâu bệnh:
Thường trên cây hoa Phú Quý rất dể bị bệnh do thân mềm mọng nước, nhất là bệnh thối (thân lá), héo tươi, và bị côn trùng phá hại như sâu ăn lá, nhện, rệp sáp, sâu vẽ bùa.
Thường xuyên vệ sinh thông thoáng khu vực trồng hoa, cắt tỉa lá sâu bệnh bỏ nơi xa tiêu hủy để tránh nguồn sâu bệnh lây lan. Dùng thuốc hóa học Cyrux, Selecron, Kelthane, supracid, Ridomil, Aliet liều dùng theo khuyến cáo. Đối với thuốc bệnh có thể pha chung với phân bón lá phun định kỳ một tuần/lần. Đối với thuốc trừ sâu hại phun lúc sâu hại xuất hiện, phun theo nguyên tắc 4 đúng: đúng lúc - đúng thuốc - đúng cách - đúng liều lượng.
Những "bí kíp" hay chăm sóc cây xanh trong nhà
Trồng cây xanh ngoài tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà mà về phương diện phong thủy, các gia chủ còn có mong muốn cầu tài cầu lộc, mang lại may mắn cho gia đình thông qua ý nghĩa, biểu tượng của các loại cây. Vì vậy, chẳng có người nào lại muốn cây cảnh trồng trong nhà của mình bị chết, nhưng đôi khi rất nhiều người lại không ngờ rằng chính sự chăm sóc của họ lại vô tình giết chết chúng...
Khi trồng cây cảnh trong nhà, gia chủ cần phải biết cách tự tạo môi trường thời tiết tự nhiên cho cây trồng, bởi vậy, dành một khoảng thời gian nhất định ban đầu để thử nghiệm loại cây mà mình dự định trồng là rất cần thiết, đó là cơ sở tìm ra phương pháp điều chỉnh môi trường tác động nhằm giúp cây trồng thích nghi với điều kiện sống đó.
Phần đông nhiều người không thực sự biết cách chăm sóc cho cây trồng dẫn đến những sai lầm phổ biến như sau:
1. Tưới nhiều nước
Tưới nước là việc làm cần thiết để cây trồng luôn khỏe mạnh và phát triển tốt, tưởng chừng đây là việc đơn giản và dễ thực hiện nhưng nhiều người vẫn mắc sai lầm khi quá chăm chú tưới nước nhiều lần trong một ngày. Cây trồng hấp thụ không khí qua rễ cây, nếu như đất trồng lúc nào cũng ẩm ướt thì việc hấp thụ không khí sẽ diễn ra khó khăn, hơn nữa tưới nhiều nước sẽ làm rễ cây nhanh mục, khiến cho cây trồng chóng chết.
Chính vì lẽ đó mà đừng có tưới nước cho cây trồng một cách thụ động. Hãy kiểm tra liệu đất trồng ở bên dưới (chỗ thấp hơn 2,54cm so với bề mặt bên trên) liệu có khô hay không, nếu khô thì cần tưới nước. Khi tưới thì hãy tưới thật kỹ, tưới cho đến khi nhìn thấy nước thoát ra từ lỗ thoát nước ở bên dưới chậu cảnh. Đây là cách kiểm tra hữu ích không chỉ đối với đối với những người ít khi dành thời gian tưới nước cho cây trồng, mà còn hữu ích cho cả những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm tưới nước cho cây.
Không để cho cây trồng ngâm trong nước. Nếu như muốn tăng độ ẩm cho cây trồng bằng cách đặt chúng lên một cái khay nước có chứa đá cuội thì phải đảm bảo mực nước thấp hơn so với lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu cảnh.
2. Độ ẩm không thích hợp
Rất nhiều cây trồng trong nhà luôn ở tình trạng thiếu độ ẩm cần thiết, đặc biệt là vào mùa đông. Dấu hiệu nhận biết được thông qua màu sắc trên đỉnh của lá cây. Nếu trên đỉnh lá có màu hơi nâu có nghĩa là cây trồng đang thiếu nước, chúng sẽ trở nên khô héo, và rụng lá.
Thiếu độ ẩm cũng là nguyên nhân làm chết cây trồng, để chắc chắn rằng cây trồng có độ ẩm cần thiết, đầu tiên gia chủ cần phải tìm hiểu xem lượng nước tưới thích hợp cho cây trồng của mình là ở mức nào. Nếu như cây trồng có xu hướng khô đi, thì có thể tăng cường độ ẩm cho cây bằng cách đặt một khay nước có chứa đá cuội ngay ở phía dưới chậu cảnh (chú ý là chỉ đổ đầy nước cho đến mực dưới lỗ thoát nước của chậu cảnh).
3. Thiếu, thừa ánh sáng
Nếu như cây cảnh không hấp thụ được lượng ánh sáng cần thiết thì trông chúng sẽ nhợt nhạt hơn so với những cây được hấp thụ ánh sáng mặt trời. Dấu hiệu nhận biết là những chiếc lá mới mọc có kích thước nhỏ hơn so với bình thường. Xác định xem lượng ánh sáng mà cây cảnh trồng trong nhà cần phải có cũng giống như việc ước lượng xem lượng nước mà cây trồng cần là bao nhiêu. Đơn giản là người chăm sóc nên dành thời gian ban đầu để tìm hiểu xem cây trồng của mình sẽ phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng như thế nào.
Tuy nhiên, đối với hầu hết các cây cảnh trồng trong nhà đều không nên đặt chúng ở chỗ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời như gần cửa sổ chẳng hạn. Tia nắng mặt trời sẽ làm cháy lá cây. Chỉ có những cây ưa ánh sáng như cây hoa anh thảo, cây dành dành, cây phong lữ là có thể đặt ở vị trí tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Các cây không cần tiếp xúc nhiều với ánh sáng như cây ráy thơm thì tốt nhất là nên được đặt tại nơi mà không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
4. Không chú ý việc loại bỏ sâu bọ
Sâu bọ có khả năng sản sinh rất nhanh và không có cách nào để ta có thể kiểm soát được số lượng của chúng, gây hại nhiều cho cây trồng chính vì vậy cần phải đặc biệt chú ý tới các dấu hiệu trên cây trồng của mình để ứng phó kịp thời. Loại bọ bét, rệp vừng, loài rệp bột và loài vảy bắc có thể sinh sôi nảy nở trên cây trồng trong vòng vài ngày, trong trường hợp xấu nếu những loại sâu bọ này bám trên cây trồng dai dẳng thì cây sẽ chóng chết. Gia chủ nên để ý tới những lá cây bị bạc mầu hay uốn quăn lại, và hãy kiểm tra khi thấy cây trồng trở nên mềm và ủ rũ ngay cả khi đã được tưới nước.
Những loại sâu bọ phổ biến thường “tá túc” trên cây trồng như:
Bọ bét: Chú ý ở những vị trí nối các nhánh, đặc biết chú ý đối với những cây có tán lá sum sê. Các con bọ bét có kích cỡ nhỏ, chúng gây hại bằng cách hút các tinh túy của cây trồng. Lá cây nếu bị bọ bét gây hại thì sẽ có các chấm vàng vàng ở bề mặt của lá. Khi sự phá hoại của bọ bét trở nên ngày một tệ hại hơn, lá cây sẽ đổi hoàn toàn sang màu vàng, dần dần lá cây trở nên giòn và dễ vỡ, kết quả là cây sẽ chóng chết.
Để phòng trừ và diệt bọ bét, bạn cần phải phun thuốc trừ sâu cho cây trồng theo hướng dẫn chỉ định sẵn của nhà sản xuất.
Rệp bột: Trông như những đốm có mầu trắng bông, chúng thường bám vào điểm nối của các cuống lá, cũng có thể nhìn thấy chúng ở dọc thân cây. Chúng sinh sản, phát triển và dần dần hút hết các tinh chất có trong cây trồng, khi cây trồng bị rệp bột phá hoại, chúng trông như bị khô dần đi ngay cả khi được tưới nước. Rất khó để diệt trừ loại rệp này. Nếu như cây trồng của bạn có rệp bột bám vào, hãy cắt nhánh cây có rệp rồi bỏ đi. Bạn cũng có thể dùng miếng dẻ lau có nhúng cồn rồi chấm vào những chố rệp bột bám vào. Nếu như cây trồng nhiễm rệp bột nặng thì tốt nhất là bạn nên bỏ chúng đi. Nếu giữ lại cũng không ích gì vì rệp bột sẽ tự sinh sôi phát triển rất nhanh.
Vảy bắc: là loại sâu bọ cỡ nhỏ, chúng bám vào thân, cọng và cuống lá của cây trồng, bên ngoài của chúng được bao phủ bởi một lớp vỏ cứng có hình bầu dục. Giống như rệp bột, chúng hút dần tinh chất của cây trồng, khiến cho cây trồng trở nên yếu ớt không thể duy trì khả năng tồn tại được. Cũng giống như loài rệp bột, rất khó để loại bỏ và diệt trừ loại vảy bắc. Thuốc trừ sâu thì không thể thấm qua lớp vỏ cứng bao phủ bên ngoài bảo vệ chúng. Đôi lúc, bạn có thể dùng móng tay để cậy, loại bỏ chúng ra khỏi cây trồng. Đối với những con vảy bắc còn non, chúng phải trườn bò mà không có lớp vỏ ngoài bao phủ để tìm chỗ bám, lúc này bạn có thể dùng thuốc trừ sâu để phun, diệt trừ chúng.
Rệp vừng: trông giống như những nốt nhỏ mầu xanh, trắng, vàng hoặc đen bao phủ trên toàn bộ bề mặt của cây trồng. Rệp vừng sinh sôi và nảy nở rất nhanh, chúng có thể bám đầy trên cây của bạn chỉ trong một vài ngày. Rệp vừng là loài sâu bọ có thân mềm, vì vậy ta có thể diệt chúng một cách dễ dàng bằng cách tạt nước mạnh vào cây hay là phun thuốc trừ sâu liên tục. Tuy nhiên loại sâu bọ này bám rất dai dẳng, bạn cần phải kiên trì để tiêu diệt chúng.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nội thất trong chậu
PHẦN I: Kỹ thuật trồng cây
Đất trồng: đất thích hợp trồng cây trong chậu là đất thịt pha cát , giàu mùn, giữ ẩm tốt dễ thoát nước. Tốt hơn, đất khi trồng trộn thêm trấu tạo độ thông thoáng, tạo mùn cho đất, vừa có thể thoát nước tốt khi thừa nước trong đất
1.Kỹ thuật làm đất
Đất đập nhỏ, tơi xốp, yêu cầu đường kính hạt đất nhỏ hơn 5mm chiếm khoảng 70 % còn lại các hạt đất có đường kính lớn hơn 5mm chiếm khoảng 30%
Khi làm đất nhặt sạch cỏ dại, tạp vụn rồi trộn trấu với tỷ lệ trấu 1/3 + đất 2/3. ( %thể tích ). Khi trộn trấu, trộn cùng với phân lót thường sử dụng là phân lân Văn Điển hoặc phân Vi sinh với lượng 100g cho 10 kg đất. Có thể trộn với thuốc hoá học để diệt trừ mầm bệnh trong đất (VD: kiến, mối mọi, sâu nấm ) nếu cần thiết.
|
|
|
Đất bình thường
|
Đất đã trộn trấu
|
Đất trộn phân lân và trấu |
• Trường hợp đặc biệt:
Đối với những cây cần ít nước hay những cây dễ bị thối gốc do nhiều nước thì trộn trấu và đất với tỷ lệ ½ trấu + ½ đất. Các cây trồng trong trường hợp này như Kim tiền, Đại niên thanh, Vạn niên thanh, Trường sinh đốm, Đại phú gia, Hoàng hậu, Bạch mã…và một số cây khác.
• Chuẩn bị đất xong chọn chậu, chọn cây trồng thích hợp.
2.Kỹ thuật trồng
- Đặt chậu trồng cây trên nến đất bằng phẳng sao cho chậu đứng, cân và vuông góc với mặt nền để khi trồng cây vào chậu cây không bị nghiêng
|
Chậu cây đã lót mảnh sành |
-
Dùng mảnh lót bằng sành, sứ đậy kín chỗ thoát nước dưới đáy chậu. Yêu cầu mảnh lót hơi vênh cho nước thừa thoát ra tránh úng cho cây.
- Cho đất vào đáy chậu với chiều cao bằng khoảng chiều cao của chậu trừ đi chiều cao của bầu cây.
Đặt bầu cây vào giữa chậu, giữ cho cây đứng cho tiếp đất vào đều xung quanh chậu. Dùng móc sắt nèn đất xuống cho chặt, tránh tiếp xúc làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây.
Dùng móc sắt để nèn cho chặt
- Khi trồng, cho đất cao hơn bầu cây và giữ mặt đất trong chậu thấp hơn miệng chậu 3-5 cm. Trồng xong cần tưới nước ngay. Với những cây nhiều nhựa và bị cắt rễ thì để 1-2 ngày cho vết cắt khô lại rồi tưới nước để tránh bị vi khuẩn xâm nhập.
PHẦN II: KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY
TRONG CHẬU
Để cây sinh trưởng, phát triển bình thường cây cần các điều kiện sống như : nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng. Đó là 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến đời sống của cây.
1. Nhiệt độ
Đa số cây nội thất sống tốt ở điều kiện nhiệt độ 18-250C. Nhiệt độ trong phòng có thể đáp ứng được nhu cầu điều kiện của cây.
2. Ánh sáng
Ánh sáng giúp cây quang hợp tạo chất hữu cơ cấu tạo nên bộ phận của cây, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của cây
Cây nội thất ưa ánh sáng tán xạ(ưa bóng râm), khi đưa vào trong phòng dưới ánh sáng đèn điện có dây tóc, đèn huỳnh quang cây vẫn có thể quang hợp, sinh trưởng tốt.
Ở những nơi thiếu ánh sáng, cây có xu hướng vươn cao để hướng sáng, lá chuyển mầu xanh nhạt hoặc xanh vàng không còn mầu xanh đặc trưng do diệp lục được hình thành ít, bị phân huỷ nhiều trong điều kiện thiếu sáng, thân cây nhỏ bé, mềm lướt vươn dài.
Nên chọn đặt ở vị trí thiếu ánh sáng những cây có khả năng thích nghi với điều kiện áng sáng yếu: VD như Kim tiền, Lan ý, Vạn niên thanh, Thiết mộc lan, Trúc mây,Trúc nhật…
3. Nước
Nước chiếm hàm lượng lớn trong cây từ 70 - 90 % khối lượng cây, tham gia cấu tạo chất nguyên sinh của tế bào để cấu tạo cơ quan bộ phận cây. Tham gia hoà tan, vận chuyển các chất trong cây. Tham gia các quá trình sinh lý, quá trình thoát hơi nước…
Nếu thiếu nước cây bị héo, ảnh hưởng đến quá trình sống của cây( quang hợp, hô hấp…). Thừa nước làm cây mềm yếu, giảm sức chống chịu với bệnh hại. Vì vậy cần cung cấp đầy đủ, kịp thời nhu cầu nước cho cây.
Tuỳ từng loại cây mà có nhu cầu nước khác nhau. Cây thân to nhiều lá, diện tích lá lớn cần nhiều nước hơn cây thân nhỏ, ít lá, diện tích lá nhỏ.Để xác định lượng nước tưới cần dựa vào độ ẩm đất trong chậu: Đất khô tước nhiều hơn đất ẩm, thường mỗi lần tưới khoảng 1 lít nước/ 1 chậu cây. Với cây thân to, nhiều lá như trúc mây, thiết mộc lan, ngũ gia bì…cần tưới nhiều hơn khoảng 1,5 lít/ chậu cây.
Một số cây có nhu cầu nước ít hay những cây thân nước cần tưới ít nước hơn khoảng 0,5 lít/chậu cây với những cây này tưới nhiều thường dẫn đến thối gốc, thối thân. Mỗi lần tưới như vậy có thể cung cấp nước từ 3-4 ngày.Vì thế sau 3-4 ngày cần phải tưới nước một lần.
4. Dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố cần thiết để cây sinh trưởng phát triển bình thường. Để sinh trưởng, phát triển cây cần 19 nguyên tố thiết yếu(C, H, O,N,S, P, K ,Mg,Ca, Fe,Cu,Mn, Zn, B, Mo, Cl, Na, Si, Mi) và năng lượng ánh sáng để tổng hợp các chất hữu cơ cho các hoạt động sống.
Với cây trồng trong chậu thì việc bón phân là hết sức cần thiết. Sử dụng phân hạt đa yếu tố hoặc phân N:P:K tưới cho cây đều thích hợp.Lượng phân tưới cho cây với 500g hoà vào 100 lít nước tưới cho khoảng 100 chậu cây, 1 tháng tưới từ 1-2 lần.
Những loại cây mang đến tài vận dồi dào
Theo phong thủy, một số loài cây trồng trong nhà không chỉ có tác dụng trang trí và làm thanh lọc không khí mà còn có thể mang lại tài vận dồi dào cho gia đình của bạn.
1. Cây ngọc bích
Ngọc bích có nguồn gốc từ châu Á. Dựa vào ứng dụng phong thủy của Trung Quốc cổ đại, cây ngọc bích được đặt đúng vị trí mang lại sức khỏe và sự may mắn.
Với đặc tính rất dễ nhân giống, chỉ cần lấy một chiếc lá đặt xuống đất ẩm nó sẽ nảy mầm mọc thành cây mới, ngọc bích còn là biểu tượng của sự chia sẻ và tình bạn. Ngoài ra, cây ngọc bích còn được gọi là cây thường xanh. Ở rất nhiều nước, cây thường xanh biểu tượng cho tuổi trẻ vĩnh hằng. Đây là loài cây không ưa nước, do đó hãy để chúng trong nhà thoáng mát, đủ ánh sáng và nơi có nhiệt độ ban đêm thấp.
|
Lá ngọc bích có hình trứng, nhỏ như đồng xu, mọng nước. Là loài lá nhỏ nên ngọc bích được coi là cây thuộc hành Kim, do đó nên đặt chúng ở hướng Tây hoặc Tây Bắc. Nếu đặt chúng ở hướng Đông Nam (khu vực tài lộc) thì năng lượng Kim của nó sẽ xung khắc với năng lượng Mộc ở hướng đó.
Các thương gia Trung Quốc tin rằng, ngọc bích có tác dụng chiêu tài do vậy họ sẽ thường đặt nó ở bên quầy thu ngân, máy đếm tiền... Có người lại bài trí cây tại lối đi vào các cửa hàng, cửa hiệu nhằm kích hoạt năng lượng chủ về tài lộc. Ngọc bích còn có tác dụng tốt về mặt sức khỏe, vì thế có thể đặt cây ở bên cửa sổ ngôi nhà bạn.
2. Cây kim tiền
Kim tiền thuộc cây cảnh họ thiên nam tinh, sống lâu năm, xanh tốt. Thân cây to khỏe, nằm dưới mặt đất, trên mặt đất không có thân chính; mầm nảy nhiều và hình thành nhiều thân nhỏ. Lá kép dạng to, cuống ngắn, chắc khỏe, màu xanh lục, sáng bóng rất đẹp, có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm và được thay thế không ngừng. Chính vì vậy kim tiền được coi là cây "phát" - kim phát tài.
Trong môi trường tự nhiên, kim tiền phát triển rất nhanh, có thể thành cây có bóng râm to cao. Nếu cột lên cây vài sợi chỉ đỏ hoặc vài đồng tiền vàng (tượng trưng) thì sẽ trở thành cây phát tài, có ý nghĩa về mặt phong thủy và rất đẹp mắt.
|
Được coi là loại cây "phú quý", có tác dụng chiêu tài nên kim tiền rất thích hợp làm quà tặng trong những dịp mừng lễ, tết, thăng chức, khai trương.
Bạn hãy chọn cây có thân xanh tươi, dày chắc, phiến lá hoàn chỉnh. Những cây đã nở hoa sẽ mang lại nhiều "lộc" nhất. Nên bày cây ở hướng Đông, Đông Bắc trong nhà ở, phòng hội họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn.
3. Cây lê phụng cơ
Lê phụng cơ còn có tên là lê tiểu phụng, thuộc họ dứa, có nguồn gốc từ vùng rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là loại cây ưa ẩm mát, có khả năng chịu bóng. Tuy nhiên, nếu ở trong môi trường ít ánh sáng lâu ngày, màu lá sẽ thay đổi.
Cây có vẻ ngoài đẹp mắt nhờ dáng lá và hoa. Những chiếc lá nhỏ, dài với mép dạng lượn sóng đầy quyến rũ. Mặt lá có đường vân dài thanh thoát chạy theo chiều dọc. Hoa có màu trắng hoặc xanh lá cây nhạt.
|
Điều đáng quý ở loài cây này là sức sống bền lâu, thời gian nở hoa dài và cách chăm sóc rất đơn giản. Đất trồng không cần màu mỡ, thậm chí, chỉ cần trồng trên trấu hun. Tuy nhiên, đất cần thoáng, ẩm, thoát nước tốt. Hệ rễ của cây không phát triển lắm nên cách bổ sung dinh dưỡng hiệu quả nhất cho cây là bón phân qua lá.
Về mặt phong thủy, lê phụng cơ có công dụng khai vận rất tốt. Nó là món quà ý nghĩa trong dịp mừng lễ tết, mừng khai trương, thăng chức. Nếu trồng trong nhà, cây có tác dụng thúc đẩy không khí gia đình hòa thuận, tăng cường tình yêu đôi lứa... Cũng có thể trưng bày cây tại phòng họp, khách sạn, văn phòng, nhà hàng... để tăng cường tài lộc. Vị trí đẹp để đặt cây là hướng Đông và hướng Đông Bắc.
4. Cây phất dụ
Cây phất dụ còn được gọi là cây phát tài (do cách đọc của người Trung Quốc: phất dụ đồng âm với phát tài), trong phong thủy, đây là loài cây mang lại may mắn cho gia chủ.
Cây phất dụ có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phất dụ xanh – biểu tượng của may mắn; phất dụ thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phất dụ rồng – còn goi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phất dụ lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phất dụ trúc – xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…
|
Trồng cây phất dụ (phát tài) không nên trồng trong nhà vì lá cây này nếu dùng trong nhà nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, một chậu cây nhỏ thì không ảnh hưởng lắm.
Bạn nên trồng phất dụ ở phía Đông hoặc Đông Nam ngôi nhà – khu vực đại diện cho Mộc và là nơi có ánh sáng thích hợp cho cây.
Phất dụ tượng trưng cho ngũ hành vì vậy nó rất may mắn, ngũ hành của phất dụ như sau:
Mộc: Bản thân cây phất dụ.
Thổ: Nơi cây sinh sôi.
Thủy: Nguồn dinh dưỡng, nuôi cây lớn.
Hỏa: Khi trồng cây trong loại chậu có gốm màu nâu.
Kim: Khi trồng cây trong loại chậu cảnh làm bằng kính.
Theo một số quan niệm, người ta thường mua phất dụ theo các cành có số lượng như sau: 3 – cho sự hạnh phúc; 5 – cho sức khỏe; 2 – cho tình duyên; 8 – cho tài lộc; 9 – cho thời vận. Điều cần lưu ý là phải chăm chút cho cây luôn xanh tốt thì mới đạt được hiệu quả về mặt phong thủy.
5. Cây hòe
|
Được gọi là cây “lộc”, là một trong ba loại cây được người xưa coi trọng nhất. Họ luôn coi đó là biểu tượng của sự giàu sang phú quý. Theo điển tích Trung Hoa, ở trước Triều môn mà trồng 3 cây hòe là tượng trưng cho chức Tam Công trong triều đình, vì thế nhân gian thường hay trồng hòe trước cửa nhà với ước mong con cái thành danh sau này. Nếu trồng hòe phía sau nhà thì lại bị coi như bế tắc công danh.
Cách chăm sóc cây kim tiền
Phong thủy cây cảnh trong nhà
Trang trí nhà ở bằng hoa cực xinh xắn
Cách chăm sóc cây trồng trong nước
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Quà tặng đem lại may mắn
Những loại cây mang lại may mắn
Ý nghĩa của hoa mẫu đơn trong phong thủy
(ST)
|